Nếu bạn muốn thành công trong việc nuôi một hồ cá nước mặn bạn cũng cần phải biết cách kiểm tra các chỉ số nước hồ cá bằng những dụng cụ hỗ trợ. Những thành phần hoá học trong nước cần kiểm tra bao gồm
Ammonia
Nitrite
Nitrate
Salinity/Specific Gravity
pH
Carbonate Water Hardness
Alkalinity
Chlorine and Chloramine
Copper
Phosphate
Dissolved Oxygen
Iron and Carbon Dioxide
And others
Hết những người chơi bể cá nước mặn đều có thể chuẩn sị cho mình một master test kít. Những người nuôi sinh vật và nuôi bể cá nước mặn có thể đầu tư thêm vào những dụng cụ kiểm tra các thành phần như: Ca, Mg, Alk, pH, Cu, NH3, NO2, NO3…
Một số dụng cụ kiểm tra nước gồm những miếng thử để nhúng vào ống kiểm tra đựng đầy nước trong hồ cá của bạn. Sau đó bạn so sánh màu của vật liệu thử với bảng màu đi kèm của bộ test và từ đó bạn có thể kết luận về các thành phần trong hồ cá. Một vài dụng cụ khác có xilanh nhỏ giọt đi kèm. Bạn sẽ nhỏ một vài giọt dung dịch nhất định cho sẵn vào một ống đựng nước hồ cá của bạn. Thông thường bạn cần phải lắc ống kiểm tra đó và đợi một vài phút cho đến khi có kết quả. Sau đó bạn so sánh màu của nước trong ống với bảng màu đi kèm trong bộ test. Có thể khách quan hơn nếu bạn nhờ ai đó trong nhà so sánh cùng và đưa ra ý kiến của họ về các màu sắc. Đừng nói với họ nó có ý nghĩa gì mà chỉ để họ đối chiếu màu sắc. Là những người chơi cá có thể chúng ta sẽ kết luận chủ quan theo suy nghĩ của chúng ta vì thế một đánh giá của ngưới khác sẽ giúp chúng ta có kết quả chính xác hơn
Akalinity (Alk)
Amoniac (NH3)
Đây là thành phần có trong chất thải của cá và thành phần phân huỷ của thức ăn của bể cá. Nó có thể làm chết nhưng loài cá nhiệt đới. Trong bể cá nồng độ amoniac bằng 0 là thích hợp nhất. Để biết thêm về phần này các bạn hãy tham khảo bài viết về Quá trình Nitrogen.
Calcium (Ca)
Nếu trong bể san hô được bổ sung thêm canxi thì việc kiểm tra nồng độ canxi là một việc hết sức quan trọng. Canxi là nguyên tố chính giúp san hô cứng có thể phát triển vì thế việc bổ sung Ca cũng rất cần thiết để giúp chúng được khoẻ mạnh. Bạn cần phải kiểm tra để quyết định xem nồng đọ Canxi như thế nào và cần bổ sung bao nhiêu. Để có thyêm thông tin về việc bổ sung canxi các bạn hãy tham khảo bài viết về Các chất cần bổ xung trong hồ cá.
Chloramine
Chloramine là sự kết hợp của Chlorine và Ammonia. Nó có thể tẩy mạnh hơn Chlorine và đươc sử dụng khi chúng ta cần tẩy nước. Và với Chlorine bạn cân phải loại bỏ chúng khỏi nước máy trước khi cho nước vào bể không chúng sẽ là một nguyên nhân làm những chú cá nhiệt đới của bạn bị chết.
Đồng (Cu)
Kim loại nặng này sẽ vào trong bể cá cùng với nước ngọt nếu đường ống dẫn nước của bạn cũ hoặc dùng vật liệu bằng đồng. Hoặc nó sẽ vào trong bể cá của bạn khi bạn thêm vào hồ cá những thuốc chứa đồng. Nó cũng sẽ gây hại cho cá và những đông vật không xương sống trong hồ cá của bạn.
Iodine
Dụng cụ kiểm tra iodine cũng rất cần cho những người có sở thích nuôi san hô và những sinh vật không xương sống vì chúng rất cần iodine. Iodine được tiêu thụ rất nhanh bởi những sinh vật trong hồ cá và do quá trình hoạt động đánh bọt của máy protein skimmer.
Nitrate (NO3)
Nitrite được chuyển hoá thành nitrate trong quá trình chuyển hoá. Mặc dù Nitrate không độc như nitrite hay ammonia nhưng chúng cũng rât dễ gây stress cho cá ở nồng độ cao. Chúng ta có thể lấy bớt nitrate ra khỏi nước bằng cách thay một phần nước.
Nitrite (N02)
Nitrite được tạo thành từ ammonia bởi những vi khuẩn trong hồ cá của bạn. Nồng độ nitrite sẽ tăng rất nhanh trong những hồ cá mới xây bởi chúng không được chuyển hoá kịp thời. Nitrite gây hại cho cá và san hô tương đương với ammmonia và cách duy nhất để làm giảm nồng độ trong nứơc là thay nước. Nitrite cuối cùng cũng được chuyển hóa thành nitrate khi mà lượng vi khuẩn tăng lên trong bể cá. Bạn cần phải điều chỉnh sao cho mức nitrite bằng 0 là thich hợp nhất.
PH
Nồng độ PH sẽ giúp chúng ta biết được nồng độ axit và nồng độ Alk trong nước. Với tỉ lệ được chia từ 0 đến 14, nếu nồng độ PH từ 0-7 khi ấy nước chứa nhiều axit, nếu bằng 7 đó là nước đang ở mức trung tính, nếu từ 7-14 nồng độ cao Alk. Ta có thể làm tăng hoặc làm giảm nồng độ PH bằng việc thay nước hoặc bằng các tác nhân hoá học có ở những cửa hàng cá nước mặn. Mỗi loài cá sẽ cần những môi trường PH khác nhau. Bạn hãy cố lựa chọn những loài cá sống phù hợp ở cùng một nồng độ PH.
Phosphate (PO4)
Phosphate có thể xâm nhập vào nước trong hồ cá của bạn từ nước máy, xác chết của sinh vật và từ thức ăn của cá. Nồng độ phosphate cao có thể gây ra sự sinh sôi của tảo. Trên thị trường có nhiều sản phẩm có thể loại bỏ phosphate giúp bạn duy trì bể cá của mình.
Độ mặn
Đây là lượng muối hoà tan trong nước được đo bằng tỉ trọng kế hoặc dụng cụ đo triết xuất
Trọng lượng riêng
Đây là lượng muối hoà tan có trong nước biển so với lượng muối có trong nước ngọt. Nói một cách khác nước biển chúa nhiều nguyên tố hoá học hơn nước ngọt. Việc đo trọng lượng riêng sẽ cho chúng ta thấy sự chênh lệch trong nồng độ muối hoà tan giữa nước biển và nước ngọt.
Độ cứng của nước (KH)
Độ cứng của nước phụ thuộc vào lượng các chất khoáng hoà tan có trong nước. Canxi và ma giê là hai loại khoáng chính có trong nước máy. Trong khi nước mềm chứa rất ít các loại khoáng thì nước cứng lại chứa một lượng lớn các chất khoáng hoà tan. Nước cứng không thật sự đáng lo lắng nhưng trái lại nếu nước chứa quá ít các loại khoáng hoà tan thì chúng ta cần phải quan tâm hơn. Khi ấy bạn sẽ phải chú ý hơn tới nồng độ PH. Đối với nồng độ nước biển điều này thực sự cần thiết phải chú ý. Và đặc biệt nồng độ cacbonate là một dẫn chứng giúp bạn thấy được mức độ ổn định của nông độ PH.
MỜI BẠN ĐẶT CÂU HỎI THẢO LUẬN VỀ TEST KIST TRONG DIỄN ĐÀN TẠI ĐÂY