Giá Cá Vồ Đém Giống

Giá trị kinh tế cá vồ đém

             Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2023 – 2023 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa  (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.             Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.              Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân  hàng do thua lỗ các loài cá khác..              Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

Hiện nay trại giống của chúng tôi có cung cấp đầy đủ các cỡ giống cá vồ đém từ lồng 7-14 tùy theo yêu cầu của bà con. Do giá cá liên tục biến động nên bà con nào có nhu cầu mua con giống xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

.

Xin chân thành cảm ơn bà con!.

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ BÀ CON!

Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2023 – 2023 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân hàng do thua lỗ các loài cá khác..Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

Câu Cá Tra Bằng Mồi Gì Tốt Nhất?

Những vùng sông lớn như đồng bằng sông Cửu Long, lượng cá tra ở sông, hồ rất nhiều. Cá tra cũng là loài cá được dân cần thủ ưa thích. Chinh phục cá tra là một trải nghiệm vô cùng thú vị và hấp dẫn.

Trước khi nghĩ đến cách làm mồi, chọn mồi cho câu cá tra thì bạn cần chuẩn bị cần câu, cùng với những phụ kiện câu cá thích hợp. Sau đó, cần phải nắm rõ được đặc tính của cá tra, và tạo ra những mồi ngon ưa thích của loài cá này để thu hút cá. Nên dùng mồi gì để câu cá tra tự nhiên đây?

Theo một số kinh nghiệm được tích góp từ nhiều người và nhiều nguồn, được dân câu chuyên nghiệp chia sẻ, thì chúng ta sẽ có một loại mồi ưa thích của loài cá tra, mồi đó phải dẻo, mềm. Chính vì thế, chúng ta cần chuẩn bị những thứ sau:

Nếu là mồi cám: Sử dụng cám vàng 200gr, cám tanh đen 500gr, phô mai (2 cục), nước dừa khô. Sau đó trộn tất cả lại với nhau để tạo ra hỗn hợp cám vừa dẻo vừa mềm ưa thích của loài cá tra. Nhưng nên chú ý rằng loại cám này có hạn sử dụng chỉ trong 1 ngày 1 đêm.

Nếu là mồi cám gạo: Sử dụng cám gạo kết hợp với sữa tươi, phô mai, sữa đậu nành, bột đậu xanh cùng với chuối đã chín. Tạo thành một hỗn hợp vừa dẻo, mềm lại có mùi tanh đặc trưng, rất hấp dẫn cá tra.

Nếu là mồi cơm nguội: Sử dụng cơm nguội (1kg), cùng với nước cốt dừa (100gr) và sữa chua không đường (1 hũ), phô mai (2 cục). Trộn tất cả thật đều với nhau rồi cho vào bịch nylon, cố gắng cột bịch nylon thật kín, sau đó mang đi ủ trong 3 ngày. Tuy nhiên, sau 3 ngày vẫn bị nhão thì nên cho thêm một ít cháo ăn liền vào cho rút bớt nước.

Còn nếu không có thời gian để chuẩn bị những loại mồi câu cá tra như ở trên, bạn có thể sử dụng các loại giun đất, nhái, cá con, tôm tươi… tuy có thể câu được cá nhưng hiệu quả câu được sẽ không cao.

Kỹ Thuật Câu Cá Lóc Bằng Mồi Giả. Cách Câu Rê Cá Lóc Bằng Mồi Giả

Có rất nhiều cách để câu cá lóc: câu cắm ,câu vằng, câu nhấp, câu vịt ở Nam bộ… nhưng không một cách câu cá lóc nào vừa hiệu quả, vừa tiện lợi lại vừa hấp dẫn bằng cách câu rê.

Ngày nay người ta thường câu cá lóc bằng một kỹ thuật mới gọi là câu lure. Câu lure thật ra cũng là một hình thức câu rê nhưng sử dụng mồi giả để câu cá. Với kiểu câu này là cho các loài cá nhầm lẫn giữa mồi thật và mồi giả và đớp mồi. Kỹ thuật chính của câu lure chính là rê mồi trên mặt nước.

Để câu cá lóc hiệu quả, bạn cần chú ý các yếu tố sau:

1. Lựa chọn mồi giả

Mời bạn tham khảo bài viết chi tiết: Mua mồi giả câu cá lóc ở đâu? Hướng dẫn cách làm mồi giả câu cá lóc

2. Tốc độ kéo mồi giả thế nào cho phù hợp

Tốc độ kéo mồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu điểm câu rộng rãi như thủy điện hoặc ao hồ tự nhiên, những loại cá săn mồi tại những địa điểm câu này thường sẽ tranh nhau ăn mồi, những loại cá này rất khéo léo và di chuyển rất nhanh, do vậy bạn cần chọn tốc độ câu phù hợp để thu hút cá mà không bị phát hiện loại mồi câu giả.

Tốt nhất bạn nên nên kéo mồi chậm hơn tốc độ kéo bình thường một chút và phải rê mồi cho con mồi bơi theo hướng cũ khoảng 5-6 lần, nếu câu trong hồ câu thì nên kéo chậm hoặc thật chậm nếu không cá sẽ không thể nào đuổi kịp để đớp mồi.

Yếu tố tạo nên thành công của những người câu là biết cách kết hợp các kỹ thuật chung với nhau để bắt được cá, trong đó quan trọng nhất là kỹ thuật “rê mồi”. Thủ thuật rê thẳng rất hiệu nghiệm vì nhiều lý do, vì loại mồi giả không bị chệch hướng kéo, giữ tốc độ yên, tạo dễ dàng cho cá theo và tấn công. Thu hút cá một cách dễ dàng nhất, trường hợp này cá sẽ rất dễ cắn câu. Ngoài ra còn phải biết kết hợp với các thủ thuật: giựt ngắn, lắc nhẹ, kéo, v.v…

3. Thời tiết và địa điểm câu

Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để đi câu. Thông thường khi trời mưa to gió lớn, cá không dám kiếm ăn và thường trốn tránh dưới mặt nước sâu. Những hôm nắng gắt, ánh mặt trời chói chang, cá cũng hạn chế không đi kiếm ăn. Vào những ngày mùa xuân ấm áp, cá sẽ nổi nhiều trên mặt nước để hô hấp và kiếm ăn nên rất thuận lợi để bạn thả câu.

Ngoài ra, sau những cơn mưa rào hay lúc trời tờ mờ sáng là lúc cá đi kiếm ăn nhiều nhất, là thời điểm lý tưởng để câu cá. Bạn nên chọn khúc nước có nhiều cỏ cây, lau sậy, vì đây là chỗ cá thường kiếm mồi và tránh nắng. Bạn cũng nên câu ở những nơi ít người qua lại để tránh đánh động lúc cá cắn câu.

Món Ngon Từ Cá Vồ Đém

(Dân Việt) – Cá vồ đém là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nam Bộ, đặc biệt là khu vực sông Tiền và sông Hậu. Song, có lẽ một phần bởi vị ngon của loài cá này mà ngày nay để tìm được một con cá vồ đém ngoài thiên nhiên thật không phải là việc dễ dàng.

Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.

Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.

Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.

Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.

VT(Nguồn: chúng tôi

Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém

Phát hiện luồng cá vồ đém, các ngư dân “bố trận” vây lưới khoanh tròn một vùng. Phần lưới còn lại, họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang để cá dính lưới và gọi vui đó là thuật “phong ấn cá”…

Cá vồ đém hay còn gọi cá tra bần có thịt đặc biệt thơm ngon. “Một loài cá thông minh đáo để” – ngư dân Võ Văn Tần (tức Tư Tần, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) cười hào sảng…

Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

Xưa kia cá vồ đém xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng. Cá càng to thịt càng ngon. Hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

“Rốn cá” của dân nghèo

Từ dải uốn lượn đến nhiều doi, vụng nông sâu, sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa và sông Nước Trong (ba con sông chảy qua ba tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho dân nghèo nơi đây một “rốn cá” khổng lồ.

Bám sông mưu sinh gần cả đời người, ông Tư Tần khẳng định Hậu Giang có các vùng đất trầm thủy như Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ… Nhánh sông Cái Lớn và Nước Trong chảy qua địa phận Vị Thủy và Long Mỹ được xem là cửa sông “giáp nước” dài hàng chục kilômet đổ ra Biển Tây. Các bãi chà mé và giề lục bình vừa ấm vừa êm ven sông khiến cá trê, cá lóc, mè vinh, cá cóc, cá thát lát, cá vồ, đặc biệt là cá vồ đém theo dòng Mekong về đây quần tụ rất nhiều.

“Hồi đó, cá khu này nhiều dữ thần thiên địa. Một tay lưới, một mớ câu, tui đi thả, đi cắm chút xíu là dính đầy nhóc. Ăn ngả nào cho hết. Vợ tui mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Lũ về, lên đồng bắt cá. Lũ rút xuống sông thì câu cá vồ. Cứ thế, tui mần nghề 40 năm rồi” – ông Tư Tần tâm sự.

Hiện ngư trường sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa, đặc biệt là sông Nước Trong, người dân nếu chịu cất công đi bắt cá vẫn tạm mưu sinh được. Ông Tư Tần nhẩm tính: “Một ngày cũng kiếm nổi 100.000-150.000 đồng, mần thạo có thể hơn. Cần câu cơm tụi tui mà”. “Anh Tư Tần nói thiệt bụng đó. Cả xóm này ít ai có ruộng. Con cá giúp dân nghèo tạm sống khuây khuây” – ông Tổng ngồi kế bên góp chuyện.

Hằng năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, sông Cái Lớn, sông Nước Trong chuyển mình giảm hẳn màu đục phù sa. Ông Tư Tần và bà con trong xóm đi săn cá vồ, cá vồ đém. Từ tháng 5 đến tháng 8, họ lại bắt cá chốt, cá rô, thát lát, mè vinh… Trong đó để bắt cá vồ đém, họ phải sử dụng nhiều chiêu trò độc và biểu diễn kỹ thuật bủa lưới điệu nghệ y như nghệ sĩ xiếc trên sông.

“Phong ấn cá”

Hừng đông một ngày giữa tháng 11, tôi quay lại nhà ông Tư Tần. Mặt sông Cái Lớn lúc này nước lững lờ trôi. Hai chiếc vỏ lãi của ông Tư Tần và anh Khánh lướt phăng phăng. Gió bấc nhè nhẹ. Rẽ đầu doi sông Cái Lớn, ông Tư Tần chỉ: “Chỗ này cho đến sông Nước Trong mấy tay săn cá chạy vỏ lãi suốt. Người ta canh con nước đứng để bắt cá vui như ngày hội”.

Đến sông Nước Trong, nơi có nhiều cá vồ, cá vồ đém, ông Tư Tần, anh Khánh chạy vỏ lãi chậm lại. Vừa chạy họ vừa quan sát hai mé sông. “Cá vồ, cá vồ đém sống theo bầy. Hễ cá ục hay lên ngớp ở đâu trên sông là chúng bơi luẩn quẩn ở đó”, bằng kinh nghiệm gần 40 năm bắt cá, ông Tư Tần chia sẻ bí quyết quan trọng nhất để tìm luồng cá này…

“Thấy chỗ cá ục rồi. Nước chảy, mành lưới thẳng băng thì khó bắt chúng. Vì thế, tui và chú Tần lủi vô lùm cây hóng mát. Con nước quay đứng một cái, tụi tui quăng lưới liền là dính” – anh Khánh, tay săn cá vồ đém rất cừ trên sông, nói rổn rảng.

Hốt bầy cá vồ tinh ranh không dễ. Tuy nhiên, cũng không khó nếu anh Khánh và ông Tư Tần cũng như các ngư dân khác ở địa phương sử dụng chiến thuật “phong ấn cá”. Phát hiện luồng cá trên sông, lựa chọn thời điểm thích hợp, họ bố trận vây lưới khoanh tròn một vùng. Sau đó, phần lưới dư còn lại họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang.

“Đâu giống loài cá khác. Bắt cá vồ đém cần phải đấu trí với nó. Mọi thao tác, từ bơi vỏ lãi đến thả lưới, tụi tui làm thật nhẹ nhàng, thật gọn, thật nhanh chỉ trong vòng 5 – 10 phút. Xong, dùng mái chèo đập mạnh trên mặt sông. Cá hoảng loạn bơi sa lưới” – ông Tư Tần nói chắc nịch.

“Cá vồ đém rất khôn. Bắt chúng hôm nay, mai quay lại bắt hổng dính nữa. Động nước, chúng vọt một phát vào tận mé lục bình. Cả ngày lênh đênh trên sông, chỉ giăng lưới một lần. Tụi tui phải thay đổi địa điểm săn cá liên tục. Bữa nay ở sông Cái Lớn, mai lại qua sông Ngang Dừa để tránh làm cá nhát, trốn biệt trong mé lục bình luôn” – anh Khánh chia sẻ.

Nhờ chiến thuật bủa lưới độc đáo và lối săn cá vồ đém theo kiểu “đánh du kích”, ngư dân xã Vĩnh Thuận Tây hiếm khi thất bại. Giờ không còn nhiều như xưa, nhưng họ đi thường có cá mang về. Có khi được cả vài con cá vồ đém nặng cỡ vài chục ký. Mỗi lần dính cá, anh Khánh, ông Tư Tần và bất kỳ ngư dân nào ở địa phương cũng xé lưới. Họ muốn giữ cá sống để kịp mang về chợ cá vồ đém (xã Vĩnh Thuận Tây) bán được giá cao.

“Ở đâu ra có cái tên chợ cá vồ đém?” – chúng tôi thắc mắc. Anh Khánh lý giải hàng chục năm qua cứ tới mùa này thì buổi sáng đàn ông chạy vỏ lãi bủa lưới, giăng câu kiếm cá. Chiều thì đàn bà trong xóm lỉnh kỉnh thau, cân ra ngồi bán cá ở chợ xã. “Bán riết người ta quen mặt. Ai tới họ cũng hỏi mua cá vồ đém. Lẽ đó mà chết danh chợ cá vồ” – anh Khánh kể.

Thịt cá vồ đém ở sông thơm ngon, người ta săn đón mua nhiều. Có bao nhiêu cá cũng bán hết. “Nhờ con cá đó mà tụi tui có cơm ăn. Có hộ nuôi con ăn học thành tài. Nhưng bắt cá cũng phải có lựa chọn. Tụi tui chỉ bắt cá vồ lớn. Mắt lưới 3 màn tụi tui thiết kế chỉ dính cá cỡ nửa ký đổ lên. Nhờ đó mà có cá lâu dài” – anh Khánh tâm sự.

Nói chuyện nghề cá truyền đời ở địa phương, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây Bùi Thanh Lạc chia sẻ: “Nghề săn cá vồ đém ở địa phương có từ lâu đời. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyên truyền người dân không dùng những phương tiện đánh bắt cá tận diệt như xung điện, mắt lưới nhỏ để gìn giữ rốn cá tự nhiên của địa phương”.

“Tuy nhiên, khai thác cần đi đôi với bảo tồn, không nên đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Mọi người nên khai thác theo kiểu truyền thống, dùng lưới có mắt không nhỏ hơn quy định và câu giăng, câu phao” – bà Lam cho biết…

Thú vui săn cá vồ đém đêm

Ngoài “ma trận” giăng lưới, nhiều người còn sử dụng hình thức câu phao hoặc câu giăng để bắt cá vồ đém. Ông Tư Tần chia sẻ: “Mỗi cách bắt cá có ưu điểm riêng. Nước sông trong hay đục người ta vẫn có thể thả câu được, chỉ cần lựa chỗ êm có cá ở. Mồi câu thì có chuối chín, bình bát chín, ốc, cơm vắt. Cuối tuần, khúc sông Cái Lớn rất nhộn nhịp. Dân miệt Cần Thơ, Kiên Giang về đây câu cá vồ đém rất sôi động. Một đêm, ít gì họ cũng dính một vài ký, vừa có cá ăn vừa giải trí”.