Dấu Hiệu Cá La Hán Lột / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Kỹ Thuật Nuôi Cá La Hán Hiệu Quả

Kỹ thuật nuôi cá La Hán

Khi nuôi bất kỳ loài sinh vật nào, chúng ta cũng cần phải nắm vững kiến thức. Trong bài viết này, Farmvina chia sẻ kỹ thuật nuôi cá La Hán – một loài cá đẹp.

Người ta đã biết nhiều về cá La Hán sống dưới nước (đặc biệt vùng Đông Nam Á) sau những cơn mưa dông trong hai năm qua. Bằng cách thu thập các xung lượng, trên Thế giới người ta biết đến cá này như loại cá đĩa hoặc giống arowana.

Về cơ bản cá La Hán nguồn gốc từ họ Cichlid, mà người ta xếp loại là Cichlasoma, được tìm thấy ở Nam Mỹ. Người ta nghĩ loại lai giống đẹp là họ sau cùng được pha trộn giữa Cichiasoma Trimaculatus, Cichlasoma Festae, Jingang Blood Parrot, v.v… Ngày nay nhiều họ La Hán đẹp là kết quả lai tạo của người chuyên nuôi cá am hiểu và được xuất ra thị trường.

Theo các báo cáo cho biết cá La Hán giống như sự biến thể của một loài cá nào đó. Điều này chỉ có giá trị như là một dự đoán. Thẳng thắn mà nói, La Hán đã trải qua sự lai giống có chọn lọc để ngày nay có được những cá tính của họ Cichlid.

Ví dụ, hầu hết những người nuôi cá đang cố gắng tạo ra loại La Hán có đầu gù to hơn, màu sắc sặc sỡ hơn, dấu đen trên mình sậm hơn (lúc này nó tương tự như những chữ Trung Hoa), đuôi và vây cá trông tao nhã hơn và hình dáng to hơn. Không phải kỹ thuật sử dụng hóa học hoặc sinh học để có thể tạo được những đặc điểm của La Hán. Do vậy người ta chưa thể nói La Hán có là do biến thể từ một loài cá nào đó.

Ngoài ra La Hán là loài cá rất khoẻ mạnh, và có thể tồn tại được trong điều kiện nước không thích hợp với các loài cá thông thường nuôi trong bể. Đây cũng là một trong những lý do mà các loài cá kỳ lạ miền nhiệt đới nhận ra nó. Loài La Hán ở Nam Mỹ họ Cichlid là loài cá mang tính địa phương.

Do vậy, bản tính tự nhiên của nó rất hung hăng. Không thể sống chung với loài cùng giống. Vài loài cá khác có thể sống chung với loài La Hán này. Thực chất La Hán muốn giải thoát khỏi sự xâm phạm (sự xâm phạm đó có thể là cây gậy hoặc bàn tay con người). Do đó, nó lý giải cho việc khi ta đưa tay vào cá sẽ cắn tùy thuộc vào kích cỡ của nó.

Những việc chuẩn bị cần thiết:

– Nhận xét và đánh giá

– Bệnh tật và phòng ngừa

– Những bệnh thông thường

– Ứng xử của loài cá và giới tính

– La Hán và phong thủy

– Tạo ra quan hệ xã hội

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ BẢO VỆ CÁ

Nhiệt độ

Như hầu hết cá loài cá nhiệt đới, La Hán phát triển ở nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ C. Đề nghị nhiệt độ dao động 28 – 31 độ C.

Môi trường nước

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng bảo quản cá là độ pH trong nước. Độ pH đo lường tính axít hoặc tính kềm trong nước. Độ pH từ 0 – 14. La Hán đòi hỏi nước có tính kềm giữa 7.5 – 8. Để duy trì môi trường nước ổn định, cần thay nước 1 tuần 1 lần. Nên cho san hô và sỏi để duy trì độ ổn định của pH. Như những loài cá khác, sự thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi độ pH gây ra thiệt hại cho La Hán. Để phòng ngừa vấn đề này, cần phải kiểm tra định kỳ độ pH.

Hệ thống lọc

Nhìn chung La Hán d6ẽ bảo quản. La Hán là loài cá khoẻ mạnh. Nhưng để thấy được những ưu việt của cá (màu sắc, đầu gù và thể trạng nói chung) thì chúng ta nên kết hợp hệ thống lọc hiệu quả. Có khá nhiều hệ thống lọc trên thị trường. Hệ thống lọc nên hội đủ các tiêu chuẩn sau:

Dễ dàng vệ sinh

Động cơ đủ công suất

Lọc bẩn tránh bị nghẹt

Sau cùng là việc thay nước cũng rất quan trọng.

Thay nước

Việc thay nước là việc vặt vãnh đôi khi làm người ta ngại. Để duy trì hồ nước được tốt, cần thay nước định kỳ tối thiểu 01 tháng 01 lần. Bảo đảm nước trong sạch; độ pH ổn định và nhiệt độ lý tưởng không cho biết được nước trong hồ có sạch hay không. Ngoài ra, không có hệ thống lọc nào có thể bảo đảm nước sạch hoàn toàn. Hơn nữa nếu nước được thay thường xuyên thì bảo đảm sức khoẻ và sự phát triển của cá. Chắc chắn rằng chúng ta không tính được phần mặt nước bên trên bị bốc hơi. Phần dơ sẽ bị giữ ở lại.

Dòng chảy/lượng nước

Đa số người nuôi sẽ trông chừng lượng nước trong hồ. Nó cũng cần cho sức khoẻ của cá.

Làm dịu bớt sự nóng ấm lên của nước. Nói một cách khác, hãy hòa nước cho nhiệt độ phân phối đều trong hồ.

Nó cũng giúp cho khí oxy được phát tán đều.

Ngăn cản bớt lớp màng trên mặt nước mà chính lớp này làm cản trở sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và nước trong hồ.

Lợi ích của muối

Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang “ở nhà”. Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định.

Cho cá ăn

La Hán rất háu ăn. Thức ăn chế biến có thể dung làm thực phẩm cho cá. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Có thể xen lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Điều này giúp cá có sức khoẻ tốt hơn. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ. Nên cho ăn uống điều độ.

Những đặc điểm cơ bản

Loài cá ở vùng Nam Mỹ họ Cichlid thì rất hung hăng và mang tính hoang dã của địa phương. Chúng không thể cùng sống chung với nhau. Do vậy nếu bạn định nuôi 2 con hoặc nhiều hơn trong cùng 1 hồ thì bạn nên ngăn hồ ra. Điều này sẽ ngăn cản sự xung đột giữa chúng, dẫn đến thương vong.

NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA LA HÁN

1) Hình dáng. Phần này nên dày và có hình oval. Vài biến thể của nó có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.

2) Màu sắc. Đa phần La Hán có màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng. Tuy nhiên chúng có thêm màu nền gần như đỏ rực.

3) Vảy hạt trai. Đa phần có màu xanh với sức hấp dẫn kỳ lạ.

4) Đốm ngang màu đen. Đốm đen đậm dày nói lên sự khoẻ mạnh của cá. Tuy nhiên không phải con nào cũng được như vậy. Chúng ta nên xem xét mình cá để tham khảo.

6) Mắt. Nằm ở vị trí hai bên đầu. Mắt tròn và mi mắt lanh lợi, dễ nhận thấy.

7) Vây và đuôi nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

“Chuẩn Kĩ Thuật” Với Cách Nuôi Cá La Hán Hiệu Quả Nhất

11:58:18 – 04/08/2014

Cách nuôi cá La hán hiệu quả nhất 1. Bể nuôi cá La hán

Kích thước khi trưởng thành của một chú cá La hán có thể dài trên 30 cm. Do vậy, khi làm bể cá cảnh, bạn cần chọn loại đạt kích thước tối thiểu là 0,6 x 0,3 x 0,4m. Nếu có điều kiện nên chọn bể từ 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để tạo không gian thoải mái cho cá La hán phát triển toàn diện. Nếu bạn nuôi chung nhiều cá La hán trong một bể thì hãy ngăn chúng ra bằng những tấm kính khác nhau để tránh khỏi những xung đột không đáng có.

2. Nhiệt độ

Vì La hán là loài cá nhiệt đới nên phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ từ 20- 30 độ C. Tuy nhiên, với những người nuôi cá chuyên nghiệp thì nhiệt độ phù hợp hơn cả là từ 28- 31 độ C. Nếu để nhiệt độ quá lạnh cá dễ mắc các bệnh ngoài da và bệnh về đường tiêu hóa.

3. Môi trường nước

Cá La hán không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng nước do vậy bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Cũng như khi nuôi các loài cá cảnh khác, nếu sử dụng nước máy, bạn cần chứa nước trong bể hoặc chậu khác ít nhất 24h để nước bay hết Clo. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý về độ pH và độ cứng của nước. La hán đòi hỏi về độ pH từ 7,5- 8,0 và để duy trì môi trường nước ổn định, bạn nên thay nước mỗi tuần một lần. Trong bể thả một ít san hô để duy trì sự ổn định về pH.

4. Hệ thống lọc

Cá La hán là loài cá dễ nuôi, chúng có thể sống ổn định mà không cần máy lọc. Nhưng để nuôi cá la hán hiệu quả và lên màu đẹp nhất với chiếc đầu gù may mắn của mình, bạn nên tạo một hệ thống lọc giúp nguồn nước trong bể được sạch hơn. Hệ thống lọc cần có những ưu điểm sau:

– Lọc phải có hiệu quả cao.

– Động cơ phải đủ công suất.

– Hệ thống phải vệ sinh dễ dàng.

– Lọc tránh bị nghẽn khi bẩn.

5. Ánh sáng

Dù bể cá La hán thường được đặt ở nơi nhiều ánh sáng để cá lên màu đẹp hơn nhưng bạn cũng có thể đặt thêm 1 hệ thống ánh sáng khác với nhiều công dụng đặc biệt hữu ích. Đó là da và vảy cá sẽ hấp thị các sắc tố phát ra từ đèn làm cho thân hình cá trở nên đậm màu hơn và rực rỡ hơn.

Ngoài ra, ánh sáng đèn cũng làm cho bể cá nhà bạn huyền ảo và thu hút người xem. Trong một ngày, bạn cần bảo đảm bật đèn và duy trì ánh sáng đèn từ 8 giờ – 12 giờ sẽ giúp cá La hán lên đẹp và dạn dĩ hơn.

6 . Vật trang trí

Vì cá La hán là loài rất hiếu động, thích sự dàn trải trong không gian rộng nên bất cứ những gì cản đường, chúng đều lật đổ. Mặt khác, vì La hán có kích thước lớn, nếu bơi trong bể có trang trí hòn non bộ hay cỏ giả dễ gây ra những vết trầy xước bên ngoài hoặc tai nạn không đáng có. Do vậy, tốt nhất là bể cá nên để đặt vài viên sỏi để chúng có công việc để làm, vận động cơ thể, tránh ù lì quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên của chúng.

7. Thức ăn

Cá La hán là một loài cá rất háu ăn. Cá ăn hầu hết những loại thức ăn mà các loài cá khác đều ăn từ thức ăn tươi sống như tép tươi, trùn chỉ, lăng quăng đến các loại thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên và những thức ăn khác.

8. Lưu ý khác

– Trong bể cá La hán, bạn cũng có thể thả thêm một chút muối để sát khuẩn cho cá đồng thời giúp cho môi trường nước được ổn định hơn. Từ đó, muối làm cho cá có cảm giác như đang sống ngoài ngôi nhà thiên nhiên. Thông thường muối thả vào bể cá là muối hột (dạng tinh thể), hoặc muối bột bình thường. Tuyệt đối không sử dụng muối có Iod vì đó là hóa chất có thể giết chết cá của bạn.

– Để duy trì môi trường ổn định cần thay nước 1 tuần/lần, mỗi lần thay 1/3 -1/2 lượng nước trong hồ. Nên cho thêm san hô, sỏi vào bể để duy trì độ ổn định của pH, đồng thời tạo thêm cảnh quan và nơi trú ẩn cho cá. Cần kiểm tra định kỳ các yếu tố thủy lý, hóa của môi trường. Hồ nuôi cần có sục khí hoặc giàn lọc nước, để làm dịu bớt sự biến thiên của nhiệt đồng thời giúp cho khí oxy được phát tán đều.

– Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, có thể xen lẫn thức ăn tươi sống và thức ăn chế biến, cho cá ăn điều độ điều này sẽ giúp giảm sự ô nhiễm và tăng sức khỏe cho cá. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ.

9. Cách nuôi cá La hán con

Phương pháp chọn cá con là chọn những cá thể lớn, hoạt bát, trên vây lưng không có đốm đen. Bể cá thích hợp là 90x40x50cm, dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con.

Nhiệt độ luôn giữ khoảng 31 độ C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch, bạn nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

Thức ăn chính cho cá La hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Bạn không nên tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng. Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc.

Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá La hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8cm(gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Đợi đến khi cá khoảng 12-13cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng

Nguyên Nhân Cá La Hán Bỏ Ăn. Cách Xử Lý Hiệu Quả

Cá bị căng thẳng do thay đổi môi trường sống, đổi hồ cá, vận chuyển,… dẫn tới suy giảm miễn dịch, một số loại vi khuẩn gây hại có sẵn trong ruột cá, phân cá lúc này trở nên mạnh lên, sinh sôi số lượng lớn, khiến cho đường ruột bị nhiễm khuẩn gây ra bệnh.

Đường ruột khó chịu sẽ khiến cá la hán bỏ ăn, chúng trở nên nhạy cảm và nhút nhát hơn hẳn thông thường. Màu sắc trên thân của chú cá trở nên nhợt nhạt hơn. Dấu hiệu dễ nhận thấy nữa là cá bị xình bụng hoặc hậu môn. Khi bệnh, phân cá có màu trắng bông, hoặc kéo dây thành sợi. Ở giai đoạn nặng hơn, thân cá bắt đầu có nổi mảng màu sậm, ửng đỏ như bị nấm.

Sử dụng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít hòa với nước ấm cho tan hoàn toàn, sau đó đổ dung dịch đã pha vào hồ nước. Nên duy trì nước bể ở nhiệt độ thông thường, căn lượng nước trong hồ cá để tránh trường hợp quá liều thuốc.

Cá La Hán đẹp, khỏe mạnh, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Bệnh đốm trắng ở cá la hán

Cá la hán nhiễm ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis gây ra bệnh này. Ngoài cá la hán ra thì nhiều loại cá khác cũng hay mắc bệnh này.

Bạn có thể thấy nhiều đốm trong suốt nổi lên trên mình cá. Vây có bị dính lại, chúng di chuyển lờ đờ, mệt mỏi, chậm chạp. Bệnh này khiến cá bỏ ăn, hô hấp thay đổi, thở gấp, nếu để lâu không chữa trị cá sẽ chết.

Đầu tiên, nước hồ nuôi cần được tăng nhiệt độ lên khoảng 28 đến 30 độ C, duy trì nhiệt độ nước hồ nuôi như vậy cho tới khi các đốm trên thân cá biến mất. Hòa Metronidazole tỷ lệ 500mg/100l nước và Oxytetracyline liều 1g/100l nước hoặc dùng muối 2kg/100l nước, hoặc Malachite Green liều 0,1mg/hồ.

Khuẩn đơn bào gây nên các lỗ mủ màu trắng, hoặc nâu, vàng ở đầu cá, chúng cũng gây nên bệnh đường ruột kèm theo. Bạn có thể thấy rõ cá bỏ ăn, trở nên gầy ốm, da sậm màu, vây bị teo. Phân của cá có kéo sợi màu trắng do bị bệnh đường ruột. Con cá nhiễm bệnh trở nên lờ đờ, mệt mỏi, thường xuyên treo đầu trên mặt nước. Nếu để lâu, bệnh lủng đầu sẽ kéo theo bệnh lồi mắt ở cá, do vi khuẩn trong nước sẽ tấn công cá theo đường vết thương hở trên đầu.

Nước trong hồ nuôi cần thay mới khoảng 75%, cần vệ sinh sạch nền đáy, máng lọc. Lấy nước nóng khoảng 90 độ C, nghiền nát metronidazole và thả vào nước nóng cho tan hoàn toàn. Hòa dung dịch đã pha vào nước hồ theo tỉ lệ 500 mg/40 lít nước. Bạn nên duy trì liên tục quá trình này trong vòng 10 đến 15 ngày hoặc dài hơn nếu tình hình cải thiện chậm. Chủ nuôi có thể kết hợp thêm blue methylene để ngăn chặn các vi khuẩn khác gây bệnh thứ phát ở cá la hán.

Biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh đó là cá bị phình bụng, phình hậu môn, cá la hán bỏ ăn, phân trắng dạng sợi. Do biểu hiện này rất giống với bệnh nhiễm khuẩn, vì thế, cách để phân biệt là bạn kiểm tra lại môi trường sống và loại thức ăn cho cá ăn. Nếu môi trường sống không có gì thay đổi, những loại thức ăn thay đổi thì khả năng cao là cá bị viêm ruột do thức ăn nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân do thức ăn, vì thế đầu tiên cần phải ngừng cho cá ăn. Điều chỉnh, duy trì nhiệt độ hồ cá ở 28 đến 30 độ C. Ngày đầu tiên điều trị cần rút nước và thay mới 50% nước hồ, những ngày tiếp theo thay mới 10% nước hồ nuôi. Dùng Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte… để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.

Dấu Hiệu Nguy Hiểm Ở Cá Cảnh

Bơi lội bất thường:

Cá bơi lội bất thường thường là một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết có điều gì đó không ổn trong bể cá của bạn. Nhìn con cá có vẻ như bị “say”, bơi vòng tròn hoặc bị trôi dạt không định hướng. Cá có thể bị chìm xuống đáy bể hoặc không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn.

Những dấu hiệu của sự hô hấp và mang cá:

Cá hô hấp không bình thường, thở có vẻ nặng nề đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ. Nó có thể được gây ra bởi vấn đề về sức khoẻ hoặc có vấn đề gì đó không thích hợp trong bể nuôi của bạn. Nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc rằng cá của bạn đã bị bệnh. Mỗi loài cá khác nhau có nhịp hô hấp nhanh chậm khác nhau. Vì vậy khi nuôi cá bạn nên ghi nhớ cách hô hấp của cá để phân biệt khi cá có biểu hiện hô hấp khác thường.

Các tấm (lá) mang của cá khoẻ mạnh thường có màu hồng tươi, các tơ mang rời nhau. Khi mang cá chuyển sang màu nhợt nhạt là cá có vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Bỏ ăn:

Cá chán ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do bạn thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá. Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc cũng có thể tự nhiên cá ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. Cá bị bệnh có thể nuốt miếng ăn vào miệng sau đó lại nhả ra ngay. Một nguyên nhân nữa dẫn đến cá bỏ ăn có thể là do bị táo bón. Bệnh này sẽ gây trương bụng cá và làm cá chết. Cần chú ý đến chất lượng thức ăn trước khi cho cá ăn (tránh thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…).

Dấu hiệu về cơ thể và đường nét, hình dáng:

Xem hình dạng và đường nét cá sẽ cho bạn nhiều thông tin về loài cá của bạn. Quan sát cá mỗi ngày không chỉ là cách thư giãn mà còn giúp bạn kiểm tra và phát hiện những thay đổi hình dáng của cá như: rụng râu, rách vây, đuôi, các vết rách… Khi thấy cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang mang trứng hoặc có chửa nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nội bộ và nhiễm trùng do vi khuẩn.

Màu sắc:

Sự mất màu trên cơ thể cá cũng có thể do nhiều nguyên nhân như các vấn đề về da, bệnh trong cơ thể, và các yếu tố trong bể nuôi như oxi, ánh sáng. Ngoài ra cá cũng thay đổi màu sắc khi bị căng thẳng hoặc cá tấn công lẫn nhau.

Có một số loài cá (cá đực) tự làm thay đổi màu sắc của chúng để tránh phải “đụng độ” với những con đực khác trong cùng một bể nuôi. Trong trường hợp này sự thay đổi màu sắc là rất có lợi vì nó tránh được “bạo lực”.

Các u nang, vết lở loét và các vết máu (xuất huyết):

Bệnh trên da cá thường biểu hiện ở dạng như các u nang, các đốm, vết lở loét… Những con cá bị bệnh có thể do ký sinh trùng gây ra như nấm, trùng quả dưa… Khi những con cá bị bệnh thường bị “ngứa” và những con cá bị bệnh này thường tự chữa bằng cách cọ mình vào những vật có bề mặt nhám, xù xì trong bể. Điều này không làm cho cá khỏi bệnh mà khiến cho vết loét và bệnh ngày càng lan nhanh làm cho bệnh trở nên nặng hơn

Nguyễn Quốc Minh