Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán

Kinh nghiệm nuôi cá la hán lên màu

Có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá la hán, tuy nhiên trước một rừng thức ăn nhiều người e ngại không biết chọn lại nào tốt nhất. Với xu hướng thích màu tự nhiên vì vĩnh cửu người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo tự nhiên. Để có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Nuôi cá la hán lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con), bạn có thể học cách nuôi bobo cho cá ăn để chung cấp thức ăn cho cá. Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Bằng thức ăn tươi

Tương tự như cách lên màu có thể áp dụng cho cách nuôi cá La Hán để lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù.

Bằng cách thả cá mái

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Bằng cách soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Chúc ạn thành công với cách nuôi cá La Hán lên màu, lên đầu.

Cách Nuôi Cá La Hán Con

Cá la hán là loại cá ăn động vật và giáp xác nhìn chung tương đối dễ nuôi nhưng để nuôi sao cho cá phát huy hết được vẻ đẹp di truyền của chúng phải có cách nuôi cá la hán con đúng đắn ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Khi mới nở, cá con sẽ bám vào nơi mà cá bố mẹ đẻ trứng, chúng sống nhờ túi dinh dưỡng nằm dưới bụng. Túi dinh dưỡng này đủ cho cá con sống từ 3-5 ngày. Vì vậy mà trong thời gian này không cần cho cá ăn gì cả.

Sau ngày thứ 5, nguồn dinh dưỡng dự trữ đã cạn kiệt nên phải cho cá ăn, nếu không chúng sẽ chết đói. Thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là trùn muối (Artemia, sẽ đề cập chi tiết bên dưới). Đối với cá con, mỗi ngày cho ăn từ 2-3 lần, mỗi lần cho ăn với lượng vừa đủ.

Sau 14 ngày, cá con đạt kích thước khoảng 10mm. Lúc này có thể cho cá ăn các loại thức ăn như trùn chỉ đông lạnh, hoặc thức ăn dạng viên hạt nhỏ. Tuyệt đối không cho cá con ăn trùn chỉ còn sống, vì chúng chứa nhiều vi khuẩn dễ gây bệnh cho cá.

Đến tuần thứ 3 trở đi, có thể thay đổi các loại thức ăn khác như trùn đỏ đông lạnh, bobo hoặc thức ăn dạng viên…

Nhằm ngăn chặn một số bệnh ở cá La Hán do vi khuẩn từ thức ăn gây ra, nên hạn chế sử dụng các loại thức ăn tươi sống, thay vào đó là sử dụng loại thức ăn dạng viên.

Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần là đủ. Nên thường xuyên thay đổi các loại thức ăn nhằm đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cá.

Nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Nếu cho vào bể quá nhiều thức ăn, cá sẽ ăn không hết và thức ăn thừa đọng lại làm ô nhiễm môi trường nước. Cá ăn trong thời gian từ 3 – 5 phút là đạt tiêu chuẩn, sau thời gian này nếu cá ăn không hết phải lấy hết thức ăn thừa ra.

Buổi tối, trước khi cho cá ăn nên bật đèn khoảng 30 phút để chúng thích ứng tốt với nguồn ánh sáng. Và sau khi cá ăn xong, chờ 30 phút sau mới tắt đèn, như vậy cá sẽ tiêu hóa thức ăn tốt hổn.

1. Nhiệt độ của nước

Nhiệt độ từ 24 – 30 độ C, tốt nhất vào khoảng 26 – 28 độ C. Khi nuôi cá bột nên duy trì nhiệt độ tối ưu này trong hồ cá.

2. Độ pH

Độ pH trung hòa là từ 6 – 8. Khi nuôi cá bột nên duy trì độ pH từ 6.5 đến 7.2. Việc thay nước hồ đều đặn 1 lần/tuần là để giữ cho độ pH ổn định. Nếu không thay nước hồ thường xuyên được, có thể thả san hô, sỏi vào trong hồ giúp hạn chế sự thay đổi quá lớn của độ pH trong nước, vì sự dao động của độ pH sẽ bất lợi cho cá. Nên có thiết bị đo độ pH trong nước sẽ giúp kiểm tra được độ pH được thường xuyên hơn.

3. Thay nước hồ

Nước quá trong hay quá sạch cũng không tốt cho cá la hán, vì khó duy trì được nước trong mãi. Do vậy, không nên thay tất cả nước trong hồ một lần, mà hãy chừa lại một chút nước “cũ” trong hồ. Việc thay tất cả nước cùng một lúc sẽ làm cho môi trường sống bị thay đổi nhiều, cá bị stress vì phải luôn thích nghi với môi trường mới.

4. Bể cá la hán

Dùng tấm ngăn cách thủy tinh chia thành 6 khu vực, hai bên đầu lớn hơn 1 chút do đặt ống nước và máy lọc, phân thành 20cm và 15cm rộng, những khu vực khác rộng khoảng 12-13cm, mỗi khu vực nuôi 1 con. Hai bên đầu bể đặt 2 con lớn nhất. Tấm thủy tinh dùng giác mút hút vào thành bể, dưới đáy dùng miếng thủy tinh 3mm lót bên dưới, chất cặn bã sẽ được lọc sạch qua khe hở bên dưới tấm thủy tinh.

Nhiệt độ luôn giữ khoảng 27 0C. Để tăng dòng chảy mạnh và lọc sạch nên dùng máy lọc công suất lớn, mực nước trong bể là 34 cm (khoảng 1200 lít), máy lọc nên dùng có công suất 1000 lít/h. Mỗi giờ nước trong bể phải tuần hoàn ít nhất 7 lần. Lọc sinh hóa và lọc sinh học cũng rất quan trọng. Vật liệu trong máy lọc là 5 lớp bông lọc, 2 lớp bông sinh hoá, bông sinh hóa dày 4 cm, cát san hô, lớp hỗn hợp vòng gốm.

5. Thức ăn cho cá la hán con

Trùn muối (Artemia): Trùn muối là thức ăn thường dùng cho cá La Hán con. Để có được trùn muối, cho khoảng 1-2 muỗng cà phê trứng Artemia/1000cc nước ngọt và hòa tan thêm 20 gram muối thô, sau đó sục khí oxy vào, trứng sẽ nở thành ấu trùng Artemia trong vòng 24 giờ. Khi cho cá ăn nhớ rửa sạch Artemia bằng nước ngọt cho hết độ mặn. Phần còn lại cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Khi cá đạt kích thước tương đối, thức ăn chính cho cá la hán con là tôm biển và thịt cá, tôm biển và thịt cá sau khi băm nát, trộn đều, đông lạnh. Phải đông lạnh là để tiêu diệt kí sinh trùng và vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thức ăn. Không tùy tiện cho cá con ăn thức ăn sống chưa qua đông lạnh, tránh lây nhiễm kí sinh trùng. Khi cho ăn vo thức ăn thành từng miếng nhỏ, cho ăn đến khi cá không muốn ăn nữa thì dừng.

Khi cho cá con ăn xong mới mở máy lọc. Không được để chất thải quá nhiều, nếu máy lọc lọc không sạch phải dùng các biện pháp thủ công để tránh ảnh hưởng đến chất nước.

Tùy theo sở thích và thói quen của mỗi người mà có thể cho cá ăn hai hoặc ba lần trong ngày. Đối với cá la hán nhỏ, nên cho cá ăn ba hoặc bốn lần trong ngày. Chú ý, không nên cho cá ăn quá no dẫn đến tình trạng cá không tiêu gây sình bụng về sau.

Sau 1 tháng nuôi dưỡng (nếu chăm sóc tốt) cá la hán con sẽ khỏe mạnh, mập mạp, con lớn nhất có thể dài từ 5-8 cm (gồm cả đuôi), phần đầu tròn đầy, mọc lên 1 cái bướu nhỏ, bên trong trong suốt, phát sáng, tuy vẫn chưa lớn nhưng sẽ lên đều, đốm châu trên thân cũng rất đẹp. Những con khác tuy chưa lên đầu nhưng vẫn tăng trưởng rất nhanh và vô cùng khỏe mạnh, chỉ có khuyết điểm màu sắc chưa được tươi. Đợi đến khi cá khoảng 12-13 cm thì bắt đầu chọn từ 6 con ban đầu 2 con đẹp nhất về dáng đầu, hoa văn, dàn châu để nuôi dưỡng.

La Hán Xanh: Cách Trồng & Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu Đẹp

Nuôi cá la hán là một thú chơi đòi hỏi người nuôi phải chú ý đến bể cá thường xuyên, môi trường nước, nhiệt độ và thức ăn của chúng. Bởi lẽ không phải loại cá nào cũng giống loại cá nào. Chỉ cần bạn không chăm sóc chúng đúng cách thì chúng sẽ không phát triển như ý của bạn được.

1. Chuẩn bị môi trường nuôi cá la hán

Một con cá La Hán có chiều dài có khi lên tới 30cm hoặc ngắn hơn do di truyền từ cha mẹ. Do đó mà bể cá cũng có kích thước tối thiểu là 0,6m x 0,3m x 0,4m. Nếu có điều kiện hơn thì bạn nên chọn bể có kích thước 0,8m x 0,4m x 0,5m trở lên để cá có không gian rộng lớn phát triển toàn diện.

Việc bạn định trang trí cho bể cá là không thể được. Ví loài cá này rất hiếu động. Chúng thích những không gian rộng lớn và dàn trải. Do đó bất cứ thứ gì ngáng đường cũng bị chúng lật đổ.

Hơn nữa cá có kích thước lớn mà trong bể bạn còn trang trí hòn non bộ hay bộ rễ giả thì rất dễ làm cá bị thương. Tốt nhất thì bạn nên để trống hoặc đặt vào hòn sỏi để chúng có thể no đùa, vận động cơ thể để tránh ù lỳ quá mức và cũng để duy trì tập tính tự nhiên của chúng.

Nếu như bạn nuôi nhiều cá Lá Há trong cùng 1 bể thì tốt nhất nên dùng 1 tấm kiếng ngăn lại. Một phần vì để chúng không xảy ra tranh chấp. Một phần khác các của bạn càng sung mãn hơn.

Cá La Hán là loài cá nhiệt đới. Do đó nhiệt độ lý tưởng để chúng phát triển tối đa là từ 20 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá lạnh thì cá dễ mắc bệnh ngoài da hay bệnh về đường tiêu hóa. Còn đối với những người nuôi cá lâu năm thì hj khuyên nên nuôi cá từ nhiệt độ 28 đến 31 độ C.

Loài cá này có đặc điểm là không quá kén nước. Nếu dùng nước máy thì bạn hãy chứa vào 1 ể khác cho hết clo trong vòng 24 giờ. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng máy sục khí.

Tuy vậy bạn cũng cần chú ý về độ pH và độ cứng của nước. Loài cá này cũng đòi hỏi về độ pH tỉ mỉ 1 chút. Đô pH phù hợp là từ 7.5 đến 8.0. Muốn duy trì môi trường nước ổn định thì bạn nên thay nước 1 tuần 1 lần. Và trong bể nên thả 1 ít san hô để duy trì sự ổn định của độ pH. Hơn nữa bạn cần chú ý sự thay đổi của cá đối với môi trường nước.

Loại cá này rất dễ nuôi. Chúng vẫn có thể sống ổn định mà không cần tới máy lọc nước. Nhưng nếu bạn muốn thấy hết vẻ đẹp của giống cá này thì bạn nên tạo 1 hệ thống lọc nước để nước trong bể trong sạch hơn. Hệ thống lọc nước của bạn cần:

Hiệu quả cao sau khi lọc

Động cơ phải có đủ công suất

Vệ sinh được dễ dàng

Khi lọc phải tránh bị nghẽn bẩn

2. Thức ăn và chế độ chiếu sáng cho cá La Hán

Cá La Hán khi nuôi chẳng ai mong muốn chúng quá mập cả. Vì như thế chúng sẽ xoay sở khá chậm chạp và giảm bớt đi sự năng động vốn có của loài cá này. Vì thế bạn nên cho chúng ăn thành nhiều bữa và phù hợp với lứa tuổi để chúng phát triển nhanh.

Còn nếu cá lớn thì bạn nên cho chúng ăn tối đa ngày 2 bữa sáng và chiều là được. Bạn cần cho chúng ăn đúng giờ và đủ phần ăn thì thôi. Loài cá này rất háu ăn và tỏ ra không bao giờ biết no. Ví dụ như khi chúng đã ăn đủ khẩu phần ăn của mình trong bữa đó nhưng cứ đòi ăn tiếp và ăn không ngừng nghỉ.

Các loại thức ăn tươi sống cho chúng là tép tươi, trùn chỉ, loăng quăng hay các loại thức ăn đông lạnh, thức ăn dạng viên và nhiều loại khác nữa.

Dù là cá nhưng do được nuôi trong bể nên chúng cũng cần ánh sáng để phát triển. Đương nhiên điều đầu tiên khi bạn đặt đèn cho bể cá thì bạn sẽ thấy chúng đẹp hơn. Và đèn thường được sử dụng cho bể cá La Hán là đèn hồng.

Ngạc nhiên nhỉ? Nhưng thực sự thi da và vảy cá cũng như da người vậy. Chúng hấp thụ các sắc tố phát ra từ đèn và làm da và vảy cá trở nên dậm và rực rỡ hơn. Trong một ngày bạn cần đảm bảo đèn bật và duy trì trong vòng từ 8 đến 12 giờ sẽ giúp cá của bạn có màu sắc đẹp và dạn dĩ hơn rất nhiều.

Muối là một thực phẩm sát khuẩn tốt. Khi muối được thả vào bể cá cảnh thì chúng chính là sát thủ giết chết các loại ký sinh gây hại cho cá.

Hơn nữa muối phân ly sẽ tạo ra Na+ và Cl- và giúp môi trường xung quanh cá được ổn định hơn Không những vậy muối làm cho cá có cảm giác giống ngôi nhà thiên nhiên của mìn hơn đấy! Bạn có thể thả vào bể cá muối hạt hoặc muối bột bình thường Tuyệt đối không dùng muối i-ốt vì chúng sẽ giết chết luôn cả cá của bạn đấy!

3. Cách nuôi cá La Hán sinh sản

Sau khi đã tuyển được cá trống mái đạt tiêu chuẩn thì bạn bắt đầu tiền hành nhân giống. Con trống thì phải sung sức còn con mái thì trứng đã già.

Muốn kích thích trứng cá gì thì bạn dùng loại hormone sinh sản HCG. Hai liều trước sau cách nhau từ 8 đến 12 giờ. Liều lương sẽ tùy thuộc vào trọng lượng của cá.

Như vậy chỉ ngay trong ngày là cá có hiện tượng sắp đẻ. Lúc này bạn bắt cá mái ra riêng và dùng tay vuốt nhẹ cho trứng cá ra hết vào 1 bát sạch. Rồi sau đó lại lấy tiếp cá đực rồi vuốt tinh dịch phủ lên chỗ trứng cá đó.

Muốn cho các trứng đều được thụ tinh đầy đủ thì bạn dùng lông gà khuấy nhẹ để trứng và tinh dịch trộn lẫn với nhau. Tiếp tục đặt bát trứng cá vào trong hồ ấp đã có sẵn dung dịch Bleu đe methylène đậm. Cứ ấp như thế chừng 2 ngày sau thì trứng sẽ nở.

Cá La Hán sau khi mới nở hay còn được gọi là cá bột thì tân mình rất nhỏ và rất yếu. Thường thì mấy ngày đầu chúng chỉ bám vào giá thể và gần như nằm im một chỗ vì chưa con nào biết bơi.

Thậm chí trong 3, 4 ngày đầu cá cũng chưa mở miệng để ăn mồi được. Chúng chủ yếu sống dựa vào chất noãn hoàng là chất dự trữ còn ở trong thân cá. Sau khoảng thời gian này thì các cơ quan trong thân cá được phát triển đầy đủ nên chúng cũng đã biết bơi và có thể tự ăn mồi do chủ cung cấp.

Thức ăn tốt nhất cho cá sơ sinh chính là artemia. Khi được nuôi bằng chất này thì chúng vừa lớn nhanh lại vừa có sức đề kháng rất mạnh. Do đó tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu rất thấp so với các loại cá được nuôi bằng thức ăn kèm khác.

Do đó artemia được coi là thức ăn chủ yếu của cá La hán con. Loại thức ăn này thường bán tại các cửa hàng cá cảnh.

Lưu ý khi cho cá La hán con ăn

Trong giai đoạn các còn nhỏ thì bạn nên cung cấp cho cá một lượng thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Như thế cá mới phát triển 1 cách toàn diện được. Do đó, người ta mới nói với nhau muốn cá La Hán phát triển toàn diện thì nên chăm sóc chúng thật kỹ lưỡng từ khi chúng còn ở giai đoạn cá bột. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó là đúng mà không hề thiếu thực tế chút nào.

Thức ăn cho cá bột cũng cần thường xuyên để chúng có thể ăn liên tục và luôn miệng. Nên cứ cách vài ba giờ bạn lại cho chúng ăn 1 lần.

Bản tính hung hãn của chúng bắt nguồn từ việc bảo vệ lãnh địa của bản thân. Khu vực đó nó tự cho mình là chủ và tự do tung hoành săn mồi và bảo vệ thế hệ sau.

Do đó cá đến tuổi gần trưởng thành thì bạn nên nuôi riêng mỗi con một hồ. Tầm tuổi này là bản tính hung hăng của chúng bộc lộ rất rõ đấy! Nếu có nuôi chung thì hiện tượng sẽ là cá lớn nuốt cá bé đấy!

Tình cảnh này không chỉ khiến chúng tự giết lẫn nhau mà còn gây ra thương tích cho chính chúng nữa. Nếu bạn có phát hiện ra và vớt chúng lên chăm sóc thì cũng cần 1 thời gian rất dài.

Tính hung hãn đó của cá La bán bắt nguồn từ ý thức bảo vệ lãnh địa riêng của nó. Khu vực mà nó tự cho mình có quyền tự do tung hoành săn mồi để sinh tồn, và bảo vệ cho thế hệ sau.

Khi cá còn nhỏ thì chúng có xu hướng sống bầy đàn và chúm chụm lại với nhau. Nhưng đến khi chúng lướn bằng đầu ngón tay thì đã đấu đá nhau. Thời điểm này bạn đã phân biệt được giới tính của cá dễ dàng và bắt ra nuôi riêng được rồi.

Cập nhật 25/06/2023

Các Loại Cá La Hán. Cách Nuôi Cá La Hán Nhanh Lớn & Lên Đầu Đẹp

Cách đây gần 2 thập kỷ, cá La Hán du nhập vào Việt Nam đã tạo nên một cơn sốt trong giới chơi cá cảnh vì ngoại hình đẹp – độc – lạ và quan niệm về phong thủy của chúng. Dù hiện tại cơn sốt này đã hạ nhiệt, tuy nhiên chúng vẫn là một trong những loài cá cảnh được rất nhiều người ưa chuộng.

Trên thế giới có tới hơn 60 dòng cá La Hán đã được lai tạo. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chỉ có có 4 loại được nuôi phổ biến nhất.

King Kamfa

Đây là dòng nhập khẩu ở nước ngoài, có giá cao nhất trong tất cả các loại cá La Hán. Đây là dòng được lai ở Thái Lan từ loài gốc là Kamfa. Đặc điểm của dòng King Kamfa là con đực không có khả năng sinh sản. Vì thế thường con cái được lai với các dòng khác để duy trì nòi giống.

Kim Cương

Cá La Hán Kim Cương (hay Kim Cương Phúc Lộc Thọ) là dòng lai tạo từ con đực Châu Kim Cương với cá cái Rồng Xanh. Chúng có dòng chữ in trên cơ thể dọc hai bên thân, mình tròn được bảo phủ bởi những hạt châu trắng, đầu cá nhô lên hình tròn hướng về trước. Đôi mắt có màu đỏ, phần mặt hơi vàng.

King Lai

Là dòng lai tạo từ con Kung Kamfa với Kim Cương. Vì là dòng lai nên chúng thừa hưởng đặc điểm của cả bố và mẹ. Các dòng King lai vẻ ngoài khá bắt mắt, đặc biệt là châu trên cơ thể biến chuyển rất đa dạng.

Thái Đỏ

Đây cũng là một trong những dòng rất “được lòng” người chơi cá cảnh. Chúng có phần đầu phía trước phình ra khá to. Màu chủ đạo là màu đỏ tươi (màu tạo nên vẽ đẹp sặc sỡ của chúng), thân nhỏ gọn, có rất nhiều châu phát sáng đặc biệt là ở phần đuôi, vây ở đuôi lúc nào cũng xòe to làm chúng trở nên uyển chuyển và dịu dàng khi bơi.

Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.

Cách nuôi cá La Hán nhanh lớn và lên đầu đẹp

Trước tiên phải đề cập đến vấn đề gen di truyền vì muốn chú cá La Hán của mình có thể lên đầu được thì phải xem bố mẹ chú là ai, đầu có lên to và đẹp không. Nếu câu trả lời là có thì mới xét đến những yếu tố ngoại cảnh khác.

Sau khi xác định được nguồn gốc của bố mẹ rồi, các bạn hãy chú ý những vấn đề sau:

Thức ăn cho cá La Hán và cách chăm sóc

Cho chú cá cưng của mình ăn gì để lên đầu cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong ngành, phải cung cấp nguồn thức ăn có độ đạm cao, chủ yếu là thịt động vật.

Lúc còn nhỏ, nên cho cá ăn artemian. Khoảng 7 ngày ngày sau là có thể cho cá ăn các loại động vật và thịt tươi sống, trộn với thức ăn công nghiệp sẵn có trên thị trường.

Nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để cho chúng ăn, không nên cho ăn nhiều cùng 1 lúc. Liều lượng cho cá ăn còn tùy vào dòng cá, thông thường cứ nhìn vào phần bụng cá, thấy bụng to hơn bình thường một chút là được, không cho ăn quá nhiều. Đồng thời nên rèn cho chúng ăn theo giờ cố định để sự sinh trưởng của chúng điều độ hơn.

Với chế độ dinh dưỡng như trên thì trong vòng từ 1 – 2 tháng các bạn sẽ thấy kích thước phần u trên đầu của cá sẽ tăng đáng kể.

Cần phải thay nước cho cá để tạo môi trường tốt nhất cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình khoảng 5 – 7 ngày thay 1 lần, tùy vào độ đục và bẩn của hồ. Khi thay phải giữ lại trong hồ khoảng 1/3 thể tích, đừng thay hết một lần cá sẽ sốc môi trường mới.

Tạo môi trường tự nhiên trong hồ như đổ ở dưới đáy 1 lớp sỏi vừa lọc nước vừa giữ được độ pH ở mức phù hợp. Có thể trồng thêm thủy sinh hoặc san hô để cá có nơi ẩn nấp và cung cấp oxy cho cá thở.

Nên đặt hồ ở vị trí có thể hấp thụ được ánh sáng vì đây cũng là một trong nhưng yếu tố giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Cho cá đực gần gũi với cá mái

Cứ 1 – 2 tuần cho cá La Hán cái vào hồ của cá La Hán đực trong khoảng 1 – 2 tiếng, sự kích thích khi ở bên con cái sẽ làm cá đực tiết ra nhiều hormon khiến đầu cá phình to ra nhanh hơn nếu chỉ ở 1 mình.

Kích thích tính hung dữ

Với biện pháp này, có thể dùng một chiếc gương vào trong hồ để khi cá thấy mình trong gương lại tưởng nhầm là “đối thủ”, điều này sẽ kích thích sự tiết hormon trong cơ thể, cũng giúp kích thước u trên đầu tăng lên nhiều. Nhưng chỉ nên để trong một khoảng thời gian ngắn ( 1 – 2 tiếng/lần).

Ngoài ra có thể để cá đực thật nhưng chỉ là để cạnh nhau chứ không cho chung hồ nuôi, điều này cũng tạo ra tác dụng như những biện pháp trên.

Giao dịch trực tiếp tại Hà Nội và TPHCM.