Cách Nuôi Cá Ròng Ròng / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

May Mùng Ngược Nuôi Cá Ròng Ròng Tạo Vốn

Một vèo nuôi cá (Ảnh: www.baohaugiang.com.vn)

Hiện nay cá lóc con đang xuất hiện nhiều, là những bầy ròng ròng đủ kích cỡ, có bầy đông đến hàng ngàn cá thể. Đây là nguồn lợi lớn đang rất cần được bảo vệ để chúng có thể tồn tại và lớn thành cá thương phẩm có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao hơn.

Để kịp thời và tích cực bảo vệ nguồn lợi cá lóc đồng trước tình trạng lạm sát bằng nhiều hình thức như nhắp vịt, “xuyệc” điện, kéo bắt bằng lưới mành… nhằm tạo vốn cho bà con nông dân nghèo, thiết nghĩ chính quyền, đoàn thể các địa phương nên vận động và khuyến khích những người dân có thói quen săn bắt cá con tự nhiên, chuyển sang nuôi vỗ cá ròng ròng thành cá giống và thành cá lớn theo các hình thức nuôi nhỏ lẻ, có ứng dụng kỹ thuật trong cho ăn và chăm sóc, phù hợp từng điều kiện hộ gia đình:

Nuôi trong lưới mành may thành mùng lật ngược (vèo), với kích cỡ tùy ý, rồi cặm cây treo trong ao đìa, nhớ miệng lưới phải cách mặt nước 50 – 70 cm, sao cho cá không nhảy ra được, nên thả thêm vào đó bèo, lục bình và các loại thực vật thủy sinh. Hàng ngày dùng cá phi mồi, các loại cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi với số lượng khoảng 5 – 7% trọng lượng tổng đàn cá, nấu chín và tán mịn cho ăn khi cá còn nhỏ. Cá lớn dần thì cần tạo mồi kích cỡ lớn hơn cho vừa ăn và khi cá đạt trọng lượng 50 – 70 g/con thì chuyển dần cho ăn mồi cá tươi cắt nhỏ hay tép mòng, trùn, dế, các loài cá nhỏ… và có thể thả sang ao, ruộng nuôi lớn hơn, hoặc thả ra ruộng lúa, ao vườn có rào chắn bảo vệ như nuôi theo kiểu nuôi cá đồng truyền thống.

Ngoài ra còn có thể nuôi vỗ cá ròng ròng trong ao đất, bể xi măng, hoặc nuôi trong ao vườn, ruộng lúa…, cũng cho ăn như trên và có rào chắn sao cho cá con không thoát đi được để tạo thành cá giống phục vụ nuôi theo kiểu nuôi truyền thống. Ngoài ra cũng cần có lưới bảo vệ để tránh bị các loại thiên địch là cá dữ, ếch, nhái… tấn công.

Bà con nông dân nghèo đang thiếu vốn, nếu biết khai thác hợp lý, bảo vệ tốt nguồn cá non đầu mùa, nhất là cá ròng ròng, thì chỉ cần nuôi vỗ vài ký cá con trong 5 – 7 tháng là có cá lóc đồng thương phẩm bán cho người tiêu dùng.

Bầy Cá Ròng Ròng Không Mẹ

Trang văn nghệ

Đồng làng tôi bao bọc bởi nhiều cây xanh. Thuở ấu thơ đầu óc hạn hẹp tôi xem những hàng cây ấy như “biên giới” rạch ròi của đất trời. Ròng rã nhiều năm tôi quẩn quanh với nó. Ở đó có những con rắn, con rùa, con chim, con cá…

Đồng nhỏ nên chỗ nào cũng có dấu chân tôi giẫm lên những mạch bùn ối ẩm. Người đồng quê có vô vàn kỷ niệm: nào cỏ nội hoa ngàn, nào sương đêm ướt đẫm, nào khói lam chiều… Mỗi kỷ niệm dù nhỏ ấy cũng trở thành ký ức khó phai…

Những con cá lóc mẹ vào mỗi đầu mùa mưa thường bụng mang dạ chửa. Lúc nước mưa hòa cùng nước sông dâng lên ngập dồng là lúc các mẹ cá đua nhau quậy ổ đẻ trong những cụm cỏ .

Tháng tám tháng chín âm lịch xuất hiện những bầy ròng ròng từng cụm đi tìm mồi: lúc ẩn, lúc hiện, lúc thưa, lúc dầy… đỏ ao, lách chách trên mặt nước.

Cá lòng ròng mềm kho sả ớt ăn rất ngon. Ngày xưa người ta dùng nhiều phương tiện để bắt cho kỳ được chúng. Biết bao sinh mạng cá ròng ròng không được lớn thành cá lóc!

Người ngày càng đông nên sự hủy diệt của con người đối với loài vật, cá nói riêng, càng tinh vi đáng sợ: đăng đó, chày lưới, thuốc trừ sâu, điện…Với cá lóc mẹ, người ta cột lưỡi câu vào chân con vịt mới nở làm mồi nhắp cá. Nghe tiếng vịt đạp nước kêu chíp chíp, cá mẹ liền tấn công bảo vệ bầy con. Có cá mẹ bị lưỡi câu móc giựt bay lên rớt xuống, nghe tiếng vịt kêu lại tấn công nữa, “chiến đấu” cho đến khi lưỡi câu cay nghiệt móc vào mắt lòi tròng máu ra ướt đỏ, hết khả năng vùng vẫy mới đầu hàng số phận, đau thương bỏ lại bầy con tự thân trôi dạt, tan rã vào sóng gió!…

Cũng độ rằm tháng tám nầy, tôi ngồi trên mương nhỏ sau vườn. Một đám ròng ròng thưa thớt chưa đầy hai chục con đang ăn mồi trong đám cỏ, không thấy bóng dáng cá lóc, có lẽ chúng vừa mất mẹ! Chúng tập hợp thành một “lực lượng mỏng” với những hình hài yếu ớt tựa vào nhau để đương đầu, chống đỡ với nghịch cảnh. Chưa biết chúng tồn tại đến lúc nào, lớn thành cá lóc được bao nhiêu con?!…

Ông trời sao không điều phối mọi sự công bằng lẽ sống, lẽ chết trên đời: có những con cá cảnh được vỗ về nâng niu như vua chúa lại có đám cá ròng ròng phận mỏng manh như sương mây?

Tôi liên tưởng đến những trẻ mồ côi chụm đầu vào nhau ở những đêm rằm tháng Tám, tuổi thơ chúng chưa ý thức được rủi ro, bất hạnh mà chỉ biết lạnh lùng khi giông gió thổi về!… Thương quá đi thôi.

Tản văn của Thành Nam

Theo Văn nghệ SCL

Cá Sấu Rớt Giá, Người Nuôi Khóc Ròng

Chia sẻ nội dung:

Không chỉ rớt giá, đầu ra cho cá sấu thương phẩm cũng gặp nhiều khó khăn do thương lái không còn đến thu mua như trước. Điều này khiến cho người nuôi cá sấu rơi vào tình cảnh lao đao.

Nhiều năm qua, Bạc Liêu được xem là “thủ phủ” của nghề nuôi cá sấu, nhiều hộ nông dân đã đổi đời từ nuôi động vật hoang dã này. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện nay giá cá sấu thương phẩm trên thị trường giảm thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Càng nuôi càng lỗ

Toàn tỉnh hiện có gần 1.400 hộ nuôi cá sấu với số lượng 230.000 con. Trong đó, huyện Phước Long là địa phương có đến 1.000 hộ nuôi với số lượng 190.000 con. Hiện nay, với tình trạng cá sấu rớt giá thảm hại (chỉ còn 60.000 – 65.000 đồng/kg), trong khi giá thức ăn cho cá lại tăng khiến người nông dân càng nuôi càng lỗ.

Thẫn thờ nhìn đàn cá sấu 150 con còn trong chuồng, bà Lê Cẩm Tiên (ngụ xã Phước Long, huyện Phước Long) chua xót nói: “Tiền mua cá sấu giống 450.000 đồng/con, nuôi 18 – 20 tháng cá mới đạt trọng lượng 15kg/con. Để đạt được trọng lượng như vậy, cá sấu phải ăn khoảng 100kg cá mồi (cá mồi giá 13.000 – 15.000 đồng/kg). Với giá cá sấu như hiện nay, mỗi con đạt trọng lượng 15kg bán được khoảng 1 triệu đồng, trong khi chi phí cá giống với cá mồi để nuôi cá sấu đạt loại 1 khoảng 1,8 triệu đồng/con, như vậy tôi lỗ 700.000 – 800.000 đồng/con. Ngoài ra còn phải tốn thêm tiền điện, công vệ sinh chuồng trại. Hết tháng này, nếu giá vẫn “dậm chân tại chỗ” thì tôi vẫn phải bán vì không thể cầm cự”.

Tương tự như bà Tiên, ông Ngô Thanh Kiếm (ngụ ấp Phước Ninh, xã Phước Long, huyện Phước Long) cũng đứng ngồi không yên vì đàn cá sấu 200 con đã quá lứa xuất bán (loại 2) nhưng vẫn nằm im chịu trận. Khó bán, giá lại thấp nên ông “siết” chế độ chăm sóc để giảm chi phí. Cá sấu nhỏ thì ông cho ăn hằng ngày, còn cá sấu quá lứa chỉ cho ăn 2 lần/tuần.

Theo chia sẻ của nhiều hộ nông dân, trong năm 2023 và đến giữa năm 2023, giá cá sấu dao động từ 130.000 – 150.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023 giá bắt đầu sụt giảm. Nhất là từ khi dịch COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2023 đã làm cho giá cá sấu lao dốc cho đến nay. Giá rẻ lại không có người thu mua, trước tình cảnh này, người nuôi đành phải bấm bụng tiếp tục nuôi để chờ giá tăng trở lại. Chờ nhưng cũng chẳng biết đến bao giờ, bởi thị trường tiêu thụ cá sấu chủ yếu là Trung Quốc nhưng thị trường này đã ngừng thu mua do tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, nếu tiếp tục nuôi chờ giá thì có thể thua lỗ nặng do chi phí khá cao. Điều này khiến nhiều hộ nuôi cá sấu đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Cần liên kết trong chăn nuôi

Giá cá sấu giảm không chỉ gây khó khăn cho những hộ chăn nuôi nhỏ, mà những trang trại, gia trại lớn với quy mô hàng chục ngàn con càng khổ sở, vất vả hơn.

Trang trại cá sấu Phương Tín của ông Trương Thanh Mai (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) là nơi cung cấp cá sấu giống, nuôi và thu mua cá sấu thương phẩm lớn nhất Bạc Liêu. Ngoài xuất bán cá sấu nguyên con ở thị trường trong nước, ông còn xuất khẩu ở thị trường nhiều nước châu Âu, châu Á, nhất là Trung Quốc. Hiện trang trại của ông Mai có 40.000 con cá sấu, trong đó có gần 20.000 con đến lứa xuất bán.

Ông Mai bày tỏ: “Mấy tháng qua, do dịch COVID-19 bùng phát, các nước xuất khẩu đóng cửa, hàng ùn ứ nên tôi chỉ xuất bán quẩn quanh ở thị trường nội địa. Hiện, tôi chỉ nuôi, thu mua và sản xuất các sản phẩm thuộc da với số lượng hạn chế, chờ tình hình dịch bệnh ổn định mới tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh”.

“Đa phần nông dân nuôi cá sấu theo tính tự phát, nhỏ lẻ và tự tìm đầu ra sản phẩm – đây chính là vấn đề đáng lo ngại, bởi cá sấu thương phẩm chủ yếu là xuất khẩu. Trong khi đó muốn xuất khẩu cá sấu, người nuôi phải chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, đúng tiêu chuẩn, đúng thế hệ F2… Còn nếu người dân đồng loạt nuôi theo kiểu tự phát, không có tính liên kết, không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm thì đến thời điểm thu hoạch rất khó bán và lại tiếp tục bị thương lái ép giá”, ông Nguyễn Văn Phúc – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chia sẻ.

Theo ông Phúc, không chỉ trong mùa dịch bệnh mà thực tế đã qua, nghề nuôi cá sấu khá bấp bênh do các hộ nuôi không theo hình thức tập trung, thiếu liên kết về thị trường tiêu thụ nên giá cả đa phần phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Do đó, để đầu ra cá sấu ổn định, các hộ chăn nuôi cần phải liên kết với nhau, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Hơn hết, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật nuôi cá sấu và nhất là tìm đầu ra ở nhiều thị trường tiềm năng khác giúp cho đầu ra cá sấu ổn định hơn. Đồng thời, sớm thành lập hiệp hội cá sấu để có nơi bảo vệ quyền lợi cho các hộ nuôi, tránh cảnh giá cả bấp bênh như hiện nay. Có như thế thì mô hình này mới ổn định, góp phần tăng thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Giá Cá Tra Cứ Thấp Mãi, Người Nuôi Khóc Ròng

Tại Đồng Tháp, hiện tại giá cá tra nguyên liệu từ 18.000-18.500 đồng/kg, chi phí trung bình để sản xuất 1 kg cá nguyên liệu hơn 21.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lỗ từ 3.000-3.500 đồng/kg.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, đối với ngành hàng cá tra, toàn tỉnh hiện có 368 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi với diện tích mặt nước 1.562 ha và có 827 ha cá tra được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn. Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra nên thị trường xuất khẩu cá tra không thuận lợi, nhất là thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cũng theo ông Đạt, tình hình dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu khiến xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, đa số các doanh nghiệp chế biến đã sử dụng gần hết công suất của các kho lạnh để lưu trữ các sản phẩm chế biến trong khi nguồn nguyên liệu nhiều, do đó trong thời gian tới, giá bán cá tra nguyên liệu có xu hướng không tăng.

Anh Nguyễn Văn Tư ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười nuôi hơn 1 ha cá tra, lỗ nặng hơn 4.000 đồng/kg do thương lái mua với giá thấp hơn 18.000 đồng/kg, vì nuôi tự phát, không có ký kết hợp đồng đầu ra ổn định.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ thủy sản huyện Châu Thành cho biết, giá cá tra nguyên liệu giảm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra còn nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu chỉ làm theo đơn đặt hàng từ phía đối tác nên hạn chế thu mua, giá cá tra giảm xuống quá thấp.

Theo ông Bình, với giá này, người nuôi sẽ thua lỗ nặng. Bởi theo tính toán của ngành nông nghiệp, giá thành cá tra nguyên liệu dao động 22.000 đồng/kg, nghĩa là người nuôi lỗ trên 3.000 đồng/kg, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy mức giá này dừng lại. Hiện nay, 2 thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam là Hoa Kỳ và châu Âu vẫn đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Trong khi đó, sự hồi phục ở thị trường Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam chưa thật sự khả quan. Theo các chuyên gia chế biến cá tra xuất khẩu, việc thu mua không đúng thời điểm, cá tra rơi vào cảnh “quá lứa” so với chuẩn chế biến phi lê xuất khẩu, không chỉ tự đánh mất cơ hội nối lại đầu ra khi xuất khẩu hồi phục, mà còn khiến người nuôi vào nguy cơ lỗ nặng.

Khi cá tra đạt trọng lượng trên 1 kg là quá lứa xuất khẩu, cá tiêu thụ nhiều thức ăn, nhưng tốc độ lớn bị chậm lại, thương lái thu mua chậm lãi làm cho người nuôi lỗ lại càng thêm lỗ.

Trước tình hình sản xuất thủy sản gặp khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở Công Thương tăng cường thông tin thị trường mà Việt Nam đã ký các Hiệp định thương mại tự do, để định hướng cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Đồng thời, đổi mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, theo dõi sát tình hình xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp để có những đề xuất kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

Cá Lòng Ròng Nhỏ, Nhưng Lợi Lớn!

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: , ngày 6/24/2005, trong mục ” THỦY SẢN”

Chỉ mới sau mấy đám mưa đầu mùa mà tại các chợ nông thôn ở Tây Nam bộ, nhất là vùng Bán đảo Cà Mau, đã bắt đầu có bán nhiều loại cá non, đây là dấu hiệu cho thấy nguồn lợi cá đồng đang tiếp tục bị lạm sát một cách không thương tiếc. Trong đó đáng chú ý là cá ròng ròng (cá lóc lúc còn nhỏ), dù cho hiện nay giá cá lóc đang ở mức cao khá hấp dẫn trong nhóm cá đồng, nhưng vẫn bị nông dân đem ra “bán non” giữa chợ với những lý do… rất “vô tư”!

Bà con các vùng chuyển dịch thì cho là sợ khi cá ròng ròng lớn lên sẽ ăn tôm nuôi, hay giữ lại chẳng được bao lâu, khi “thuốc vuông” (diệt cá bằng thuốc) hoặc nước mặn về cá cũng chết không kịp thu hoạch kinh tế, nên bắt bán để mua gạo (?!). Còn dân vùng ngọt hóa thì có người bảo nhà đang nuôi cá sặt rằn không để cá lóc được, phải diệt. Người khác lại nói gia đình đang khó khăn kéo bán kiếm tiền xài, nếu mình không bắt, người khác cũng bắt, uổng lắm! Có người cho cá ròng ròng rất khó nuôi! Nuôi lớn chúng cũng đi mất nên tốt nhất là khi thấy thì kéo bán kiếm tiền cho chắc ăn, để người khác nuôi sẽ có kết quả hơn !? Nhưng các bà nội trợ thì cho rằng cá ròng ròng kho khô, rắc tiêu, mỡ, hành ăn cơm ngon “hết xẩy”! Như thế nguyên nhân cá ròng ròng bị săn bắt đã rõ! Có “cầư” tất có “cung”, cung và cầu đang “hòa hợp” nên cá non – đặc biệt là cá ròng ròng đành chết chắc! Có điều thật quá oan uổng! Lẽ ra chúng cần được nông dân bảo vệ tốt để làm giàu.

Thật vậy, từ con cá ròng ròng nhỏ bé ấy, nếu chịu khó tổ chức nuôi theo các hình thức phù hợp, thì chỉ sau một khoảng thời gian (5-7 tháng hoặc 1 – 2 năm) nông dân có thể thu về một giá trị lớn hơn nhiều, thậm chí sẽ rất lớn tùy theo quy mô và mức độ đầu tư vốn, kỹ thuật và… biết bắt mạch thị trường! Trong nhiều năm gần đây giá cá đồng năm sau bao giờ cùng cao hơn năm trước. Hiện tại cá lóc loại 3-4 con/kg ở các chợ miền Tây có giá bán lẻ đến 15 – 35 ngàn đồng/kg, trong khi giá cá ròng ròng cũng không cao hơn là bao. Nhưng một kg cá ròng ròng có không dưới 2.000-3.000 con, như vậy nếu bà con tổ chức nuôi chúng thành cá thương phẩm thì chỉ cần tỷ lệ sống đạt 50% và nội trong một mùa mưa 6-7 tháng thôi nguồn thu sẽ lớn biết bao. Bởi cá lóc nếu cho ăn đầy đủ, môi trường nước tốt có thể đạt trọng lượng 300-500g/con sau 6-7 tháng nuôi.

Mấy năm qua, nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nông dân đã ý thức được và khai thác rất tốt giá trị kinh tế to lớn từ những con cá ròng ròng nhỏ bé ấy, qua các hình thức nuôi thành cá lóc thương phẩm hay kinh doanh cá giống bằng ngay chính bản thân con cá ròng ròng, qua các cách thức như: nuôi gièo, nuôi trong ao vườn, nuôi trên vuông tôm hay ruộng lúa…

Cá đồng, mà trong đó cá lóc là thành phần quan trọng ngày càng có giá trị về nhiều mặt, nên luôn bị khai thác một cách thiếu khoa học sẽ dễ dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi, nuôi cá ròng ròng thành cá thương phẩm và sau đó nghĩ cách chế biến để nâng cao giá trị, tìm thị trường xuất khẩu sẽ là một hướng đi đúng rất cần được các nhà khoa học hỗ trợ kỹ thuật và nông dân nhiệt tình hưởng ứng để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá này.

MỤC ĐỒNG

Nguồn tin: BCT

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.