Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng Phủ Lý / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Về Phủ Lý Thưởng Thức Bánh Đa Cá Rô Đồng Ngon Tuyệt

Cách Hà Nội chừng 1 giờ chạy xe, TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều khách du lịch. Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thì những món ăn làm nên thương hiệu của Hà Nam không thể thiếu đó là bánh cuốn chả và bánh đa cá rô đồng.

Phía sau vườn hoa TP. Phủ Lý nơi bán nhiều bánh đa cá rô đồng và bánh cuốn chả ngon nổi tiếng. Bánh đa cá rô đồng không đâu ngon như ở TP. Phủ Lý (Hà Nam).

Bánh đa cá rô đồng ở đất Phủ Lý không thể lẫn vào đâu được bởi hương vị từ nước dùng, thịt cá, rau cải, rau thơm đều mang một vị đặc trưng riêng. Có thể đâu đó trên khắp mảnh đất hình chữ S vẫn có nhiều nơi bán bánh đa cá rô nhưng thịt cá không phải là cá rô đồng mà là cá rô phi, cá rô lai.

Cá rô đồng đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi nhưng thịt chắc và ngọt không lẫn vào đâu được.

Đất Hà Nam thuộc vùng chiêm trũng nên lượng cá rô đồng tự nhiên vẫn còn nhiều. Vào mùa lúa làm đòng từ tháng 6 đến tháng 9 là lúc cá có trứng và béo nhất. Người dân thường dùng các dụng cụ như: Cần câu, lừ rô, cặm, lưới… để đánh bắt. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu của thực khách thì nhiều gia đình đã chăn nuôi cá rô đồng với số lượng lớn…

Ghé một tiệm bán cá rô đồng phía sau vườn hoa thuộc TP Phủ Lý, chúng tôi gọi mỗi người một tô bánh đa cá rô đồng. Cảm nhận ban đầu là tô bánh đa khá đầy đặn và thực tế nếu một thanh niên to khỏe ăn hết cũng đủ “căng bụng”.

Thịt cá vàng ruộm rất ngon và ngọt.

Tìm hiểu chúng tôi được biết, để bánh đa ngon và dai sợi, chủ quán thường nhập từ những cơ sở sản xuất uy tín. Trước khi lên bát, đầu bếp sẽ cho bánh đa chao qua nồi nước sôi. Cá rô sẽ được lọc riêng thịt, tẩm gia vị và chiên vàng ruộm. Để thịt cá không quá cháy, người đầu bếp phải đun dầu sôi, có nhiệt độ cao và nhúng cá rô đủ chín thịt bên trong rồi vớt ra.

Bát bánh đa cá rô đồng đầy đặn giá chỉ 30.000 đồng. Bánh đa sợi nhỏ săn chắc. Rau cải ngọt không thể thiếu khi thưởng thức món này.

Ngoài bánh đa, cá rô, rau cải là một phần quan trọng không thể thiếu trong bát bánh đa. Rau cải dùng cho bát bánh đa phải là cải ngọt hoặc cải canh mới dung hòa được độ ngậy, độ béo từ thịt cá rô mang lại. Nước dùng cho bát bánh đa cũng được những người đầu bếp ninh từ hàng trăm bộ xương của cá rô nên khá ngọt và dịu…

Hoa chuối, rau thơm, chanh, ớt… là những gia vị ăn kèm tuyệt ngon.

Khi thưởng thức món bánh đa cá rô đồng tại Phủ Lý, thực khách sẽ được ăn kèm với hoa chuối thái mỏng và các loại rau thơm, gia vị… Tất cả tạo nên hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.

Ở Hà Nam còn có món cá kho cực ngon tại làng Vũ Đại nổi tiếng cả nước, đã được thương mại hóa bán hàng trên toàn quốc

Bình Dị Và Ngọt Lành Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng

(VOV5) -Chỉ gồm nhưng chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt.

Trong hương vị ẩm thực đồng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, món ăn từ con cá rô đồng luôn dễ ăn và có sức hấp dẫn lạ kỳ. Có nhiều món ngon như xôi cá rô đồng, cá rô kho, cá rô rán giòn, cá rô kho tương…nhưng đậm đà phong vị hơn cả là canh bánh đa cá rô đồng.

Canh bánh đa cá rô không bị ngán, dễ tiêu hóa nên ăn vào mùa nào cũng hợp. Cái ngọt thơm từ nước xướng, từ thịt cá, từ vị gạo bánh đa, từ cái mát của rau gia vị tao nên hương vị lạ thường. Hãy tưởng tượng một tô canh nóng với màu trắng của bánh đa, màu vàng rộm của cá rán, li ti trứng cá, màu đỏ cà chua, xanh mát của thì là, dọc mùng hay rau cải, rau cần. Tất cả cùng hòa quện trong bát nước dùng vàng trong. Thêm chút tỏi ớt đủ đánh thức vị giác các vị chua chua, cay cay, mặn, ngọt, hăng nồng.

Với người xa quê lâu như chị Hải Yến, canh bánh đa cá rô đồng là thức quà quê tuyệt vời nhất: “Ở bên CHSéc không có món này, về Việt Nam thưởng thức ngon tuyệt vời. Cá rô mua về nấu với cải xanh chan với bún, mì, miến rất là mát và bổ. Đây là món quê hương tôi đặc biệt yêu thích, lâu lắm rồi tôi mới được ăn.”

Định cư nhiều năm ở Đức, chú Duy Khánh lúc nào cũng thèm bát canh bánh đa cárô đồng chuẩn hương vị quê nhà. Bởi món ngon này còn gợi nhớ ký ức thời thơ ấu bình yên ở một vùng nông thôn Bắc Bộ: “Tôi quê gốc Hưng Yên, món canh cá gần dốc Lã lúc nào cũng đông khách ăn sáng. Hồi còn bé, bố mẹ nấu rất nhiều canh cá rô đồng. Hương vị nay cũng khác. Ngày xưa mẹ đi làm đồng hay bắt được mấy con cá rô ron rồi nấu với rau cải. Nước canh chỉ là xương cá giã ra. Đơn giản sao mà ngon đến thế. Món này đặc biệt nhiều người thích không phải chỉ riêng tôi.”

Để nấu được bát canh ngon cần chọn những con cá rô đồng mình vàng đầy đặn,vây sắc. Chị Thu Phương, chủ quán cá rô đồng Bà Là ở 197 Kim Ngưu cho biết, bây giờ không có nhiều cá rô đồng tự nhiên nhưng để bảo đảm độ chắc ngọt của thịt cá, quán hàng phải đặt những nơi nuôi uy tín giống tự nhiên. Cá rô không quá to, cỡ khoảng 2 ngón tay là vừa. Phần thịt cá sau khi tách xương thật khéo còn được tẩm ướp chế biến theo cách rán giòn hay rim mặn tùy theo khẩu vị, thói quen thực khách vùng miền. Bánh đa (hay gọi là mì) dùng với canh cá là màu trắng hay đỏ nhưng sợi phải dai, mềm.

Theo chị Phương “linh hồn” của bát canh bánh đa cárô đồng chính là nước dùng. “Nước dùng làm nên sự khác biệt nên phải đầu tư. Bởi cảm nhận đầu tiên của thực khách với món ăn chính là nước dùng. Nguyên liệu chính là xương mình cá, đầu cá. Để tạo thêm độ ngọt hơn nữa quán hàng sử dụng xương ống ninh. Cái khác biệt nữa là chúng tôi sử dụng nước củ quả hầm để làm ngọt tự nhiên. Nước dùng phải trong thanh mát và đảm bảo chất dinh dưỡng.”

Để tạo nên hấp dẫn cho món ăn đồng quê này còn là các loại rau gia vị như gừng, nghệ, thì là, hành, ớt, hoa chuối, kinh giới:”Miếng cá rô ăn bùi ngọt hơn khi tẩm ướp cần thêm nghệ tươi để tạo màu vàng óng cho bát canh. Nghệ cũng giúp khử tanh và làm rắn cá. Rau thì là phải chọn loại càng già càng tốt. Bí quyết là không nên bỏ phần cậng rau vì đó mới thơm và phải thái rất nhỏ. Cái giòn sần sật quện với ngọt lịm của thịt cá rô thì vô cùng tuyệt vời. Thứ rau đi kèm không thể thiếu khác là hoa chuối và kinh giới. Chất đồng quê đúng ngày xưa còn phải là rau cải ta. Ăn phải có gừng, tỏi. Nếu có chút đậu rán, mắm tôm nữa càng khác hẳn. Đấy là cách ăn ở Hưng Yên quê tôi.”, chú Duy Khánh cho biết,

Cũng là món canh từ con cá rô đồng nhưng các quán hàng ở Thái Bình, Hải Dương, Hà Nam, Hải Phòng hay Hưng Yên lại có những kiểu chế biến khác nhau, tạo cho món ăn sắc thái ẩm thực rất riêng. Nếu như bát canh cá Hải Phòng không thể thiếu vị cay nồng của ớt, sợi mì to bản màu đỏ đậm đà thì bánh đa trong canh cá Phủ Lý nhỏ mềm hơn và không thể thiếu cải ngọt. Còn món canh cá rô Quỳnh Côi (Thái Bình) đôi khi biến tấu bằng cá trắm, cá quả. Thịt cá được rim với nước mắm hay cà chua thay vì rán vàng giòn.

Bởi thế, theo người sành ẩm thực như bác Huy Sơn, canh bánh đa cá rô đồng là những nét chấm phá mộc mạc trong bức tranh đa sắc màu của ẩm thực Việt. “ Với một bát canh rô đồng như thế này thì khi sống ở nơi xa, rất gợi nhớ hình ảnh quê hương. Nó ngon vì nước dùng là nguyên chất cá rô đồng chứ không phải là hóa chất. Với món ăn đồng quê này nên duy trì và quảng bá cho người nước ngoài, trong nước thưởng thức. Bởi đó là đặc sản ngon bổ và rẻ tiền của quê hương, đất nước”.

Chỉ gồm nhưng chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt. Và, cứ ngon ngọt như vậy, món ăn bình dị này đã đi vào tiềm thức của mỗi người con xa xứ.

Xa quê canh cánh bên lòng Thèm ăn canh cá rô đồng….. mắm kho.

Mai Liên

Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng – Nét Đẹp Văn Hóa Trong Ẩm Thực Việt

Trong hương vị ẩm thực đồng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, món ăn từ con cá rô đồng luôn dễ ăn và có sức hấp dẫn lạ kỳ. Có nhiều món ngon như xôi cá rô đồng, cá rô kho, cá rô rán giòn, cá rô kho tương…nhưng đậm đà phong vị hơn cả là canh bánh đa cá rô đồng.

Canh bánh đa cá rô không bị ngán, dễ tiêu hóa nên ăn vào mùa nào cũng hợp. Cái ngọt thơm từ nước xướng, từ thịt cá, từ vị gạo bánh đa, từ cái mát của rau gia vị tao nên hương vị lạ thường. Hãy tưởng tượng một tô canh nóng với màu trắng của bánh đa, màu vàng rộm của cá rán, li ti trứng cá, màu đỏ cà chua, xanh mát của thì là, dọc mùng hay rau cải, rau cần. Tất cả cùng hòa quện trong bát nước dùng vàng trong. Thêm chút tỏi ớt đủ đánh thức vị giác các vị chua chua, cay cay, mặn, ngọt, hăng nồng.

Để nấu được bát canh ngon cần chọn những con cá rô đồng mình vàng đầy đặn,vây sắc.Cá rô không quá to, cỡ khoảng 2 ngón tay là vừa. Phần thịt cá sau khi tách xương thật khéo còn được tẩm ướp chế biến theo cách rán giòn hay rim mặn tùy theo khẩu vị, thói quen vùng miền. Bánh đa (hay gọi là mì) dùng với canh cá là màu trắng hay đỏ nhưng sợi phải dai, mềm.“Linh hồn” của bát canh bánh đa cárô đồng chính là nước dùng. “Nước dùng làm nên sự khác biệt nên phải đầu tư. Bởi cảm nhận đầu tiên với món ăn chính là nước dùng. Nguyên liệu chính là xương mình cá, đầu cá. Để tạo thêm độ ngọt hơn nữa có thể sử dụng thêm xương ống ninh hoặc sử dụng nước củ quả hầm để làm ngọt tự nhiên. Nước dùng phải trong thanh mát và đảm bảo chất dinh dưỡng.

Chỉ gồm chút nguyên liệu đơn giản dễ kiếm tìm nhưng với sự kết hợp hài hòa, canh bánh đa cá rô đồng trở thành nét đẹp văn hóa trong ẩm thực Việt. Và, cứ ngon ngọt như vậy, món ăn bình dị này đã đi vào tiềm thức của mỗi người con xa xứ.

Xa quê canh cánh bên lòngThèm ăn canh cá rô đồng….. mắm kho.

Cách Làm Món Bánh Đa Cá Rô Đồng Thơm Ngon

Bánh đa cá rô đồng là những đặc sản nổi tiếng mà bất cứ ai đi qua thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cũng muốn ghé vào. Hương vị đặc trưng khó cưỡng ấy khiến những hàng quán chuyên về món đặc sản này mọc lên san sát trên dãy phố ẩm thực phía sau vườn hoa, ngay gần quốc lộ 1, đầu thành phố.

Trong cái nắng hanh hao của mùa thu, trong cái rét đậm của mùa đông, nhất là những ngày rét cắt da cắt thịt do ảnh hưởng của những cơn gió mùa tràn về từ phương Bắc mà được thưởng thức món bánh đa cá rô đồng nóng hổi, thơm phức thì thực ấm lòng những vị khách phương xa.

Quê tôi vùng đồng chiêm trũng của Hà Nam. Làng tôi xưa nghèo lắm. Người dân sống thuần nông, thu nhập chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa. Ngày ấy, người dân quê tôi gọi là vụ lúa chiêm và vụ lúa mùa. Vụ lúa chiêm thì gần như là thu hoạch được trọn vẹn, còn vụ mùa thì trông đợi vào “Trời thương”.

Năm nào “ông Trời” cho mưa muộn, nước dâng muộn thì người dân còn được nhờ do lúa chín, kịp thu hoạch đầy bồ. Còn những năm “ông Trời” nổi giận thì bao nhiêu mồ hôi công sức của người nông dân chân lấm tay bùn chỉ sau một đêm mưa trắng trời đều đổ xuống sông xuống biển. Cái đói cộng thêm cái rét lạnh thấu xương khiến mùa giáp hạt cứ nối dài, buồn tênh.

Trong ánh nhìn mênh mang của mẹ, tôi lại thấy lấp lánh niềm vui. Tôi vui là bởi đây là cơ hội để được thưởng thức một món ăn dân dã mà cái đói, cái nghèo đã mang lại. Giờ tôi vẫn còn hình dung rõ mồn một cảnh quê mùa nước nổi. Sông ngòi, ao hồ, ruộng đồng chứa chan nước. Nước từ sông tràn qua đường vào ruộng rồi dâng lên vây ráp từng ngôi nhà. Nước dâng đến đâu, những đàn cá rô lanh chanh leo ngược lên đến đó. Đến khi nước rút quá nhanh, chúng đang tìm cách lách theo dòng nước trở về với ao hồ thì bị chúng tôi tóm gọn.

Những chú cá rô đồng mùa nước nổi béo núc, bụng đầy trứng tròn căng. Chỉ cần dăm bảy chú là đã “cống hiến” một bữa bánh đa cá rô tuyệt vời. Trong chiếc thau đồng đầy cá vừa bắt được, mẹ lựa những chú cá rô khỏe nhất, to và béo vàng đem xóc muối, đánh vảy, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc vừa tới. Mẹ cho thêm chút gừng, hành khô cho thịt cá thêm thơm.

Mẹ luôn dặn chúng tôi là chỉ luộc cá chín vừa tới thôi bởi nếu chín quá khi bóc thịt sẽ rất khó gỡ xương. Nếu cá vừa chín tới thì chỉ cần lựa nhẹ, toàn bộ xương và thịt cá sẽ tách rời nhau, thịt cá không bị nát mà còn nguyên miếng. Sau khi bóc thịt cá, mẹ lấy xương và đầu cá cho vào cối giã nhỏ, lọc lấy nước. Thịt cá mẹ đem ướp muối cho săn chắc với chút hạt tiêu, hành khô, gừng giã nhỏ. Để ướp 15 phút, mẹ phi thơm hành sau đó cho vào nồi xào, đảo nhẹ.

Mẹ ra vườn ngắt những lá cải canh xanh mỡ màng rồi về rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, chần qua nước sôi. Mẹ lấy nước lọc cá, đun sôi, nếm gia vị vừa đủ. Rồi cho lần lượt bánh đa, rau cải, cá rô và rau thì là đã thái nhỏ vào tô. Mẹ chan nước dùng đang sôi sùng sục trên bếp cho ngập hết nguyên liệu, gọi chúng tôi trải chiếu, thi nhau thưởng thức thật ngon lành.

Có lẽ ấn tượng nhất với chúng tôi là trứng cá. Buồng trứng cá rô đồng nhỏ nhưng vị bùi và thơm ngon khó cưỡng. Chúng tôi tranh nhau từng ít một, vì thế mẹ phải chia sao cho thật công bằng.

Hương vị đặc biệt của món ăn vùng đồng chiêm trũng trong ký ức tuổi thơ tôi có lẽ không bao giờ quên được. Dù bây giờ các nhà hàng dùng nhiều xương để ninh nước cho ngọt nhưng món bánh đa cá rô đồng mẹ nấu ngày ấy vẫn đong đầy cảm xúc trong tôi bởi tất cả đều là “của nhà trồng được”.

Dạy Nấu Canh Bánh Đa Cá Rô Để Mở Quán

DẠY NẤU CANH BÁNH ĐA CÁ RÔ – Để giúp các bạn muốn học nghề và mở quán canh bánh đa cá rô đồng, Trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai thường xuyên mở lớp để dạy nghề theo yêu cầu của các bạn học viên.

Sau một ngày học là bạn sẽ thành nghề và nấu được các tô canh bánh đã cá rô đồng như sau đây:

Say đây là clip kết thúc học nấu canh bánh đa cá rô đồng của bác Vũ Thị Huyền, đến từ thành phố Ninh Bình, ngày 3/12/2023, tại trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai:

Sau vài lần thực hành cho thuần thục và chuẩn bị đầy đủ công cụ, dụng cụ cũng như sắp đặt mặt bằng là bạn có thể khai trương quán để bắt đầu có thu nhập.

Có nhiều bạn lo lắng: Dạy một ngày thì làm sao mà làm thành công được?

Muốn kinh doanh bất kỳ món ăn nào thành công thì phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

Món ăn ngon ổn định (VD Canh bánh đa cá rô thì Nước dùng phải ngọt, trong, vừa độ đậm, hương vị đặc trưng, thịt cá tươi ngon, bánh đa phải dai mềm…).

Địa điểm kinh doanh thuận tiện.

Vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, bài trí thuận mắt

Thái độ phục vụ tốt, bán hàng có duyên.

Dạy Nấu Cánh Bánh Đa Cá Rô tại Trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai đã xây dựng thành chương trình chuẩn, đinh lượng chính xác, rõ ràng để bạn thực hành theo đúng các bước, làm được phở ngon theo ý muốn, biết cách lựa chọn địa điểm phù hợp để có đông khách, biết cách bài trí và phục vụ tốt để thu hút và giữ chân khách. biết cách mua sắm dụng cụ và nguyên liệu để hành nghề.

Lịch sử gần 20 năm đào tạo tại Trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai, chưa có bất kỳ học viên nào phàn nàn.

Tìm ra các bí quyết, công thức để Nấu Cánh Bánh Đa Cá Rô phải mất công mày mò rất nhiều năm, nhưng để truyền đạt và thực hành các bí quyết, công thức đó thì chỉ cần một ngày là đủ.

Chắc chắn các bạn sẽ làm được Canh Bánh Đa Cá Rô có chất lượng đủ sức cạnh tranh và phát triển tốt, sau khóa học Dạy Nấu Canh Bánh Đa Cá Rô Để Mở Quán tại Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai.

Khóa học đặc biệt hữu ích đối với các bạn đang muốn mở một công việc kinh doanh mới, với số vốn ban đầu không nhiều, để có thu nhập khởi điểm từ 15.000.000đ tới 20.000.000đ/tháng.

Sau khi đã làm thành công bước đầu, tích lũy được vốn và nâng cao trình độ quản lý, các bạn có thể mở rộng kinh doanh, phát triển lớn hơn để nâng cao doanh số, lợi nhuận và thúc đẩy quá trình làm giàu của bạn nhanh hơn.

Cũng đã có một số bạn băn khoăn: Học một ngày mà học phí những 5 triệu đồng thì có đắt quá không?

Các bạn thân mến! Nếu các bạn nghĩ: Chi ra 5 triệu đồng, trong vòng một ngày để có được một Nghề mang lại thu nhập từ 15triệu đồng/tháng trở nên thì tự bạn sẽ có được câu trả lời chính xác.

Có nhiều bạn lo lắng: Dạy một Nghề mà sao lại chỉ có 5 triệu đồng, Như vậy liệu có rẻ quá không?

Các Bạn thân mến! Đúng ra, khi chuyển giao cho Bạn một Nghề, thì có thể thu ở một mức học phí khác, cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận nghề nghiệp của rất nhiều bạn đang còn gặp muôn vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp. Chính vì lẽ đó, Trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai đã quyết định mức học phí như đã nói ở trên.

Chúng tôi sẽ luôn luôn cải tiến giảng dạy và cố gắng không ngừng, để không phụ lòng tin của Các Bạn.

+ Mỗi ngày, Trung Tâm Dạy Nấu Canh Bánh Đa Cá Rô Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai chỉ nhận dạy nghề cho một số rất ít hoc viên để mọi người đều được thực hành từ đầu tới cuối. Trường hợp một gia đình cử hai người tới học, Trung tâm vẫn chỉ thu học phí của một người.

+ Khi nào Các Bạn muốn học, đề nghị các bạn đăng ký trước từ 3 đến 5 ngày, qua số Di động: 0913.283.795, để Trường Nữ Công Gia Chánh Thanh Mai xếp lịch và chuẩn bị nguyên vật liệu sẵn sàng.

Cá rô đồng, nguyên liệu chính để nấu canh bánh đa cá rô.

Xương ống lợn để ninh nước dùng trong dạy canh bánh đa cá rô đồng.

Các loại rau thơm không thể thiếu trong món canh bánh đa cá rô.

Tô canh bánh đa cá rô hoàn chỉnh để phục vụ khách hàng.

Chứng chỉ thành nghề nấu canh bánh đa cá rô đồng ngay sau khi kết thúc khóa học. Liên hệ và học tại:

Dạy Nấu Canh Bánh Đa Cá Rô Đồng ngày 11/11/2023 cho học viên X-009, đến từ Hưng Yên.

Hoàn thành buổi học Dạy Canh Bánh Đa Cá Rô ngày 11/11/2023 cho học viên X-009 đến từ Hưng Yên.

Chia sẻ bài viết cùng bạn bè trên :