Giá Cá Kèo Thương Phẩm / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Kèo Thương Phẩm Tăng Giá Mạnh

Khoảng một tháng trở lại đây, giá cá kèo thương phẩm tại Bạc Liêu tăng mạnh và đang giữ giá ổn định.

Hiện nguồn cung thiếu khiến giá cá kèo có chiều hướng tăng. Người dân cũng đang có xu hướng chuyển sang nuôi cá kèo, trước áp lực tôm rớt giá kéo dài.

Nhiểu thương lái cho biết, hiện loại cá kèo hơn 100 con/kg, giá mua tại ao khoảng 100.000 đồng/kg, loại 40- 50 con/kg, có giá khoảng 140.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với trước đó. Mặc dù giá cá kèo đang đứng ở mức cao, nhưng nguồn cung không đủ cầu, khiến thị trường khan hiếm hàng, nhiều khả năng giá sẽ còn tăng trong những ngày tới.

Cũng theo các thương lái, giá cá kèo tăng mạnh trong thời gian gần đây do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh. Ngoài nguồn cung cá kèo sống xuất bán ra ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, công ty đẩy mạnh mua hàng chế biến xuất bán ra nước ngoài.

Theo các địa phương, trước giá cá kèo tăng mạnh gần đây, ngoài diện tích làm muối trước đây nay đã chuyển sang nuôi cá kèo, người nuôi tôm cũng có xu hướng chuyển sang nuôi con này. Bởi theo người dân, với giá hiện tại nuôi cá kèo cho hiệu quả kinh tế cao hơn con tôm, trong khi giá tôm nguyên liệu rớt giá xuống thấp trong nhiều tháng qua, sản xuất thua lỗ.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu, người dân hết sức thận trọng, không nên chuyển sang nuôi cá kèo quá ồ ạt. Khi sản xuất phải đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, nguồn nước, nằm trong vùng quy hoạch, nắm chắc khoa học kỹ thuật, hạn chế rủi ro về dịch bệnh, giá cả…

Bên cạnh đó, vấn đề con giống cũng cần quan tâm, bởi hiện nay cá kèo giống chưa có quy trình lai giống nhân tạo, vì vậy người nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống khai thác từ thiên nhiên. Khi phát triển nuôi ồ ạt, đẩy giá cá giống tăng cao, chất lượng con giống không đảm bảo, rủi ro khi nuôi rất cao…

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, những năm trước đây giá cá kèo thương phẩm ổn định, diện tích nuôi cá kèo của tỉnh này đạt khoảng 400 ha. Nhưng, do nhiều năm qua, giá cá kèo bấp bênh, diện tích nuôi con này cũng giảm theo, hiện còn khoảng 100 ha, nhưng người nuôi cũng không mấy mặn mà, họ chỉ nuôi một vài vụ trong năm, chủ yếu lựa vào thời điểm thị trường tiêu thụ mạnh.

Nuôi Cá Rô Đồng Thương Phẩm

a/ Giống cá nuôi:

+ Cỡ cá rô đồng giống: 300 – 500 chúng tôi Cá đều cỡ, cá khỏe mạnh, cá không bị xây xát mất nhớt. Cá yếu được nhốt nuôi riêng khi thật khỏe mạnh mới nuôi chung. Mật độ nuôi 10 con/ m2 nơi có thức ăn đủ, nước tốt, nuôi tốt mật độ nuôi 20 – 30 – 50con/ m2.

+ Có thể thả ghép cá hường giống 1 con / 5-10 m2, cá mè trắng 1con/5-10 m2 để tận dụng thức ăn rơi rớt và làm sạch môi trường nước, không được thả cá mè vinh, chép, trê phi tranh mồi ăn của CRĐ, giá bán thấp.

b/ Thức ăn cho cá:

+ Tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong vùng nước cho cá. + Có thể sử dụng phân heo, gà, cút cho cá ăn trực tiếp (cần lưu ý không để nước đái heo xuống ao nuôi). Ao 500 – 1000 m2 có thể sử dụng phân heo của 10 – 20 con làm thức ăn cơ bản cho cá, bổ sung thêm thức ăn nhân tạo. Tùy thực tế xem sức sức ăn của cá mà tăng hoặc giảm lượng thức ăn. Trước khi thu hoạch 2-3 tháng, ngưng cho cá ăn phân heo, mà cho cá ăn bằng thức ăn chế biến để cá sạch, béo. Thức ăn chế biến 3-5% trọng lượng cá, tùy cá ăn mà tăng giảm.

– Cho cá ăn bằng thức ăn chế biến: Bột đầu tôm, phụ phế liệu nhà máy chế biến cá tôm và gia súc, bột cá, ruốc, ốc, cá tạp, bột đậu nành, … tỷ lệ đạm 30% + cám mịn và xác đậu nành 60% + tấm 7% + bột lá gòn 3% + Vitamin, Premit. hế biến thức ăn: Thức ăn thô (cá tạp, cua, ốc,…) được nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với bột cá cho nhừ, cho bột lá gòn vào, nếu có xác đậu nành nấu riêng, trộn cám và Vitamin vào thức ăn, vừa khô, đặc, dẻo. Có thể cho10% rau muống đã thái nhỏ và nấu mềm nhừ trộn lẫn với thức ăn trên. Thức ăn có độ đạm càng cao cá lớn càng nhanh, từ cá giống lên cá 7-15 con/kg có 4 tháng.

– Cho cá ăn: Cá rô đồng lúc còn nhỏ chưa phân đàn, cho cá ăn bằng sàn treo ở đầu ao, cá vào sàn ăn, khoảng 50 – 80 m2 có một sàn. Khi cá lớn, dùng sàn thì cá lớn vào ăn trước, cá nhỏ vào ăn sau, cá lớn không đều, nên rải thức ăn đều ao cho cá ăn để cá lớn nhỏ đều được ăn. Tỷ lệ cho ăn 3-5% trọng lượng cá, ngày cho ăn 1-2 lần. Cho CRĐ ăn thức ăn hoặc lúa, đậu nành rang vàng thơm cho dầu dừa vào cho cá ăn.

c/ Quản lý chăm sóc cá nuôi:

– Giữ môi trường nước nuôi đến màu xanh lá chuối non. Nếu nước có màu sậm và mùi hôi phải thay nước ngay. Trung bình 7-15 ngày nên thay nước một lần, nếu nước ao nuôi vẫn tốt thì khi nước dơ mới thay. Thay nước tốt có lợi cho cá nuôi, song cá tạp vào nhiều tranh mồi ăn của cá nuôi.

– Kiểm tra thức ăn của cá dư hay thiếu bằng xem cá có thức ăn trong bụng không và thức ăn còn lại khi cho vào sàn ăn 2 giờ. Nếu ruột cá không có thức ăn, mà thức ăn còn nhiều ở sàn là thức ăn không thích hợp , phải thay đổi thức ăn, hoặc xem cá yếu ăn vì lý do gì: nước dơ thì thay nước, thiếu đạm thì tăng đạm, có đạm mà yếu ăn tăng Vitamin C, Premit vào thức ăn và xem cá có bệnh hay không xử lý kịp thời.

– Kiểm tra bộng bờ, lưới bộng, lưới bao nơi xung yếu khi mưa lũ. Nơi không có điều kiện bao lưới nơi xung yếu, có thể trồng cây sả dừng nhiều lớp ở bờ này.

2/ Nuôi cá rô đồng ở ruộng lúa, rừng tràm, sông cụt:

– Trong thời gian nuôi, cá phân đàn, cá lớn thì lớn nhanh, cá nhỏ chậm lớn vì không được ăn đều. Cần kiểm tra sau 4-6 tháng nuôi, dùng lưới kéo bắt cá lớn để vào ao nuôi vỗ riêng, bán. cá nhỏ còn lại tiếp tục nuôi và cá có phân đàn nuôi riêng.

a/ Chuẩn bị nơi nuôi: Ruộng lúa rừng tràm thì có mương trong, bờ bao quanh, bờ cần cao hơn mực nước cao nhất 0,5m. Nơi xung yếu: đập có bộng, nước ra vào, lung trũng nối liền với nhau ngăn cách bằng bờ, nơi thấp,… Cần có lưới chắn hoặc trồng sả dầy để hạn chế cá đi. Nếu nuôi ở kênh rạch, sông cụt, xung quanh có bờ bao, lòng kênh dùng lưới chắn kỹ. Nơi nuôi được cải tạo, nhất là diệt các loài địch hại của CRĐ như cá lóc, lươn, rắn, rái cá,…

b/ Giống nuôi: Giống cá rô đồng nên thả cỡ lớn 200 – 300 con/kg. + Thường nuôi ghép CRĐ với các loại cá khác nuôi ở ruộng lúa: mè vinh, sặt rằn, mè trắng, trôi, chép 70 – 80%, CRĐ 20 – 30%. Mật độ cá nuôi 1-3 con/ m2.

+ Nuôi ở rừng tràm: Cá rô đồng 0,3-0,7 con/ m2. nuôi ghép với cá sặt rằn, trê vàng, thát lát và cá lóc cùng cỡ 0,5- 1 con / m2 mặt nước.

+ Nuôi ở sông cụt: Cá rô đồng 5-10 con / m2 và ghép cá sặt rằn, cá hường, mè trắng.

3/ Thu hoạch cá nuôi:

d/ Quản lý chăm sóc cá nuôi: như ở ao

Theo sách NXB Nông nghiệp Nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo

Cá nuôi 4-5 tháng đạt 60 – 100g/con, 6-9 tháng đạt 100 – 150g/con. Chọn thời điểm thị trường ít các loại cá khác, thu hoạch CRĐ cán được giá. trước khi thu hoạch 2 tháng cần tăng cường cho cá ăn đủ số và chất, thay nước sạch vào ao. Dùng lưới bắt cá lớn bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp bán. Cần theo dõi hàng ngày ghi chép để rút kinh nghiệm.

Được Trạm KN huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hỗ trợ 40% tiền mua con giống và 20% tiền mua thức ăn cho cá, anh Nguyễn Ngọc Tước – ngụ ấp K8, xã Phú Đức đã tận dụng diện tích mặt nước ao sau nhà để thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo và đã thu được lợi nhuận hết sức khả quan. Anh Tước vui vẻ cho biết: “Nuôi cá rô đồng nhân tạo rất dễ, ít đòi hỏi kỹ thuật vì cá rất thích nghi với môi trường, chịu chật chội với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và ít bệnh. Theo tôi, trong quá trình nuôi cần chú ý cho ăn đầy đủ theo chu kỳ phát triển của cá, thức ăn đủ chất, đảm bảo độ đạm cần thiết… Bên cạnh đó, cần quản lý chất lượng nước và rào chắn cẩn thận trong mùa mưa lũ để tránh thất thoát…”

Với 1 cái ao cũ 800m2 phía sau nhà, vào trung tuần tháng 7/2003, anh Tước cho vét bùn non dưới đáy ao rồi rải 10kg vôi bột/m2 để sát trùng… Tiếp đó, anh bơm nước sạch vào ao và thả 40.000 con cá rô đồng giống nhân tạo vào nuôi. Nguồn thức ăn chính của cá rô đồng được anh Tước sử dụng thức ăn viên công nghiệp có chứa nhiều độ đạm. Thời gian đầu cá còn nhỏ khoảng 10 – 15gr/con, anh cho cá ăn 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10kg thức ăn. Hơn 1 tháng sau khi nuôi, cá lớn từ 20-25gr/con, anh cho cá ăn 3 lần/ngày và lượng thức ăn tăng lên 15kg/lần… Và anh tăng dần lượng thức ăn lên trong mỗi lần cho cá ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. Bình quân cứ hao tốn gần 2,5kg thức ăn thì sẽ đạt 1kg cá rô đồng thương phẩm! Để tránh bẩn nguồn nước trong ao, anh Tước thường xuyên thay nước ao, định kỳ 1 tháng 1 lần anh bổ sung vào thức ăn cho cá những vitamin, chất khoáng, thuốc xổ giun, sán và những ký sinh trùng bám ngoài da… nhằm kích thích cá rô đồng mau phát triển, tránh được một số loại bệnh thường gặp ở cá rô…

Cứ như thế, anh Tước luôn cần mẫn chăm sóc, thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng tăng trưởng cũng như dịch bệnh của cá để có cách chữa trị kịp thời… Từ đó, đàn cá nuôi của anh đã phát triển tốt, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp… Đến nay, sau gần 4 tháng nuôi, anh Ngọc Tước đã cho tát ao và thu hoạch được trên 2,6 tấn cá rô đồng thương phẩm, bán được trên 60 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư như: Cải tạo ao, mua con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho cá và công chăm sóc… tổng cộng hơn 37 triệu đồng, anh Nguyễn Ngọc Tước còn lời gần 23 triệu đồng!

Chọn và nuôi cá rô đồng theo hướng bán thâm canh

Mô hình nuôi cá rô đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo của anh Nguyễn Ngọc Tước đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng để giúp người dân huyện vùng sâu Đồng Tháp Mười chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình, nhanh chóng thoát nghèo vươn lên khá – giàu từ mô hình này.

– Nên chọn cá giống đạt chất lượng tốt ở những cơ sở cá giống uy tín và nên chọn cá ở kích cỡ có thể chọn lọc được cá cái để nuôi (thường từ 180-200 con/kg).

– Có thể sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn chế biến cho cá ăn nhưng cần có độ đạm cao (25-30%) để cá tăng trọng nhanh, tăng năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả kinh tế.

– Nên cho cá ăn dặm thêm vào buổi tối (8-9 giờ) cá sẽ lớn nhanh hơn.

– Cần tính toán thời gian nuôi thích hợp, không nên thu hoạch cá vào mùa lũ, giá cá thấp, hiệu quả kinh tế không cao.

– Khi cá nuôi khoảng 5 tháng mà trọng lượng trung bình nhỏ hơn 70g/con (15 con/kg) thì không nên nuôi tiếp vì cá đã mang trứng lớn chậm, không có hiệu quả kinh tế.

– Tận dụng những bưng biền, ruộng trũng cải tạo thành ao để nuôi cá rô đồng rất tốt vì có mực nước sâu, gần sông rạch nên cấp sạch và thoát nước dễ dàng. Tuy nhiên cần phải gia cố, cải tạo bờ ao chắc chắn.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú Thương Phẩm

Nhìn chung, tuổi thành thục lần đầu của cá mú vào khoảng 3 -4 tuổi . Tùy theo kích cỡ của từng loài, đến giai đoạn thành thục, chúng sẽ có trọng lượng khác nhau. Trong giống Epinephelus, loài cá mú lớn nhất là loài Epinephelus lanceolatus (cân nặng tối đa 400kg), còn thông thường thì một số loài chỉ có trọng lượng khoảng 2-3 kg

Trong tự nhiên, vào mùa hè, có mú thường sống ven biển, còn mùa đông thì di cư ra ngoài khơi. Chúng thường sống trong dải đá ngầm, san hô, nơi đầy cát, sỏi hoặc bùn…

Thức ăn của cá mú khá đa dạng, từ cá nhỏ cho tới loài giáp xác, động vật chân đầu, động vật thân mềm…; ở giai cá con chúng thường ăn thịt lẫn nhau.

Mùa sinh sản cá mú thây đổi theo từng loài và vùng địa lý, khí hậu. Ở Đài Loan, mùa sinh sản của cá mú từng từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 10, còn ở miền Bắc Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 7, ở miền Trung khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau, riêng Nam bộ thì cá có thể đẻ quanh năm.

Mỗi loài cá mú sản xuất số lượng trứng khác nhau trong một lứa đẻ. Loài E. akara: 150.000-500.000 trứng, loài Epinephelus malabaricus 600.000-1.900.000 trứng/ kg.

Tốc độ tăng trưởng của cá mú cũng thây đổi theo từng loài. Ở nước ta, sau khi nuôi 1năm, loài Epinephelus malabaricus có trọng lượng 0.8kg, loài E. lancelatus nặng 3-4kg.

I. Nuôi vỗ cá cha mẹ

Bạn có thể sử dụng nguồn cá cha mẹ đánh bắt trong tự nhiên hay nguồn nuôi từ ao, đĩa, lồng đều được. Dĩ nhiên khi chọn nguồn cá người ta đã bắt đầu nuôi từ trước thì bạn dễ nuôi hơn, vì chúng đã thích hợp với đều kiện nuôi nhốt.

Nếu đánh bắt cá trong tự nhiên, bạn nên dùng lưới không nên dùng bẫy tre hoặc dùng chất cyanide để bắt. Sau khi bắt xong bạn vận chuyển ngay về trang trại của bạn. Trong quá trình vận chuyển, nếu sử dụng bồn chứa hoặc chứa có máy sục khí của bạn không cần gây mê cá.

Khi đưa cá về trại, bạn tắm cá 24 giờ trong dung dịch formol 25 ppm pha trộn kháng sinh Oxytetracyline với nồng độ 2mg/l hoặc tiêm 20mg/kg cá để phòng chống nhiễm khuẩn cho cá.

Bạn thả cá vào bể nuôi vỗ có thể tích 150 – 300 m2 , chứa nước biển sạch có độ mặn 29-33%0 và nhiệt độ nước duy trì thường xuyên ơ mức 28-30o C. Chú ý, nước trong bể phải được lọc qua cát trước khi bơm vào bể nuôi.

Mật độ thả nuôi khoảng 1 kg cá/m3. Tỷ lệ đực và cái 1-1 đến 1-2. Mỗi ngày bạn thay nước bể từ 50 đến 100%.

Thức ăn nuôi vỗ cha mẹ là cá thu, cá nục, cá bạc má …những loài cá rẻ tiền khác. Mỗi ngày, bạn cho cá ăn 2 lần với khối lượng thức ăn khoảng 1-2 % tổng trọng lượng cá.

Trong quá trình nuôi, bạn cần đều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày để tránh tình trạng thiếu thức ăn hoặc dư thừa quá nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nước

Nhìn chung, bạn cần cân đối các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho cá mú. Thức ăn cần có hàm lượng trên 40% đạm (protein), 6-8% chất béo (lipid), ngoài ra còn bổ sung dầu cá vitamin E, C vào thức ăn.

Kỹ thuật nuôi đúng chuẩn, thức ăn đủ khối lượng và chất lượng sẽ có tác động lớn đến sự sinh trưởng, khả năng thành thục, tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ trứng nở của cá mú. Việc bổ sung các nguồn chất béo giàu acid béo không no (Huga) sẽ có tác động trực tiếp đến sự thành thục của cá mẹ.

1. Kích thích cá thành thục

Trong đều kiện nuôi nhốt, cá mú rất dễ thành thục. Thường khi con nhỏ chúng là con cái, đến lúc thành thục chúng chuyển thành cá đực.

Để giúp cá thành thục sớm, bạn có thể áp dụng kỹ thuật cấy hỗn hợp Cholestrerol, LHRH và 17 – a Methyltestosterone. Biện pháp này giúp cá thành thục đồng loạt.

Nếu nhận thấy số lượng ca đực quá ít, bạn có thể tiêm hoặc cấy 17 – a Methyltestosterone để tăng số lượng cá đực.

2. Chọn cá đẻ

Để nhận biết cá đực và cái thành thục, bạn căn cứ vào những yếu tố sau: đối với cá đực khi vuốt nhẹ vùng gần lỗ sinh dục xuất hiện sẹ (tinh dịch) màu trắng đục chảy ra, còn đối với cái, bạn quan sát đường kính trứng, nếu trứng có đường kính khoảng 0,4-0,5mm là đạt yêu cầu sinh sản.

3. Sinh sản

Việc cá mú đẻ trứng có sự tác động của chu kỳ trăng. Chúng thường đẻ trước hoặc sau vài ngày kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Vài ngày trước trăng non hoặc trăng tròn, bạn cần thây đổi bể nước, tạo dòng chảy liên tục, để kích thích cá phóng tinh và đẻ trứng. Cứ để cá đẻ tự nhiên, bạn không cần phải tiêm thuốc kích thích như đối với một số loài cá khác. Thời điểm cá đẻ trứng thường vào ban đêm

4. Ấp trứng

Sau khi cá đẻ, trứng thụ tinh sẽ nổi lơ lửng gần mặt nước (đường kính 0,8-0,9mm). Bạn vẫn tiếp tục bơm nước liên tục vào bể để tạo thành dòng chảy. Bên trong bể, bạn đặt một giai thu trứng mắt lưới 0,2-0,3mm.

Sau khi cá đẻ trứng vào hôm trước, sáng hôm sau bạn cần thu gom trứng ngay. Trứng thu từ bể đẻ thường dính tảo và những chất bẩn khác, do đó bạn cần lọc trứng qua lưới có đường kính mắt lướt 1mm.

Xong công đoạn này, bạn cho trứng vào ngay bể ấp (đặt trong bể ương). Mật độ ấp khoảng 4000 – 5000 trứng/ m3. Suốt quá trình ấp, bạn sục khí vừa đủ tạo sự lưu thông nước trong bể ấp.

Sau 16-18 giờ, trứng sẽ nở trong môi trường nước có độ mặn 30-33‰, nhiệt độ 28 – 300C.

II. Ương cá bột thành cá giống 1. Ao ương

Bạn có thể ương cá bột trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao đất. Hiện nay bể ương phổ biến nhất là hình chữ nhật hoặc tròn (tùy bạn chọn). Bể cần có thể tích từ 5 đến 12 m3, sâu 1-1,6 m. Sau khi chuẩn bị bể xong bạn bơm nước vào (nước đã lọc sạch xử lý Chlorin 30ppm). Nước có độ mặn 30-34‰ , duy trì thường xuyên nhiệt độ 28-30 độ C.

2. Ương cá bột

Bạn có thể thực hiện việc ấp trứng trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác sau khi nở, bạn đưa cá bột vào bể ương. Tùy hệ thống ương bạn sử dụng cách ương với mật độ thưa từ 4-5con/L đến mật độ dày 20-30con/L.

Sau khi nở 60 giở, cá bột sẽ tìm nguồn thức ăn ngoài. Lúc này, bạn cần cho cá ăn luân trùng SS(đã được làm giàu bằng acid béo không no (Hufa)), mật độ 6-10 cá thể/ml. Để duy trì chất lượng nước tốt đồng thời làm thức ăn cho cá, bạn bỏ tảo Chlorella vào bể ương duy trì ở mật độ 3×105/ml.

Từ lúc cá bột được 6 ngày tuổi, bạn cho luân trùng L vào bể ương thay thế cho luân trùng SS. Đến khi cá được 15-20 ngày tuổi, bạn cho ăn thêm ấu trùng Artemia 1-3 cá thể/ml. Từ ngày tuổi 30-35, cá bột có thể ăn được Moina, Artemia trưởng thành và các sinh vật phù du lớn hơn.

Cách thay nước

Trong giai đoạn cá bột mới nở đến 10 ngày tuổi thứ 10, bạn chỉ bổ sung nước mới vào bể ương, không thay nước. Đến khi cá được 10-20 ngày tuổi, bạn thay nước 10-20% ngày rồi tăng lên 30%/ngày. Lúc cá được 30-40 ngày tuổi, thay nước 40%/ngày và tăng dần lên 50%/ngày cho đến khi cá bột chuyển thành cá giống.

II. Nuôi trong lồng tre

Trước hết bạn phải chọn vị trí đặt lòng nuôi: eo biển, vịnh, đám, phá, – những nơi ít gió bão, sóng nhẹ, nhiệt độ khoảng 200C trở lên và độ mặn trongphạm vi 10-33‰

Nơi nuôi cá phải có nguồn nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước thả công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mực nước phải thường xuyên đạt ở 1-2 m, khi thủy triều xuống, độ sâu tối đa từ 2,5 -3 m, lưu tốc khoảng 0,2-0,4 m/giây. Nơi nuôi cá phải thuận tiện với giao thông đường bộ và dường thủy, gần nơi cung cấp nguồn thức ăn cho cá, dễ chăm sóc và bảo vệ cá

3. Thiết kế lồng

Bạn sử dụng lồng dưới hoặc tre đều được. Song để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng lồng tre. Dĩ nhiên không bền của lồng có giới hạn.

Bạn chọn tre dày 1-1,5 m, rộng 3-4 cm, dài 1,2-2 m. Đây chỉ là tiêu chuẩn thiết kế lồng tượng trưng, còn tùy ý không gian và độ sâu của nơi đặt lồng mà bạn xây phù hợp

Lồng nuôi cần có hình tròn, đường kính từ 2,5-3 m, cao 1,5-2 m. Lồng cần có tay cầm để tiện di chuyển. Bạn bện chung quanh lồng khoảng 2-4 hàng cước (đường kính 0,18-0,2cm) còn đường ở giữa dùng tre tốt uốn dẽo để ràng quanh.

Riêng về nắp lồng, bạn sử dụng tre hoặc lưới cước đều được, song cần có một cửa vuông để bạn ra vào, kiểm tra lồng. Kích cỡ khoảng 70×70 cm hoặc 80×80 cm. Đáy lồng làm bằng sạp tre đan khít để cá không lọt ra ngoài.

Bạn đóng 4 cột xuống nền đáy để treo lồng vào đó, lồng cách đáy khoảng 0,5 cm cao hơn mặt nước 0,4 – 0,5 m.

4. Chọn cá giống

Bạn chọn con kích cỡ 9-12 cm, không bị trầy sước, bệnh tật hay mang mầm bệnh từ trước. Nhìn chung, cá phải mạnh khỏe, bơi lội nhanh nhẹn, có màu sắc chuẩn của loài cá mà bạn muốn nuôi. Nuối thả cá nuôi là loại cá sinh sản nhân tạo hay từ cá cha mẹ do con người nuôi thì chúng cần có tiểu sử rõ ràng, tức có lý lịch cá cha mẹ thuộc loài nào ngày sinh trọng lượng v.v

Về mật độ thả nuôi thì tùy theo địa phương, nguồn nước, nhiệt độ, có nuôi ghép với những loài khác hay không để bạn tính cần thả bao nhiêu con là vừa.

Ở nơi có nguồn nước sạch, dòng chảy liên tục, thức ăn đầy đủ, bạn thả với mật độ dày (khoảng 40-50 con/m3), còn những nơi khác thì nên thả mật độ trung bình là 10-35 con/m3.

Nếu nuôi ghép bạn có thể chọn cá hồng, cá dìa.. nuôi chung với cá mú.

Thời điểm thả giống thích hợp nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, bạn tiêu độc cho cá bằng dung dịch thuốc xanh Malachine (liều lượng 5-10 g/m3), tắm cá trong dung dịch khoảng 20-25 phút rồi thả chúng từ từ vào lồng. Cẩn thận hơn bạn có thể cho từng nhúm cá giống vào trong bao nilon chứa nước của môi trường nuôi rồi đặt bao vào lồng khoảng 15 phút để cá quen dần với nước và nhiệt độ. Sau đó, mở miệng bao thả từng con ra ngoài.

5. Cách cho ăn

Bạn cho cá mú ăn những loài cá tạp nhỏ, hải sản sống, rẻ tiền. Thí dụ như các vụn các loại (kể cả cá biển), cua, ghẹ, các loài nhuyễn thể tươi, thịt tươi các loại. Bạn băm nhỏ những loại thức ăn này để cá mú dễ ăn.

Sau khi thả cá giống vào lồng, khoảng hai ngày sau, bạn hãy cho cá ăn. Dù sử dụng thức ăn băm nhỏ hay sinh vật sống với miệng cá bạn cũng không nên đổ hàng loạt thức ăn vào lồng.

Mỗi ngày bạn cho cá ăn hai lần (sáng sớmvà chiều tối). Hãy rải đều thức ăn vào khắp lồng, không tập trung thức ăn vào một chỗ. Bạn cho cá ăn từ từ, tập cho cá quen dần với thức ăn mới. Bao giờ nhận thấy cá táp mồi nhanh, bạn mới tăng dần tốc độ cho ăn lên. Song, xin lưu ý, cá mú không thích những thức ăn rơi nằm trên đáy lồng, do đó bạn cần điều chỉnh làm sao để thức ăn rơi xuống nước thì cá ăn ngay, như vậy mới không phí thức ăn.

Bạn cho cá ăn theo tỷ lệ 5-10% thức ăn/tổng trọng lượng ca/ ngày.

Thông thường, nếu thời tiết thay đổi ngột (nóng quá hay lạnh quá), nhiệt độ nước tăng giảm bất thường, dòng chảy biến động nhiều thì cá sẽ bị tress, giảm ăn. Do đó, trong ngày mưa bảo, bạn chỉ cần cho cá ăn một lần giảm thức ăn xuống còn ½-1/4 lượng thức ăn hàng ngày.

Bạn cần theo dõi lượng thức ăn thường xuyên, chỉ cho cá ăn vừa đủ theo nhu cầu tăng trưởng của chúng, không cho ăn quá nhiều hoặc quá thiếu. Nếu cung cấp nhiều thức ăn đến mức dư thừa thì phải tăng thêm chi phí, còn thiếu cá chậm tăng trưởng, giảm trọng lượng, có thể dẫn đến sức đề kháng bệnh kém.

6. Chăm sóc quản lý

Bạn cần kiểmt tra thường xuyên lồng nuôi. Khoảng 4-5 ngày bạn vệ sinh lồng một lần, cọ rửa các nan tre và lưới, tháo bỏ rác rưởi bám chung quanh lồng, dọn sạch thức ăn thừa, trên đáy lồng. Làm sao để lồng thông thoáng lưu thông dễ dàng, giúp hạn chế bệnh cho cá (mặc dù loại cá này hiếm khi bị bệnh).

Hàng tháng kiểm tra cá một lần, tách những con lớn nuôi riêng để tránh tình trạng cá lớn ăn thịt cá nhỏ hoặc cắn xé khiến cá nhỏ trầy sước và có thể chết. Nói cách khác, nuôi từng đàn có kích cỡ đều là tốt nhất.

Trong những ngày khí áp thấp, bạn cần lấy mái chèo khấy nước trong lồng để cá đủ không khí, không bị ngột dẫn đến tình trạng giảm ăn hoặc chết.

7. Thu hoạch

Thả nuôi 6-8 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,5-0,8 kg/con. Lúc này, bạn thu hoạch được rồi. Tùy theo loài cá sẽ có trọng lượng khác nhau. Do đó, bạn cần căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước hoặc nước ngoài để nên biết thu hoạch cá có trọng lượng ra sao.

Thời điểm thu hoạch tốt nhất trước mùa lạnh, vì nhiệt độ xuống con 180C, cá sẽ ngưng ăn không tăng trọng. Nếu nuôi ở vùng không có sự biến động nhiệt độ nhiều thì không sao. Ví dụ như ở miền Nam Việt Nam, còn ở miềnTrung và miền Bắc cần chú ý đến chi tiết này.

IV. Nuôi trong ao nước lợ

Hiện nay, người ta nuôi khá nhiều loài cá mú Epinephelus merra ở những tỉnh ven biển của Việt Nam. Việc nuôi cá mú Epinephelus merra tỏ ra đơn giản hơn việc nuôi tôm, cua và động vật thân mềm khá nhiều.

Nếu nuôi loài cá mú trên (hoặc loài khác), bạn xây dụng ao theo tiêu chuẩn kỹ thật có hệ thống cấpvà thoát nước tốt. Bạn chọn con giống có trọng lương 20-30 g/con có nguồn tự nhiên, thả vào ao nuôi từ tháng hai đến tháng ba với mật độ 1-2 con/2m2.

Ca mú Epinephelus merra loài ăn tạp. Thức ăn chủ yểu của chúng là cá chải có kích thước nhỏ và cá biển rẻ tiền. Bạn hãy băm nhỏ cá rồi cho cá mú ăn. Trong 3 tháng đầu thả nuôi bạn cho ăn khoảng 30-40% thức ăn/ tổng trọng lượng cá (mỗi con dài từ 1-3 cm). Đến tháng tư lượng thức ăn giảm xuống còn 15-20%/tổng trọng lượng cá (lúc này mỗi con dài 3-4 cm).

Mỗi ngày bạn cho cá mú ăn hai lần, thức ăn được rải đều khắp ao. Hằng ngày, trong quá trình cho ăn, bạn đều chỉnh lại lượng thức ăn để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu thức ăn cho cá.

Sau 7 tháng nuôi, cá mú đạt trọng lượng trung bình 0,5 kg/con. khả năng kháng bệnh của loài cá này mức tương đối, do tỷ lệ sống của chúng vàokhoảng 80-85%/ bầy cá.

Nuôi Thương Phẩm Cá Tầm Siberi

Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1) đã làm chủ công nghệ ương con giống, nuôi thương phẩm cá tầm Siberi.

ThS Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh cho biết, mỗi năm trung tâm đủ khả năng cung cấp khoảng 20 vạn giống cá tầm cho khu vực miền núi phía Bắc. Giống cá tầm Siberi có thời gian nuôi 1 – 2 năm tùy theo nhu cầu.

Với cá tầm ương giống, sau 2 tháng nuôi từ cỡ 12 – 15 cm (trọng lượng 5 – 7gr/con) đạt trọng lượng khoảng 80 – 100gr với kích cỡ 25 – 30cm, tỷ lệ sống đạt 75%, cá khoẻ mạnh và hạch toán có lãi. Đối với cá thương phẩm, sau khi nuôi 12 tháng từ cá giống cỡ 80 – 100gr, đạt trọng lượng 2kg, với tỷ lệ sống 90%, năng suất đạt 20 kg/m2.

Ưu điểm khi nuôi cá tầm không gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, tạo sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, cá có thể nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh đã chuyển giao công nghệ và cung cấp giống cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Kết quả thực tiễn từ các mô hình chuyển giao kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La cho thấy, tiềm năng tận dụng nguồn nước chảy từ các sông suối, nguồn nước từ các hồ tự nhiên, hồ chứa hoặc mạch ngầm giàu oxy nuôi cá tầm là khá lớn.

Tổng sản lượng cá từ các mô hình đều trên 15.000 kg, lợi nhuận mỗi mô hình bình quân đều trên 2 tỷ đồng. Các dự án thành công đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, khai thác hiệu quả ưu thế về điều kiện tự nhiên của khu vực miền núi phía Bắc.

“Thời gian thu hoạch cá nên tiến hành thu một đợt lọc hết những con to trội để thu, không nên kéo dài làm nhiều đợt gây strees, cá sẽ giảm ăn, tỷ lệ hao hụt lớn. Cá tầm là loài cá sống trong môi trường có hàm lượng oxy cao nên khi thu hoạch thao tác cần nhanh gọn, tránh để chúng trong môi trường không khí lâu cá sẽ chết”, ThS Nguyễn Thanh Hải.

Đặc biệt, nhiều mô hình triển khai tại các tỉnh, phương pháp nuôi cá tầm không quá phức tạp khi có thể nuôi trong bể composite, xi măng, hoặc bằng tôn không gỉ sét với độ sâu nước 1 – 1,2m.

Kích thước bể (m3), đường kính chỉ cần 2 – 2,5 m, cao 1 – 1,2m. Thức ăn của cá tầm là thức ăn công nghiệp chế biến sẵn dạng viên chìm, có thể sử dụng thức ăn nhập hoặc thức ăn sản xuất trong nước nên có tiềm năng, lợi thế để nuôi với quy mô lớn.

Các cán bộ tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh lưu ý, khẩu phần ăn của cá tầm được xác định theo khối lượng cá và nhiệt độ nước, trước khi cho ăn quan sát xem tình trạng bắt mồi của cá để định lượng cho phù hợp với điều kiện.

Về cuối bữa cho cá ăn với lượng nhỏ, ít một, thả ít thức ăn và quan sát trong vòng 10 phút thấy thức ăn bị phân tán, cá không có hoạt động bắt mồi ngừng không cho ăn, như vậy là lượng thức ăn đã đáp ứng đủ khẩu phần.

Đặc biệt, khoảng 15 – 30 ngày cân mẫu cá 1 lần để xác định kích cỡ trung bình và tổng khối lượng cá trong ao để xác định lượng cho ăn bằng cách cân và lấy trung bình khối lượng của 30 cá thể để điều chỉnh lượng thức ăn cho kỳ tiếp theo. Sau khi nuôi 12 – 15 tháng, khi cỡ cá đạt khoảng 2 – 3 kg/con có thể thu hoạch, trước thời gian thu hoạch 2 ngày ngừng cho cá ăn.

Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh bắt tay thực hiện dự án nhập công nghệ ương giống cá tầm.

Năm 2006, chính thức triển khai đề tài KH-CN cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá tầm Acipencer baerri”.

Năm 2009, dự án hoàn thành và nghiệm thu, trung tâm đã làm chủ công nghệ ương con giống và nuôi thương phẩm cá tầm trong điều kiện tại Việt Nam.

NGUYÊN HUÂN