Giá Các Loại Cá Cảnh Biển / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Các Loại Cá Cảnh Biển

Các loại cá cảnh biển sẽ bao gồm chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng phong phú đẹp mắt. khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết bạn nên chọn con to khỏe. Cá khỏe mạnh trước hết phải có màu cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khỏe, biết tranh nhau ăn.

Các loại cá cảnh biển dễ chơi cho người mới bắt đầu

Các loại cá cảnh biển luôn là một ẩn số thú vị đối với mỗi người chơi và phần lựa chọn những con cá cảnh biển đáng yêu cho bể cá cũng là một khâu quan trọng để hoàn thiện một bể cá cảnh nước mặn.

Cửa Hàng Hồ Cá Nghệ Thuật dựa trên những tiêu chí về khỏe mạnh, đòi hỏi và thích nghi với môi trường để đưa ra một danh sách các loại cá cảnh biển dễ chơi nhằm giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn.

Cá Bống Cờ Lửa – FireFish

Cá Sơn Banggai – Kaudern’s Cardinal Fish

Cá Thia Lá Mạ – Blue Green Chromis

Cho các loại cá cảnh biển ăn đôi khi là một thách thức với người nuôi

Các loại cá cảnh biển hầu hết là từ tự nhiên và chúng cần phải được được làm quen với thức ăn mới trong một khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Chế độ ăn đặc biệt trở nên quan trọng hơn với các loài cá nước mặn, khi chế độ ăn không đầy đủ có thể dẫn đến căng thẳng, có thể dẫn đến giảm hệ thống miễn dịch và gây bệnh.

Ngoài ra, nhiều người cứ mua cá về thả tự nhiên thì thấy bể cá bị mất cá hoặc cá chết nhiều, cá bị rách vây,… vì lý do rất đơn giản là do chúng cắn nhau và hiện tượng cá lớn ăn cá bé. Vì vậy trước khi mua cá về thả nên nhờ người bán cá tư vấn những loài cá có thể sống hòa đồng với nhau và lựa chọn thức ăn cho cá phù hợp như:

Thức ăn viên nổi: có rất nhiều trên thị trường cá cảnh, nên sử dụng loại thức ăn này.

Artemia: là loại trứng nghĩ, được sử dụng làm thức ăn cho các loài ấu trùng tôm cá nước mặn. Việc chuẩn bị ấp artemia rất phức tạp, tốn công. Thời gian ấp khoảng 24-37 tiếng thì artemia sẻ nở ra.

BoBo: thường được gọi là trứng nước chuyên được lấy làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá nước ngọt. Nhược điểm của bobo là khi cho vào nước mặn thị nó sẽ chết lắng xuống đáy, làm dơ nước bể.

Cá chép: là loại thức ăn phổ biến. Tuy nhiên, cá chép thường mang mầm bệnh và có thể truyền cho cá của bạn. Nên rửa sạch cá mồi trước khi cho cá ăn.

Tép tươi: cũng là loại thức ăn được vớt ngoài thiên nhiên. Tép có nhiều kích cỡ phù hợp làm thức ăn cho cá cảnh ở nhiều độ tuổi. Ngoài chất dinh dưỡng, vỏ tép có chứa nhiều carotene giúp cá lên màu.

Hồ Cá Nghệ Thuật luôn cung cấp các loại cá cảnh biển đẹp và giá rẻ

Cửa Hàng Hồ Cá Nghệ Thuật luôn mong muốn mang đến các bạn những sản phẩm dịch vụ có giá trị cao hơn chi phí mà bạn bỏ ra. Các loại cá cảnh biển của chúng tôi luôn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, để có chất lượng nước tốt, hồ trong, sạch, cá khỏe, hồ cá cảnh đẹp của bạn nên được thiết kế từ đầu để được tối ưu nhất về kỹ thuật. Tránh tùy tiện tự làm hồ rồi thả cá nuôi sau đó mới phát sinh vấn đề thì rất phiền phức.

Chúng tôi tự tin là đơn vị được rất nhiều hộ gia đình, cơ sở bán lẻ tin tưởng sử dụng dịch vụ, sản phẩm, có thể đáp ứng sự khắt khe của khách hàng. Khách hàng đến với chúng tôi luôn nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ nhiệt tình, đáng tin cậy kể từ khâu tư vấn đến khâu chăm sóc sau dịch vụ.

Nhìn chung, các loại cá cảnh biển sẽ quyến rũ và khó nuôi hơn so với cá nước ngọt vì cần nuôi trong môi trường đặc thù nhưng đổi lại, chúng làm cho nhiều người chơi cảm thấy say mê bởi những bộ cánh sặc sỡ. Vì vậy hãy gọi cho chúng tôi khi có ý định làm cho nhà mình một hồ cá cảnh biển đẹp nhất.

Ngoài ra, chúng tôi còn thiết kế hồ cá rồng, hồ thủy sinh, hồ cá koi chất lượng.

Liên hệ chúng tôi

Hồ Cá Nghệ Thuật Hồng Vương Văn Phòng Thiết Kế: 485 Cộng Hòa, P.15, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam Trụ Sở – Kho Hàng: 58 Lương Thế Vinh, Tân Thới Hoà, Tân Phú, Hồ Chí Minh Điện thoại: 0901.251.256 – 090.7735.456 Email: hotro@hocanghethuat.com

Tên Và Hình Ảnh Các Loại Cá Biển

Đứng đầu trong danh sách tên và hình ảnh các loại cá biển. Chính là anh bạn cá Thu. Cá Thu là tên gọi chung được áp dụng cho một số loài cá khác nhau. Chủ yếu thuộc họ cá thu ngừ. Sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới.

Tiếp theo trong danh sách tên và hình ảnh các loại cá biển. Là anh bạn có tên cá ngừ đại dương – thuộc họ cá bạc má (Scombridae) – và thuộc chi Thunnus. Sinh sống ở vùng biển ấm.

Cá nục với đặc điểm cơ thể có tiết diện ngang gần tròn. Hơi dẹt bên, kích thước dài lên đến 40cm. Có vây phụ sau lưng thứ hay và vây hậu môn. Thức ăn chính của các nục là tôm, động vật không xương sống.

Bạn có thấy cá này quen chưa? Trong bữa ăn của mọi người, cũng từng có tên loại cá này trong menu rồi ý chứ.

Nghe tên gì mà kỳ lạ ghê. Đây là một loài cá ăn thịt, có vây, và kích thước khá lớn. Có hình thoi, vảy màu trắng bạc, dọc giữa lưng có viền màu vàng. Nối từ mang lên đến đuôi. Trông khá bắt mắt, loại cá này nhiều thịt, thịt chắc và béo, hương vị ngọt và thơm.

Cùng điểm mặt chỉ tên danh sách các loài cá biển nào

Cá hố (Trichiurus muticus hay Trichiurus lepturus) là loài cá xương. Sống ở biển thuộc họ cá Trichiuridae. Cá thuộc loại cá dữ, nổi lên tầng trên kiếm ăn vào ban ngày. Và trở lại tầng đáy vào ban đêm. Với chiều dài thân 60-90 cm. Dẹt, da trơn không vẩy, đầu nhọn nhô ra phía trước, mắt to, miệng rộng.

Cá hồng (Lutjanus sanguineus) là loài cá xương sống ở biển. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế. Ở Việt Nam, loài cá này chiếm 10 – 12% sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ.

Cá chỉ vàng cũng được góp mặt trong danh sách tên và hình ảnh các loại cá biển. Thân cá có hình thoi, dẹp ở 2 bên. Dọc thân cá có một sọc vàng óng ánh, chạy thẳng từ sau mắt đến gần vây đuôi. Nên được gọi là cá chỉ vàng.

Cũng góp phần trong danh sách tên và hình ảnh các loại cá biển. Là anh chàng cá mú (cá song) đây cũng là một loại cá có giá trị dinh dưỡng khá cao. Ở Việt Nam có khoảng 30 loại cá song (cá mú) như song vạch, song chấm tổ ong, song đỏ,.. Cá to và dày mình. Thịt ngọt và chắc.

Các Loại Thức Ăn Cho Cá Cảnh

Trước khi chọn nuôi giống cá cảnh nào, gần như ai cũng có chung thắc mắc lớn là không hiểu giống cá này cần ăn thức ăn loại nào để sống! Và chỉ khi được người bán cá giải thích thỏa đáng thì họ mới dám bỏ tiền ra mua con cá này về nuôi.

Do vậy chỉ nên nuôi những giống cá cảnh mà điều kiện cung cấp thức ăn cho nó nằm trong khả năng của chúng ta, tức là thức ăn phải dễ tìm, có thể bán ở ngoài hoặc ta có thể tự tìm lấy bằng cách vớt (cung quăng, hồng trần, thủy trần ), đào (trùn chỉ) hoặc chế biến (thức ăn khô), như vậy việc nuôi mới có hiệu quả và không quá tốn kém. Đó cũng là lý do khiến cho một số cá rất đẹp nhưng chỉ có thể nuôi bên Tây bên Tàu mà ở Việt Nam không ai đụng tới được do thức ăn dành cho nó quá khan hiếm, cần chú ý điểm này.

Một điều may mắn là khi sống ở môi trường thiên nhiên, đa số cá đều có thói quen ăn tạp nhờ đó mà chúng mới sinh tồn được. Các bạn thử nghĩ xem trong thiên nhiên làm gì có đủ cung quăng hay trùn chỉ, ruột bánh mì để nuôi sống chúng chứ. Điển hình như một con chim sâu, khác hẳn con chim được nuôi trong lồng được cho ăn uống no đủ, nó phải tự tìm lấy thức ăn, cặm cụi lùng sục từng chiếc lá một để tìm một con sâu nhỏ lót dạ, suốt cả ngày chưa chắc đã tìm đủ mồi để no bụng, nó chỉ hơn chú chim nuôi trong lồng là sự tự do và khoảng không để bay lượn thôi và phải lo cái ăn, lo bảo vệ mình trước mọi nguy cơ đuổi bắt, kẻ thù,.v.v.. Con cá cũng vậy, thức ăn tuy nhiều nhưng số cái lại đông nên nếu không tập ăn tạp cho quen thì mồi đâu đủ để mà sống?

Cá nuôi trong chai thủy tinh, trong Bể cá cảnh vẫn sống tốt với nguồn thức ăn mà ta có khả năng cung cấp cho chúng. Có thể thời gian đầu cá sẽ không quen với thức ăn mới do chưa hợp khẩu vị và ăn ít lại, sau đó sẽ quen dần. Tuy nhiên nếu thức ăn dành cho chúng không thích hợp thì cần thay đổi kịp thời để cá khỏi bị mất sức và bị bệnh tật tấn công.

Các loại thức ăn trong thiên nhiên

Trong đời sống hoang dã, cá chỉ sống với thức ăn có sẵn trong môi trường sống của chúng. Thức ăn trong thiên nhiên thì nhiều loại, nhưng nhiều hay ít là tùy vùng và cũng tùy thuộc vào mật độ sinh sống của cá nữa. Mỗi một giống cá thường thích khẩu với một vài loại thức ăn nào đó và khi đói nó sẽ đi tìm thức ăn ấy để ăn. Có hai loại thức ăn là thức ăn thực vật và thức ăn động vật.

Thức ăn thực vật

Tại các ao hồ, sông suối, cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm … Loại thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều, có giống ăn ít, nhưng chắc chắn cá nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ ta nên cung cấp thức ăn này cho cá như xà lách, rau muống…

Thức ăn động vật

Đây là thức ăn chính của hầu hết giống cá cảnh . Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như hồng trần, thủy trần , bọ gậy, có loại to lớn như giun đất, tôm tép,cua đồng.

+ Hồng trần, thủy trần (trứng nước): là loài sinh vật rất nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng bẩn thỉu. Chúng có khả năng sinh sản nhanh nên những những ao hồ có hồng trần, thủy trần luôn dày đặc những mảng màu đỏ. Dùng loại vợt làm bằng vải nylon để vớt hồng trần, thủy trần vào sáng sớm. Khi với hồng trần, thủy trần về cần phải ngâm trong thau nước sạch khoảng vài giờ cho lắng hết những chất dơ, sau đó vớt ra cho vào một thau nước sạch lần nữa rồi mới vớt cho cá ăn. Nhiều người kỹ tính không bao giờ cho cá cảnh ăn hồng trần, thủy trần vì cho rằng môi trường sinh sống của hồng trần, thủy trần quá ư dơ bẩn. Một số người kinh doanh cá cảnh còn tự nuôi lấy hồng trần, thủy trần cho cá ăn.

+ Cung quăng (bọ gậy): là ấu trùng của muỗi, sinh sôi nảy nở nhiều ở các thùng, bình chứa nước hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Bọ gậy cũng như hồng trần, thủy trần thích tụ tập nổi lên từng đám dày đặc trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt phải dùng vợt làm bằng vải mùng và nhanh tay vớt phần mặt, nếu không chúng thấy động là biến ngay cả lũ xuống đáy nước. Bọ gậy sau khi vớt về cũng cần xả nước sạch bằng cách ngâm trong thau nước rồi mới vớt lên cho cá ăn.

Cách nuôi bọ gậy: theo kinh nghiệm của tôi, bạn chọn một cái lu hoặc khạp rộng miệng một tí có dung tích khoảng 100 lít trở lên là được, đổ đầy khoảng 2/3 nước so với dung tích của vật chứa. Cho vào đó vài xác mía (có thể hỏi xin những xe bán nước mía), một ít lá cây, cùi bắp,.. nhưng không thể thiếu xác mía vì muỗi thích đẻ nơi dịu ngọt như vậy. Sau cùng là đậy hờ miệng bình/ lu lại, chỉ khoảng 24 giờ đồng hồ sau là muỗi sẽ tìm đến và đẻ trứng trong vật chứa, là những trứng cực nhỏ như hạt mùn, màu đen xám và dính lại thành từng cụm như hạt gạo. Sau hai ngày trứng nở và bạn chỉ cần chờ đúng tuần là có thể vớt ra, xả nước sạch và cho cá ăn được rồi, không nên để lâu hơn nữa vì ấu trùng bọ gậy sẽ thành muỗi.

+ Giun chỉ: Giun chỉ là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết nên nó còn có tên là trùn đỏ. Giun chỉ sống thành từng “núi” tại những nơi có dòng chảy mạnh như cống hoặc đáy sông và cả những nơi ao tù nước đọng. Giun chỉ ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất như các loại xác chết động vật,.v.v… nên chúng cũng dơ bẩn không kém hồng trần, thủy trần , tuy nhiên loại thức ăn này có nhiều chất đạm nên hầu hết giống cá cảnh đều thích ăn. Nên cho cá ăn trùng vào buổi sáng chứ không nên cho ăn vào buổi chiều, và cho ăn với số lượng vừa phải, nếu quá dư thừa sẽ làm bẩn nước gây độc hại cho cá.

+ Rận nước: rận nước là loại sinh vật nhỏ có thân mình màu xám sống nơi ao tù nước đọng, cá cảnh rất thích ăn.

+ Giun đất: Giun đất là thức ăn khoái khẩu của tất cả giống cá cảnh. Giun đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống dưới đất, sinh sôi nảy nở nhanh. Giun đất ăn đất và các thức ăn hữu cơ vương vãi trong đất, chất thải của Giun đất là những viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng hang, cứ dựa vào biểu hiện này mà tìm bắt trùn đất. Nói chung là Giun đất sống ở những nơi đất đai ẩm thấp, màu mỡ và cũng rất dễ tìm.

Mở rộng: Muốn nuôi trùng theo lối thủ công, tức là nuôi số ít cũng khá đơn giản. Các bạn chỉ cần đóng thùng gỗ hoặc dùng xô hay can nhựa (khoét bỏ nắp) có dung tích chừng vài chục cm, chiều cao khoảng năm sáu mươi cm hoặc “sang” hơn thì xây hẳn hồ xi măng để nuôi và nên để nơi mát mẻ. Đổ vào trong nơi chứa trùn một hỗn hợp gồm nhiều phân chuồng đã hoại mục, phân rác, một ít đất mùn trộn lẫn với nhau, đây là thức ăn của trùn. Hỗn hợp đất này được đổ khoảng 60% nơi chứa, sau cùng là thả vào khoảng 8-10 con trùn giống. Trùn giống sẽ đào hang và lẩn vào đất tránh ánh sáng. Mỗi ngày bạn chỉ cần rưới sơ một ít nước để duy trì độ ẩm cho môi trường sống nhân tạo của trùn là được. Trùn nuôi có thể xuất khẩu, dùng làm thực phẩm nuôi gia súc, gia cầm và cá.

+ Cá con: dùng làm mồi cho cá lớn hơn như Cá Rồng, cá Tai Tượng,… + Tôm đồng, ốc sên, tim gan bò, … băm nhuyễn: Cũng là thức ăn bổ cho cá cảnh

Thức ăn hỗn hợp

Cá cảnh có thể ăn được những thứ thức ăn do chúng ta tự chế nếu việc tìm kiếm thức ăn tươi cho cá quá khó và để cá đừng quen ăn mãi một loại thức ăn để rồi khi khan hiếm cá đâm ra biếng ăn. Mặt khác, do thói quen ăn tạp có sẵn khi cá sinh sống trong môi trường thiên nhiên nên cá cũng dễ thích nghi với thức ăn hỗn hợp.

Thức ăn hỗn hợp là gì? Đó là những thức ăn do người nuôi chế biến ra với mục đích thay thế thức ăn động vật, thức ăn thiên nhiên một khi nó bị khan hiếm hoặc người nuôi không có đủ điều kiện thời gian để vớt (bọ gậy, trứng nước, rong bèo) hoặc đào (trùn chỉ) về làm thức ăn cho cá, trong những ngày đầu có thể cá sẽ chê mồi và không ăn hoặc ăn rất ít, tuy nhiên sau cũng quen dần. Thức ăn hỗn hợp gồm có:

+ Cơm nguội, ruột hoặc vụn bánh mì: Những thứ này hầu như loài cá nào cũng ăn được một khi chúng đã đói, chú ý là cho ăn với số lượng vừa phải để không làm bẩn nước.

+ Cám hỗn hợp: loại cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc gia cầm cũng có thể là món khoái khẩu với các lọai cá chép, tai tượng và ngay cả cá vàng (nếu bạn tập cho chúng quen ăn). Trong thức ăn này có sẵn những thứ như cám gạo, bột bắp, bánh dầu, bột cá, vỏ sò, bột xương,.v.v… rất bổ cho cá.

+ Thức ăn dành cho cá cảnh: Về khoản này thì các bạn khỏi lo vì chúng có sẵn ngoài thị trường cá cảnh với nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, nhiều và rẻ như thức ăn dạng viên cho cá vàng, cá lia thia, thức ăn cho chép gấm Cửu long văn hay Cẩm lý và cả cá Rồng. Ngoài ra còn có thức ăn đông lạnh như trùn, tim gan bò băm nhuyễn và những thứ này trước khi cho cá ăn cần phải rã đông bằng cách ngâm trong nước ấm, cho ăn với số lượng vừa phải để khỏi làm dơ nước.

Cách cho cá ăn

Cá cảnh được cho ăn uống đầy đủ ngoài việc cơ thể mạnh khỏe, chóng lớn, còn có màu sắc tươi tắn, bơi lội nhẹ nhàng. Cá thiếu ăn sẽ dễ nhiễm bệnh, bơi lội chậm chạm lờ đờ hoặc một phần cơ thể biến dạng hẳn thì không còn giá trị gì nữa. Phần lớn cá ốm đói do tâm lý chủ quan của người nuôi, khi mua cá thì đắt giá bao nhiêu cũng dám bỏ tiền ra để sở hữu con cá cảnh ấy, đến khi mang về lại lơ là bê trễ trong việc cho ăn. Một con cá nhịn đói hàng tháng vẫn không chết, nhưng chỉ cần vài ba ngày liên tiếp không có đồ ăn trong bụng có thể ốm lại và biếng nhác bơi lội hẳn.

Khi đói, cá cảnh sẽ cắm cúi ăn cho đến lúc no nê thì thôi, nếu thức ăn còn dư thì chúng sẽ nhấm nháp thêm tí nữa giống như xong bữa cơm còn sót lại một miếng thịt bạn vẫn có thể dùng tay bóc ăn không. Cần chú ý cho ăn đúng khẩu phần, không quá dư thừa để nước khỏi dơ bẩn. Nên tập cá quen ăn vào một giờ nào đó, thường là buổi sáng.

Các Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Nhất

Có nhiều loại cá cảnh dễ nuôi nhỏ đẹp

Cá bảy màu dẫn đầu danh sách cá cảnh dễ nuôi

Cá bảy màu hay còn gọi là cá guppy là một sự lựa chọn không thể bỏ qua nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một bể cá. Chúng dẫn dầu top những loài cá cảnh nuôi dễ nhất, có kích thước nhỏ với đủ màu sắc khiến cho bể cá của bạn sẽ thật sự sống động và làm dịu mắt khi nhìn vào.

2. Cá hồng kim (cá kiếm)

Cá hồng kim có tên khoa học: Xyphoporus helleri Heckel. Chúng chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt với độ pH = 7 và nhiệt độ từ 25 – 28 độ C, một trong những loài cá cảnh dễ nuôi được dân chơi cá cảnh kết hợp nuôi trong bể thủy sinh.

Đặc điểm nổi bật của loại cá này chính là phân đuôi của chúng: cái đuôi chiếm chiều dài khoảng 1/3 thân thể, tuy nhiên đuôi của cá kiếm không phải là 1 vũ khí mà chỉ là vật dùng để trang trí và là đặc điểm nổi bật để con cái chọn lựa con đực. Những con cái thường lựa chọn con đực có chiếc đuôi kiếm to, màu sặc sỡ cho việc giao phối. Lưu ý là khi cá đẻ trứng phải tách riêng bố mẹ vì cá hay ăn trứng và không có thói quen nuôi con

Cá trưởng thành có thể dài 6cm và rất khỏe. Chúng là loài cá dễ nuôi nên có thể nuôi chung với các cá cảnh khác như phượng hoàng, tứ vân, cánh buồm, thần tiên…để trang trí trong các bể cá để bàn, bể cá mini mà không cần sử dụng sục oxi.

3. Cá thia đá (cá Betta)

Cá thia đá còn có tên khác là cá chọi hoặc cá xiêm rồng, cá lia thia hay cá betta. Tên tiếng Anh là Siamese fighting fish còn được gọi là “etta fish” hoặc “betta”. Tên của chi này có nguồn gốc từ “ikan bettah” (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia).

Với kích thước nhỏ, thức ăn đơn giản, dễ tìm, không phải thay nước liên tục và có tuổi thọ khá cao là những ưu điểm khiến cá betta là loại cá vô cùng được ưu chuộng nuôi trong các bể cá tại gia.

Cá thia đá là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất cũng là một trong những loài cá cảnh dễ nuôi thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes có xuất xứ từ Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem.

Cá thia đá trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm) và có thể nuôi trong không gian hẹp như các loại bể cá để bàn. Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm rồng khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.

Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá thia đá hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá thia đá hoang dã tương đối ngắn. Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá thia đá: Veiltail, Delta, Superdelta, Halfmoon…

4. Cá vàng

Cá vàng có tên tiếng Anh là “Gold fish”. Tên tiếng Việt khác là cá ba đuôi, cá bốn đuôi.

Cá vàng là loại cá phổ biện nhất tại mọi bể cả hiện nay. Chúng nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, dễ nuôi mà không cần chăm sóc nhiều.

Lịch sử: Cá vàng là loại cá phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời nhất trong các loài cá cảnh. Chúng được thuần hóa từ loài cá giếc Phổ (Carassius gibelio), một loài cá giếc màu nâu xám sẫm bản địa của châu Á. Cá vàng được nhân giống theo màu lần đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Do chọn giống, cá vàng đã phát triển thành nhiều giống khác nhau và hiện có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng với hình dạng và kích thước khác nhiều do với giống cá ban đầu.

Một số loại cá vàng phải nuôi trong bể kính trong nhà vì chúng yếu hơn các giống cá tự nhiên ban đầu. Một số loài khác như cá vàng Shubunkin lại khỏe hơn và có thể sống trong hồ cá ngoài trời.

Cá vàng có thể phát triển tới chiều dài khoảng 16 – 20 cm. Tuy nhiên ít có loài nào đạt được kích thước này. Cá vàng còn có thể thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Cá sống trong bể tối sẽ có màu nhạt hơn vào các buổi sáng và sẽ dần mất màu theo thời gian.

5. Cá sặc gấm

Về màu sắc lung linh, huyền ảo thì cá sặc gấm có lẽ là đứng đầu bảng. Chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxy và không sành ăn tẹo nào. Chú cá sặc gấm sẽ đẹp hơn khi chúng bắt đầu vào mùa giao phối. Cá đực sẽ làm tổ bọt trên mặt nước để chăm sóc trứng. Đúng là những ông bố của gia đình phải không các bạn?

6. Cá ngựa vằn

Ngoài màu sọc đen truyền thống, hiện nay cá ngựa vằn đã được lai giống để có thêm nhiều màu sắc khác nữa như đỏ, xanh vàng… Chúng luôn bơi theo từng đàn và rất nhanh nhẹn.

7. Cá tứ vân

Sở hữu 4 vân đen chạy đều trên cơ thể, loại cá tứ vân với sức sống mãnh liệt, giá thấp hiện đang được nhiều người lựa chọn cho bể thủy sinh nhà mình. Chúng có nét gì đó rất giống những chú cá chép với kiểu dáng bẹt bẹt của mình.

8. Cá bống

Cá bống có tên khoa học: Gyrunocheilus. Môi trường sống chủ yếu của chúng là ở nước ngọt, nước trung tính với nhiệt độ khoảng 23-29 độ C.

Đặc điểm: Chúng thường sống tầng giữa và đáy bể và được nuôi trong bể thủy sinh có nhiều thực vật. Cá bống nhỏ bé là loại khá nhút nhát nên có thể nuôi trung với nhiều loại cá khác. Chức năng chính của chúng là dọn bể để môi trường nước được trong sạch hơn. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là chúng không sinh sản trong môi trường nhân tạo.

9. Cá mai quế

Cá mai quế có tên khoa học: Aphyocharax. Giống như cá bống, cá mai quế cũng sống trong môi trường nước ngọt, nước trung tính với độ pH từ 6,5- 7,5, nhiệt độ từ 23 – 27 độ C.

Cá mai quế là loài cá cảnh khá hiền lành thường sống theo bầy đàn và thường sống ở tầng giữa của bể. Thức ăn ưa thích của chúng là những loại thức ăn nhỏ mịn. Khi sinh sản, cá thường đẻ trứng phân tán. Sau khi nở, cá con ăn ấu trùng tôm để trưởng thành. Trong đàn cá thường thì những con đực sẽ có mầu sắc sặc sỡ hơn nhưng con cái.

10. Cá hồng két

Cá hồng két có tên tiếng Anh: Bloody Parrot hoặc Blood Parrotfish. Tên tiếng Việt khác: Két đỏ, Huyết anh vũ.

Đây là một trong những loại cá nuôi tại gia vô cùng đặc biệt bởi loài này đã được sâm nhiều màu cũng như hoa văn khác. Thậm chí, đuôi của chúng cũng đã được cắt để lai tạo tành đuôi hình trái tim. Màu dỏ của cá hồng két khiến cho bể thủy sinh của bạn rực rỡ và nổi bật hơn khi bạn ngắm nhìn.

Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986 và được du nhập vào Việt Nam cách đây nhiều năm. Cá hồng két được coi là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay nên chúng cũng được cho sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho người nuôi.

Đặc điểm: Cá hồng két thường có nhiều chủng loại khác nhau như cá hồng két tím với màu tím đặc trưng, cá hồng két king kong cực lớn với ánh hồng chói mắt…và chúng có thể nuôi chung với cá rồng, cá la hán.

11. Cá tài phát

Cũng là loài cá có thể đem lại may mắn cho người chơi, cá tài phát rất được yêu thích trong thời gian gần đây

Tên tiếng Anh: Gourami, Albino giant gourami

Tên tiếng Việt khác: cá phát tài, cá tai tượng thường

Cá phát tài còn gọi là cá tai tượng, là loài thích ăn rau sống. Cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang. Cá phát tài đực khi trưởng thành có đầu u và kích thước to lớn hơn cả cá chép.

Chúng có nguồn gốc ở 1 số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Cá tài phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm. Tuy nhiên vì chúng khá dữ nên khó nuôi chung hoặc ghép đôi với các loài khác. Nhưng bù lại, chúng rất dễ nuôi vì rất khỏe và chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.

12. Cá lau kiếng

Để làm sạch bể một cách tự nhiên, bạn nên nuôi cá lau kiếng.Chúng sẽ xử lý đống rêu bám quanh thành hồ một cách sạch bóng như những người thợ thực thụ. Hiện nay có rất nhiều loại cá âu kiểng như dòng thông thường, dòng da beo hay pleoco cao cấp tùy vào khả năng tài chính của bạn. Cá lau kính có khả năng bơi lên đớp oxy trên mặt bể cá nên là một trong các loại cá cảnh dễ nuôi trong môi trường thiếu oxy.

13. Cá sấu hỏa tiễn (cá sấu cảnh)

Bạn có thể nhận ra ngay loại cá này nhờ hình dáng bên ngoài của nó giống như một mũi tên. Chính vì vậy,cá hỏa tiễn có khả năng bơi rất nhanh. Cá hỏa tiễn là loài ăn tạp, ăn tất cả những gì có thể ăn và thuộc một trong các loại cá cảnh dễ nuôi.

14. Cá chép Nhật (cá Koi)

Cá chép Nhật là loài cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh. Chúng có nguồn gốc Trung Quốc nhưng được cải tạo và nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Có một thực tế là cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và rất đắt giá.

Cá chép hiện được nhiều người ưa chuộng nuôi trong hồ xây.Một lời khuyên cho những người mới học nuôi cá chép này là chỉ nên mua những chú cá chép Nhật có giá thành vừa phải không nên chơi luôn loại đắt tiền

Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường gọi chung là cá chép Nhật (cá Koi). Từ “Koi” trong tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Với người Nhật thì cá chép Koi và các hình xăm trên cá được coi là điềm may mắn. Cá Koi được chia ra làm 2 loại: Koi chuẩn và Koi bướm.

Koi chuẩn: Hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp (khi được nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng), do đó cá Koi chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao.

Koi bướm: Khác với cá nguyên thủy là vi, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ kiếng. Koi bướm còn có những tên gọi khác như “cá chép vây dài” hoặc “cá chép Rồng”.

Nếu là người mới tập chơi, bạn có thể mua cá dòng chép Nhật bình thường với giá khoảng 20- 100 nghìn. Sau đó nâng cấp lên dòng cá chép Koi có giá vài triệu đồng/con .

Những loài cá trên đều không quá kén chọn về môi trường sống cũng như khẩu phần thức ăn. Do vậy, bạn không cần quá nhọc công để chăm sóc cho chúng.