Giá Cá Rô Nuôi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Nuôi Cá Rô Đồng, Không Lo “Được Mùa Mất Giá”

Đối với người dân Việt Nam, chắc hẳn không ai là không biết đến con cá rô đồng. Không phải ngẫu nhiên mà loại cá này được nhân dân ta từ xưa đã khen ngợi “ngon như gan gà, bùi như trứng cá rô”. Hay khi nhắc đến các món ăn như cá rô kho tộ, cá rô canh cải thì ai cũng suýt xoa vì độ hấp dẫn của nó. Cũng chính vì có chất lượng thịt thơm ngon đặc trưng mà cá rô đồng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với những loại cá nước ngọt khác như cá mè, cá trắm, cá rô phi. Do đó, giá cả cũng ổn định hơn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, ngày nay, ngoài cá rô được đánh bắt từ tự nhiên với số lượng hạn chế thì nhiều nông dân đã ương nuôi thành công cá rô đồng, cho thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện nay ở nước ta có hai giống cá rô đồng được nuôi phổ biến là cá rô đồng đầu vuông và cá rô đồng thường. Tuy có nhiều đặc điểm khác biệt nhưng chúng đều có kĩ thuật nuôi giống nhau. Trong bài viết này, chúng tôi nêu ra một số điểm khác nhau giúp bà con dễ nhận biết để khi mua con giống tránh bị nhầm lẫn, những điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi và các cơ sở bán con giống uy tín trên cả nước.

Nên nuôi cá rô đồng thường hay rô đồng đầu vuông? Cá rô đồng thường và cá rô đầu vuông

Nhiều người khi thấy rô đồng đầu vuông được bày bán có kích thước lớn thường nghi là cá nhập từ Trung Quốc. Thực chất rô đồng đầu vuông chính là rô đồng thường. Do một số yếu tố của môi trường sống như khí hậu, thời tiết, địa hình, nguồn nước, thức ăn… đã ảnh hưởng đến đặc tính biến dị về gen khiến một số cá thể cá rô thường đã biến thành cá rô đầu vuông. Nếu muốn chọn giống rô đồng đầu vuông cần phải phân biệt kĩ lưỡng mới có thể chọn được con giống thuần. Để bà con tiện quan sát, chúng tôi đưa ra bảng so sánh sau:

Từ bảng trên ta thấy, mỗi loại giống có ưu, nhược điểm riêng. Cá rô thường tuy trọng lượng nhỏ, thời gian nuôi lâu nhưng giá bán lại cao; trong khi cá rô đầu vuông lớn nhanh, trọng lượng lớn nhưng giá bán thấp hơn. Ngoài ra, hiện nay một số nơi đã lai tạo thêm giống cá rô đầu nhím, là con lai giữa cá rô đồng và cá rô đầu vuông với nhiều ưu điểm. Tuy nhiên con giống hiện vẫn còn chưa phổ biến và rất khó để cho người nuôi có thể chọn được giống có chất lượng. Trước khi quyết định nuôi, bà con cần căn cứ vào điều kiện và định hướng mô hình nuôi của gia đình mình để chọn giống cho phù hợp.

Lưu ý trong quá trình nuôi

Do có cơ quan hô hấp phụ ở mang nên cá rô đồng có thể sống trong môi trường không thuận lợi như diện tích nhỏ, thiếu oxi, và độ pH thấp. Vì vậy, bà con có thể nuôi cá rô đồng trong ao, hồ, bể xi măng, bể lót bạt với mật độ cao. Ngoài ra, một số mô hình nuôi ghép cá rô đồng có thể áp dụng như cá rô đồng – ếch, cá rô đồng – cá trê …

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng để tận dụng hiệu quả nguồn thức ăn

Về kĩ thuật nuôi, như đã nói ở trên, 2 loại cá rô đồng đều có kĩ thuật như nhau, điểm mấu chốt chính là con giống. Nhất là những hộ muốn nuôi cá rô đầu vuông cần chú ý chọn đúng con giống thuần. Bên cạnh đó, trước khi thả cá giống, người nuôi cần xử lí ao nuôi đúng quy trình kĩ thuật, cá mới lớn nhanh và ít bệnh tật.

Cá rô đồng là loài ăn tạp, ngoài cám công nghiệp, bà con có thể cho ăn thêm các loại như côn trùng, tôm tép, cá con, các loại hạt rau và phụ phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên, với những hộ mới nuôi thì nên cho ăn cám công nghiệp để dễ kiểm soát lượng thức ăn.

Bệnh trên cá thường xuất hiện vào tháng thứ 3 với một số bệnh điển hình như nấm nhớt, viêm gan, đen mình. Phòng bệnh cho cá bằng cách hòa thuốc với nước sạch tưới xuống mặt ao, cứ 20 ngày lại tưới 1 lần, từ khi cá bột đến khi sắp thu hoạch. Định kì sử dụng chế phẩm vi sinh để phân giải thức ăn thừa, ngăn ngừa khí độc trong ao. Theo kinh nghiệm của một số hộ nuôi cá rô đồng, người nuôi nên chuẩn bị một giếng khoan gần khu vực nuôi để thuận tiện việc bơm nước. Bởi vì nước giếng khoan có ưu điểm ấm vào mùa đông, lạnh vào mùa hè, có thể điều hòa nhiệt độ nước trong ao rất tốt. Bên cạnh đó, bà con cũng nên thả một ít bèo tây, vừa thanh lọc nước lại giảm ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống ao trong những ngày nắng nóng.

Chúc bà con thành công!

1. Cơ sở Thuần Tam. Địa chỉ: Bến Vua – Khu 1 – TT. Tiên Lãng – Tp. Hải Phòng. ĐT: 0795 050 168 – 0776 973 668 2. Cơ sở cá giống Kiên Cường. Địa chỉ: Tp. Hải Phòng. ĐT: 0962257802 3. Trại cá giống Dung Quất. Địa chỉ: Thôn Bằng Bộ – xã Cao Thắng – huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Hương. ĐT: 0915 376 424 4. Trại cá giống Dung Thắng. Địa chỉ: xã Hưng Đạo – huyện Tứ Kì – tỉnh Hải Dương. ĐT: 0973 666 998 5. Trại cá giống Duy Nhất. Địa chỉ: thôn Côi Hạ -xã Phạm Trấn – huyện Gia Lộc – tỉnh Hải Dương. ĐT: 0915798656 6. Trại cá anh Tiến. Địa chỉ: huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. ĐT:0911 047 988 7. Trại giống thủy sản Bắc Ninh. Địa chỉ: huyện Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh. ĐT: 0984797592 8. Trại cá anh Nguyễn Mạnh Hùng. Địa chỉ: huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: 0989130408 9. Trung tâm khuyến ngư tỉnh Quảng Trị. Địa chỉ: số 29 Lý Thường Kiệt, phường Đông Hà, Tp. Quảng Trị. ĐT: 0233 3564 551 10. Trại giống nước ngọt Hòa Khương, Tp.Đà Nẵng. ĐT: 0236 6292 588 – 0905 510 929 11. Anh Lê Quang Thắng, địa chỉ: tỉnhĐồng Nai. ĐT:0984857 764 – 0948935361 12. Trại cá bột Đồng Nai. ĐT: 0984857764 13. Trại cá giống anh Duy, địa chỉ: Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0855 578 405 14. Chi cục thủy sản tỉnh Long An. Địa chỉ: số 29 QL62 – Phường 2 – Tp. Tân An – tỉnh Long An. ĐT: 0272 3824 336 15. Trại cá ông Vương. Địa chỉ: số 1 đường Lê Quý Đôn – Tx. Kiến Tường – tỉnh Long An. ĐT: 0913779618 16. Trại cá anh Nguyễn Nam, địa chỉ: tỉnh Hậu Giang. ĐT: 0974488470

Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm

a/ Giống cá nuôi:

+ Cỡ cá rô đồng giống: 300 – 500 chúng tôi Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10 con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20 – 30 – 50con/ m2.

+ Có thể thả ghép cá hường giống 1 con / 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của CRĐ, giá bán thấp.

b/ Thức ăn cho cá:

+ Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá. + Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 – 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10 – 20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.

– Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, … tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,…) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.

– Cho cá ăn: Cá rô đồng lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 – 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho CRĐ ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.

c/ Quản lý chăm sóc cá nuôi:

– Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.

– Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp , phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời.

– Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.

2/ Nuôi cá rô đồng ở ruộng lúa, rừng tràm, sông cụt:

– Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.

a/ Chuẩn bị nơi nuôi: Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m. Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,… Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi. Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của CRĐ như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,…

b/ Giống nuôi: Giống cá rô đồng nên thả cỡ lớn 200 – 300 con/kg. + Thường nuôi ghép CRĐ với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 – 80%, CRĐ 20 – 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2.

+ Nuôi ở rừng tràm: Cá rô đồng 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước.

+ Nuôi ở sông cụt: Cá rô đồng 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng.

3/ Thu hoạch cá nuôi:

d/ Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao

Theo sách NXB Nông nghiệp Nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo

Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 – 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 – 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác, thu hoạch CRĐ cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao. Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.

Được Trạm KN huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hỗ trợ 40% tiền mua con giống và 20% tiền mua thức ăn cho cá, anh Nguyễn Ngọc Tước – ngụ ấp K8, xã Phú Đức đã tận dụng diện tích mặt nước ao sau nhà để thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu được lợi nhuận hết sức khả quan. Anh Tước vui vẻ cho biết: “Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Theo tôi, trong quá trình nuôi cần chú ý cho ăn đầy đủ theo chu kỳ phát triển của cá, thức ăn đủ chất, đảm bảo độ đạm cần thiết… Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng nước và rào chắn cẩn thận trong mùa mưa lũ để tránh thất thoát…”

Với 1 cái ao cũ 800m2 phía sau nhà, vào trung tuần tháng 7/2003, anh Tước cho vét bùn non dưới đáy ao rồi rải 10kg vôi bột/m2 để sát trùng… Tiếp đó, anh bơm nước sạch vào ao và thả 40.000 con cá rô đồng giống nhân tạo vào nuôi. Nguồn thức ăn chính của cá rô đồng được anh Tước sử dụng thức ăn viên công nghiệp có chứa nhiều độ đạm. Thời gian đầu cá còn nhỏ khoảng 10 – 15gr/con, anh cho cá ăn 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10kg thức ăn. Hơn 1 tháng sau khi nuôi, cá lớn từ 20-25gr/con, anh cho cá ăn 3 lần/ngày và lượng thức ăn tăng lên 15kg/lần… Và anh tăng dần lượng thức ăn lên trong mỗi lần cho cá ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Bình quân cứ hao tốn gần 2,5kg thức ăn thì sẽ đạt 1kg cá rô đồng thương phẩm! Để tránh bẩn nguồn nước trong ao, anh Tước thường xuyên thay nước ao, định kỳ 1 tháng 1 lần anh bổ sung vào thức ăn cho cá những vitamin, chất khoáng, thuốc xổ giun, sán và những ký sinh trùng bám ngoài da… nhằm kích thích cá rô đồng mau phát triển, tránh được một số loại bệnh thường gặp ở cá rô…

Cứ như thế, anh Tước luôn cần mẫn chăm sóc, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng tăng trưởng cũng như dịch bệnh của cá để có cách chữa trị kịp thời… Từ đó, đàn cá nuôi của anh đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp… Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, anh Ngọc Tước đã cho tát ao và thu hoạch được trên 2,6 tấn cá rô đồng thương phẩm, bán được trên 60 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư như: Cải tạo ao, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá và công chăm sóc… tổng cộng hơn 37 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tước còn lời gần 23 triệu đồng!

Chọn và nuôi cá rô đồng theo hướng bán thâm canh

Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo của anh Nguyễn Ngọc Tước đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, nhanh chóng thoát nghèo vươn lên khá – giàu từ mô hình này.

– Nên chọn cá giống đạt chất lượng tốt ở những cơ sở cá giống uy tín và nên chọn cá ở kích cỡ có thể chọn lọc được cá cái để nuôi (thường từ 180-200 con/kg).

– Có thể sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn chế biến cho cá ăn nhưng cần có độ đạm cao (25-30%) để cá tăng trọng nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

– Nên cho cá ăn dặm thêm vào buổi tối (8-9 giờ) cá sẽ lớn nhanh hơn.

– Cần tính toán thời gian nuôi thích hợp, không nên thu hoạch cá vào mùa lũ, giá cá thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

– Khi cá nuôi khoảng 5 tháng mà trọng lượng trung bình nhỏ hơn 70g/con (15 con/kg) thì không nên nuôi tiếp vì cá đã mang trứng lớn chậm, không có hiệu quả kinh tế.

– Tận dụng những bưng biền, ruộng trũng cải tạo thành ao để nuôi cá rô đồng rất tốt vì có mực nước sâu, gần sông rạch nên cấp sạch và thoát nước dễ dàng. Tuy nhiên cần phải gia cố, cải tạo bờ ao chắc chắn.

Giá Cá Rô Tại Ao

Đăng giá Thủy Sản

Sau khi nhận được thông tin trong vòng 12 giờ xác nhận, giá của bạn sẽ được đăng lên.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Hiệu Quả

Hiệu quả cao

Nuôi cá rô đồng thâm canh là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Những năm trước người dân nuôi cá rô đồng khoảng 8 – 10 tháng mới thu hoạch. Hiện, với hình thức nuôi thâm canh thì chỉ 5 – 6 tháng nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô đồng phù hợp thì thu hoạch, cá đạt trọng lượng khoảng 10 con/kg.

Thịt cá rô đồng thơm ngon, được ưa chuộng và có giá bán khá cao trên thị trường. Mặc dù, cá rô đồng đưa vào nuôi dưới hình thức công nghiệp nhưng với đặc tính năng động thường xuyên bơi lội, quẫy mình nên chất lượng thịt cá rô đồng nuôi công nghiệp hoàn toàn không có sự thay đổi về mùi vị và độ dai của thịt so với cá tự nhiên, do đó cá rô đồng nuôi vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đối với cá rô đồng sống ở nước ngọt, có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi được ở mật độ cao. Kích cỡ cá cái lớn hơn cá đực trong cùng độ tuổi và thời gian nuôi, con đực có thân hình nhỏ thon dài, con cái thân hình to tròn hơn. Cá ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật, trong nuôi công nghiệp nếu cung cấp thức ăn không đủ độ đạm theo từng giai đoạn phát triển của cá thì cá chậm lớn, nếu thiếu thức ăn có thể con lớn sẽ ăn con nhỏ.

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng

Chọn ao nuôi

Ao nuôi cá rô đồng tốt nhất 500 – 1.000 m2, gần nguồn nước sạch để dễ thay đổi nước. Bờ ao cần có rào lưới xung quanh để bảo vệ và tránh thất thoát cá. Đáy ao bằng phẳng và dốc về phía cống để dễ thu hoạch cá. Chiều cao mực nước ao nuôi khoảng 1,2 – 2 m.

Chuẩn bị ao

– Đối với ao cũ: Trước khi thả cá 7 – 10 ngày, phải tháo cạn nước, dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vét bùn đáy ao, lấp hang hóc lỗ mọi xung quanh ao. Đối với ao mới phải lấy nước vào ngâm xả phèn nhiều lần.

– Bón vôi 5 – 10 kg/100 m2 (ao vùng phèn bón 10 – 20 kg/100 m2), tác dụng của vôi là diệt khuẩn, diệt cá tạp, ổn định pH, nên bón vôi cải tạo ao vào lúc trưa nắng để tăng hiệu quả của vôi. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày. Đối với ao không có điều kiện tháo cạn nước muốn diệt hết cá tạp, cá dữ dùng rễ dây thuốc cá hoặc chế phẩm dạng bột có chứa Rotenon để diệt cá tạp.

– Lấy nước vào ao qua túi lưới lọc mịn để ngăn cá tạp, địch hại, trứng cá vào ao nuôi. Kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu là có thể thả cá như pH = 6,5 – 8,5; ôxy = 3 – 8 mg/l, nhiệt độ nước 28 – 300C.

Cá rô đồng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Thả giống

Đối với cá rô đồng kết quả nuôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cá giống. Khi chọn mua cá giống cần lưu ý các tiêu chuẩn sau: cá có màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không dị hình, trầy da, lỡ mình; cá giống trước khi xuất bán phải được luyện trong ao, rộng trong vèo và bỏ đói. Mật độ thả nuôi khoảng 15 – 25 con/m2. Khi đem cá giống về không nên thả cá ra ao ngay mà phải ngâm bao cá cho nhiệt độ trong bao và ngoài ao cân bằng nhau mới mở bao cho cá bơi từ từ ra ngoài. Để phòng bệnh cho cá nên tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút.

Cho ăn, chăm sóc, quản lý

Với hình thức nuôi công nghiệp có thể cho cá ăn thức ăn viên suốt quá trình nuôi hoặc thức ăn tự chế từ nguồn phụ phẩm có nguồn gốc động vật. Lúc cá còn nhỏ, cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm trên 30%, lượng thức ăn 5 – 7% tổng trọng lượng cá, cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Khi cá lớn giảm dần hàm lượng đạm trong thức ăn nhưng phải trên 25%, lượng thức ăn 2 – 3% tổng trọng lượng cá; cho ăn 2 lần/ngày. Tuy nhiên, lượng thức ăn tăng giảm tùy theo mức độ sử dụng của cá (nhất là những ngày trời mưa cá bệnh nên giảm thức ăn). Nếu quản lý thức ăn tốt thì môi trường nước sẽ ổn định. Định kỳ kiểm tra đo các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời. Định kỳ thay khoảng 30% nước trong ao nuôi, sau khi thay nước xong dùng vôi và muối (lần lượt từng loại) hòa nước tạt đều khắp ao để phòng bệnh cho cá. Khi nuôi khoảng 4 – 5 tháng cá đạt khoảng 10 con/kg là có thể xuất bán.

Ngoài những bước kỹ thuật nuôi cá rô đồng cơ bản trên, khi nuôi cá rô đồng cần hết sức lưu ý thêm các đặc điểm mang tính bắt buộc đối với loài cá này như sau:

+ Nên nuôi bằng con giống nhân tạo và nhất là phải kiểm soát được nguồn gốc giống. Khi ương cá bột được 40 – 60 ngày thì có thể lọc lồng để cá tương đối đồng cỡ và qua đó chọn được đàn cá có tỷ lệ cá cái cao để nuôi. Như vậy cá sẽ mau lớn và năng suất hiệu quả sẽ cao (vì trong đàn cá giống có khoảng 50% là cá cái, 50% là cá đực; cá cái thường có kích cỡ lớn hơn cá đực nên khi lọc lồng cá cái sẽ ở lại trên lồng và chọn những cá cái này đem nuôi. Nếu người nuôi không biết rõ nguồn gốc cá giống khi mua dễ có khả năng bị mua nhầm là loại cá đực đã lọc lồng này).

+ Lưu ý: thức ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm theo từng giai đoạn phát triển của cá và cho ăn liên tục đủ lượng vì nếu cho cá ăn không đủ chất và lượng cá sẽ chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi và không đạt hiệu quả.

+ Thức ăn của cá rô đồng có hàm lượng đạm rất cao, nên nước ao rất mau dơ; cho nên có thể thả ghép cá sặc rằn khoảng 10% vì cá sặc rằn ăn lọc tảo hoặc trồng rau muống hay bèo, lục bình một góc ao (1/10 diện tích mặt ao) để hút chất dinh dưỡng vì thế phần nào giúp duy trì tốt chất lượng nước ao nuôi.

+ Vào giai đoạn chuyển mùa và vào mùa mưa, định kỳ 2 tuần/lần dùng vôi rải xung quanh bờ ao đồng thời ngâm vôi lấy nước vôi đó tạt đều khắp ao để ổn định pH và phòng bệnh cho cá (lượng vôi ngâm là 1 – 3 kg/100 m3 nước).

+ Trong suốt quá trình nuôi, cần lưu ý giữ cho nước ao thật tốt để phòng bệnh cho cá nhất là giai đoạn giữa vụ nuôi trở đi vì lúc này lượng chất thải từ cá, lượng thức ăn dư thừa, các lớp tảo chết tích tụ dưới đáy ao rất nhiều. Vì vậy, định kỳ thay nước ao nuôi, sử dụng các chất xử lý đáy ao như Zeolite hay chế phẩm sinh học.

Nếu người nuôi tìm hiểu kỹ những vấn đề kỹ thuật nuôi cá rô đồng như trên sẽ góp phần thành công cho vụ nuôi của mình.