Cách Làm Cá Diếc Phơi Khô / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Làm Cá Cơm Phơi Khô

Ngày Đăng : Sunday, November 17, 2023

Nếu như trước đây cá cơm vốn là loài cá nhỏ ít giá trị, thường được ngư dân giữ lại ăn dần hoặc chế biến nước mắm. Tuy nhiên, hiện nay do hàm lượng dinh dưỡng cao và sự phát triển của du lịch trong và ngoài nước, con cá cơm đã trở thành một loại đặc sản có giá trị cao.

1, Cách làm cá cơm phơi khô của người ngư dân biển

Để làm ra loại đặc sản cá cơm khô ngon nhất, người ngư dân phải sử dụng những con cá cơm tươi ngon nhất. Để có một ki lô gam cá cơm khô, người ngư dân cần tới 4 ki lô cá cơm tươi.

Bước 1:

Lựa cá cơm to ngon, nhặt sạch rong rêu.

Đem rửa sạch cá cơm – theo chia sẻ nên rửa bằng nước biển để cá được tươi ngon hơn.

Để ráo cá cơm trong gió.

Bước 2:

Ướp cá cơm với muối theo tỷ lệ 5% hoặc ngâm với nước muối loãng. Ướp với tỷ lệ như trên sẽ khiến cho con cá cơm không quá mặn sau khi phơi khô.

Bước 3:

Cá cơm sau khi vớt ra, để dóc nước, đem cá cơm đi hấp chín trong vài phút.

Bước 4:

Phơi cá, cá sau khi hấp chín rải lên vỉ lưới để phơi, nếu gặp nắng tốt thì chỉ cần phơi một ngày nắng là đạt yêu cầu.

Cá cơm phơi xong phải có màu vàng trong, nhìn thấy cả xương cá. Tỷ lệ ẩm trong cá khoảng 30% là đạt yêu cầu.

2, Một số những lưu ý để làm cá cơm phơi khô ngon

Cá cơm phơi khô trong tiết trời thu sẽ ngon hơn trong tiết trời hè, vì sao lại thế? Bởi mùa thu tuy nắng không nhiều và không gắt bằng mùa hè, nhưng lại có nhiều gió khô sẽ làm cho cá dẻo mà vẫn giữ được vị tươi trong thịt cá. Cá cơm khô phơi trong mùa hè, cá sẽ cứng và ăn không ngon bằng cá cơm khô phơi vào mùa thu.

Nếu bạn sử dụng máy sấy để phơi cá cơm, thì bạn nên giữ nhiệt độ vừa phải ổn đinh, sau khi cá khô được 70% là đạt yêu cầu.

3, Cá cơm khô sau khi phơi xong bảo quản như thế nào?

Sau khi phơi khô cá cơm khô, bạn nên gói vào bằng túi giấy hoặc giấy sạch rồi cho vào túi nilon, hút chân không, buộc chặt miệng rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh để ăn dần.

4, Làm sao để biết cá cơm khô ngon hay không?

Cá cơm khô ngon là con cá đạt những tiêu chuẩn sau đây:

Về màu sắc: Cá có màu vàng trong, có thể nhìn thấy cả xương, tuy nhiên nếu trong quá, có thể bạn đã phơi quá khô hoặc phơi sai cách.

Về độ ẩm: Cá đạt độ ẩm 30%, sờ vào thân cá không ướt hoặc nhờn là cá đủ tiêu chuẩn.

Về cảm quan: Nếu con cá cơm khô có mùa đục, lỗ chỗ những đốm màu không đều có thể cá đã hỏng, cần phải bỏ đi.

Về mùi vị: Cá cơm khô sau khi phơi xong có mùi tanh nhẹ, khi chế biến cá không quá mặn, vừa ăn.

Các tin khác

Cá Chỉ Vàng Được Phơi Khô Như Thế Nào? Phương Pháp Phơi Khô Của Làng Chài

Nhắc đến cá chỉ vàng thì hầu hết chúng ta đều tưởng tượng đến món cá chỉ vàng nướng, món ăn khoái khẩu nhất mà ai ai cũng biết đến.Vậy có bao giờ bạn thắc mắc về quy trình làm khô cá chỉ vàng diễn ra như thế nào?

Quy trình phơi khô cá chỉ vàng tại các làng chài lưới

Bạn có biết, cá chỉ vàng là một là một loài cá phát triển trên các vùng nước mặn. Chúng tập trung phân bố tại các khu vực ven biển, và thức ăn chủ yếu là các sinh vật phù du.

Loài cá này rất phổ biến tại các vùng biển Việt Nam, dọc các bờ biển Bắc – Trung – Nam. Đặc thời, vào độ cuối hạ đầu thu là mùa sinh đẻ của cá chỉ vàng thì sản lượng đánh bắt ngày càng nhiều. Các con thuyền chở đầy những cá chỉ to ngon, béo ngậy dần dần cập bến.

Ngoài các món ngon từ cá chỉ vàng khi còn tươi sống. Chúng còn hấp dẫn hơn ngay cả khi đã phơi khô. Đặc biệt là món cá chỉ nướng thì không một quán bia hơi hay quán vỉa hè nào là vắng bóng. Vị ngọt dai đúng điệu của cá ngon vùng biển khiến người ăn nhớ mãi.

Từng bước chọn cá chỉ vàng ngon

Cá chỉ vàng được đánh bắt với số lượng lớn nên ngoài bán ăn ngay khi cá còn tươi chúng còn được các bàn tay khéo léo và nhanh nhẹn phơi khô.

Cá được phơi khô là những con cá còn tươi ngon, thịt béo ngậy. Chính điều này mới đảm bảo độ ngon, dai, chắc thịt của cá khô loại ngon. Thông thường những con cá còn quá bé hay những con cá không còn tươi ngon thường bị loại ngay từ đầu. Những con cá loại này trở thành nguyên liệu để chế biến thức ăn cho các loài gia súc hay gia cầm: chó, mèo, lợn, gà…

Hướng dẫn sơ chế cá trước khi phơi

Xẻ đôi dọc sống lưng những con cá tươi ngon vừa chọn lọc. Loại bỏ phần đầu, ruột và khung xương của chúng rồi rửa sạch. Đợi cho đến khi ráo nước rồi tiến hành tẩm ướp gia vị.

Các nguyên liệu để ướp cá chỉ gồm: đường, muối, bột ướt, tiêu… và một số gia vị khác. Cá được tẩm ướp trong một ngày để gia vị ngấm dần trong từng thớ thịt. Lưu ý, thời gian ướp, cá thường được bảo quản trong kho lạnh để đảm bảo không làm ôi thiu.

Khi các thớ thịt đã ngấm đều các gia vị, người ta đem cá ra phơi nắng.

Quá trình phơi khô cá chỉ vàng

Có thể nói giai đoạn phơi khô cá là giai đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng cũng như độ ngọt dai của sản phẩm.

Những ngày trời nắng đều và đẹp là thời gian đẹp nhất để phơi khô cá. Trời nắng to và đều sẽ đảm bảo thịt cá se đều và màu vàng ươm trong đến ngon mắt. Thời tiết thất thường hay gặp mưa gió chắc chắn sẽ làm màu cá xám lại, thịt cá xơ vỡ và thiếu đi vị ngọt dai đặc trưng.

Cá chỉ vàng được phơi theo kiểu xếp lớp vừa đẹp mắt, vừa đảm bảo tất cả các con cá đều nhận đủ ánh nắng mặt trời. Cá được phơi khô khoảng 2 – 3 buổi nắng sao cho màu thịt cá tươi ngả dần sang màu vàng đỏ đượm.

Sau khi kiểm tra cá đã được phơi khô và nhận đủ ánh nắng, thì bạn có thể cất cá đi và dùng dần được rồi đó. Cá chỉ vàng phơi khô chắc chắn sẽ làm đa dạng các món ăn trong bữa cơm gia đình bạn.

Tham khảo mua cá chỉ vàng ngon ở Hà Nội . Hoặc bạn có thể gọi tới 01635 087 568 để được tư vấn cũng như hỗ trợ mua hàng.

Ăn Quýt Xin Đừng Vứt Vỏ Đi, Hãy Phơi Khô Để Làm ‘Trần Bì’

Trần bì là vỏ quýt khô (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền đồng thời cũng là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Trung Hoa. Tập tục sử dụng vỏ cam quýt trong y học cổ truyền Trung Quốc có nguồn gốc từ thời nhà Tống và đã tồn tại bảy trăm năm, nổi tiếng nhất ở thời đại nhà Minh và nhà Thanh.

Theo Đông y, vỏ quýt vị cay đắng, tính ôn, vào tỳ, phế, có tác dụng làm ấm dạ dày, kiện tỳ, lý khí, hoá đờm, tiêu tích, chỉ khái, có mùi thơm độc đáo nhờ chứa nhiều tinh dầu, có vị ngọt nhưng dư vị là cay nồng và đắng. Trần bì giòn, dễ bẻ gãy và để càng lâu thì càng tốt.

Trần bì giòn, dễ bẻ gãy và để càng lâu thì càng tốt (Nguồn: Internet)

Cách làm trần bì rất đơn giản, chỉ cần cắt nhỏ vỏ quýt, vỏ cam sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô rồi lưu trữ lại để dành trị bệnh hay làm gia vị.

Thành phần hóa học của trần bì

Tinh dầu chiếm 2% và là thành phần chính của trần bì.

Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C.

Tác dụng của vỏ quýt khô (trần bì) qua các bài thuốc đông y

Vỏ quýt phơi khô (trần bì) là một vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền (Nguồn: Internet)

Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 – 20 phút là có thể dùng được.

Chỉ uống khi nước còn nóng và bỏ xác.

Nguyên liệu: 10g trần bì, 10g thương truật, 10g hậu phác, 10g sinh khương, 6g thảo quả (nướng), 4g cam thảo, đại táo 3 quả.

Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang, dùng khoảng 5 ngày.

Thang quất bì: Quất bì 12g, gừng tươi 8g. Sắc uống.

Nguyên liệu: Vỏ quýt sao thơm 12g, vỏ bưởi sao thơm 12g, gừng 3 lát.

Cách làm: Nấu vỏ quýt, vỏ bưởi, gừng với 200ml, sắc lấy 100ml chia 2 lần uống trong ngày và uống lúc nóng.

Trần bì 6g, cát cánh 6g, tô diệp 6g, cam thảo 4g, sắc uống trong ngày.

Trần bì 6g, bạch linh 12g, khương bán hạ 6g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang.

Trần bì 8g, bán hạ 12g, phục linh 12g, cam thảo 4g. Sắc uống.

Trần bì 12g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 12g, xa tiền 12g, mía chẻ nhỏ 100g nấu với 300ml nước, sắc còn 100ml nước thuốc, chia nhiều lần uống trong ngày.

Trần bì 12g sắc với 200ml nước còn 100ml thêm đường đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày.

Trần bì 500g, cát cánh 125g, tô diệp 125g, cam thảo 1000g. Nghiền bột mịn, làm hoàn. Uống lúc sáng sớm và tối, mỗi lần 8g.

Tác dụng của vỏ quýt khô (trần bì) qua các món ăn

Các món ăn mang vị trần bì chẳng những lạ miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

Chữa đầy bụng đau quặn, buồn nôn, nôn, ho có nhiều đờm.

Nguyên liệu: Trần bì 15 – 20g, gạo tẻ 150g

Cách làm:

Sắc hoặc hãm trần bì lấy nước.

Đem nước sắc được nấu với gạo thành cháo.

Khi ăn thêm chút đường, muối gia vị, tùy theo khẩu vị.

Điều trị suy nhược cơ thể, kém ăn

Nguyên liệu: Trần bì 3g, hồ tiêu 3g, riềng 6g, gà trống 1 con khoảng 1kg.

Cách làm:

Gà làm sạch, chặt miếng nhỏ, các vị thuốc cho vào túi vải xô.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước, gia vị, đun nhỏ lửa, hầm nhừ.

Chữa tinh thần phân liệt, trầm uất, kích động trong bệnh tâm thần

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả, trần bì 10g, phục linh 15g.

Cách làm: Trần bì, phục linh gói trong vải xô, đem nấu cháo cùng gạo tẻ và đại táo.

Khi cháo chín nhừ, lấy bỏ gói dược liệu, chia 2 lần ăn trong ngày.

Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng đau loét dạ dày, tá tràng, trướng bụng đầy hơi, đau vùng thượng vị, đau thần kinh liên sườn, đau tức vùng ngực.

Nguyên liệu: Thịt gà 800g, trần bì 20g, hương phụ (sao dấm) 15g

Cách làm:

Trần bì, hương phụ nấu lấy nước, bỏ bã.

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng.

Đem nước sắc kho với thịt gà đến khi cạn nước, cho thêm ít gừng tươi (đập vụn), hành, gia vị, đảo đều là được.

Dùng cho bệnh chứng lưu đàm (tương đương các chứng bệnh lao xương, lao khớp).

Nguyên liệu: Gà 1 con, trần bì 10g, nhục quế 6g

Cách làm:

Gà làm sạch, chặt miếng.

Trần bì rửa sạch thái mỏng.

Quế tán bột hoặc đập vụn.

Cho tất cả vào nồi, thêm nước, hầm chín, cho muối gia vị.

Ăn trong ngày, liên tục đợt 5 ngày.

Dùng cho các trường hợp viêm thần kinh hậu nhãn cầu, viêm võng mạc trung tâm có các biểu hiện thị lực giảm, có cảm giác ruồi bay và ám điểm trước mắt, đau đầu đau nhức mắt, buồn nôn nôn.

Nguyên liệu: Cá diếc (hoặc cá chép) 1 con (khoảng 500g), trần bì 12g, quyết minh tử 10g.

Cách làm:

Cá đánh vảy bỏ ruột.

Trần bì, quyết minh tử gói trong vải xô cùng nấu với cá.

Khi cá chín nhừ lấy bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị phù hợp.

Mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục một đợt 5 – 10 ngày.

Những lưu ý khi sử dụng vỏ quýt (trần bì)

Vỏ quýt phơi khô nhìn chung không có nhiều tác dụng phụ, nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng (Nguồn: Internet)

Người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không dùng trần bì.

Chỉ nên sử dụng trần bì đúng liều lượng vì việc dùng thuốc nhiều hơn sẽ không làm cải thiện tình trạng của bạn mà thậm chí còn có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Nếu quên sử dụng 1 liều thuốc thì hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu khi nhớ ra quá gần thời điểm uống liều tiếp theo thì dùng liều tiếp theo và bỏ qua liều thuốc đã quên và không dùng thêm thuốc để bù vào liều đã quên. Sau đó tiếp tục dùng thuốc đúng lịch trình.

Theo Đông y, trong một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng bất thường.

Cách Phơi Cá Khô Không Cần Dùng Máy Sấy An Toàn, Bảo Quản Được Lâu

Các nội dung chính trong bài viết

Một vài chú ý trước khi làm cá khô bằng phương pháp truyền thống

Có thể dùng cá nước ngọt hoặc cá biển để làm cá khô tuy nhiên nên sử dụng cá biển phơi sẽ tốt hơn cá nước ngọt. Cá biển có sẵn một lượng muối nhất định trong thịt cá khiến cho cá có vị mặn tự nhiên, khi phơi khô cá biển cũng sẽ bảo quản được lâu hơn so với cá nước ngọt.

Phơi cá nên chọn thời thiết vào mùa thu là tốt nhất, nếu không phơi được vào mùa thu thì nên chọn mùa hè. Mùa thu tuy nắng không nhiều như mùa hè nhưng lại có gió khô sẽ làm cá khô dẻo mà vẫn giữ được vị tươi trong thịt cá, mùa hè tuy rằng cá sẽ khô nhanh hơn nhưng thịt cá sẽ bị cứng chứ không dẻo như phơi vào mùa thu. Chính vì vậy nếu các bạn dùng máy sấy thực phẩm để sấy cá thì nên cho nhiệt độ thấp và sấy lâu thì cá sẽ ngon hơn là để nhiệt độ cao sấy nhanh.

Cách phơi cá khô không cần dùng máy sấy hay lò nướng

Như chú ý bên trên nên mình không nói thêm nhiều nữa. Đa số các loại cá đều có thể làm cá khô nhưng các bạn nên chọn cá biển và là loại cá còn tươi.

Cá sau khi mổ bụng bỏ hết ruột cùng nội tạng, các bạn cắt bỏ hết phần mang cá và đánh sạch vẩy nếu có. Vây cá các bạn có thể chặt đi hoặc giữ lại cũng không sao. Theo như cách làm cá khô của người dân vùng biển thì thường họ sẽ không cắt vây mà để nguyên. Người dân biển quan niệm cá mà không có vây là cá thối nên thông thường sẽ để nguyên con và còn nguyên vây.

Cá sau khi rửa sạch để ráo nước các bạn sẽ đem cá đi ướp muối (muối đá, muối trắng). Công đoạn này giúp cá sau khi phơi giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn và thịt cá cũng bảo quản được lâu hơn. Để ướp cá, các bạn nên cho nhiều muối bao quanh miếng cá cần ướp và để ướp muối trong 2 – 3 giờ.

Sau thời gian trên nếu cá không bị chảy nước các bạn giũ hết muối trên miếng cá rồi đem phơi, nếu miếng cá bị chảy nước, các bạn bỏ cá ra và ướp bằng muối khô để cá không bị chảy nước nữa là được. Sau khi ướp cá chúng ta sang bước tiếp theo là phơi cá.

Các bạn nên phơi cá trên giàn phơi bằng lưới nhựa hoặc dụng cụ tương tự. Nên chọn những ngày nắng nhiều và có gió để phơi là tốt nhất (nên chọn phơi vào mùa thu là đẹp nhất). Phơi cá các bạn chỉ cần đảo mặt cá khoảng 2 lần 1 ngày là được. Sau khoảng 3 – 4 ngày nắng chúng ta sẽ được món cá khô ngon đúng điệu. Cá khô thành phẩm có màu vàng nhạt tự nhiên, có mùi tanh đặc trưng của cá và sờ bề mặt cá khô không bị dính tay.

Phơi cá nên chọn nơi phơi khô ráo, sạch sẽ thoáng gió.

Giàn phơi các bạn nên tránh dùng các loại giàn phơi bằng sắt hay kim loại dễ bị gỉ sét. Có thể dùng các phên bằng tre, gỗ hoặc rổ giá bằng nhựa đều được.

Sau mỗi lần phơi các bạn nên vệ sinh sạch sẽ nơi phơi cá để tránh mùi và ruồi muỗi tụ tập.

Giá phơi nên để cách mặt đất ít nhất 0,5m.

【4/2023】Khô Cá Xương Xanh Phơi 2 Nắng Giòn

Khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng có nguồn gốc nguyên liệu được làm từ loài cá Xương Xanh vừa được đánh bắt lên từ biển và sơ chế ngay rồi đem phơi đúng 2 lần nắng giòn. Cái nắng đẹp vàng hoe giúp thịt cá vừa đủ độ khô mà vẫn giữ được vị ngọt ngon vốn có.

Cá Xương Xanh là một trong những đặc sản nổi tiếng của quần đảo Nam Du – Kiên Giang. Tại đây, trong rất nhiều hải sản quý lạ được thiên nhiên ban tặng, cá Xương Xanh trở nên nổi bật bởi điểm đặc biệt từ chất thịt cho đến màu sắc.

Gọi là cá Xương Xanh bởi bên trong xương của con cá có màu xanh như ngọc bích lạ mắt. Việc đánh bắt loại cá này khá dễ dàng và chế chúng thường được chế biến thành khô cá đễ dàng dàng làm quà tặng cũng như dễ bảo quản hơn mà vị ngon vẫn đảm bảo.

Giá khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng

Có thể tùy vào sở thích mỗi người mà lựa chọn cho mình loại khô cá Xương Xanh ưng ý. Tuy nhiên, với cá phơi 2 nắng giòn có vị ngon đặc biệt thơm mùi nắng hấp dẫn hơn hẳn ra.

Để chế biến khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng, ngư dân sau khi đánh bắt cá tươi về sơ chế loại bỏ đầu, ruột và xương cá, sau đó xẻ mỏng cá rồi đêm phơi trên lưới sau 2 cái nắng giòn.

Giá bán khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng: 270k/kg

Quy cách: Khô cá đóng gói hút chân không

Khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng làm gì ngon

Bạn có thể chế biến khô cá Xương Xanh phơi nắng giòn với 3 cách đơn giản sau:

Khô cá Xương Xanh nướng

Khô cá Xương Xanh chiên

Khô cá Xương Xanh nấu canh chua (siêm lo – món canh của người Khơ Me nổi tiếng)

Ngon nhất trong số kể trên phải kể đến món chiên mắm nhĩ giòn vàng ăn với cơm nóng. Chế biến cực đơn giản mà hiệu quả vị giác cực cao. Tiếp đó là món nướng trên bếp than lửa hồng làm mồi nhậu.

Mua khô cá Xương Xanh phơi 2 nắng giòn tan với vị cá ngọt dai mặn mà có tẩm ướp chút ớt tiêu gia vị vừa vặn chẳng cần nêm nếm gì thêm ngay tại Ông Giàu. Đặt hàng Online gọi Hotline để được giao hàng nhanh chóng nhất.