Cá bống tượng (Danh pháp khoa học : Oxyeleotris marmorata) là một loài sống tại vùng phân bố tại lưu vực sông Mê Kông và sông Chao Praya cùng những con sông trong khu vực biên giới giữa các nước , , , Philippines và . Cá bống tượng là một loài cá có giá trị kinh tế cao.
Cá tự nhiên bắt gặp ở , , , , , , . Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long , sông Đồng Nai , . Khu vực đồng bằng sông Cửu Long quanh năm nắng nóng và mưa nhiều nên thích hợp cho cá bống tượng sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài ra cá còn được nuôi ở .
Đặc điểm sinh họcCá bống tượng có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt , có thân hình thoi tròn. Cá có hàm răng sắc nhọn của các loài cá ăn động vật. Mình cá có nhiều màu , điểm thêm ít vằn nâu, đầu to hơn so với thân. Và điểm đặc biệt khó có thể nhầm lẫn cá bống tượng là dưới đuôi có hình chữ V màu đen.
Khi lật ngửa vảy bụng và lưng đều, các vây nguyên, cá có nhiều nhớt, màu lưng hơi xám, da bóng, mang phùng thật to và các vây xoè ra hết cỡ, có trọng lượng trung bình khoảng 50 – 100g. Cá bống tượng giống với những loài cá bống khác, nhất là trong thời kỳ còn nhỏ nhưng lúc lớn chúng có trọng lượng lớn, có thể đạt đến vài kg. Cá bống tượng khoẻ, thịt dày, ngon, thịt cá khi chế biến có màu trắng tinh như thịt gà, có độ dai và có vị ngọt.
Cá bống tượng trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực: sông rạch, mương ao, ruộng,… Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn. sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Cá ưa ẩn náu nơi cây cỏ ven bờ, hang hốc.
Cá bống tượng có tập tính sống tầng đáy, môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. Cá bống tượng thường ban ngày ít hoạt động và thường vùi mình dưới bùn, hoạt động tích cực vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.
Cá bống tượng là loài cá dữ điển hình, thích ăn động vật như cá, tép, cua, ốc… tươi sống và vừa với cỡ miệng. Nuôi trong ao, trong bè, cá ăn thêm các loài thức ăn khác như các loại hạt và thức ăn chế biến. Là loài cá dữ ăn thịt nhưng không rượt đuổi con mồi, mà chỉ nằm rình rập săn bắt. Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng. Đây là loại cá dễ nuôi.
Nguồn: Wikipedia
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN MÓN ĂN
6. Tỏi + trứng gà/vịt.
Cá bống chiên giòn, kho tiêu, kho sả ớt, cá bống nấu canh rau răm… là những món ăn dân dã vô cùng hấp dẫn. Cá bống là tên gọi chung cho nhiều loài cá (cá bống trắng, cá bống đen…). Ở miền Nam là cá bống tượng (Oxycleotris marmoratus), thuộc giống cá bống đen, trọng lượng có thể đến vài kg, thịt dày, ngon, khi chế biến có màu trắng như thịt gà, có độ dai và vị ngọt. Cá bống là thực phẩm quý và có tác dụng chữa bệnh.
Cá bống giàu protein, ít chất béo, có các vitamin B , D, E, PP và chất khoáng Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca. Theo Đông y, cá bống vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận. Có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai. Dùng cho trường hợp cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hóa kém.
– Phải giữ thịt cá sao để tránh không khí bên ngoài lọt vào càng ít càng tốt vì khi không khí lọt vào sẽ làm thịt bị nhiều lớp đá bám vào bề mặt. Lớp đá này khi rã đông sẽ làm lớp tế bào bề mặt bị tổn thương và làm mất bớt chất dinh dưỡng của thịt (các mẹ nội trợ thường không để ý việc này). Do đó nếu thịt cá bảo quản được đóng gói hút chân không và lưu trữ là phương án tốt nhất và giữ được thịt tươi ngon hơn.
– Cá được sử dụng kỹ thuật lạng vẩy sẽ hạn chế nhiễm khuẩn hơn nhiều so với cá làm sạch bằng cạo vẩy. Tuy đối với thịt cá là thực phẩm chịu nước nên vi khuẩn phát triển chậm hơn so với thịt gia súc nhưng vi khuẩn phân hủy vẫn luôn hiện diện, nên sau sơ chế chúng ta sử dụng càng sớm càng tốt. Phần nào không sử dụng thì tiến hành cấp đông ngay.
– Bao bọc thật kỹ bằng nhiều lớp túi nilong thực phẩm hay đựng trong hộp đựng kín tránh lan mùi tanh sang các thực phẩm khác. Tốt nhất là bao bì sử dụng phải có chức năng chống thấm, chống mùi.
– Thịt cá tươi bảo quản ngăn mát từ 0 – 4oC được khoảng 3 – 4 ngày hơn (ngăn dưới ngăn đông)
– Thịt cá tươi bảo quản ngăn đá dưới – 18oC được từ 3 – 6 tháng.
– Riêng trường hợp rã đông bằng lò vi sóng hay rã đông bằng nhiệt độ phòng các mẹ phải lưu ý là nên thực hiện việc chế biến liền ngay khi quá trình rã đông hoàn thành. Vì ở nhiệt độ thường vi khuẩn sinh sôi nhanh gấp nhiều lần so với tình trạng trước khi rã đông. Nên tốt nhất là chế biến ngay để tránh trường hợp thực phẩm tươi bị nhiễm khuẩn.
– Không tái đông nhiều lần. Khi tái đông sẽ làm cho quá trình hư hại thực phẩm tăng: làm biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng .
– Tránh để thực phẩm sống, chín lẫn lộn phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.
– Trường hợp tủ lạnh bị ngắt điện hoặc không thể làm lạnh, cứ để trong đó. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tủ có thể vận hành trong vòng 24 giờ tới.
– Môi trường nhiệt độ nóng ẩm ở Việt Nam thúc đẩy rất nhanh quá trình hư hỏng của các loại thịt nên các loại gia súc, gia cầm, hải sản sau khi chết cần được thực hiện quy trình bảo quản càng sớm càng tốt hoặc chế biến ngay. Trong vòng 24 giờ nếu thịt để ngoài nhiệt độ thường thì xem như thịt đã hỏng và không nên sử dụng.
– Sau khi làm chết cá nên dùng khăn (giấy) ướt che mắt cá trước khi thực hiện các biện pháp bảo quản cá. Việc lấy khăn (giấy) ướt che mắt cá sẽ giúp kéo dài thời gian đứt tuyến trạng trong hệ thần kinh thị giác của cá. Việc nay giúp cá tươi lâu hơn khoảng 3 – 5 giờ so với cá không được che mắt.
Nguồn: Tổng hợp