Chợ Cá Cảnh Việt Nam / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Cảnh Việt Nam Cần Nhiều “Cú Hích” – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

“Thế giới phẳng” của cá cảnh

Nếu trước đây cá cảnh chủ yếu được người châu Á chơi với tư duy phong thủy cầu may thì nay người chơi cá cảnh có trên khắp thế giới, cá cảnh trở thành thị trường sôi động.

Hoạt động buôn bán thuộc ngành công nghiệp sinh vật biển trên thế giới khoảng 330 triệu USD/năm, trong đó khoảng 90% cá cảnh biển được đánh bắt trong tự nhiên. Philippines là cường quốc xuất khẩu cá cảnh biển, chiếm 43% lượng cá cảnh xuất khẩu toàn thế giới; Indonesia chiếm 26%. Mỹ là nước nhập khẩu cá cảnh biển, chiếm 69% thế giới; Anh chiếm 20%. Cá cảnh biển ở Việt Nam rất ít phát triển, dù Việt Nam có bờ biển dài và nhiều đảo, nhiều cá đẹp. Năm 2014, giá trị cá cảnh biển xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất chỉ 584.492 USD.

Các nước Đông Nam Á đang có sự tăng trưởng mạnh về xuất khẩu cá cảnh. Singapore đã đạt doanh số 300 triệu USD; Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều đạt doanh số 50 – 70 triệu USD/năm; Việt Nam đặt mục tiêu năm 2015 xuất khẩu đạt 30 – 40 triệu USD nhưng xem ra rất khó thực hiện, khi chủ yếu TP Hồ Chí Minh gánh vác trách nhiệm này.

Nhiều loại cá cảnh giá trị cao được đưa vào nuôi – Ảnh: Trịnh Bộ

Thành phố Hồ Chí Minh vượt khó

Trước năm 1975, nghề chơi cá cảnh TP Hồ Chí Minh nổi tiếng trong khu vực và được biết đến nhiều trong các cuộc thi, hội chợ ở Đông Nam Á. Sau năm 1975, do kinh tế thị trường không phát triển nên vô tình đã tạo cơ hội cho nhiều nước vượt lên. Tuy vậy, trong một thập niên lại đây, TP Hồ Chí Minh đã khôi phục, phát triển nghề cá cảnh ngày càng rộng lớn.

Tổng cục Thủy sản đánh giá, TP Hồ Chí Minh sản xuất 96% cá giống của cả nước. Năm 2015, tính đến hết tháng 10, TP Hồ Chí Minh xuất khẩu 11.052.528 triệu con cá nước ngọt và 74.943 con cá nước mặn, đạt hơn 9,6 triệu USD.

Thạc sĩ  Lê Đức Liêm (Phân viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản phía Nam) cho rằng so với các nước trong khu vực thì xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam “còn khá khiêm tốn”; cơ sở sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ.

Chưa mặn mà

Thạc sĩ Lê Đức Liêm cho biết, ông đã tham gia quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp ở một số địa phương, thường không thấy có quy hoạch nào cho phát triển cá cảnh. Đây là điều đáng lo ngại, vì khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì sản xuất cá cảnh là một mũi nhọn nông nghiệp đô thị rất hiệu quả, đáng quan tâm. Ngay cả TP Cần Thơ, một trung tâm lớn, năm 2014 cũng chỉ có 7 cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh, sản lượng 10 triệu con/năm.

Tổng cục Thủy sản cho biết: TP Hồ Chí Minh mỗi năm sản xuất khoảng 100 triệu con cá cảnh giống, trong khi Đà Nẵng chỉ 2 triệu, Khánh Hòa 0,5 triệu… Hà Nội với trung tâm sản xuất cá giống Nghi Tàm, Nhật Tân nổi tiếng, nay cũng chỉ buôn bán chứ không còn tập trung nuôi cá giống, do không cạnh tranh được với giống ngoại nhập. Theo khảo sát tại Cần Thơ, một hộ sản xuất cá cảnh với 50 bể 10 m3 nước thì lợi nhuận khoảng 6 triệu đồng/tháng, thu nhập khoảng 70 triệu đồng/năm, là mức thu nhập chấp nhận được đối với nông dân đô thị.

Cần chú ý cá cảnh nhiều hơn

Hội Nghề cá Việt Nam đề xuất: Cho phép các trung tâm nghiên cứu, khu công nghiệp cao chủ động nhập cá giống mới về lai tạo sản xuất phục vụ xuất khẩu; Nhà nước có chính sách khuyến khích người nuôi, kinh doanh cá cảnh; Miễn thuế giống cá cảnh. Ngoài ra, cần xúc tiến xây dựng thương hiệu cá cảnh Việt Nam. Riêng với TP Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu quy hoạch cho rằng nên mạnh dạn xây dựng chu vực chuyên sâu lai tạo sản xuất cá cảnh tại huyện Củ Chi. Xây dựng các mô hình sản xuất cả cảnh kết hợp du lịch để quảng bá thương hiệu cá cảnh Việt Nam.

Bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, cho biết: thành phố đang rất quan tâm lĩnh vực cá cảnh; thời gian tới sẽ có đầu tư mạnh, trong đó có quảng bá thương hiệu cá cảnh TP Hồ Chí Minh đến nhiều nước trong khu vực.

Nhiều người nuôi cá cảnh nhận xét: So với trước 1975, hiện nay ngành cá cảnh Việt Nam phát triển hơn. Chúng ta đã xuất khẩu tới 32 quốc gia và xuất khẩu mạnh vào châu Âu (Trước kia, cá cảnh Sài Gòn chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kong, Singapore). Điều đó chứng tỏ ngành cá cảnh Việt Nam đang dần tạo vị thế trong làng cá cảnh thế giới và việc đầu tư phát triển là điều mà người nông dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố trông đợi. Việc vươn từ tầm khu vực lên tầm thế giới chắc chắn đòi hỏi nhiều đầu tư và chiến lược dài hơi. Trong lúc này, nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã đổi mới công nghệ nuôi, thực hiện nuôi nhiều loại cá cảnh giá trị cao, đạt nhiều tiêu chuẩn khắt khe của các nhà nhập khẩu. Đây là những tín hiệu đáng mừng.

Hình Ảnh 10 Cây Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

post on 2019/04/14 by Admin

Hình ảnh 10 cây cảnh đẹp nhất việt nam

Bên cạnh thú chơi siêu xe, siêu du thuyền hay những vật cưng khủng,… các đại gia còn đổi tiền vào mua những cây cảnh quý hiếm về chơi. Những báu vật trăm tuổi không chỉ là vui chơi mà còn là niềm tự hào là gia tài để đời của các đại gia, nó còn là niềm đam mê mà các đại thể hiện đẳng cấp giàu có của mình.

Để có được một cảnh hội tủ đầy đủ các yếu tố chân, thiện, mỹ, có giá lên đến hàng tỉ đồng là rất khó. Phải trải qua một thời gian dài thậm chí là phải trải qua nhiều đời. Ở việt nam rất nhiều siêu cây được định giá lên tới chục tỷ, thậm chí là trăm tỷ.

Cây Sanh nghinh phong

Tác phẩm này là của một người có tên là Đặng Xuân Cường, có nghệ danh là Cường họa sĩ. Cây có chiều cao khoảng 3 mét hội tụ đầy đủ các yếu tố cổ, kỳ, mỹ, văn của một cây cảnh đẹp. nhiều người trogn giới chơi cây cho biết siêu cây này có giá khoảng 10 tỷ đồng. đến nay siêu cây này được ông Cường chăm sóc và uốn cắt tỉa trên dưới 15 năm.

Điểm đặc biệt cảu cây Nghinh Phong này là nó có 2 thân một thân chính đi lên tạo thành thân siêu và một cacnhf mọc ở trong hõm mọc từ gốc I ra tạo thành cành chiếu thủy. cùng với một cành ở dưới để đỡ thân dưới. Vì thế đã tạo thành một bố cục chắc chắn, đây chhinsh là đặc điểm chính của cây này mà ở việt nam hiêm cây nào có được.

Siêu cây Tùng “ông bụt”

Trong giới cây cảnh ở việt nam cái tên Phan Văn Toàn hay còn gọi là Toàn đôla ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Được xem là một trong những đại gia chơi ngầu nhất, chưa đầy 8 năm dại gia này đã bỏ ra hơn 20 tỷ để chơi cây. Cây Tùng “ông bụt” có tuổi thọ lên đến gần 500 năm tuổi, tác phẩm này được đại gia Toàn đôla mua lại của một tay chơi Nam Định. Vì mua bán cây cảnh triệu đô này đến nay vẫn được giới chơi sinh vật cảnh kể như một giai thoại.

Cây Sanh kiểng “phúc lộc thọ trường”

Chủ sở hữu siêu cây này là anh Nguyễn Trung Thành chủ một nhà vườn cây cảnh ở Hà Nội đã và đang được nhiều dân chơi cây khắp các tỉnh thành cả nước tới thăm quan và trả giá mua. Toàn cảnh cây Sanh được anh Thành cắt tỉa tạo thành như một làng quê việt nam với mái chùa cây cổ thụ, anh Thành cho biết cây sanh cảnh cảu gia đình anh có tuổi đời trên dưới 200 năm với chiều cao của cây khoảng 2 mét chiều rộng khoảng trên dưới 3 mét.

Cây cảnh này từng được anh đưa đi nhiều cuộc triển lãm khắp các tỉnh thành. Bộ rễ của cây được nệm chặt vào mái chùa và đá rất đẹp mắt, để có sản phẩm như hiện nay anh Thành đã phải bỏ ra hơn 20 năm chăm sóc tạo tán từ cây phôi đến giờ câu mới có hình dáng đẹp và ý nghĩa trường tồn với thời gian và mang lại hạnh phúc và tài lộc cho người chủ của nó.

Cây Sanh cảnh Dáng Long Cổ Đại

Thuộc sở hữu của anh Nguyễn văn Dũng ở Hải Dương cây được anh mua cách đây 10 năm của một người bạn ở Nam Định và thời điểm đó anh phải bỏ ra hơn 3 tỷ đồng mới có thể mua được cây này. Cây có thân sần sùi có dáng long bề thể dài khoảng 2,8 mét. Bộ rễ của cây ôm chọn lấy đá để giữa cho cây luôn vững trãi, phần trên của cây như rồng bay lên phải mất rất nhiều công sức anh Dũng mới sóc được cây Sanh đặc biệt này.

Siêu cây mâm xôi con gà

Cây cso tuổi đời hơn 150 năm tuổi, chủ nhân của cây này là anh Nguyễn Nam Thành ở Phú Thọ. theo nhiều người chơi cây cảnh cây mâm xôi con gà cuốn hút bởi nó hội tụ đầy đủ 4 yếu tố cổ, kì, mỹ, văn và giống như một bức tranh thiên nhiên hoàn thiện. tháng 4 năm 2012 siêu cây này của đại gia đất Phú thọ đã được lên trang tạp trí về nghệ thuật chơi cây cảnh của Mỹ trong một triển lãm sinh vật cảnh. Cây mâm xôi con gà được định giá 6 triệu đô la tương đương với khoảng 120 tỷ đồng.

Cây Sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch”

Tác phầm này thuộc sử hữu của nghệ nhân Chu Mạnh Hùng, cây cảnh nghệ thuật có mang những sứ mệnh giao lưu văn hóa lớn hơn những hàng hóa thông thường khác. Chỉ cần nhìn vào vườn cây và những tác phẩm anh đang sở hữu là có thể đoán được phần nào quan điểm nhân sinh quan của chủ nhân.

Tác phẩm cây Sanh “rừng già”

Bênh cạnh những cây cảnh khủng có tuổi đời lâu năm thì cũng quy tụ nhiều tác phẩm mini tuyệt đẹp mang tính nghệ thuật cao cso giá trị kinh tế lớn, trong ảnh là tác phẩm cây Sanh rừng già của anh Cao Trung kiên đến từ Thanh Hóa.

Tác Phẩm cây Si “tí hon”

Với hình dáng độc đáo, thân nổi u cục thuộc sở hữu của anh Lộc đến từ Hải Dương. Mỗi cây cảnh mang đến đây trưng bày sẽ được đặt trên kệ riêng, có thiết kế phông, ánh sáng để làm nổi bật vẻ của tác phẩm, giúp người xem dễ dàng quan sát và thưởng thức tác phẩm cây cảnh một cách chọn vẹn nhất.

Siêu cây Trâm Vối

Siêu cây này của ông Nguyễn Văn Ngọ ở Hà Nội từng gây xôn xao dư luận cây có tuổi đời lên tới vài trăm năm thân cây uốn lượn với nhiều chi nhánh tựa như những con rồng bay lên khỏi mặt đất. Theo ông Ngọ cây Trâm Vối ở việt nam không phải hiếm nhưng hầu hết là những cây to dáng cây chỉ có một đến hai thân trong khi cây Trâm vối cảu ông cố dáng tự nhiên ngọn hướng lên trời, tuổi đười lâu năm có thể xem là độc nhất ở việt nam. Từ khi sở hữu siêu cây này ông Ngọ đã đón được nhiệu lượt khách tham quan trong đó có cả khách đến từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan,…

Siêu cây mang tên Chiến Thắng Bạch Đằng

Tác phẩm gồm 5 chiếc thuyền với kích cỡ khác nhau làm bàn gỗ mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng, chủ nhân của tác phẩm này là anh Phạm Đức Thịnh, anh cho biết phải mất gần chục năm để sưu tầm và thực hiện siêu phẩm này, cái nổi bật cảu nó nằm ở tính văn hóa lịch sử và tùy vào cách cảm nhận của mỗi người.

keyword: Hình ảnh 10 cây cảnh đẹp nhất việt nam

Review Top 10 Loài Cá Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

Ở Việt Nam, thú chơi cá cảnh vẫn liên tục gây sốt những năm gần đây. Và ngày càng nhiều các loại cá cảnh được lai tạo với vẻ đẹp vô cùng nổi bật.

Giữa thị trường vô vàn các loại cá cảnh như vậy. Chắc hẳn bạn sẽ có những băn khoăn không biết nên chọn loại cá nào cho đẹp. Bài viết này sẽ review giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất cho bể cá nhà bạn thêm đẹp và sinh động.

Cá Phượng Hoàng (tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi), là loài cá cảnh được nhân giống và nuôi dưỡng tại nhiều quốc gia khác nhau: Cá Phượng Hoàng xanh lam, Phượng Hoàng lùn, Phượng Hoàng vàng… có vẻ đẹp vô cùng lạ mắt.

Đặc biệt, cá Phượng Hoàng nhanh nhẹn, ưa hoạt động; dễ nuôi, khỏe mạnh. Giá bán cá Phượng Hoàng trung bình là 10.000 đồng/con và giá bán min – max là 10.000 – 50.000/con.

Cá Dĩa (có danh pháp khoa học là Symphysodon) thuộc họ cá rô phi (Rô phi vốn là họ cá có nhiều loài đẹp nhất). Người Hoa gọi cá Dĩa là “Ngũ sắc thần tiên) và tôn nó là “Nhất Đại Mỹ Ngư” tức là loài cá đẹp nhất trong tất cả các loài cá nuôi làm cảnh.

Thân hình cá Dĩa có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau, trở thành loài cá đẹp, được ưa chuộng nhiều tại Việt Nam. Bởi sự đa dạng, nên cá Dĩa có giá cả có nhiều mức giá, dao động từ 300.000 – 2.500.000 đồng/con.

Cá Thần Tiên có nguồn gốc từ sông Amazon thuộc Nam Mỹ. Là loại cá cảnh nhiệt đới được ưa chuộng tại Việt Nam. Xuất hiện trong giới cá cảnh từ đầu thế kỷ XX.

Cá có dáng tròn, thân dẹp. Mặc dù màu sắc cá không được tươi tắn, nhưng cá vẫn có sự thu hút từ sự phối trí của cá vi kỳ như vi lưng, vi ngực, vi bụng dài. Khi di chuyển, cá Dĩa toát ra sự mềm mại, uyển chuyển trong dáng bơi tạo nên nét phúc hậu thần tiên.

Cá Bảy màu (tên tiếng Anh là Milions Fish) là một trong những loài cá ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Trong đó có cá Bảy màu Thái Lan được giới nuôi cá tìm kiếm và đặt mua với số lượng lớn.

Cá có kích thước nhỏ nhưng lại thu hút người nhìn bởi màu sắc sặc sỡ. Cá Bảy màu hiền lành, phù hợp với những người mới tập nuôi cá cảnh.

Cá La Hán mới được du nhập vào Việt Nam những năm 2000. Sau đó, cá gây sốt bởi vẻ đẹp không những độc lạ, mà còn mang ý nghĩa may mắn cho người nuôi.

Cá có bộ vảy màu sắc sặc sỡ, chiếc đầu gù to, nhanh chóng chiếm được tình cảm của những người chơi cá cảnh. Giá của cá La Hán cũng dao động từ 80.000 đồng đến hàng triệu đồng/ 1 con.

Lưu ý với những người mời nuôi, nên nuôi cá có kích thước lớn hơn 3 ngón tay. Điều này sẽ dễ dàng hơn là nuôi cá bột.

Cá Ranchu có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản. Và được mọi người ví như “vua của cá vàng” bởi vẻ đẹp vô cùng ấn tượng, độc đáo và khác biệt so với những loài cá vàng khác.

Cá Ranchu đẹp có phần đầu to, vuông. Ngoài ra, mắt cá nhỏ, khoảng cách giữa hai mắt càng rộng càng tốt. Cộng với khả năng bơi lội nhẹ nhàng, khoan thai nên cá rất được ưa chuộng hiện nay.

Cá Huyết Anh Vũ còn có tên gọi khác là , là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới đẹp nhất hiện nay. Cá được nhân giống rộng rãi, nhiều màu sắc đa dạng: đỏ, hồng, vàng, da cam…

Ở Việt Nam, cá Huyết Anh Vũ được xếp loại vào các loại cá quý với danh hiệu cá tiến vua. Cá thân thiện và hiền lành, nên được chọn nuôi cùng các loại cá cảnh có cùng kích thước.

Trong thế giới cá cảnh, cá Rồng được xếp hàng đầu bởi vẻ đẹp độc đáo, màu sắc bắt mắt và về vấn đề tâm linh. Cá đạt tiêu chuẩn là khi ngay từ nhỏ, chúng đã có vây màu đỏ sậm và đồng đều.

Cá Rồng cũng bao gồm nhiều màu sắc và tên gọi khác nhau. Nhưng giá trị của cá Rồng vẫn luôn được đặt ở vị trí nhiều người ao ước có được.

Cá Betta (tên tiếng Việt là Xiêm Đá) là dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, rực rỡ và vô cùng bắt mắt. Cá có đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá trong dòng cá cảnh.

Bởi vậy cá Betta được ưa chuộng ngoài mục đích làm đẹp, mà còn sử dụng làm cá chọi, có thể đánh gục đối tượng một cách nhanh chóng.

Cá Heo lửa (tên tiếng Anh là Oscar Fish), là loài cá có màu sắc tuyệt đẹp. Cá có vẻ ngoài trông có vẻ hung dữ, nhưng thực chất tính tình lại hiền lành.

Cá dễ nuôi và chịu được điều kiện nuôi khác nhau. Giá bán trung bình là 40.000 đồng/con.

Sẽ là rất khó để chọn ra được một loài cá cảnh đẹp nhất. Bởi vậy, bạn có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá có cùng kích thước, tính tình hiền lành trong một bể. Bể cá nhà bạn sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Sưu Tầm Top 20 Cây Cảnh Đẹp Nhất Việt Nam

Đối với cây cảnh, để có được một cây cảnh đạt được đến nghệ thuật “chân – thiện – mỹ” là rất khó và kì công, chúng phải trải qua thời gian dài, thậm chí qua nhiều đời thì mới có thể đạt được. Do đó, cái giá hàng tỷ đồng là xứng đáng.

Diễn ra tại Festival sinh vật cảnh Thủ đô lần thứ nhất năm 2016, khi mà hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật sinh vật cảnh trên khắp cả nước cùng hội tụ, thì cũng là lúc xuất hiện một loại cây cảnh đáng giá triệu đô với hình dáng cây sanh ôm đá mang tên “Mâm xôi con gà”.

“Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ đã hơn 150 tuổi, có xuất xứ từ thôn Ngô Sài, xã Sài Sơn, Quốc Oai, thuộc Hà Tây cũ, của dòng họ Phạm. Vào năm 1996, họa sĩ Đặng Xuân Cường, cũng là một nghệ nhân ở đất Hà thành, đã phát hiện và trực tiếp tạo dáng cho cây này.

Tháng 4/2012, siêu cây này đã được lên trang bìa của tạp chí nghệ thuật chơi cây cảnh bonsai của BCI Mỹ. Năm đó, “Mâm xôi con gà” được định giá 6 triệu USD, tương đương với 120 tỷ đồng.

Theo nhiều người chơi kiểng, sở dĩ cây “mâm xôi con gà tạo được sức hút bởi nó hội tụ đầy đủ cả 4 yếu tối: “cổ – kỳ – mỹ – văn”, nó giống một bức tranh thiên nhiên hoàn hảo với “tay ngon long quần thụ – bông tán tản vân – thân vách dáng làng – thạch thụ tương sinh.

Siêu phẩm “ông bụt” được mua với giá 120 tỷ bởi đại gia Phan Văn Toàn,thành phố Việt Trì.

Việc mua bán siêu phẩm này được giới chơi sinh vật cảnh kể như một giai thoại. Theo đó, lần đầu ông Toàn đã đến Nam Định, chủ nhân của siêu cây này bắt ông đứng ở xa quan sát không cho lại gần. Những lần sau đó, ông Toàn phải lặn lội đặt cao hổ tận bên Lào làm quà biếu và cũng phải mấy hết một năm trời mới có vinh hạnh được rước “ông bụt” về tư dinh của mình.

Theo tư liệu lịch sử, anh Phạm Đức Thịnh (giám đốc công ty Cổ phần đầu từ và phát triển sinh vật cảnh Phạm gia) – chủ nhân của bộ tác phẩm mang tên “Chiến thắng Bạch Đằng”, anh cho biết, vào những năm đầu công nguyên, gỗ sao đen thường được sử dụng làm thuyền biển vì càng ngấm nước thì độ bền của gỗ càng cao. Những loại gỗ này thì gần như đã tuyệt chủng ở Việt Nam, nên anh đã dùng lũa, tức là phần lõi của cây gỗ, còn tồn tại dưới lòng đất, lòng sông suối hàng ngăn năm trước để thay thế. Toàn bộ tác phẩm là nhằm tái hiện lại chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử.

Ngày trước, thế trực quân tử luôn là thế được ông cha ta ưa thích nhất, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời.

Trực quân tử là dáng cây có thế trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất, Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mắt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người kỷ cương.

Cây sanh trực quân tử là một cây sanh đại thụ và thuộc top những loại cây cảnh quý ở nước ta, cây đã được hàng trăm năm tuổi và hiện thuộc sở hữu của gia đình anh Phạm Hải Anh thuộc thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được ước tính với giá 25 tỷ đồng.

Cây Sanh “dáng làng/’ thuộc sở hữu của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Hoản, ngụ tại xóm 19 xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, hiện sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện.

Từ tay bông đến bộ rễ được cắt tỉa và tạo đường uốn rất công phu, các nhánh cây trong tổng thể cây có sự hài hòa đến ngạc nhiên, bộ rễ lớn tới 3 người ôm, thả xuống như cây đa đầu đình, gợi nhớ về thuở thơ ấu chăn trâu cắt cỏ ngày xưa.

Cây dáng làng thuộc loại cây dáng trực, là dạng biến thể mở rộng của dáng này. Với cành tán xum xuê, nhiều cành tán, phân bố trên cao, tạo sự phong sương, dày dặn, trải nghiệm, trông giống như một cây cổ thụ đích thực. Để thêm phân sinh động và hình tượng, người ta thường thêm những tiểu cảnh đi kèm như mái đình, bến nước, ghe thuyền, đàn trâu, đàn cò trắng.

Cây Sanh “Quần Long Phượng Vũ” được cho là cây cảnh “độc nhất vô nhị” với giá của nó là 1 triệu USD, thuộc sở hữu của công ty xây dựng Cường Thịnh Thi tại Ninh Bình.

Cây có thế chim phượng hoàng múa trên mình rồng, cây phải là cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía àm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, phần cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.

Thế này phải uốn sao cho thật dịu dàng, mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng, thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.

Bộ cây Tam đa thuộc sở hữu của ông Nguyễn Công Khanh thuộc thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hiện bộ cây này đã được định giá hơn 20 tỷ.

Tam đa tượng trưng cho tam tài, tam giáo, và thậm chí là trời – đất – con người. Tam có nghĩa là ba, trong phong thủy, số 3 hàm chứa một sức mạnh huyền bí, đó là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, những nét truyền thống văn hóa trong quan hệ trên dưới, gia đình… và mong muốn của con người trong cuộc sống. Theo đó, bộ cây cảnh Tam đa mang ý nghĩa Phúc, Lộc, Thọ.

Dáng Thăng Long thuộc sở hữu của ông Hoàng Quân thuộc tỉnh Thái Bình, đã có người trả với giá 60 tỷ đồng nhưng ông Quân không bán.

Cây thuộc sở hữu của nghệ nhân Lê Xuân Kỳ, nguyên Uỷ viên ban chấp hành CLB sinh vật cảnh Việt Nam, được định giá 10 tỷ đồng.

Cây sanh dáng Phu thê thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Gia Hiền, ngụ tại Triều Khúc, Hà Nội. Tính tới thời điểm hiện tại thì cây đã hơn 100 năm tuổi.

Đây là cây cảnh duy nhất đạt giải Vàng taị Festival cây cành nghệ thuật, tổ chức vào năm 2006 tại Hồ Chí Minh, và cũng trong năm đó, một đại gia khét tiếng đã bỏ ra 400000 USD (gần 6 tỷ đồng) để mua cây Sanh này nhưng ông không bán.

Từ khóa: cây cảnh đẹpcây cảnh đẹp nhất việt namcây kiểng đẹpcây kiểng đẹp nhất việt nam