Cây Tùng La Hán Đẹp Nhất Việt Nam / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

#1 Trồng Cây Tùng La Hán Dáng Trực Đẹp Nhất Việt Nam

Cây tùng la hán là dòng cây tượng trưng cho sự trường thọ, cây mang nhiều ý nghĩa về phong thủy, cây thường được dùng làm quà tặng mừng thọ, cây cầu chúc bình an tới người được nhận. Cây tùng la hán đẹp, cổ thụ khá hiếm trên thị trường, để có thể sở hữu được những cây tùng la hán phải bỏ ra một số tiền khá lớn, sau khi sở hữu được những cây tùng la hán đẹp cần phải nắm chắc được cách chăm sóc cây sinh trưởng phát triển.

Đặc điểm cây tùng la hán

Cây tùng la hán hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau, thường do người đặt tên riêng cho cây như: cây vạn niên tùng, cây sam đất, sam la hán và những tên gọi ở nhiều địa phương khác nhau. Cây có hình thái bên ngoài khá xù xì, khá giống với tượng la hán nên mới được gọi là cây tùng la hán.

Cây tùng la hán có tên khoa học : Podocarpus brevifolius, là giống cây có nguồn gốc từ Trung quốc, ngày nay cây đã được phân bổ ở hầu hết các nước thuộc khu vực nhiệt đới.

Cây tùng la hán là giống cây thân gỗ nhỏ, mềm, cây có tuổi thọ tới hàng trăm năm, chiều cao của cây có thể đạt từ 5-7m, trong tự nhiên có những cây có thể cao tới 20m, cây có bộ lá xanh quanh năm.

Cây tùng la hán có nhiều thân cành nhánh, thân cây mọc thẳng đứng với nhiều cành ngang. Thân cây gồ nghề, vững chắc, nhìn bên ngoài thì thân cây khá là thô ráp và cứng, nhưng thực tế thì thân cây khá là dẻo có thể dễ dàng uốn nắn để tạo nhiều hình dáng khác nhau.

Vỏ cây tùng lá hán thường có màu nâu xám, trên thân thường có nhiều vết xù xì trông rất đẹp mắt, quá trình cây sinh trưởng khá chậm. Bộ lá cây tùng la hán có hình kiếm xen lẫn với hình xoắn ốc, phần đầu lá nhọn, các gân lá nổi ở giữa. Lá có màu xám đậm, mặt dưới lá thường có màu xanh nhạt

Cây tùng la hán là giống cây có hoa, hoa của cây thường nở vào tháng 5 và có quả chín vào tháng 10. Quả của cây tùng la hán có vị chua, mùi thơm, hình dáng của cây vô cùng bắt mắt, chính vì điều này đã làm nên sự khác biệt của cây tùng la hán so với những loài cây khác hiện nay.

Cây tùng la hán là giống cây được rất nhiều người có điều kiện tìm kiếm, cây là điểm nhấn của ngôi nhà khi đặt những cây tùng la hán trước cửa nhà sẽ mang đến nhiều may mắn hơn trong cuộc sống.

Lợi ích khi trồng cây tùng la hán trong nhà

Cây tùng la hán là loài cây có có tuổi thọ lâu dài, được xem là dòng cây phong thủy mang đến sự thịnh vương, may mắn cho chủ nhân của ngôi nhà. Màu sắc xanh quanh năm mang tới không gian trong lành, tươi mát cho khuôn viên ngôi nhà.

Chăm sóc cây tùng la hán không quá khó, cây tùng la hán được chăm sóc cẩn thận sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia chủ, chỉ những gia đình mới có điều kiện sở hữu, trưng cây tùng la hán với mục đích thể hiện sự bề thế, uy nghi của gia đình.

Cây tùng la hán có tuổi thọ lâu dài, ít thay đổi ngoại hình, cây luôn cứng cỏi, mạnh mẻ và luôn hướng về phía trước thể hiện được khí phách của người đàn ông trong mọi hoàn cảnh. Cây tùng la hán với màu xanh quanh năm thường được trồng trong khu sân vườn, ở đại sảnh, khu thương mai và những nơi có không gian rộng lớn.

Ngày nay thú chơi cây cảnh bonsai ngày càng phổ biến hơn, những cây tùng la hán mọc trên những khối đá phong thủy tạo nên những cây có giá trị lên tới hàng tỷ đồng, cây khá là lôi cuốn người ngắm, thông qua những bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân thì những cây tùng la hán ngày càng được nhân lên gấp chục lần giá trị của cây mọc trong tự nhiên.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Cây tùng la hán có cách trồng và cách chăm sóc khá là đơn giản, không quá cầu kỳ như nhiều loại cây cảnh bonsai khác hiện nay, trong quá trình chăm sóc cần nắm được những điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng, có thể tạo được môi trường sống của cây gần với tự nhiên nhất là cây đều sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn.

Cây tùng la hán là giống cây có thể chịu được ánh sáng mạnh, cây trong tự nhiên đều đương đầu với sương gió nên hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc những cây tùng la hán ở những vị trí có nhiều ánh sáng. Ngoài ra cây cũng có thể thích nghi tốt với môi trường bán râm hoặc trong phòng máy lạnh.

Khi lựa chọn trị trí đặt cây cần chú ý tới ánh sáng, đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt và phát triển tốt hơn.

Cây tùng la hán là giống cây có thể chịu hạn khá tốt, tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng liên tục, vì vậy mà trong quá trình chăm sóc cần chú ý mỗi khi trời mưa cần hạn chế đọng nước trên chậu cây, khi chăm sóc cây tùng la hán có thể tưới nước từ 2-3 ngày tưới / lần, tùy thuộc vào thời tiết của từng vùng để có chế độ nước tưới khoa học hơn. Chỉ cần tưới lượng nước đủ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều sẽ làm cho bộ rễ của cây bị ngập úng khiến cây sinh trưởng kém.

Cây tùng la hán nên trồng trong những loại đất có độ mùn cao, thông thoáng tốt, đất tơi xốp, đất có nhiều sỏi đá. Không nên lựa chọn những loại đất có độ kiềm cao, nhiễm mặn và các loại đất mà cây khó có thể phát triển.

Cây tùng la hán là giống cây cần nhiều các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có thể bón các loại phân tan chậm giúp cho cây hấp thụ dần trong quá trình phát triển. Có thể bón lượng phân có hàm lượng nito cao hơn.

Đặc biệt trong quá trình chăm sóc hạn chế bón phân đạm cho cây tùng la hán.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây tùng la hán là giống cây ít gặp các loại sâu bệnh, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây vẩn thường gặp các loại sâu hại như trùng vỏ cứng, đôm lá, rệp, sáp, nhện đỏ, là những loại bệnh thường phát triển ở thời điểm giao mùa.

Trong quá trình chăm sóc cây thường xuyên cắt tỉa, hạn chế để cây quá nhiều cành nhánh làm ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của cây, đồng thời cũng hạn chế sâu bệnh tấn công cây.

Nhân giống cây tùng la hán

Cây tùng la hán hiên nay được nhân giống chủ yếu 2 phương pháp : giâm cành hoặc gieo hạt. với phương pháp gieo hạt sẽ mất khá là nhiều thời gian, tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng cây sẽ có những giải pháp nhân giống phù hợp nhất.

Các Thế Cây Tùng La Hán Đẹp Và Có Ý Nghĩa Nhất

Các thế cây Tùng La Hán được giới bonsai chuộng tạo dáng thường dựa trên đặc tính tự nhiên và những ý nghĩa hay về phong thủy. Thế tùng thể hiện cho bản lĩnh, khí khái và ước vọng của người tạo ra nó.

Để tạo được thế cây đẹp, những nghệ nhân bonsai thường phải nuôi, chăm sóc và uốn nắn ngay từ khi cây còn bé. Mỗi một cây bonsai là một tác phẩm nghệ thuật được người tạo tác ra nó bỏ thời gian, công sức và tâm huyết để hoàn thành. Người tạo dáng cây cũng phải am hiểu về đặc tính của cây và biết về phong thủy mới tạo được những thế cây đẹp. Đơn giản là vài năm, nhiều thì cả chục năm mới có thể tạo ra một cây bonsai nghệ thuật đẹp mắt và giá trị.

Cây Tùng La Hán thế vũ trụ

Thế vũ trụ được xem là thế cây khá đơn giản khi tạo dáng. Đây cũng là thế đẹp được nhiều người yêu thích. Thế vũ trụ mang tính phổ biên và phù hợp với nhiều vị trí trưng bày. Với những cây Tùng La Hán cỡ đại, cây công trình thì thế vũ trụ là phổ biến nhất.

Thế thác đổ

Thế cây này mang tính nghệ thuật cao. Đòi hỏi người nghệ nhân phải bỏ ra rất nhiều công sức, tâm huyết để tạo tác cho nó. Đồng thời, người tạo dáng cho cây cũng phải có trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo mới tạo được thế cây đẹp. Với thế này, cây tùng ngả về một phía, bẻ cong xuống mềm mại như thác nước. Những người yêu thích bonsai không thể nào bỏ qua tác phẩm nghệ thuật độc đáo như thế này.

Thế Phượng vũ

Thế cây này là thế chim phượng đang múa. Cành, tán cây được uốn uyển chuyển và mềm mại thành dáng chim bay, múa, xòe cánh đẹp mắt. Đây là một trong các thế cây Tùng La Hán khó tạo dáng nhất nhưng cũng mang nhiều giá trị nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao. Thế cây này tượng trưng cho sự vui tươi, lạc quan, ý nghĩa mang đến niềm vui và may mắn cho người sở hữu nó.

Thế Ngũ phúc

Với cây Tùng La Hán thì thế ngũ phúc thường là những cây cổ thụ to, tán rộng. Cây có 1 ngọn và 4 cành, các tán được uốn theo kiểu tứ diện. Dáng cây đẹp mắt và ấn tượng. Thế cây này mang ý nghĩa là tốt lành may mắn, tượng trưng cho Phước, Lộc, Thọ, An, Khang. 5 điều lớn lao nhất mà ai cũng ước ao có được trọn vẹn trong cuộc đời.

Thế xuy phong hay còn gọi là thế xiêu phong. Đây là một trong các thế cây Tùng La Hán khá đặc biệt và rất được giới chơi bonsai yêu thích. Cây được tạo dáng dựa trên đặc tính tự nhiên vốn có. Giống như cây tùng trên núi cao, chịu nhiều gió bão đến nghiêng ngả nhưng vẫn vươn lên sừng sững. Thể hiện cho ý chí kiên cường, bất khuất, mang chí khí nam nhi đại trượng phu.

Thế huyền chi lạc địa

Đây là thế cây được đánh giá rất cao về tính nghệ thuật. Phải những người nghệ nhân bonsai cứng tay nghề, giàu kinh nghiệm mới có thể làm được. Cây được tạo dáng phức tạp, uốn nắn tỉ mỉ, đẹp mắt. Thế cây này mang ý nghĩa thể hiện sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục số phận mà vẫn vươn lên.

Thế tam đa

Thế cây có 2 cành và 1 ngọn, thể hiện cho 3 mong ước: Phúc, lộc, thọ. Kiểu dáng không quá đơn giản mà ngược lại rất đẹp mắt và cân xứng. Đây là thế cây dễ tạo dáng nhưng cũng không phải đơn giản với những người tay nghề còn non. Bởi thế cây đẹp thì tán phải tròn đều, cành uốn không bị võng, thân cây dáng đẹp.

Đây là các thế cây Tùng La Hán phổ biến và được yêu thích nhất. Mỗi nghệ nhân sẽ có những cách làm riêng, sự sáng tạo khác nhau để tạo nên những tác phẩm bonsai độc đáo mang cá tính riêng. Bạn thích thế cây nào trong những thế này ? Nếu yêu thích Tùng La Hán bonsai thì đừng bỏ qua Vườn Nhật tại địa chỉ: Khu Thể Thao Công Viên Cây Xanh – Phố Cầu Đơ – Phường Hà Cầu – Quận Hà Đông – Thành Phố Hà Nội (Đối Diện Chợ 365).

Cây Tùng La Hán Để Bàn

Tùng La Hán còn có tên gọi khác là cây vạn niên tùng, tượng trưng cho chữ Thọ, mang ý nghĩa sức khỏe dồi dào. Tùng la hán để bàn có thể được làm quà tặng, quà mừng thọ với mong muốn gia chủ sẽ luôn bình an, khỏe mạnh. Đặc biệt Tùng La Hán bonsai rất hợp với người mệnh Thủy, là loại cây để bàn làm việc cực kỳ phù hợp.

Cây Tùng La Hán có sức sống bền bỉ, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt nên được xem là loại cây có linh khí mang ý nghĩa trường thọ. Tùng La Hán còn được nhiều người biết đến với ý nghĩa là sự phồn vinh, thịnh vượng.

1.2/ Ý nghĩa trong cuộc sống

Tùng La Hán để bàn mang lại nhiều năng lượng tích cực cho bản thân. Ngoài ra, loại cây này được coi là cây trừ tà khí, mang lại bình an cho gia chủ. Cây Tùng La Hán mini là cây cảnh trang trí, thanh lọc không khí mang lại bầu không khí trong lành cho không gian.

Tùng La Hán để bàn mini phù hợp với những người mệnh Thủy, mang lại may mắn, hút tài, hút lộc. Càng phù hợp hơn với những người thường xuyên đi giao tiếp, ngoại giao và thuyết phục người khác.

Mách nhỏ: Thủy sinh Mộc chính vì thế cây Tùng La Hán mini cũng rất hợp với mệnh Mộc.

3/ Tác dụng của cây Tùng La Hán để bàn

1/ Trang trí nội thất: Tùng La Hán có nhiều kiểu dáng đẹp và lại mắt, rất phù hợp để trang trí nội thất. Mang lại màu sắc hơn cho hiên nhà hoặc ban công, hoặc các văn phòng làm việc.

3/ Hút từ tính, chất thải độc hại từ các thiết bị điện tử: Tùng La Hán cũng giống các loại cây cảnh để bàn khác, đều có tác dụng hút từ tính, chất độc hại do các thiết bị điện từ gây ra để bảo vệ sức khỏe.

4/ Giá bán cây tùng la hán mini để bàn

5/ Cách chăm sóc cây Tùng La Hán bonsai

Tùy vào nơi đặt cây mà bạn có thể tưới nhiều hay ít nước. Nếu để Tùng La Hán trong văn phòng thì:

– Mùa đông: Khoảng 2 lần/tuần.

– Mùa hè: Ngày nào cũng tưới.

– Mỗi lần chỉ đủ ẩm đất, tránh tưới nhiều.

Đất trồng cây Tùng La Hán để bàn không cần có quá nhiều dưỡng chất nhưng phải thoáng.

Mách nhỏ: Bạn có thể dùng tro trấu, xơ dừa, xi than, đá perlite, xỉ than trộn vào đất tạo độ thoáng.

Lưu ý: Bạn có thể để Tùng La Hán ở ngoài trời nhưng tránh để cây phía sau cửa kính và ngoài ban công khi trời nắng gắt vì cây sẽ bị sốc nhiệt, mất nước và bị héo lá.

Mách nhỏ: Bạn thường xuyên phơi cây ra nắng nhẹ lúc sáng sớm (6h – 8h) hoặc chiều muộn (sau 15h) để cây có thể phát triển tốt hơn.

5.4/ Nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất

Tùng La Hán là loại cây ưa ẩm trung bình, thân gỗ nên có khả năng chịu hạn tốt. Cây ưa thích nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C.

Lưu ý: Cây có khả năng chịu lạnh kém, vào mùa đông, lá cây sẽ trở nên cằn cỗi hơn.

Là giống cây trồng tự nhiên, Tùng la hán để bànkhông đòi hỏi quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, hàng năm bạn có thể bón Kali để thân cây chắc khỏe, tăng cường màu xanh cho lá.

Lưu ý: Nên hạn chế lượng Đạm (loại phân kích thích tăng trưởng chiều cao, tán lá) nếu bạn để tùng la hán trên bàn làm việc.

6/ Các loại bệnh của cây Tùng La Hán để bàn

6.1/ Nấm lá, rệp lá ở Tùng La Hán

Nguyên nhân: Nấm lá phát sinh do Tùng La Hán đặt ở nơi thiếu ánh sáng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ở mặt sau của lá, sau đó lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch. Nhiều người lầm tưởng lá bị bám bẩn.

Giải pháp: Bạn hãy để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loãng với nước tỷ lệ 50:50. Lấy mảnh vải mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới. Nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng.

Lưu ý: Tăng cường chăm bón, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.

6.2/ Tùng La hán khô đầu ngọn

Nguyên nhân: Có thể do rầy mềm và sâu vẽ bùa gây ra. Loại sâu này tấn công vào những mầm non khiến cho lá của cây sẽ bị vàng.

– Có thể sử dụng dầu khoáng DC-Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tùng la hán để bàn mini là loại cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, tượng trưng cho sự trường thọ. Cây rất hợp với mệnh thủy và mệnh kim. Đặc biệt, tùng la hán bonsai rất phù hợp với nam giới về cả ý nghĩa và dáng cây.

Cách Chọn Thế Cây Tùng La Hán.

1. Lời nói đầu.

Tùng La Hán hay còn được gọi và Vạn Niên Tùng, thường được giới chơi cây cảnh ưa thích. Với những người yêu thích Tùng La Hán họ thương sưu tầm những cây có thế lạ và đẹp. Một cây Tùng La Hán đẹp thì trước tiên phải là một cây khỏe mạnh, gốc cây to khỏe có nhiều rễ nổi lên, cành lá được phân bố hợp lí và có khoảng cách thích hợp và một trong những yếu tố để lựa chọn cây đó là cây phải có thế đẹp. Thế của cây rất quan trọng trong việc nhìn nhận xem cây đó có đẹp hay không, xét về gốc độ nghệ thuật thì một cây Tùng La Hán có thế đẹp là cây phải có hình dáng, đường uốn chuẩn, toán lên vẻ sáng tạo của người làm cây.

2. Cách chọn thế cây Tùng La Hán.

Thế thác đổ: Cây Tùng La Hán thế này khá độc lạ bởi vì thân cây được người thợ uốn mềm mại tự nhiên ngả xuống , ngọn cây được bẻ cong rồi vươn lê. Nhìn toàn cảnh toát lên vẻ như cây bị gió thổi mạnh lả xuống nước tạo thành từng bậc nên được gọi là thế thác đổ. Những cây có thế này khá được yêu thích, với những người có niềm đam mê với cây cảnh nghệ thuật thì tất nhiên là họ không bao giờ có thể bỏ qua được những cây Tùng La Hán có thế cuốn hút như vậy được.

Thế Vũ Trụ: Đây cũng là một loại thế khá được ưa thích và được tìm kiếm nhiều, những cây Tùng La Hán được các nghệ nhân tạo thế vũ trụ khi hoàn thành có hình dáng khá đẹp mắt và rất được quan tâm. đối với thế cây nàythì yêu cầu cây phải thuộc dạng lâu năm, thân to, khỏe, sần sùi, cây thường được thợ uốn thành hình quạt tỉa lúp búp và ngọn thì được uốn gần như hình nón không vươn cao quá. Ý nghĩa của thế này tượng trưng cho sự đầy đủ và sum suê, trường tồn vĩnh cửu.

Thế phượng vũ: Đối với thế cây này chúng ta có thể hình dung theo kiểu chim phượng đang múa, có 2 rễ nổi cao thành 2 chân, cây có 4 cành và ngọn là 5 tán. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, phải uốn cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức tươi. Thế cây này mang tính thẩm mỹ rất cao, đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cứng. thế cây này còn tượng trưng cho tính tươi vui yêu đời, lạc quan trong cuộc sống.

Thế ngũ phúc:Thường thì những cây Tùng La Hán có thế như này đều là những cây cao to, cây có bốn cành và một ngọn ,các cành uốn bằng không bị võng, đối hành 5 tầng theo lối chi tứ diện. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ ý muốn chúc tung cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là phúc tốt lành may mắn, có lộc giàu nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là sống êm ải, vui vẻ thoải mái.

Thế xuy phong: Tùng La Hán có thế xuy phong hay như chúng ta vẫn còn được biết với tên gọi khác là xiêu phong. Đây là thế cây khá đặc biệt, thường thì cây Tùng La Hán sẽ nghiêng khoảng 30-40 độ như lúc bị gió đẩy nhưng gốc phải to khỏe để trụ lại giữ được thăng bằng cho cây, tàn nhánh uốn chiết thành tứ diện vươn cao nhưng có khả năng chống gió , cây có 4 tàn và 1 ngọn và cành uốn về phía gốc. Đối với thế này thì thường sẽ đi kèm với bộ gồm có ba cây, một cây nghiêng bên trái là cây dương, cây nghiêng bên phải là cây âm. Chính giữa là một cây trung bình đứng thẳng.

Thế huyền chi lạc địa: Đây là thế không được phổ biến lắm như các thế khác, nhưng nếu để nói về nghệ thuật thì thế huyền chi lạc địa chắc chắn là được đánh giá rất cao, thế này rất khó tìm kiếm và uốn hình. Thế này thường rất phức tạp ở phần gốc có rễ ngoằn nghèo hình thú, thân long được uốn cong kỹ lưỡng , các nhánh tán cây gãy cúp theo ngũ chi hiệp nhất và vươn lên mạnh mẽ đón nhận ánh nắng mặt trời. Ý nghĩa của thế này muốn nói lên sức sống mãnh liệt ở những lúc tàn lụi nhất vẫn không thể ngăn nổi ý chí kiên cường, không chịu khuất phục số phận mà vẫn vươn lên.

– Bên trên là một số thế cây phổ biến và đẹp được nhiều người yêu thích hiện nay. Làng vườn Bách Thuận hị vọng với bài viết này quý khách có thể hiểu thêm về các thế cây Tùng La Hán. Nếu như Quý khách có nhu cầu về một cây Tùng La Hán có thế đẹp và lạ mà còn đang phân vân chưa biết nên mua ở đâu thì hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi hoặc để lại tin nhắn, làng vườn chúng tôi sẽ liên hệ lại cho quý khách ngay.

3. TẠI ĐÂY Quý khách có nhu cầu tìm hiểu mẫu mã, giá cả và mua Cây Tùng La Hán có thế đẹp tại làng vườn Bách Thuận vui lòng xem:

Trân trọng cảm ơn và chúc quý khách chọn được cây Tùng La Hán có thế đẹp ưng ý!