Giá Cá Quất / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Một Con Cá Quất Giá Bằng 5 Tạ Thóc

Tại sao ta lại không nghiên cứu để nuôi trong ao hồ như người dân ở xã Tân Hợp (Văn Yên – Yên Bái) đã từng nuôi thành công cá quất cùng một số giống cá da trơn khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao? Hiện tại, cá quất (cá lăng) từ 3 kg trở lên bán tại chỗ có giá là 500.000 đồng/kg nhưng một số chủ quán cá ở thành phố Yên Bái cho biết họ phải mua lại với giá từ 700.000 đến 800.000 đồng. Như vậy, một con cá quất nuôi khoảng 3 đến 3 năm rưỡi với trọng lượng bình quân 6,5 đến 7 kg có giá tương đương với giá 5 tạ thóc. Tuy nhiên, các nhà hàng không phải khi nào cũng mua được vì loại cá này rất hiếm.

Sự tình cờ thú vị

Cá quất là cá da trơn thuộc họ cá chiên. Theo các nghiên cứu về cá này, nó chỉ sống ở một số dòng sông: sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy nhưng bác Tạ Văn Tân ở thôn 5 xã Yên Hợp (Văn Yên) cho biết hạ lưu của ngòi Thia cũng là nơi trước đây có rất nhiều cá quất.

Một thời gian sau, khi tháo ao họ vô cùng ngạc nhiên thấy cá không chết mà còn lớn rất nhanh, thịt rất ngon. Một số người nhạy bén trong làm ăn đã chớp thời cơ hợp tác với những thợ câu không có ao để mua lại những con cá quất nhỏ về nuôi. Giá một con cá giống cỡ ngón tay cái từ 20.000 đến 30.000 đồng vì cá hiếm. Thế nhưng, cũng có những người như bà Từ Thị Bình ở thôn 5 mua được trên 200 con, ông Nguyễn Trọng Thực cùng thôn cũng mua được khoảng 200 con về nuôi.

Các hộ nuôi cá quất ở xã Tân Hợp đang trao đổi kinh nghiệm.

Qua vài năm nuôi cá quất, bà con đều chung nhận xét là nuôi loài cá này rất thích bởi nó rất phù hợp với môi trường ao hồ. Nhiều năm nuôi cá nhưng chưa khi nào thấy loại cá này mắc bệnh, cá tăng trọng nhanh, số cá thả vào và khi thu hoạch không bị hao hụt.

Là loài cá ăn tạp nhưng ăn rất ít. Thức ăn của chúng chủ yếu là cá rô phi con, đòng đong, cân cấn và các loại côn trùng, phù du trôi từ ven đồi, khe nước xuống ao hồ khi có mưa to. Vì lượng cá giống rất hiếm nên mỗi sào ao chỉ thả vài chục con cá quất nên không bao giờ phải lo thiếu thức ăn cho cá và nó cũng không làm ảnh hưởng gì đến các loại cá khác như: trôi, mè, trắm, chép.

Từ việc nuôi được quất trong ao, ông Nguyễn Trọng Thực, ông Triệu Đình Lý cùng chung suy nghĩ chắc chắn sẽ nuôi được các loại cá khác cùng họ như cá chiên, cá nheo, cá ngạnh. Quả thực khi cùng nuôi những loại cá này với cá quất thì chúng đều phát triển tốt.

Riêng ông Lý còn phát hiện được một điều lạ là cá quất ăn tất cả các loại cá con nhưng chúng không gây hại đến cá quả sinh sản. Có thể nói, sự tình cờ thú vị trong việc nuôi được cá Quất ở ao hồ tại xã Tân Hợp đã hé mở một triển vọng kinh tế đối với loài cá đặc sản này.

Giải pháp ao nuôi?

Điều rất lạ là việc nuôi cá ở Tân Hợp (Văn Yên) đã diễn ra khá lâu nhưng khi những nhà nuôi sớm nhất, nhiều nhất được hỏi đã có cơ quan chuyên môn nào đến tìm hiểu hay hợp tác nghiên cứu loài cá này nuôi trong ao hồ hay không thì tất cả đều trả lời rằng chưa có.

Theo họ thì có vẻ như ngành nông nghiệp chưa biết là vùng này đã nuôi được cá quất trong ao hồ. Vì vậy, bà con thiếu thông tin về chuyên môn nên cứ tự nuôi cá quất như các loại cá khác nên có nhà đã gặp phải rủi ro, như trường hợp của gia đình bà Từ Thị Bình.

Khi thấy cá đã đạt trọng lượng khoảng 7 kg/con, gia đình bà Bình nghĩ rằng cứ để càng lâu thì cá càng lớn. Không ngờ vào một dịp giữa hè cách đây không lâu tự dưng cá bị chết gần một tạ lại toàn là cá cái bụng đầy trứng. Sau này gặp được người có chuyên môn hỏi ra mới vỡ lẽ là cá cái khi có trứng và khi trứng già mà không đẻ được thì cá rực trứng mà chết.

Theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết thì chưa có nơi nào nghiên cứu cho đẻ loài cá này nhưng Trại Cá giống Nghĩa Lộ sau khi cho đẻ thành công giống cá Bỗng nay đang tiếp tục phối hợp nghiên cứu cho đẻ thử cá chiên và đã có kết quả tốt. Chỉ có điều cá con lại bị chết dần nhưng dù sao nó cũng loé lên những tín hiệu đáng mừng vì phần còn lại chỉ tập trung vào việc nghiên cứu nguyên nhân vì sao cá chiên con bị chết dần. Hơn nữa, ở Trung Quốc người ta cũng đã cho đẻ thành công loại cá này thì ta cũng có thể làm được.

Việc cho cá chiên đẻ nhân tạo cũng gợi mở khả năng cho cá Quất đẻ được bằng phương pháp nhân tạo vì hai loại cá này không chỉ giống nhau về hình thức mà nó còn cùng là giống cá da trơn nước ngọt có trọng lượng lớn nhất trong cùng họ. Về cá quất bố mẹ, có thể liên hệ ngay với bà con ở Tân Hợp vì cá đã được thuần dưỡng trong môi trường ao hồ.

Dẫu vậy, trong lúc chờ các nhà chuyên môn nghiên cứu sản xuất thành công con giống của những loài cá quý hiếm này thì ngành nông nghiệp Yên Bái cần chủ động điều tra khu vực có cá quất sinh sống trên sông Hồng, sông Chảy, ngòi Thia để xây dựng phương án bảo vệ tạo nguồn con giống và hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

Đi đôi với việc bảo vệ, ngành nông nghiệp cũng cần tập trung nghiên cứu nuôi cá Quất cũng như một số giống cá da trơn khác trong ao hồ để ổn định cơ sở khoa học kĩ thuật về chăn nuôi.

Vừa qua, ông Nguyễn Hữu Huỳnh – một người lái ca nô chở khách lâu năm tại cảng Hương Lý, thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình) cho biết, hiện đang có nhiều người dân lặn bắt cá hương của giống cá ngạnh trên hồ Thác Bà bán cho thương lái Trung Quốc với giá từ 4.000 – 5.000 đồng/con. Như vậy là rất lãng phí và có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng loài cá này.

Ông Huỳnh cũng cho biết thêm, trên hồ Thác Bà đã có một số người đang làm lồng để nuôi cá ngạnh và Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản cũng xác nhận thông tin này. Thiển nghĩ, nếu nuôi lồng sẽ rất tốn kém về chi phí đầu tư đóng lồng, thức ăn, công bảo vệ và thậm chí là nguy cơ rủi ro cao. Vậy, tại sao ta lại không nghiên cứu để nuôi trong ao hồ như người dân ở xã Tân Hợp (Văn Yên) đã từng nuôi thành công cá quất cùng một số giống cá da trơn khác để mang lại hiệu quả kinh tế cao?

H.N

http://thuyhaisan.net : S.T

Cá Quất, Loài Đặc Sản Quý Hiếm

Cá Quất là tên dân gian của cá Lăng chấm (H. guttatus). Đây là loài cá nước ngọt rất quý hiếm với chất lượng thịt cực kỳ thơm ngon. Ngày nay, cá Quất không còn nhiều, chỉ có ở các sông suối miền núi phía Bắc.

Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi một số loài cá quý hiếm tự nhiên, năm 1997-1999 Bộ Thuỷ sản đã giao cho Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài “Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: cá Anh vũ Semilabeo notabilis (Peters, 1880); cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926); cá Quất Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803), cá Chiên Bagarius yarrelli (Sykes, 1841)”. Nghiên cứu này đã nêu lên được những đặc điểm sinh học của cá Lăng như về sinh trưởng: cá Lăng chấm thuộc loại cá sinh trưởng tương đối nhanh. Trong bốn năm đầu, cá tăng nhanh về chiều dài đạt 13 – 17 cm, sau đó giảm dần, ở tuổi 9+ – 12+ còn 4 – 7cm/năm.

Cá Quất không tăng nhanh về khối lượng ở giai đoạn đầu: năm 1 tuổi 30 – 60g/năm, 2 tuổi 190 – 240g/năm.  Tăng nhanh từ năm thứ 4 đạt 1000 – 1400g/năm, những năm cuối giảm. Là loài cá dữ điển hình, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân = 89,35%. Thức ăn chủ yếu của Cá Quất là cá, tôm, côn trùng, giun, cua chiếm 28-60% về tần số gặp, 15,8-36,0% về khối lượng. Cá cái thành thục ở tuổi 3+, cỡ nhỏ nhất  L = 61 cm, P = 1,6 kg.  Cá đực thành thục ở tuổi 4+, cỡ cá nhỏ nhất L = 72 cm, P = 2,7 kg. Tuy nhiên chỉ có 25% cá cái và 20% cá đực thành thục ở cỡ tuổi đó. Sức sinh sản cá Lăng thấp, hệ số thành thục trung bình 7,48; sức sinh sản tuyệt đối của cá  tuổi 3+- 11+ đạt 6342 – 54575 hạt, sức sinh sản tương đối trung bình đạt 3750 hạt/kg. Trong tự nhiên, cá Quất sinh sản từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 9 (Phạm Báu 1999).

Quất (Tắc) Nguyên Liệu Làm Đẹp Hiệu Quả

Quất (Tắc) được biết đến chưng bày cho những ngày Tết nhằm gặp nhiều may mắn. Nhưng ít ai biết đến quất (tắc) còn có công dụng hữu hiệu trong việc làm trắng da, ngăn ngừa mụn, chống lão hoá da…

Thành phần hóa học của quả quất, quýt, cam nói chung gần giống nhau. Quất chứa nhiều vitamin A, C, B1, và canxi, phốt pho, kali, kẽm…Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho hay, trong quả quất có nhiều chất chống oxy hóa chứa proanthocyanidins, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, giảm nhiễm trùng đường tiết niệu, có lợi cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.

Nhờ chứa dồi dào vitamin C, cùng tính axit nhẹ nên quất có khả năng nuôi dưỡng cho làn da khỏe mạnh và trắng đẹp. Bởi vậy, cùng với việc sử dụng quất để làm nước uống giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bồi bổ sức khỏe, thì các chị em hãy tận dụng loại quả này để có được làn da trắng đẹp.

1. Mặt nạ quả quất, mật ong và dầu dừa Nguyên liệu:

2 thìa nước ép quả quất chín

1 thìa mật ong

1/2 thìa bột yến mạch

1 thìa dầu dừa

Trộn đều các nguyên liệu trên thành một hỗn hợp sền sệt. Lấy hỗn hợp này đắp lên mặt, mát xa nhẹ nhàng giúp vitamin và dưỡng chất có trong mặt nạ thấm sâu vào da. Sau 20 phút thì rửa mặt sạch với nước ấm.

Đều đặn thực hiện cách này mỗi tuần 2-3 lần da dẻ cũng mịn màng hơn và trắng hồng tự nhiên. Đặc biệt rất tốt cho làn da khô sần thiếu sức sống vì mật ong và dầu dừa có khả năng cung cấp độ ẩm cho da rất tốt.

2. Mặt nạ quả quất với dầu ô liu Nguyên liệu:

3 quả quất chín

1 thìa dầu ô liu

Lấy quất chín đã được rửa sạch, rồi bóc lấy vỏ và hạt đem đi nghiền nhuyễn cùng với dầu ô liu. Sau khi rửa sạch mặt với sữa rửa mặt, bạn dùng hỗn hợp này đắp khắp lên mặt và chà nhè nhẹ, để yên trên da khoảng 15-20 phút. Đắp mặt nạ quả quất với dầu ô liu thường xuyên, làn da sẽ trắng lên từng ngày, lỗ chân lông se khít lại và đặc biệt còn ngăn ngừa mụn hiệu quả.

3. Mặt nạ quả quất và sữa tươi

Giàu protein và vitamin nên sữa tươi có tác dụng rất tốt đối với làn da của chị em phụ nữ, nuôi dưỡng và giúp da sáng mịn tự nhiên. Chính vì vậy, kết hợp cùng sữa tươi là một cách nữa mà bạn có thể áp dụng khi muốn làm trắng da với quả quất.

Nguyên liệu:

2 thìa sữa tươi

1/2 thìa nước cốt quất

Khuấy đều sữa tươi với nước cốt quất, rồi dùng bông gòn y tế thấm dung dịch thoa đều khắp mặt. Sau 15 – 20 phút rửa lại bằng nước ấm. Dùng mỗi tuần 2-3 lần, chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ thấy được sự thay đổi thích cực của làn da mình.

Lưu ý: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt là một bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi đắp mặt nạ làm trắng da từ quả quất nói riêng và làm đẹp da nói chung. Rửa mặt làm cho da sạch sẽ, thông thoáng từ đó da dễ dàng hấp thu được các dưỡng chất từ mặt nạ.

4. Cách trị mụn trứng cá và làm mờ thâm từ trái quất

Mật ong có tính kháng khuẩn sẽ ngăn chặn sự hình thành của mụn, làm dịu mụn viêm và dưỡng ẩm làn da tuyệt vời. Baking soda là một thành phần tẩy tế bào chết, làm sạch da hiệu quả có tác dụng trị mụn trứng cá và mụn đầu đen. Mặt nạ này là một biện pháp cực chuẩn trong việc điều trị mụn trứng cá, ngoài tác dụng trị mụn còn làm trắng da rất tốt nếu các bạn chăm chỉ áp dụng sau 1 – 2 tháng sẽ có một làn da không chỉ sạch mụn, mờ thâm mà còn mịn màng mà còn trắng hồng tự nhiên nữa đấy.

2 trái quất (tắc)

1 muỗng cà phê mật ong

1/2 muỗng cà phê baking soda

Cách thực hiện:

Cho baking soda vào chén nhỏ rồi cắt trái quất và vắt vào, thêm mật ong rồi khuấy thật đều hỗn hợp mặt nạ. Mặt nạ trị mụn trứng cá và mờ thâm đã sẵn sàng để sử dụng rồi đó.

Rửa mặt thật sạch với nước ấm để làm sạch da và giãn nở các lỗ chân lông. Nhẹ nhàng thoa một lớp thật mỏng hỗn hợp mặt nạ lên vùng mụn hoặc cả mặt, tránh vùng mắt. Giữ mặt nạ trên da từ 10 – 15 phút sau đó rửa sạch với nước ấm. Rửa lại một lần nữa với nước lạnh rồi lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý: Thực hiện 1 – 2 lần/1 tuần để nhanh chóng tẩy sạch mụn trứng cá. Khi vắt nước tắc vào baking soda thì hỗn hợp sẽ sủi bọt, đừng lo lắng vì đó là phản ứng thông thường giữa axit và kiềm. Thử trước trên một vài vùng da nhạy cảm để đảm bảo không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào.

Cùng với việc đắp mặt nạ trị mụn bằng trái quất bạn có thể uống nước tắc pha với đường và đá. Cách này vừa giải khát, giúp cung cấp vitamin C vừa nuôi dưỡng làn da trắng đẹp, khỏe mạnh từ bên trong.

Tôi muốn được tư vấn

Vui lòng để lại thông tin để chúng tôi liên hệ với bạn

Chỉ Nuôi Cá Giống Thôi Mà Ông Quất Lãi 1,5 Tỷ Đồng/Năm

Bể nuôi cá hương

Chúng tôi thật sự choáng ngợp trước sự đầu tư quy mô, bài bản của Trại Sản xuất cá giống tư nhân Dung Quất ở thôn Bằng Bộ. Chủ trại Phạm Văn Quất cho biết, tổng diện tích mặt nước nhân nuôi cá giống ở đây là 7,5ha, bao gồm 39 ao nuôi chuyên biệt, trong đó có 10 ao nuôi cá bố mẹ các loại, 10 lồng máy ấp trứng cá.

Toàn bộ bờ ao, thành ao đều được kè cứng bằng bê tông tới sát đáy. Nhiều loại máy bơm nước, máy phát điện dự phòng, lưới cụ và xe ô tô vận tải… Sẵn sàng cho chuyên chở cá giống đến mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu khách hàng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Quất ước tính: Theo giá trị hiện thời, tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm vật tư thiết bị, khoảng hơn 17 tỷ đồng. Tất cả đều bằng nguồn vốn tích luỹ từ sản xuất cá giống nhiều năm trước đó. Đây được coi là một trong những trại sản xuất cá giống tư nhân lớn nhất miền Bắc. Sản xuất được tất cả các giống cá nước ngọt, kể cả các con giống khó sinh sản như trê đồng, lăng, nheo…

Trung bình mỗi năm trại sản xuất và cung ứng ra thị trường được hơn 700 triệu con cá giống các loại. Doanh thu trên 12 tỷ đồng. Lãi ròng 1,5 tỷ đồng. Tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại chỗ. Lương cho người lao động 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Được biết, hiện cá giống của trại Dung Quất đã phủ kín thị trường nuôi cá ở các tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung.

Các lồng máy ấp trứng cá

Bí quyết sản xuất cá giống luôn có lãi cao của ông Quất là: Chỉ dùng nước giếng khoan cho nhân nuôi cá giống. Nắm vững thị trường và dự báo đúng thị trường, để xây dựng kế hoạch sản xuất từng chủng loại con giống. Cập nhật kịp thời các tiến bộ kỹ thuật nhân nuôi cá giống mới. Chỉ dùng các chế phẩm sinh học và thức ăn công nghiệp cho cá từ các nhà sản xuất có uy tín như: Chế phẩm xử lý nước ao Clorine Ấn Độ, cám cá Cargill (Mỹ), cám cá De Heus (Hà Lan), cám cá Kinh Bắc (Việt Nam).

Sở dĩ ông Quất chỉ sử dụng nước giếng khoan trong sản xuất cá giống, là do địa phương sẵn có nguồn nước ngầm rất trong, không bị kết váng ô xít sắt và một số độc tố khác. Ngoài ra, nước giếng khoan rất mát về mùa hè, khá ấm về mùa đông, dùng cho nhân nuôi cá giống không cần sử dụng thêm biện pháp chống nóng hoặc rét cho cá. Có thể với một số con giống kém chịu rét như cá lăng, nheo, chim trắng cần thả thêm bèo tây lên mặt ao tránh rét cho cá nuôi.

Mặt khác, nước sông trong một số năm gần đây đã bị ô nhiễm. Trong khi cá giống rất mẫn cảm với môi trường nước. Vì vậy, nếu sử dụng nước sông cho sản xuất cá giống, sẽ khó tránh được rủi ro.

Theo ông Quất, do ảnh hưởng của giá thịt lợn, nên giá các loại thuỷ sản cũng giảm theo khá sâu so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá rô phi giảm sâu nhất, người nuôi đang lỗ 7 – 10 nghìn đồng/kg. Nhưng các loại cá trắm, chim, mè, chép… vẫn có lãi 20%. Riêng cá rô đầu vuông đang được lãi cao ngất ngưởng.

Hệ thống lồng ấp cá giống

Khái lược về quá trình hành nghề nhân nuôi cá giống của mình, ông Quất tâm sự: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ 1979 – 1982, ông được chuyển ngành về làm công nhân ở trại cá Lê Hồng – Thanh Miện. Tới năm 1987, hưởng ứng kế hoạch tinh giảm biên chế của nhà nước, ông Quất đã tình nguyện xin nghỉ hưởng chế độ một lần, rồi về quê mở nghề sản xuất cá giống.

Với kinh nghiệm tích lũy được ở trại cá Lê Hồng và bằng cách lấy ngắn nuôi dài, ông Quất đã chuyển 0,5ha ruộng trũng của gia đình thành các ao nhân nuôi cá giống từ đó đến nay. Sau 30 năm căn cơ lập nghiệp, ông Quất đã có được trại sản xuất cá giống quy mô lớn như bây giờ.

Giá Giá Cá Tra Tăng Sát Mức Giá Kỷ Lục Năm 2011

Công ty Phân tích và Dự báo thị trường VN (AgroMonitor) ước tính tồn kho cá tra đầu kỳ năm 2023 ở mức 305.000 tấn – giảm tới 50% so với số tồn kho vào năm 2023 – do tình trạng nguồn cung nguyên liệu thiếu hụt.

Thậm chí thương nhân còn dự kiến, mức giá có thể sẽ còn tăng hơn nữa khi áp lực nguồn cung khan hiếm sẽ còn kéo dài đến khoảng quí 2- 2023, và cả năm 2023 dự kiến nguồn cung có thể sẽ thiếu hụt tới hai phần ba sản lượng so với năm 2023. Trong khi đó, nhu cầu chế biến các đơn hàng đi thị trường Mỹ, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vẫn đang gia tăng.

Theo ước tính của AgroMonitor, sản lượng cá tra trong quí 1-2023 chỉ đạt 211.000 tấn, giảm 1,67% so với quí 1-2023. Còn theo Tổng cục Thủy sản, diện tích nuôi cá tra đến ngày 17-2-2023 là khoảng 1.762 héc ta, bằng 91,3% so với 2023; sản lượng thu hoạch là 103.150 tấn, bằng 99,3% so với cùng kỳ.

Như vậy, có thể thấy, nguồn cung cá tra tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL tính đến thời điểm ngày 22-2-2023 ở mức không cao. Trong khi đó, với tiến độ thả nuôi vụ mới và lượng cá tra giống thả mới như trên thì dự kiến phải đến khoảng quí 2-2023 mới có lượng cá tương đối đủ để đáp ứng cho các doanh nghiệp chế biến.

Sản lượng cá cung ứng cho các nhà máy chế biến hiện ở mức trung bình (khoảng 4.500 tấn/ngày) dù nhu cầu chế biến có gia tăng. Tại An Giang, hiện các nhà máy chế biến khoảng trên dưới 3.000 tấn/ngày. Trong khi đó, trên kênh xuất khẩu đang có những kỳ vọng tích cực từ phía một số thị trường nhập khẩu cá tra lớn như Mỹ và Trung Quốc. Có thông tin cho rằng, hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang đàm phán chào giá xuất khẩu tăng đối với các hợp đồng mới xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Trung Quốc…

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14- 2-2023, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất với lượng đạt 10.100 tấn, kim ngạch đạt 28,85 triệu đô la Mỹ. Trong năm 2023, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh, đạt 134.560 tấn, thu về 384,85 triệu đô la Mỹ, tăng 23,79% về lượng và 21,4% về kim ngạch so với năm 2023.

Về thị trường Trung Quốc, xuất khẩu thủy, hải sản đã khởi sắc hơn sau rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu, do nhu cầu của khách hàng Trung Quốc tăng đáng kể và các lực lượng xuất khẩu của Việt Nam hiện đáp ứng tốt. Ngoài những mặt hàng thủy, hải sản xuất khẩu truyền thống, từ năm 2023, thị trường Trung Quốc, theo dự báo, sẽ thu hút rất mạnh các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam, bao gồm cá tra, cá ba sa. Tới đây, Trung Quốc sẽ là thị trường nhập khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam dưới dạng sản phẩm phi lê và cắt khúc cấp đông, đông lạnh tươi.

Trong năm 2023, thị trường Trung Quốc lần đầu tiên vượt thị trường Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với lượng đạt 153.130 tấn, trị giá 263,94 triệu đô la Mỹ, tăng mạnh 134,02% về lượng và 109,19% về trị giá so với năm 2023. Đặc biệt trong tháng 12-2023, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã xác lập mức kỷ lục xuất khẩu mới – đạt 18.780 tấn.

Còn theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14-2-2023, ước tính trong quí 1-2023 sản lượng cá tra xuất sang thị trường Trung Quốc (cả chính ngạch và biên mậu) đạt 30.000 tấn.

Tuy nhiên, tổng xuất khẩu cá tra của Việt Nam đi các thị trường trong quí 1-2023 ước tính vẫn suy giảm 7,37% so với quí 1-2023, một phần do sụt giảm đơn hàng xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2023 và tiếp tục tại hai tháng đầu năm 2023(2). Cùng với đó, việc một số siêu thị, như Carrefour, tại một số nước khu vực châu Âu từ chối bán cá tra trong hệ thống của họ cũng đã phần nào gây tác động suy giảm xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang khu vực này. Một nguyên nhân quan trọng khác của việc tổng xuất khẩu suy giảm là do nguồn cung cá nguyên liệu ở mức thấp nên đã kéo các đơn hàng giao quí 1-2023 suy giảm.

Như vậy, dựa vào con số về tình hình cung cầu cá tra, AgroMonitor ước tính lượng tồn kho cá tra tính đến cuối tháng 3-2023 sẽ còn khoảng 224.000 tấn. Sang đến quí 2-2023, khi nguồn cung cá nguyên liệu có những chuyển biến tốt hơn thì có thể giảm bớt áp lực lên thị trường.

Theo TBKTSG