Giá Cá Mập Nước Mặn / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Kĩ Thuật Nuôi Cá Nước Mặn

1.Nước biển tự nhiên

Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.

*Nhiệt độ nước.

Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.

*Độ PH:

Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.

*Độ cứng:

Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.

2.Nước biển nhân tạo

Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.

Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 31.

Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao. Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn).

Công thức hoá học Cách thức pha chế nước biển nhân tạo

Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.

Cách Nuôi Cá Cảnh Nước Mặn

Nuôi cá cảnh nước mặn (cá cảnh biển) có thể dùng nguồn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được.

Các cảnh nước mặn có các chủng loại đa dạng, màu sắc và hình dạng phong phú trông thật đẹp mắt. Khi chọn mua cá cảnh biển, trước hết phải chọn con to khỏe. Cá khỏe mạnh trước hết có màu cơ thể sáng, bơi nhanh, mang nở ra tự do, vây khỏe, biết tranh nhau ăn. Ngoài ra, các nước mặn trong lúc vớt và trong quá trình vận chuyển cơ thể có thể có một số chỗ bị tổn thương, như rụng vẩy, vây không hoàn chỉnh, hoặc do áp suất giảm mà không được khỏe, có những tổn thương với những mức độ khác nhau trong nội tạng, biểu hiện ở chỗ: bơi lội bất thường và biếng ăn. Nếu trên da có những đốm trắng như hạt gạo hoặc da đong máu, rách vây… đều là những cơ thể bệnh hoạn, không nên chọn.

Khi chọn mua cá nước mặn, nên chú ý: loại nào có thể hoặc không thể nuôi chung với nhau.Các loại cá có hình dáng nhỏ không thể nuôi chung với loại cá có hình dáng to, các loại cá tính tình hung hăng không thể nuôi chung với loại cá có tính ôn hòa. Nếu nuôi san hô, hải quỳ… trong bể cá nước mặn có thể chọn mua các loại cá thuojc họ miễng sành chum, cá hề, cá quy xanh, cá ba đốm trắng, cá chiêm đốm sọc … Đừng chọn mua cá ông tiên, cá điệp, cá mỏ vẹt … vì các loài cá này ăn san hô, hải quỳ và chúng sẽ phá hoại cảnh vật trong bể cá. Khi mua cá nên nhờ người bán tư vấn các loại cá có thể cùng sống hòa đồng với nhau trong cùng một bể. Số lượng cá nuôi trong bể nước mặn không nên quá nhiều, thường thì theo kích thước lớn nhỏ trong bể cá mà tăng giảm số lượng cá cho hợp lý, ví dụ mỗi con cá biển dài chừng 10cm thì nên có 50l nước cho chúng, như vậy cá không phải chen chúc.

Trong vận chuyển thường sử dụng túi nilon với mật độ thấp. Nilon cũng phải khá dày, theo quy cách thì dày 55×4,5cm, 45x25cm, 45 x 15cm… Khi sử dụng túi 2 lớp nilon, giữa 2 lớp nên lót thêm giấy hoặc nilon màu đen để che nắng và đảm bảo yên tĩnh, vừa làm dày thêm bao bì phòng vỡ túi khi bị vây cá đâm thủng, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển.

Số lượng cá trong mỗi bao có từ 1-2con, nhiệt độ nước trong túi lúc vận chuyển không thể dưới 25 độ C. Khi vận chuyển cá vào mùa đông nên có túi chườm nóng vào thùng đựng đồ để giữ ấm, tốt nhất nên mua vá vào thời điểm những tháng mùa hè hoặc mùa thu. Đối với những động vật không xương như trùng ống, san hô… có thể lấy bong thấm nước mặn và gói riêng từng lớp, sai đó bỏ chung vào 1 bao nilon, bơm đầy dưỡng khí trước khi vận chuyển đi nơi khác. Những cá cảnh nước mặn mới được bỏ vào cần phải tiến hành kiểm dịch bằng thuốc, thường được sử dụng bằng cách cho cá tắm nước ngọt và cách tắm đồng sunfic ngâm 1 vài giây đến vài phút. Trong 1 -2 tuần đầu nuôi nên quan sát kỹ các hiện trạng trên cơ thể cá và độ sạch sẽ bên ngoài để có thể xác định được thời gian cho cá ăn lần 1. Nếu cơ thể cá khỏe mạnh, hoạt động bình thường, có thể cho cá ăn sau 1 tuần. Trước hết cho ăn thức ăn biển, hợp khẩu vị, dần dần cho ăn thức ăn có nguồn gốc địa phương tương đối dễ mua. III. Nguồn nước

Nuôi cá cảnh biển có thể dùng nguồn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên trong nước biển tự nhiên có nhiều vi sinh vật, khoáng chất tự nhiên mà nước biển nhân tạo không có được. Đại đa số các tiệm cá cảnh đều bán nước biển nhân tạo. Cách nhận biết nước biển nhân tạo là độ mặn nằm trong khoảng 20 phần ngàn, và khi nuôi được 3-4 tháng thì đáy hồ đóng những lớp đen (dùng tỷ trọng kế để đo độ mặn). Khi nuôi cá bằng nước biển nhân tạo sẽ xuất hiện rêu màu xanh rất nhiều. Nước biển khi mua về trước tiên phải để lắng những chất bẩn trong nước đồng thời phải cắm máy lọc liên tục ít nhất trong 5 ngày để lọc sạch nước, đồng thời tạo thời gian cho vi sih vật phát triển

(Chú ý: không nên thả cá vào bể nước mới vì dễ làm cá mắc các bệnh thủy nấm).

Cá Nước Mặn Có Thể Sống Trong Nước Ngọt?

Một số loài cá có thể sống ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng được gọi chung là nhóm cá rộng muối (euryhaline fish). Tuy nhiên, hầu hết các loài cá chỉ có thể sống một trong hai môi trường (nước mặn hoặc nước ngọt), phụ thuộc vào khả năng chịu mặn của cơ thể.

Theo bảng phân loại sinh vật học NBII của Mỹ, nhóm cá rộng muối là những loài có khả năng thích nghi rất cao. Chúng có thể chuyển cư qua lại giữa nước mặn như ở biển và nước ngọt như ao, hồ, sông suối nhất định.

Cá vàng chỉ sống được trong nước ngọt.

Nhóm cá rộng muối được chia làm 2 loại chính: ngược sông để đẻ (cá biển) và di cư ra biển để đẻ (cá sông). Loại đầu tiên là cá được sinh ra trong nước ngọt nhưng trải qua phần lớn cuộc đời ngoài biển và chỉ quay lại nước ngọt để sinh sản. Phân nhóm này bao gồm cá hồi, cá trích, cá tầm, cá ốt-me và cá vược.

Ngược lại, loại thứ hai thường sống ở các vùng nước ngọt và chỉ di cư vào nước mặn để đẻ con. Loài cá chình Bắc Mỹ thuộc phân nhóm này, theo Cục hải sản và ngư nghiệp Mỹ.

Khác với nhóm cá rộng muối, phần lớn các loài cá chỉ có thể chịu đựng được sự dao động nhỏ về độ mặn và vô cùng nhạy cảm đối với bất kỳ thay đổi nào về nồng độ muối trong môi trường sống của chúng. Những loài này được gọi chung là cá hẹp muối (stenohaline fish). Cá vàng thuộc nhóm này và chỉ có thể sống trong môi trường nước ngọt. Ngược lại, cá ngừ – cũng là thành viên nhóm cá hẹp muối, nhưng chỉ có thể tồn tại trong nước mặn.

Trong thực tế, cá nước ngọt sẽ thường không có khả năng sống sót nếu nồng độ muối trong môi trường sống tăng lên hơn 0,05%, theo bảng NBII.

Khi chuyển cư, ngay cả các loài cá thuộc nhóm rộng muối cũng cần thời gian để cơ thể thích nghi với nồng độ muối khác lạ so với môi trường sống quen thuộc của chúng. Bằng cách kết hợp các nồng độ muối của các môi trường sống với từng giai đoạn sống khác nhau của chúng, cá rộng muối có thể cân bằng giữa nồng độ muốn trong cơ thể chúng với môi trường xung quanh.

Hồ Cá Biển, Làm Bể Cá Nước Mặn Giá Tốt 2023

Hồ cá biển đem đại dương vào không gian sống của ngôi nhà bạn

Hồ cá biển rất đẹp và mang nhiều màu sắc dưới đại dương, phong trào nuôi cá cảnh biển không chỉ đơn thuần là để thưởng ngoạn mà còn mang rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà còn có lợi ích về mặt phong thủy trong gia đình và cho việc kinh doanh của gia chủ. Nhưng chơi bể cá nước biển rất khó, việc để tạo ra một môi trường như tư nhiên để cá, san hô sống và phát triễn đòi hỏi người chơi phải chăm sóc thường xuyên.

Hồ cá biển mini là một sự lựa chọn tuyệt vời để đặt lên bàn làm việc hay nhà bạn không có nhiều diện tích, đặt một hồ cá biển nhỏ ở góc tường hay trên kệ giúp tiết kiệm không gian, biến không gian chết của căn nhà thành điểm nhấn vô cùng sinh động.

Bạn yêu thích nhưng không có kinh nghiệm và cũng không có nhiều thời gian chăm sóc?

Hãy chọn hồ cá biển của Cảnh Dương

Giá cả cạnh tranh, chất lượng cực tốt, đảm bảo an toàn và bảo hành hồ 24 tháng

Nguồn cá biển tự nhiên, đa dạng, bảo trì bảo dưỡng hàng tháng

Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có tâm với nghề

Đảm bảo thiết kế và thi công hoàn toàn giống nhau 100%

Miễn phí vận chuyển và lắp đặt nội thành, dịch vụ hậu mãi tốt

Mẫu mã & màu sắc đa dạng

Giá của một bể cá nước biển là bao nhiêu? GỌI 0908256817 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ BÁO GIA NGAY!

Giá của một hồ cá nước biển cao hơn rất nhiều so với hồ cá thông thường vì muốn có một hồ cá biển sinh đông đòi hỏi phải tạo ra một môi trường như dưới biển nên các thiết đi cho hồ cá nước biển rất nhiều và phức tạp. Nên khi bạn chọn hồ cá biển Cảnh Dương thì chúng tôi sẽ bảo trì bảo dưỡng hàng tháng giúp bạn.

Ngoài ra để có một hồ cá nước mặn giá cực rẻ Cảnh Dương còn thiết kế bể cá giả cảnh biển chi phí của bể cá trang trí cảnh biển rất rẻ so với hồ cá biển thật bạn có thể xem các sản phẩm giả cảnh biển ở https://hocacanh.vn/ho-ca-trang-tri

Thông tin liên hệ Cảnh Dương Aquriums

212 Lãnh Binh Thăng, Phường 13, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh Thơi gian làm việc: 8h-18h (Thứ 2 – Chủ nhật) Hotline: 0908256817 – 0907101516 – 0939222442 Email: hocacanh.vn@gmail.com

Mẫu hồ cá nước biển tiêu biểu mà Cảnh Dương đã thi công

Chúng tôi đặt uy tín và chất lượng sản phẩm của mình lên hàng đầu chính vì thế mổi sản phẩm làm ra phải hoàn chỉnh nhất

Cá Mập Nước Ngọt Giá Bao Nhiêu? Cá Mập Cảnh Đẹp Dễ Nuôi

Cá mập nước ngọtCá mập nước ngọt hay được gọi là cá mập cảnh, cá mập thái hiện khá phổ biến ở nước ta. Loài cá cảnh này thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn bởi vẻ ngoài tương đồng. Vậy cách phân biệt cá mập cảnh nước ngọt với các loài cá khác như nào? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc loài cá cảnh này. hay được gọi là cá mập cảnh, cá mập thái hiện khá phổ biến ở nước ta. Loài cá cảnh này thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn bởi vẻ ngoài tương đồng. Vậy cách phân biệt cá mập cảnh nước ngọt với các loài cá khác như nào? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc loài cá cảnh này.

Đặc điểm chung của cá mập nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cá mập nước ngọt

Thức ăn cho cá mập nước ngọt

Kết luận

Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu?

Đặc điểm chung của cá mập nước ngọt

Cá mập nước ngọt có tên tiếng anh là Sutchi catfish, sinh sống chủ yếu tại lưu vực sông Mê kông và Chao phraya ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Loài cá này được nhân giống nhân tạo thành công tại Việt Nam từ năm 1997. Cá mập cảnh xuất hiện thêm dòng mập thái albino rất đẹp mắt nên được nhiều người ưa thích chọn nuôi.

Cá mập nước ngọt có chiều dài trung bình khoảng 100cm, bề ngoài tương đồng với cá mập nước mặn và dễ gây nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn. Cá mập cảnh có phần lưng nhô cao, đầu phẳng hình nón và miệng ngắn. Môi dưới của cá chề xuống, đặc biệt mang cá không nối với má và cũng đảm nhiệm chức năng hô hấp.

Loài cá này đặc biệt không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, thực phẩm mà còn có tác dụng trong điều chế dược liệu. Các mô sụn của cá mập nước ngọt có chứa nhiều Chondroitin Sulfate, là một loại dược liệu cần thiết cho y học. Chúng là loài cá ăn tạp, hoạt động chủ yếu ở tầng nước giữa và sinh sản bằng cách đẻ trứng.

Kỹ thuật nuôi cá mập nước ngọt

Cá mập cảnh khá dễ nuôi cùng khả năng thích nghi cao. Loài cá này có tập tính bơi theo đàn lúc nhỏ và tách ra hoạt động độc lập khi trưởng thành. Chúng ta hoàn toàn có thể nuôi ghép nhưng yêu cầu bể thủy sinh có kích thước đủ lớn để cá hoạt động thoải mái.

Bể thủy sinh nuôi cá mập cảnh cần trang bị hệ thống lọc nước mạnh để đáp ứng chất lượng nước cần thiết. Cá mập thái là loài hoạt động khá mạnh, không cần nhiều ánh sáng nên chúng ta không cần bố trí quá nhiều đèn led và đặc biệt không thả rong vào bể nuôi cá mập cảnh.

Cá mập cảnh phát triển rất khá nhanh, chúng có thể đạt tới 1kg trong 8 tháng. Loài cá này bơi rất nhanh và quẫy mạnh không ngừng nếu bị quấy rầy. Cá mập nước ngọt không thích nghi tốt với nhiệt độ thấp, mức nhiệt nước trung bình phù hợp với chúng là từ 24 đến 28 độ C cùng nồng độ pH trong khoảng 6 tới 7.2.

Nói chung, loài cá này có thể sống tốt ở môi trường thiếu oxy và khả năng thích nghi rộng. Nếu bạn đang muốn nuôi cá cảnh không cần oxy thì cá mập cảnh là sự lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên chúng không thể hoạt động bình thường khi nhiệt độ dưới 18 độ và chết khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12 độ nên bạn cần chú ý về nhiệt độ bể cá.

Thức ăn cho cá mập nước ngọt

Như đã nói ở trên, cá mập cảnh là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn thả xuống. Cá mập con phát triển nhờ ăn các sinh vật phù du, các loài thực vật và thức ăn chó cá cảnh kể cả thức ăn dạng viên. Cá mập trưởng thành ăn các loại thực vật thủy sinh và thức ăn tổng hợp dạng viên.

Cá mập cảnh rất háu ăn, phát triển nhanh với kích thước lớn và thích nghi tốt với môi trường sống ở ao, sông hồ và bể thủy sinh. Để hạn chế sự phát triển của cá, giữ cá nhỏ lâu phù hợp làm cảnh thì chúng ta nên cho ăn ít và giãn cách bữa ăn hợp lý.

Cá mập con khi nuôi từ 3 tới 4 tháng có thể nặng tới 0,6kg trở lên. Chúng cần lượng thức ăn lớn để phát triển nhanh. Lượng protein cần có trong thức ăn là từ 28% đến 32%. Mặc dù phát triển khá nhanh nhưng cá mập cảnh lại phát dục khá muộn. Người ta thường tiến hành nhân giống khi cá được 3 hoặc 4 năm tuổi và cân nặng hơn 3kg. Cá mập nước ngọt sinh sản một năm 1 lần từ tháng 4 tới tháng 9.

Mặc dù được nhiều người ưa thích nuôi làm cá cảnh nhưng cá mập nước ngọt không thực sự thích hợp cho bể thủy sinh bởi kích thước và bản tính của chúng. Bạn có thể nuôi loài cá này ở bể ngoài trời kích thước lớn hoặc nếu bể kính cần có độ an toàn nhất định.

Nước nuôi cá mập cảnh có thể sử dụng nước trung tính nếu bạn dùng nước máy thì trước khi thả cá vào bể thì cần phải khử clo trong nước máy. Có thể cho cá ăn các loại động vật không xương sống cỡ lớn như giun đất, giun đỏ và thực phẩm tổng hợp. Nên bố trí các loại đèn trang trí màu sắc nổi bật để kích thích ăn uống cho cá.

Nếu muốn giữ cá có kích thước phù hợp thì bạn nên hạn chế cho ăn. Bằng không chúng sẽ phát triển rất nhanh và có phần trội hơn các cá thể ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vì sống trong môi trường nuôi nhốt từ bé nên cá mập nước ngọt vẫn có thể thích nghi dù bể ngắn hơn.

Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, thời gian gần đây cá mập nước ngọt được nhiều người biết tới hơn và dần trở thành loài cá được yêu thích. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của chúng vẫn không thể so sánh với các loài cá cảnh khác trên thị trường. Nguyên nhân do kích thước lớn và bản tính quá nhút nhát, dễ bị kích động của chúng.

Hiện nay, bạn chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng để sở hữu một chú cá mập nước ngọt cỡ nhỏ tầm 10cm. Đối với những con cá kích thước lớn, bạn cần tham khảo và liên hệ trực tiếp với những cửa hàng cá cảnh để biết giá thành chính xác nhất.

<!-