Cách Nhận Biết Cá La Hán Bị Sình Bụng / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Cách Nhận Biết Cá La Hán Bị Bệnh

Ngoài công việc cho ăn, thay nước và chăm sóc cá hằng ngày, người nuôi cá còn phải biết cách nhận biết cá la hán bệnh, biết cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá La Hán.

Những biểu hiện đặc thù của loài cá La Hán như thay đổi màu, hay nằm dưới đáy bể… khiến những người mới nuôi chưa có kinh nghiệm lo lắng tưởng cá bị bệnh, nhưng thực chất đó là những biểu hiện bình thường của cá La Hán khỏe mạnh. Do vậy, để việc phòng và trị bệnh cho cá La Hán hiệu quả, người nuôi cá cần phải biết phân biệt những biểu hiện của cá khỏe mạnh và dấu hiệu bị bệnh của cá để có biện pháp điều trị kịp thời.

Biểu hiện của cá la hán khỏe mạnh

Màu sắc luôn sặc sỡ, Cơ thể khồng bị tổn thương, không có vết xước, hay dị tật bất thường, Cá không ở gần bề mặt nước, và không hớp nước liên tục.

Các vây và đuôi luôn xòe ra, Hứng thú khi được cho ăn; Thích vui đùa, và luôn phản ứng lại các tác động bên ngoài .

Cơ thể không tiết ra quá nhiều chất nhờn; Thỉnh thoảng cá trở nên sẩm màu và có những sọc đen, sau đó trở lại bình thường.

Cá hay nằm dưới đáy hồ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Thỉnh thoảng cá bơi ngửa bụng, bơi nghiêng hay bơi thụt lùi. Đây là những hành vi bình thường của loài La Hán được thừa hưởng từ tổ tiên của chúng.

Những dấu hiệu, cách nhận biết cá la hán bị bệnh:

Một công việc rất quan trọng đối với người nuôi cá La Hán là nhận biết cá bị bệnh và điều trị bệnh. Khi phát hiện cá mới bắt đầu bị bệnh thì khả năng trị dứt bệnh sẽ cao. Thông thường khi phát hiện cá bị bệnh thì bệnh đã nặng nên khả năng điều trì khỏi bệnh là rất thấp. Do vậy, phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi biểu hiện của cá hằng ngày. Khi thấy cá có biểu hiện khác thường phải kiểm tra ngay để xác định bệnh và điều trị đúng thuốc.

Những dấu hiệu của cá la hán bị bệnh

Màu sắc nhợt nhạt, có những sọc đen trên mình, bơi lội lờ đờ chậm chạp: Đây là triệu chứng đầu tiên của tất cả các loại bệnh.

Cọ xát thân mình liên tục vào các vật trong bể hoặc thành bể: Đây là dấu hiệu cho thấy cá bị một loại ký sinh trùng nào đó tấn công làm cá ngứa ngáy.

Cá ngáp nước liên tục: Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này thường là do môi trường nước bị ô nhiễm nặng. Gặp trường hợp này phải thay nước ngay nếu không cá sẽ chết.

Các bộ phận vây co lại: Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của cá bị bệnh.

Biếng ăn: Cá bị bệnh thường biếng ăn, hoặc ăn rất ít.

Tiết ra quá nhiều chất nhờn trên mình: Đây là triệu chứng khá phổ biến của cá bị bệnh.

Không phản ứng lại các tác động từ bên ngoài: Cá bị bệnh thường mệt mỏi, lờ đờ nên dù có những động tác chọc giận chúng cũng không phản ứng lại.

Phân cá có màu trắng và kéo dài từng sởi: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cá không khỏe mạnh.

Kiểm tra bệnh của cá la hán

Khi cá có một vài dấu hiệu trình bày ở trên chứng tỏ nó không được khỏe mạnh. Khi đó cần dùng kính hiển vi để kiểm tra chất nhầy trên mình, mang, và các bộ phận khác để xem cá có bị nhiễm trùng hay không.

Nếu cá thường hay cọ thân mình vào thành bể hoặc các vật trong bể thì có thể cá bị ký sinh trùng tấn công nên ngứa. Nếu tình trạng này kéo dài, cá sẽ biếng ăn dần và trở nên lờ đờ, không giữ được thăng bằng, hoặc không thể bơi lên mặt nước.

Kiểm tra cơ thể cá la hán bệnh

Cách phòng bệnh cho cá la hán

Bệnh của cá La Hán thường phát xuất từ môi trường nước, do vậy việc bảo vệ tốt môi trường nước trong bể cũng là cách phòng bệnh cho cá La Hán.

Vào mùa đông, thời tiết thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng đến nhiệt độ nước trong bể, dễ làm cho cá bị sốc và nhiễm bệnh. Để tránh nhiệt độ trong bể chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài, cần tăng số lần thay nước và giảm lượng nước cho mỗi lần thay. Khi thay nước nên thực hiện lúc nhiệt độ bên ngoài cao, tránh lúc thời tiết quá lạnh.

Khi thời tiết thay đổi, cần phải sử dụng máy sưởi ấm trong bể để giữ nhiệt độ của nước ổn định. Đồng thời phải có hệ thống lọc nước để tạo môi trường nước luôn trong sạch.

Vào mùa lạnh nên cho cá ăn ít, và không nên cho cá ăn lúc trời gần tối, vì lúc đó trời bắt dầu lạnh, nhiệt độ nước hạ làm cho cá tiêu hóa không tốt dễ mắc bệnh đường ruột.

Cách Chữa Cá La Hán Bị Sình Bụng. Bí Kíp Nuôi Cá Nhanh Lên Màu

Sình bụng cấp tính: Cá bị nhiễm khuẩn gây xuất huyết nội, tức bụng căng lên bất thình lình.

Sình bụng mãn tính: tức bụng căng lên từ từ. có thể gây nên tình trạng này khi ký sinh trùng hay bướu phát triển ở bụng cá.

Sình bụng mãn tính: Cá la hán bị bệnh lao cá Mycobacterium tuberculosis. Gây tức bụng căng lên từ từ. Bệnh này lây rất mạnh.

Những nguyên nhân khác vì sử dụng quá nhiều thuốc hay thuốc quá mạnh gồm nhiễm virus, tổn thương nội tạng, suy thận.

Cách phòng và chữa trị bệnh sình bụng cho cá la hán

Nếu nguyên nhân là vi khuẩn và được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi dù bệnh này rất khó chữa trị. Vì vậy việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là một phần của điều trị và phòng bệnh nên cần phải tìm hiểu xem có phải bệnh do vi khuẩn gây ra hay không.

Chứng tỏ cá bị bệnh trầm trọng khi các vảy xù lên. Có thể giúp tiêu bớt chất lỏng trong mình cá nếu ngâm cá trong nước muối. Để chữa cá la hán bị sình bụng do nhiễm khuẩn nội tạng, có một loạt các loại thuốc dùng. Trong trường hợp này, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da không có tác dụng.

Thức ăn cho cá hàng xịn, giá tốt đang được rao bán trên Chợ Tốt!

Cách nuôi cá la hán nhanh lên màu, lên đầu

Trong những bể cá chuyên dụng thường cá la hán thường được thả nuôi. Người nuôi nên chọn loại bể rộng rãi, để tạo không gian sống thoải mái tối đa cho cá, kích thước khoảng 0,8m x 0,4m x 0,5m là hợp lý nhất.

Chúng ta nên để bể cá la hán trống nếu như các bể cá thông thường đều được trang trí bằng các loại cát sỏi và cây nhựa trang trí. Chỉ nên để trong bể một ít sỏi dưới đáy, vì loại cá này khá tinh nghịch, không nên trang trí thêm bất cứ vật dụng gì tránh làm cá bị trầy xước, bị thương.

Về nước, cách nuôi cá la hán đúng kỹ thuật không yêu cầu quá khắt khe. Nhưng yêu cầu chung vẫn là đảm bảo nước bể cá trong sạch. Phải để qua ít nhất 24h cho bay hết khí Clo bên trong nếu nhà bạn sử dụng nước máy thì cá mới sống được. Hoặc bạn sử dụng máy sục khí cho nước nếu muốn nhanh hơn.

Nước có độ pH bằng 7,5 – 8 thích hợp nhất để nuôi cá. Nên nhớ để cho cá một môi trường nước sạch nhất cần thay nước định kỳ từ 5 – 7 ngày một lần. Bạn hãy nên đầu tư thêm máy lọc nước trong bể cá nếu có điều kiện.

Trong cách nuôi cá la hán đúng kỹ thuật, các chuyên gia nuôi trồng thủy sản đưa lời khuyên cần chú ý tới điều kiện nhiệt độ và ánh sáng. Cá la hán thích hợp sống ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C vì là loài cá nhiệt đới. Cá có thể gặp các vấn đề về sức khỏe nếu bị sống trong môi trường nước quá lạnh như mắc các chứng bệnh tiêu hóa.

Cá la hán là loài cá ăn tạp. Chúng ăn được nhiều loại thức ăn tươi từ tự nhiên là lăng quăng, trùn chỉ, giun đỏ và tôm tép tươi đã lột vỏ bỏ đầu. Để giúp cá lên màu tốt, đây là những dạng thức ăn tự nhiên chứa nhiều canxi. Thậm chí, nếu có thể người nuôi nghiền nhỏ và nấu thạch sùng, gián mối, hay cá bảy màu lên làm đồ ăn cho chúng. Tuy nhiên sau mỗi lần cho ăn bạn phải nhớ thay nước và vệ sinh bể nếu sử dụng những loại thức ăn tươi.

Cá la hán ăn được hầu hết các dạng các thức ăn viên tổng hợp đối với các loại thức ăn công nghiệp. Nên lựa chọn những loại thức ăn không có chất tạo màu.

Nhìn chung cá la hán có hệ miễn dịch tốt và là loại khá dễ nuôi. Tuy nhiên cũng không thể tránh những một số bệnh thường gặp như sau:

Nhiễm trùng đường ruột: Nguyên nhân là do cá ăn phải thức ăn dư thừa sót lại trong bể hay thức ăn kém vệ sinh. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiêu hóa của cá và rất khó chữa.

Nấm trắng toàn thân: nếu nhìn da cá như có một lớp cát mịn bao trọn toàn thân thì đó là chứng nấm trắng toàn thân nên mỗi lần cho cá ăn bạn nên quan sát thân cá.

Mất vảy, rách vây: trong quá trình thay nước hay các loài cá đánh nhau trong bể, cá bị trầy xước, tróc vảy, rách vây thường là do bị xây xát. Bạn có thể chăm sóc cá bằng cách nhúng cá vào dung dịch muối loãng hoặc thấm nước muối loãng vào vết thương hay đổ trực tiếp dung dịch vào bể cá.

Cá bị nhạt màu, phai màu: nếu nước thay đổi độ pH sau nhiều lần thay nước bể cá cũng là cho màu sắc của cá thay đổi. Sẽ có những con to con nhỏ khác nhau trong một đàn cá nuôi chung với nhau, trước những con cá lớn những con cá nhỏ thường sợ sệt từ đó màu sắc bị ảnh hưởng xấu đi.

Làm Sao Để Nhận Biết Cá La Hán Đực Và Cái ?

Làm sao để phân biệt Cá La Hán đực hay cái ? hoặc Phân biệt giới tính ca La Hán như bằng cách nào ? v.v… là những câu hỏi mà các Bạn bắt đầu nuôi cá La Hán đặt câu hỏi. Vì cá La Hán đực có những đặc điểm khiến dân mê cá La Hán thu hút. Vậy phân biệt bằng cách nào ?

Cá La Hán trống có màu sắc đẹp, đẹp từ vây kỳ vĩ đến cả thân mình. Cá La hán trống to, khỏe, tính khí hung hăng, năng động hơn cá mái nhiều lần nên khi nhìn ngắm sẽ thấy thú vị hơn. Chính vì đa số người nuôi cá kiểng chỉ thích chọn cho được cá trống mà nuôi nên khi đến với thú nuôi cá La hán việc đầu tiên là ai cũng muốn học hỏi cách phân biệt giới tính cá La hán. Tốt nhất phân biệt được giới tính cá La Han từ độ dài 10cm trở lên vì cá La hán dưới hai tháng tuổi, chiều dài thân mình dưới 3cm, màu sắc còn quá lợt lạt vì các tế bào sắc tố chưa được hình thành, mà các bộ phận khác bên ngoài thân cá cũng mới bắt đầu phát triển nên không ai tài nào phân biệt được giới tính của chúng. Ngoại trừ những nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm nuôi cá La hán lâu năm mới có khả năng đoán biết được, nhưng mức chuẩn xác cũng không ai dám vỗ ngực tự nhận là hoàn hảo cả trăm phần trăm. Sự đoán biết này của họ đa phần là do trực giác qua kinh nghiệm tích lũy trong nghề nuôi cá lâu năm ngầm mách bảo, vì vậy dù muốn giải thích cặn kỹ lý lẽ thì họ cũng đành chào thua. Đôi khi vì vậy mà phải chịu mang tiếng xấu với bạn bè và người thân quen là xấu bụng giấu nghề! Khi cá La hán được ba bốn tháng tuổi, thân cá dài khoảng 6cm đến 8cm, giữa cá trống và cá mái đã lộ ra những đặc điểm khác biệt, tuy chưa được rõ nét lắm, nhưng cũng có thể giúp ta quan sát các phần sau đây để đoán biết được một cách tương đôi chính xác về giới tính của cá La hán.

1. Quan sát Cá La hán chung bầy Nếu cá còn chung sống trong bầy đàn đông đúc thì cá trống thường lớn hơn cá mái. Cá La hán trống tăng trưởng cả suốt cuộc đời, càng nuôi lâu năm thể trạng nó càng lớn. Với cá trống sở dĩ có khả năng lớn nhanh vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trọng lượng cơ thể. Ngược lại, Cá La Hán mái thi chậm lớn hơn vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hóa thành trứng.

2. Quan sát vây lưng và vây ngực Vây lưng cá trống dài và lởm chởm, các xương ở vây cá trống nổi màu sáng trông dễ nhận biết. Còn Cá La Hán mái vây lưng nhỏ và ngắn. Và trên vây lưng của cá mái có những vạch sọc đen nhưng dựa vào việc này sẽ có sai xót vì hiện nay cá được lai tạo nhiều nên cũng sinh ra những giống có vạch sọc đen trên Cá La Hán đực. Vây ngực cá trống cứng hơn, trong khi vây ngực cá mái lại mềm mại.

3. Quan sát vây đuôi Đuôi cá La hán trống xòe dạng hình tròn, còn đuôi cá mái xòe dạng hình tam giác

4. Quan sát vây bụng Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp oxy, đề phòng các các vi khuẩn xâm nhập và dùng cây để để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, còn hơi cứng là cá đực.

5. Quan sat tuyến ngữ Cách nhìn của phương pháp phân biệt này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì tương đối tròn.

6. Quan sát phần ức cá Ức cá La Hán trống nở nang, bụng thon, còn Cá La Hán mái vừa nhỏ vừa nhọn, chỉ riêng phần bụng nở nang.

Phải chờ khi cá được sau, bảy tháng tuổi, hoặc trễ hơn một đôi tháng nữa, khi cá La hán đã ở tuổi trưởng thành, lứa tuổi mà nhiều cá La hán mái bụng đã rượng trứng, chiều dài từ 10cm trở lên thì việc phân biệt giới tính của chúng dễ dàng hơn. Với loại cá lớn này chỉ cần quan sát vài bộ phận bên ngoài của cá bằng mắt thường, và nhất là quan sát bộ phân sinh dục sẽ phát hiện được trống mái mà không ngại có sự nhầm lẫn. Quan sát màu sắc và cái đầu gù của cá La hán. Các tế bào sắc tố đã phát triển đầy đủ nên màu sắc của chúng đã rõ nét. Được biết, các tế bào sắc tố này nằm trên bề mặt da. Màu sắc cá La hán trống trưởng thành thường tươi tắn, đẹp đẽ và châu nhiều hơn cá mái. Đầu gù của cá trống cũng lớn hơn, gồ ghề hơn cá mái.

7. Quan sát bộ phận sinh dục cá La hán Cá la hán khi đã trưởng thành, cơ quan sinh dục của chúng đã phát triển hoàn hảo. Vì vậy, chỉ cần quan sát bộ phận sinh dục bên ngoài của cá là biết đích xác giới tính của chúng. Cơ quan sinh dục của cá trống có dạng hình chữ “V”, còn cơ quan sinh dục của cá mái có dạng hình chữ “U”. Giữa hình chữ “V” và chữ “U” coi vậy mà sự khác biệt đôi khi không được rõ nét lắm, dễ dẫn đến lầm lẫn.

Để đảm bảo chắc chắn nhất, chúng ta cần bắt cá trên tay rồi quan sát kỹ bộ phận sinh sản cho rõ. Chúng ta dùng ngón tay ấn nhẹ sẽ thấy bộ phận sinh dục của cá trông hình ống, nằm hơi chếch về phía trước tia nước xịt ra rõ, còn Cá mái tương đối ngắn, nằm hơi lài theo thân nó và nước chảy ra ko xịt tia.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Nhận Diện Con Cá La Hán

Loạt bài viết mới dành cho quý vị mới bắt đầu làm quen với việc nuôi cá la hán, các bài viết sẽ được trình bày một cách dễ hiểu về các phương pháp chọn cá đúng chuẩn, cách nuôi dưỡng và cho sinh sản thành công.

Cá La hán có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng tổ tiên của nó rất quê mùa cục mịch chứ không mảy may có một nét đẹp quyến rũ nào ở trên mình như con cái La hán cả.

Nói cách khác, cá La hán hay có Hoa la hán là giống cá kiểng hoàn toàn mới lạ do công phu của một số nghệ nhân cá kiểng tài hoa lai tạo mà thành. Những nghệ nhân được vinh danh, lập được công đầu dó chính là những người nuôi và kinh doanh cá kiểng bậc thầy người Malaysia.

Tính đến thời điểm này, con cá Hoa la hán đã góp mặt trong thị trường cá kiểng khoảng trên dưới mười năm. Và trong khoảng thời gian đó, nhất là vào những năm cuối thế kỷ thứ 20, cá La Hán đã thực sự gây nên cơn sốt trên khắp thị trường cá cảnh thế giới, vượt xa những giống cá kiểng khác đã từng góp mặt từ trước đến nay. Đó là điều kỳ diệu hiếm thấy.

Từ năm 1994, năm cá La hán được trình làng lần đầu tiên tại Malaysia thì những năm liền sau đó giống cá lạ và đẹp này được tiếp tục lai tạo tại Thái Lan, Singapore, Indonesia, Trung Quốc…Càng ngày càng xuất hiện nhiều giống mang hình dáng khác lạ và màu sắc cũng tuyệt đẹp.

Có thể nói, đây là giống cá kiểng được nhiều người ưng ý nhất từ trước đến nay. Ngay giống cá Dĩa một thời được người đời hết lòng ngưỡng mộ thiết nghĩ cũng không phải lên cơn sốt đến như vậy.

Vậy thử hỏi con cá La hán được lai tạo từ giông cá nào mà ra.

Người ta chỉ biết tổ tiên cá La hán thuộc loài Cichlidae mà loài này không phải chỉ có đơn thuần một vài giống mà là hàng trăm giống khác nhau. Trong loài Cicklidae có giống cá Rô phi, cá Ông tiên, cá Dĩa…Vậy thì những nghệ nhân kia có phải cho một số giống Cichlidaenlai tạo với nhau, hay Cichlidae lai tạo với giống cá khác? Phải lai tạo qua lại bao nhiêu đời, với bao nhiêu giống cá mới tạo ra được giống cá La hán tuyệt đẹp với kiểu dáng và màu sắc hấp dẫn kia?

Đó là những câu hỏi lớn, những thắc mắc lớn và đều nằm trong những ức đoán của mọi người trên thế giới trong thời gian qua.

Hy vọng tràn trề rằng trong tương lai không xa, những thắc mắc lớn này của chúng ta sẽ được người trong cuộc hé lộ dần ra. Và từ đây cho đên ngày tốt đẹp đó, chắc chắn sự lai tạo các dòng cá La hán mới sẽ còn được tiếp diễn mạnh hơn, để thị trường cá cảnh không những riêng châu Á mà cả nhiều châu lục khác sẽ tiếp nhận thêm nhiều dòng cá La Hán đặc sắc hơn nữa.

Cá La Hán nội, cá La hán ngoại

Trước đây, nói đến cá La Hán nhiều người chỉ nghĩ đến xuất xứ của nó (nơi nó được lai tạo ra) là Malaysia. Có thuyết cho rằng xứ sở có công lai tạo con cá La hán đầu tiên chính là Đài Loan, sau đó mới tới Malaysia. Và hiện nay các nước như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc..cũng nổi tiếng với nhiều dòng cá La hán của riêng mình. Tại nước ta, tuy giới chơi cá kiểng được tiếp cận với thú chơi cá La hán mới nửa thập kỷ nay nhưng nhiều nghệ nhân cũng bắt tay vào việc cho ép cá này thành công. Nhờ đó mà thị trường cá La hán được bày bán trong nước, bên cạnh cá ngoại nhập còn có cả cá nội…

Chúng ta cũng từng biết hiện này tại một số quốc gia ở châu Á, mỗi nước đều tự hào đã lai tạo được dòng cá Hoa La hán đặc sắc của mình. Điều này cũng giống như trước đây một vài trăm năm, nhiều nước ở châu Âu cũng từng hãnh diện khi lai tạo được giống bồ câu hay Yên hót đặc sắc cho riêng mình”

Điều ngạc nhiên là giá bán tuy rất cao nhưng lúc nào và ở đâu những con cá kiểng hiếm quý đó vẫn được thiên hạ ráo riết săn tìm.

Được biết, tại Đài Loan hiện đã lai tạo được hai dòng cá Hoa la hán đỏ Thần tài và Hoa la hán đỏ Nguyên bảo, đang được đánh giá là hai giống cá hiếm quý. Nét đặc biệt của hai dòng cá này, ngoài việc đạt tất cả mọi tiêu chuẩn về hình dáng cũng như hoa văn cần có ra, còn có ưu điểm là màu sắc toàn thân đỏ rực trong hết sức tươi tắn.

Chúng ta cũng biết màu đỏ đối với người Trung hoa nói riêng và nhiều người ở châu Á nói chung là thứ sắc màu tượng trưng cho sự may mắn, giàu sang, thịnh vượng nên ai cũng thích.

Tại Malaysia, nơi được coi là lập được công đầu trong việc cho ra đời giống cá La hán, cũng đang sở hữu nhiều dòng la hán quý hiếm được thị trường liệt vào hàng vua như các giống:

Cá La hán Kimmalau

Tuy bên ngoài hình dáng bình thường, kể cả đầu cũng không lớn nhưng đặc biệt là châu sáng hết toàn thân và đôi mắt đỏ.

Cá La hán Rồng xanh (Blue Dragon)

Mình có nền xanh, mắt đỏ, ức đỏ, hoa văn dọc thân mình rõ nét.

Mình có nền đó toàn thân, mắt đỏ, hoa văn chạy dọc thân rất rõ nét và đều đặn.

Thân thon dài, mình có nhiều màu khác nhau, đầu to, mặt trắng, vây và đuôi có nếp xếp rất lạ và đẹp…

Cá La hán King Bacara

Mình cá chỉ đơn độc 1 màu, dọc thân không có hoa văn nhưng bù lại toàn thân châu sáng, phần vây và đuôi có nếp xếp giống cá Kim hoa la hán…

Tại Thái Lan cũng lai tạo được những dòng cá La hán nổi tiếng sau đây:

Cá La hán Blue star

Cá đầu nhỏ, mắt đỏ, dọc thân không có chữ, nhưng toàn thân có châu sáng lấp lánh trong như cả vạt sao lấp lánh trên bầu trời.

Cá La hán Supper Red

Cá có đầu lớn, mắt trắng, mỏ ngắn, toàn thân màu cam, rất được thị trường ưa chuộng.

Cá La hán Red Texas

Red texas hiện có hai loại xanh và đỏ đều được thị trường ưa chuộng như nhau. Loại Red Texas đỏ thì toàn thân có màu nền đỏ, toàn thân châu sáng nên trong rất hấp dẫn.

Cá La hán Suprem

Cá có đầu to, mắt trắng, toàn thân màu đỏ tươi, vây và đuôi màu đỏ sậm. Được coi là giống hiếm và đắt tiền.

(còn tiếp)

Nhận Biết Cá Koi Bị Nấm

Nếu nhận thấy vảy và toàn thân của cá Koi có những đốm trắng đục và cá bơi lờ đờ thì chúng đã mắc bệnh nấm trắng. Bạn phải nhanh chóng chữa trị để tránh làm cá chết. Cách nhận biết cá Koi bị nấm trắng

Bệnh nấm trắng là một trong những loại bệnh phổ biến ở cá cảnh, nhất là ở cá Koi. Bệnh này trong tiếng Anh gọi là White Spot Disease – tên của loại sinh vật đơn bào được sinh sôi phát triển bên trong bể cá và sẽ bám vào mang của cá Koi khi trưởng thành.

Cá Koi khi bị bệnh nấm trắng sẽ có những biểu hiện dễ nhìn thấy như sau:

Bên ngoài bề mặt da của cá koi sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng, sau đó dần dần lan sang vảy, da đầu rồi những vùng xung quanh.

Cá bơi lờ đờ, ăn rất ít hoặc bỏ ăn, cá ăn không tiêu và dễ bị stress.

Màu nước trong ao hoặc bể nuôi cá bị nhiễm tế bào nấm trắng sẽ dần chuyển sang màu đục thay vì trong như thường ngày. Ngoài ra, bể cá cũng xuất hiện những vảy nấm màu nâu hoặc màu trắng, trông hơi giống những đám rêu bám vào cây thủy sinh trong bể hoặc bám trên mặt và thành kính.

Tại sao cá Koi lại mắc bệnh nấm trắng?

Multifiliis Ichthyophthirius là nguyên nhân gây nên bệnh nấm trắng ở cá Koi. Loài ký sinh vật này sẽ bám chặt từ từ vào trong da, vây và mang cá rồi ăn sâu vào trong mô cùng với những chất dịch của tế bào. Sau thời gian 3 tuần, ký sinh vật sẽ thoát ra khỏi da cá, di chuyển xuống dưới đáy bể/ ao nuôi để sinh sôi và tìm một vật chủ khác để ký sinh.

Bên cạnh đó, độ sạch về nguồn nước trong bể kém cũng là nguyên nhân khiến tốc độ lây lan bệnh nấm trắng nhanh hơn.

Hướng dẫn cách chữa trị cá Koi bị nấm trắng

Đầu tiên bạn nên thay môi trường nước mới cho bể nuôi hoặc ao nuôi bằng cách dùng hệ thống lọc, tăng nhiệt độ sưởi lên cho cá từ 30-32 độ C. Tăng thêm nồng độ muối cho bể lên 0,5% so với lượng muối ban đầu bạn bỏ vào bể. Lượng muối bỏ vào phụ thuộc vào kích thước bể cá và lượng muối ban đầu của bạn ở bể cá.

Nếu bạn nuôi trong bể thì thay nước đều đặn hàng ngày. Đối với các hồ cá Koi lớn thì cho cá ra các bể nhỏ hoặc chậu có thể tích khoảng 20-40l. Rồi dùng những cách điều trị trên để hạn chế lây lan sang những con khác, giúp cá Koi nhanh khỏe mạnh hơn.

Nếu bệnh đã nặng thì bạn phải rút hết nước ra khỏi hồ, để lại lượng nước chừng 1 gang tay rồi cho 5 viên Megyna vào. Đợi 3 ngày để ngâm rồi cho lượng nước gấp đôi vào cùng với 5 viên Megyna nữa. Bạn cũng có thể dùng chế phẩm sinh học Emina cho cá Koi. Nó sẽ giúp các chất hữu cơ thừa trong nước và ở phần nền đáy áo nuôi được phân hủy tốt hơn, giúp tăng cường hàm lượng oxy hòa tan, ổn định độ pH và ức chế virus gây bệnh phát triển.

Dùng thêm dung dịch trị nấm Malachite xanh và Formalin với liều lượng 1,5 mg Malachite xanh/ lít nước trong 1 giờ. Dung dịch này bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tại các hiệu thuốc. Lưu ý rằng nên sử dụng găng tay để bảo vệ da khi sử dụng các loại dung dịch này.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua cá Koi, bạn có thể đặt mua tại mục Mua bán cá Koi.

Cách phòng bệnh nấm trắng ở cá Koi

Để giúp cá Koi phòng tránh được bệnh nấm trắng cũng như các bệnh khác, bạn cần tuân thủ theo những cách sau:

Tẩy và dọn ao nuôi cẩn thận, sạch sẽ trước khi thả cá; có thể bón vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2, phơi ao để diệt trừ các loại mầm bệnh.

Khi mua cá phải biết rõ xuất xứ, kiểm tra xem cá có bị nhiễm bệnh không. Khi cá mới được bắt về thì phải cách ly kiểm dịch 14 ngày. Nếu cá không có biểu hiện bệnh, khỏe mạnh thì mới đem thả.

Chọn cá giống khỏe mạnh. Trước khi thả vào bể/ hồ nuôi, sử dụng dung dịch muối 3% để sát trùng vết thương cho cá trong quá trình vận chuyển.

Sử dụng lượng thức ăn vừa đủ để tránh ô nhiễm nguồn nước.

Đuổi các loài chim hoang dã, các loài chim ăn thịt làm hại cá Koi.

Sử dụng riêng các loại dụng cụ đối với từng ao nuôi khác nhau, tránh lây nhiễm bệnh.

Trong quá trình nuôi không nên gây sốc cho cá. Đặc biệt là lúc thay nước thì phải thay từ từ. Tránh việc thay một số lượng lớn nước dễ gây sốc cho cá. Trung bình thì cứ 2 ngày thay ⅓ lượng nước cũ trong hồ 1 lần.

Kiểm tra kỹ càng và không nuôi chúng với các loài cá mang mầm bệnh khác.

Vệ sinh môi trường nước cho cá thường xuyên bằng vôi bột tùy theo độ pH của nước ao. Nếu pH<7, bón 2kg vôi/100m3 nước, pH từ 7-8,5 bón 1kg vôi/100m3, bón định kỳ 2-4 lần/tháng. Pha nước vôi loãng rồi tạt đều khắp ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh triệt để.

Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm:

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn