Giá Cá Mập Kiểng / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Kiểng Lái Thiêu Xuất Ngoại

Tổ liên kết nuôi cá kiểng phường Lái Thiêu là một trong những mô hình nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao ở TX.Thuận An. Điều đáng chú ý, sản phẩm của tổ liên kết chủ yếu là xuất khẩu.

Hướng đi phù hợp

Tổ liên kết nuôi cá kiểng phường Lái Thiêu hiện có 12 thành viên. Ông Nguyễn Thanh Hùng, thành viên tổ liên kết, cho biết ông đã có 10 năm nuôi cá dĩa. Ban đầu ông chỉ nuôi chơi vì đam mê loài cá này, bởi cá dĩa có màu sắc, kiểu dáng đẹp. Từ niềm đam mê, dần dần ông chuyển sang kinh doanh cá dĩa. Tuy nhiên, khi chuyển sang kinh doanh ông gặp nhiều khó khăn vì nguồn nước và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến loài cá này. Từ nguồn nước giếng đóng của gia đình phù hợp môi trường phát triển của loại cá dĩa, ông đầu tư thêm hệ thống xử lý nước bảo đảm độ PH phù hợp. Hiện nguồn nước giếng của gia đình ông phù hợp để phát triển và nhân giống cá dĩa.

Ông Nguyễn Văn Hùng, thành viên Tổ liên kết nuôi cá kiểng phường Lái Thiêu, theo dõi tình hình phát triển đàn cá kiểng của gia đình. Ảnh: VĂN TIẾN

Do đặc tính loại cá dĩa hay bị bệnh nếu thời tiết thay đổi; một số bệnh thường gặp như bệnh nấm, bệnh đường ruột… Chính vì vậy trong quá trình nuôi, ông Hùng thường xuyên theo dõi và phòng bệnh kịp thời; nếu không điều trị, bệnh sẽ lây lan rất nhanh, dẫn đến cá chết hàng loạt. Hiện tại, ông nuôi chủ yếu là cá dĩa sinh sản, như cá dĩa panda, cá dĩa bồ câu panda, cá dĩa da beo, cá dĩa red panda. Riêng cá dĩa red panda, ông có thể nhân tạo màu sắc sang màu vàng hoặc màu đỏ tùy theo sở thích của khách hàng.

Theo ông Hùng, những loài cá này người nuôi có thể cho ăn tim bò trộn với bột màu đỏ hoặc vàng. Cá dĩa rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, do vậy ông đặt bể nuôi ở nơi yên tĩnh, tránh quá nhiều ánh sáng. Lợi thế của việc nuôi cá kiểng là người nuôi không cần diện tích rộng, chỉ cần tận dụng những không gian trong nhà là có thể nuôi được.

Ông Võ Ngọc Anh, thành viên Tổ liên kết nuôi cá kiểng Lái Thiêu, chia sẻ trước đây, ông mở trang trại chăn nuôi heo, gà, nhưng do ảnh hưởng đến môi trường nên ông chuyển sang nuôi cá dĩa. Được các thành viên trong tổ liên kết hỗ trợ về con giống, kỹ thuật nuôi cũng như cách phòng bệnh cho cá, đến nay mô hình này đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ông.

Hiệu quả cao

Ông Anh cho biết, hiện nay sản phẩm của Tổ liên kết nuôi cá kiểng Lái Thiêu chủ yếu là xuất khẩu. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi cá kiểng mang về cho gia đình ông từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng. Với mức thu nhập này, cuộc sống của gia đình ông ổn định hơn trước.

Còn theo ông Hùng, mỗi năm trại cá kiểng của ông thu hoạch 3 đợt. Hiện tại, mỗi con cá kiểng dài 7 cm ông bán với giá 100.000 đồng, loại dài 8 cm giá từ 120.000 đồng, loại 9 cm có giá khoảng 200.000 đồng; nếu là cá giống thì có giá lên đến 500.000 – 1 triệu đồng/con. Mỗi năm, trại cá kiểng đã mang lại cho gia đình ông thu nhập từ 150 – 180 triệu đồng. Điều đáng mừng là thị trường tiêu thụ loại cá này rất lớn, nguồn cung không đủ nên ông xuất lứa nào cũng tiêu thụ hết.

Có thể nói, phát triển kinh doanh cá kiểng ở Lái Thiêu là hướng đi phù hợp với quá trình đô thị hóa của TX.Thuận An. Mô hình kinh doanh này không chỉ tạo việc làm tại chỗ mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi cá kiểng.

Ông Trần Hoàng Thân, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông liên huyện, thị phía nam của tỉnh, nhận xét thời gian qua, các thành viên trong Tổ liên kết nuôi cá kiểng Lái Thiêu đã tích cực gặp gỡ trao đổi về kiến thức cũng như kinh nghiệm phát triển đàn cá. Về phía Trạm Khuyến nông cũng đã phối hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, tổ chức cho các thành viên trong tổ đi tham quan, học hỏi các mô hình nuôi cá kiểng ở các địa phương khác. Hiện nay, Trạm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ 2 hộ có nhu cầu phát triển cá kiểng trên địa bàn phường Lái Thiêu.

Cùng với đó, các thành viên trong tổ liên kết còn được tham gia các diễn đàn với sự có mặt của các doanh nghiệp thu mua cá kiểng xuất khẩu sang các nước. Nhờ đó, người nuôi cá có cơ hội gặp gỡ, trao đổi về nhu cầu của thị trường và giá trị của từng loại cá để có định hướng phát triển đúng hướng.

Cá Mập Nước Ngọt Giá Bao Nhiêu? Cá Mập Cảnh Đẹp Dễ Nuôi

Cá mập nước ngọtCá mập nước ngọt hay được gọi là cá mập cảnh, cá mập thái hiện khá phổ biến ở nước ta. Loài cá cảnh này thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn bởi vẻ ngoài tương đồng. Vậy cách phân biệt cá mập cảnh nước ngọt với các loài cá khác như nào? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc loài cá cảnh này. hay được gọi là cá mập cảnh, cá mập thái hiện khá phổ biến ở nước ta. Loài cá cảnh này thường bị nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn bởi vẻ ngoài tương đồng. Vậy cách phân biệt cá mập cảnh nước ngọt với các loài cá khác như nào? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc loài cá cảnh này.

Đặc điểm chung của cá mập nước ngọt

Kỹ thuật nuôi cá mập nước ngọt

Thức ăn cho cá mập nước ngọt

Kết luận

Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu?

Đặc điểm chung của cá mập nước ngọt

Cá mập nước ngọt có tên tiếng anh là Sutchi catfish, sinh sống chủ yếu tại lưu vực sông Mê kông và Chao phraya ở Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Loài cá này được nhân giống nhân tạo thành công tại Việt Nam từ năm 1997. Cá mập cảnh xuất hiện thêm dòng mập thái albino rất đẹp mắt nên được nhiều người ưa thích chọn nuôi.

Cá mập nước ngọt có chiều dài trung bình khoảng 100cm, bề ngoài tương đồng với cá mập nước mặn và dễ gây nhầm lẫn với cá thành cát tư hãn. Cá mập cảnh có phần lưng nhô cao, đầu phẳng hình nón và miệng ngắn. Môi dưới của cá chề xuống, đặc biệt mang cá không nối với má và cũng đảm nhiệm chức năng hô hấp.

Loài cá này đặc biệt không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, thực phẩm mà còn có tác dụng trong điều chế dược liệu. Các mô sụn của cá mập nước ngọt có chứa nhiều Chondroitin Sulfate, là một loại dược liệu cần thiết cho y học. Chúng là loài cá ăn tạp, hoạt động chủ yếu ở tầng nước giữa và sinh sản bằng cách đẻ trứng.

Kỹ thuật nuôi cá mập nước ngọt

Cá mập cảnh khá dễ nuôi cùng khả năng thích nghi cao. Loài cá này có tập tính bơi theo đàn lúc nhỏ và tách ra hoạt động độc lập khi trưởng thành. Chúng ta hoàn toàn có thể nuôi ghép nhưng yêu cầu bể thủy sinh có kích thước đủ lớn để cá hoạt động thoải mái.

Bể thủy sinh nuôi cá mập cảnh cần trang bị hệ thống lọc nước mạnh để đáp ứng chất lượng nước cần thiết. Cá mập thái là loài hoạt động khá mạnh, không cần nhiều ánh sáng nên chúng ta không cần bố trí quá nhiều đèn led và đặc biệt không thả rong vào bể nuôi cá mập cảnh.

Cá mập cảnh phát triển rất khá nhanh, chúng có thể đạt tới 1kg trong 8 tháng. Loài cá này bơi rất nhanh và quẫy mạnh không ngừng nếu bị quấy rầy. Cá mập nước ngọt không thích nghi tốt với nhiệt độ thấp, mức nhiệt nước trung bình phù hợp với chúng là từ 24 đến 28 độ C cùng nồng độ pH trong khoảng 6 tới 7.2.

Nói chung, loài cá này có thể sống tốt ở môi trường thiếu oxy và khả năng thích nghi rộng. Nếu bạn đang muốn nuôi cá cảnh không cần oxy thì cá mập cảnh là sự lựa chọn tốt cho bạn. Tuy nhiên chúng không thể hoạt động bình thường khi nhiệt độ dưới 18 độ và chết khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12 độ nên bạn cần chú ý về nhiệt độ bể cá.

Thức ăn cho cá mập nước ngọt

Như đã nói ở trên, cá mập cảnh là loài ăn tạp, chúng có thể ăn bất cứ thứ gì bạn thả xuống. Cá mập con phát triển nhờ ăn các sinh vật phù du, các loài thực vật và thức ăn chó cá cảnh kể cả thức ăn dạng viên. Cá mập trưởng thành ăn các loại thực vật thủy sinh và thức ăn tổng hợp dạng viên.

Cá mập cảnh rất háu ăn, phát triển nhanh với kích thước lớn và thích nghi tốt với môi trường sống ở ao, sông hồ và bể thủy sinh. Để hạn chế sự phát triển của cá, giữ cá nhỏ lâu phù hợp làm cảnh thì chúng ta nên cho ăn ít và giãn cách bữa ăn hợp lý.

Cá mập con khi nuôi từ 3 tới 4 tháng có thể nặng tới 0,6kg trở lên. Chúng cần lượng thức ăn lớn để phát triển nhanh. Lượng protein cần có trong thức ăn là từ 28% đến 32%. Mặc dù phát triển khá nhanh nhưng cá mập cảnh lại phát dục khá muộn. Người ta thường tiến hành nhân giống khi cá được 3 hoặc 4 năm tuổi và cân nặng hơn 3kg. Cá mập nước ngọt sinh sản một năm 1 lần từ tháng 4 tới tháng 9.

Mặc dù được nhiều người ưa thích nuôi làm cá cảnh nhưng cá mập nước ngọt không thực sự thích hợp cho bể thủy sinh bởi kích thước và bản tính của chúng. Bạn có thể nuôi loài cá này ở bể ngoài trời kích thước lớn hoặc nếu bể kính cần có độ an toàn nhất định.

Nước nuôi cá mập cảnh có thể sử dụng nước trung tính nếu bạn dùng nước máy thì trước khi thả cá vào bể thì cần phải khử clo trong nước máy. Có thể cho cá ăn các loại động vật không xương sống cỡ lớn như giun đất, giun đỏ và thực phẩm tổng hợp. Nên bố trí các loại đèn trang trí màu sắc nổi bật để kích thích ăn uống cho cá.

Nếu muốn giữ cá có kích thước phù hợp thì bạn nên hạn chế cho ăn. Bằng không chúng sẽ phát triển rất nhanh và có phần trội hơn các cá thể ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, vì sống trong môi trường nuôi nhốt từ bé nên cá mập nước ngọt vẫn có thể thích nghi dù bể ngắn hơn.

Cá mập nước ngọt giá bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, thời gian gần đây cá mập nước ngọt được nhiều người biết tới hơn và dần trở thành loài cá được yêu thích. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của chúng vẫn không thể so sánh với các loài cá cảnh khác trên thị trường. Nguyên nhân do kích thước lớn và bản tính quá nhút nhát, dễ bị kích động của chúng.

Hiện nay, bạn chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng để sở hữu một chú cá mập nước ngọt cỡ nhỏ tầm 10cm. Đối với những con cá kích thước lớn, bạn cần tham khảo và liên hệ trực tiếp với những cửa hàng cá cảnh để biết giá thành chính xác nhất.

<!-

Yamaha 125Zr Độ Kiểng Đẹp 2023 Kèm Giá Bán

Yamaha 125ZR độ kiểng đẹp – giá xe Z125 bao nhiêu 2023,Yamaha Yaz 125 còn có tên gọi khác là “cá mập” hay “Ya cá mập”.mẫu xe thể thao 2 thì của Yamaha.

Yaz 125 là đối thủ của Suzuki Sport RGV 120 (Xì po)…Yamaha Yaz 125 ghi dấu với giới trẻ nhờ thiết kế rất thể thao và tốc độ Được ra mắt lần đầu vào năm 1998 để thay thế cho dòng Y110SS trước đó, Yamaha Z125 đã nhanh chóng ‘soán ngôi’ của các dòng Su ‘xì-po’ để trở thành mẫu xe 2 kỳ underbone được ưa chuộng nhất. Ban đầu dòng xe này có tên Z125, sau đó tới khoảng năm 2009 được đổi tên thành 125ZR. Tại Việt Nam, chiếc xe thường được dân chơi gọi với những cái tên thân mật là Ya Z hay Ya ‘cá mập’, do đuôi sau có vỏ nhựa đúc thành hình mang cá mập.

Mẫu xe Yamaha Yaz 125 từ lâu luôn được giới trẻ Việt ưa chuộng, Bẵng đi một thời gian dài trên thị trường, mẫu xe này đã trở lại Việt Nam với tên gọi 125ZR vào cuối 2023 với giá bán dao động xung quanh 200 triệu đồng

Hiện tại nếu muốn sở hữu một chiếc Yamaha 125ZR mới trên thị trường có giá bán lên đến hơn 300 triệu đồng

Giá xe Yaz 125 cũ : xấp xỉ từ 50.000.000- 90.000.000 VNĐ VNĐ – giá bán ngang ngửa xe Exciter 150 hiện nay.

Những điểm nhấn của Yamaha Yaz 125

Yamaha Yaz 125 ghi dấu với giới trẻ nhờ thiết kế rất thể thao và tốc độ. Dù mang dáng underbone, động cơ hai thì 125 phân khối nhưng sức mạnh không hề thua kém những chiếc 4 thì 250 phân khối.

Yamaha Yaz 125 nổi bật với động cơ hai thì, dung tích 124.3cc, cho công suất tối đa 17.5 mã lực tại vòng tua máy 8.000 v/ph, mô-men xoắn cực đại tại 7.500 v/ph, kết hợp với bộ số 6 cấp. Vận tốc tối đa mà xe có thể đạt lên tới 150 km/h.

Là đối thủ nặng ký của Suzuki Sport Xì po (RGV 120)… YaZ cho ra âm thanh khác đặc trưng của động cơ 2 thì 125cc cùng với hộp số 6 cấp, sản sinh công xuất 17 mã lực, giúp cho Yaz có khả năng tăng tốc mạnh mẽ.

Khuyết điểm lớn của Ya Z125 chính là thiết kế khung sườn, bởi những phiên bản trước rất nhiều người sử dụng phàn nàn về những vết nứt trên khung sườn sau 1 thời gian sử dụng, tuy nhiên điều đó vẫn còn tuỳ thuộc vào cách chạy của từng người.

1.Yaz 125 độ đẹp 2023 với loạt option 100 triệu

Ba góc ảnh ta đang nhìn chính là các món đồ chơi đến từ thương hiệu Domino bao gồm cùm công tắc mỏng và cùm ga tăng tốc. Bên ngoài còn có bao tay Ariete kết hợp cùng gù trung Rizoma vàng nổi bật trên gam màu đen của dàn áo. Hình ảnh tiếp theo là tay thắng Brembo Billet có giá thành hơn 10 triệu đồng đây là món đồ chơi được sử dụng khá nhiều hiện nay trên các dòng xe PKL và một vài bản độ phân khối nhỏ chịu chi phía bên còn có bình dầu Rizoma làm ổ chứa dầu. Tay côn là phiên bản CRG Gp tích hợp chế độ tăng côn bằng tay thông qua cần gạt đỏ rất dễ thao tác. Ngoài ra không quên kể đến trợ lực Matris kẹp sườn vô cùng ấn tượng có hành trình 110mm bắt vào sườn xe thông qua bộ pat rời rất tiện lợi, tuy nhiên vì đây là món đồ chơi chế thêm nên việc khoét cắt mủ dàn áo là điều không thể tránh khỏi Dàn chân trước/sau là nơi gây sự tốn kém nhiều nhất cho chủ xe, bao gồm các tinh chỉnh như dây dầu Hel trước được bấm đầu đi kèm ngắt Staubli có giá hơn 10 triệu đồng, bánh trước sau là cặp heo dầu Brembo Billet có giá thành cũng hơn 10 triệu đồng một con chưa bao gồm chi phí chạy pat heo CNC. Ngoài ra còn có sự góp mặt của đĩa thắng Braketech nằm ở bánh trước và Galfer phía sau. Hệ thống phuộc sau theo nguyên bản của Yaz chu xe đã hướng tới sử dụng phuộc Nitron bình dầu rời riêng chi tiết này thôi đã lấy đi của của xe hơn 20 triệu đồng. Thứ giá trị mà các biker ao ước nhất trên bản độ này chính là bộ mâm Racingboy phiên bản CNC 5 cây xéo đời đầu đã tuyệt chủng từ khá lâu và hiện được các tay chơi xe sang tay nhau với giá tiền không bao giờ dưới 40 triệu đồng một cặp. ​Hình ảnh của Minh Chiến

Cẩm Nang Về Nước Nuôi Cá Kiểng

Ai cũng biết, cá sống nhờ nước. Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sống của cá kiểng, mà chất lượng nước thì gần như không phải vùng nào cũng giống nhau; ngay mùi vị cũng khác nhau. Trong khi đó đa số cá kiểng lại rất mẫn cảm với mùi và vị của nước. Do đó nếu được nuôi trong môi trường nước tốt thì sức khoẻ cá tốt. Ngược lại gặp nước không thích hợp thì cá khó sống và bị chết.

Nói cách khác, cá nước ngọt thích hợp với nước ngọt, cá nước lợ thì chỉ thích hợp với nguồn nước lợ …

Chọn được nguồn nước thích hợp cho cá, còn phải lo gạn lọc để nước được trong sạch, không bị ô nhiễm mới dùng được. Mặc khác, nước trong hồ nuôi cá kiểng còn đòi hỏi phải có lượng dưỡng khí hoà tan đầy đủ, có độ pH bảo đảm yêu cầu sinh trưởng cho cá và có nhiệt độ thích hợp.

Nước dùng cho hồ cá kiểng có thể dùng nước mưa, nước máy, nước giếng và cả nước ao hồ, sông suối, miễn hợp vệ sinh là được.

Nước mưa: Nước mưa vừa mới hứng được, hay chứa trong lu, trong khạp lâu ngày được coi là loại nước tốt nhất để nuôi cá kiểng. Nếu chứa vào lu khạp thì phải đậy kín để tránh bụi bặm, đồng thời cũng tránh chuột bọ sa chân rơi vào.

Nước máy: Nước máy nuôi cá kiểng cũng không thua gì nước mưa, được đánh giá là thứ nước vừa trong sạch, vừa vô trùng. Tuy vậy không nên dùng nước máy mới hứng để nuôi cá kiểng, mà phải hứng trữ vài ba ngày để nồng độ Clor tan hết mới nuôi cá sống tốt được. Lượng thuốc khử trùng trong nước máy rất nhỏ vô hại đối với con người, những lại có hại cho cá, có thể làm cá chết. Ngày nay, nước máy được xem là nguồn nước chính để nuôi cá kiểng, nhất là ở vùng thành thị, một điều dễ hiểu là nước máy lúc nào cũng có sẵn, chi phí cũng rẻ.

Nước giếng: Nước giếng dùng để nuôi cá kiểng cũng tốt. Giếng nào có nước ngọt và trong dùng cho người ăn uống thì nuôi cá rất tốt. Tốt nhất là nên múc nước giếng đổ vào lu khạp một vài ngày để nước lắng trong rồi mới bơm vào hồ nuôi cá.

Nước ao hồ, sông suối: Nước ao hồ sông suối nếu không bị tù đọng, không ô nhiễm, độ pH thích hợp trong sạch vẫn có thể cho vào hồ nuôi cá kiểng được. Tuy vậy, tốt nhất phải cho lắng đọng và lọc kỹ lại mới dùng được.

Nếu nuôi cá kiểng với số lượng ít, nuôi trong hồ nhỏ thì vấn đề nước không mấy quan trọng, nhưng nếu nuôi cá với số lượng nhiều để kinh doanh thì nước là chuyện đáng lo. Thường thì những nơi này đều có lập hồ lớn để chứa nước sạch, để khi dùng đến là có sẵn với số lượng nhiều.

1. Thay nước hồ cá

Tuỳ theo kích thước hồ lớn hay nhỏ, tuỳ theo mật độ cá kiểng trong hồ cao hay thấp mà nước trong hồ cá lâu hay mau bẩn. Hồ nhỏ mà cá nuôi nhiều thì nước mau nhiễm bẩn. Nước hồ dơ là do chất thải của cá, do những thức ăn dư thừa của cá còn sót lại trong hồ khiến nước bị bẩn đục, thậm chí hôi hám. Sống trong môi trường nước nhiễm bẩn như vậy lây ngày cá sẽ kiệt sức dần mà chết, vì vậy ta phải thay nước mới vào hồ cá. Trong trường hợp hồ quá bẩn, ta còn phải kết hợp việc thay nước dơ bằng nước sạch với việc vệ sinh hồ, cọ rửa đáy hồ, thành hồ cho sạch sẽ.

Dụng cụ lọc nước dù có cũng không đảm bảo cho hồ cá có người nước sạch lâu dài. Máy lọc chỉ hỗ trợ một phần mà thôi, giúp nước hồ bớt bẩn. Ống xi phông cũng vậy. Tuy nói như thế nhưng trang bị được máy lọc và ống xi phong vẫn tốt hơn.

2. Thời gian thay nước

Thời gian thay nước cũ trong hồ bằng nước mới dài ngày hay ngắn ngày là còn tuỳ vào mức độ ô nhiễm của nước trong hồ ít hay nhiều. Tuy vậy, dù nước hồ có hệ thống lọc làm sạch, thì tối đa vài tháng cũng phải thay nước cho hồ một lần. Không nên để cho hồ cá thật bẩn mới thay, vì như vậy là vô tình làm hại đến sức khoẻ cá nuôi, vừa làm giảm vẻ mỹ quan cho hồ cá. Hồ cá là vật trang trí cho phòng khách, mà để nước quá bẩn thì tạo được vẻ hấp dẫn gì nữa?

Muốn cho hồ đỡ nhiễm bẩn ta có nhiều cách:

Dùng hệ thống lọc: Nhờ có máy lọc nước trong hồ mới bớt ô nhiễm. Các chất dơ bản mà cá thải ra hằng ngày và thức ăn thừa được máy lọc rút bớt.

Dùng ống xi phông: Nhờ ống xi phong rà khắp đáy hồ để tìm hút ra ngoài những chất bẩn. Bất cứ giờ giấc nào trong ngày, hễ mình thấy vật dơ là lập tức rút ra. Nhờ đó mà nước trong hồ lúc nào cũng trong và sạch.

Nếu siêng, cứ vài ba ngày thay từ 10 đến 20 phần trăm nước trong hồ một lần, thì nước cũng lâu bẩn. Nếu sử dụng cách này theo đúng chu kỳ như vậy thì ba tuần thay nước một lần cũng không hại gì đến sức khoẻ của cá.

Trong trường hợp không làm theo những cách trên thì nước hồ rất mau bẩn. Nếu mật độ cá kiểng trong hồ cao thì có thể mỗi tuần phải thay nước. Dù lượng nước mới đã được lắng trong trước đó vài ngày thì mỗi lần thay cũng phải chừa lại ba phần tư nước trong hồ. Nói cách khác, mỗi lần thay nước, ta dùng ống xi phong rút nước bẩn ra ngoài khoảng một phần tư, sau đó bơm nước mới vào cho đầy hồ trở lại mới tốt. Điều cần nữa là giữa nước mới và nước cũ trong hồ phải có độ pH và nhiệt độ ngang nhau mới đạt yêu cầu, sự sai lệch của nhiệt độ cho phép chỉ khoảng một – hai độ mà thôi.

3. Cách thay nước

Như trên đã đề cập đến, mỗi lần cần thay nước hồ, dù chỉ thay một phần nhỏ hay thay hết, ta cũng cố tránh để cá khỏi sợ hãi. Tốt nhất ta không nên dùng vợt vớt hết cá nuôi ra ngoài, chờ đến khi bơm nước mới vào đầy hồ, lại thêm một lần nữa vớt cá cho vào hồ trở lại. Việc di cá “thô bạo” như vậy, ngoài việc làm cho cá sợ hãi, còn có thể gây cho cá những thương tật ở vi kỳ, ở vảy hoặc đuôi. Con cá khi đã sợ thì cứ … chúi đầu chạy như ma đuổi, do đó không tránh khỏi tà mỏ (do đụng mạnh vào vách kiếng của hồ), bị rách đuôi (điều này thường gặp ở cá tàu). Đó là chưa nói đến việc quá sợ, cá kiểng có thể nhảy vọt ra khỏi hồ, không chết cũng trầy vi tróc vảy, không còn giá trị gì nữa.

Cách tốt nhất khi thay nước cho hồ là cứ để cá sống tự nhiên, rồi dùng ống xi phong rà khắp bề mặt đấy hồ để rút bớt độ sáu bảy chục phần trăm nước cũ trong hồ ra. Nước rút đến đâu thì bầy cá cứ nhởn nhơ bơi lội trong phần nước hồ còn lại, gần như không hay biết một điều gì khác lạ đang xảy ra trong môi trường sống của chúng. Sau đó ta lại từ từ bơm nước mới cho đầy đủ trở lại.

Việc thay nước nên thực hiện lúc bên ngoài trời ấm áp, nắng ráo. Những lúc mưa to gió lớn, khí hậu bên ngoài thay đổi quá bất thường ta không nên thay nước hồ, trừ trường hợp nước quá dơ bẩn, và cá nuôi đang có hiện tượng bị ngộ độc bởi nguồn nước dơ bẩn này.

Xin nhắc lại, chỉ khi nào nước trong hồ quá bẩn, thậm chí có mùi khó ngửi, đáy và thành hồ bị rêu bám do lâu ngày không cọ rửa, thì ta mới nghĩ đến việc dùng vợt để vớt hết cá nuôi ra ngoài để dễ làm vệ sinh hồ, sau đó thay nước mới hoàn toàn vào hồ mà thôi.

Câu Hỏi Thường Gặp