Cách Lai Tạo Giống Cá Bảy Màu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Lai Tạo Cá Bảy Màu Golden Spear Tail

Get real time updates directly on you device, subscribe now.

► Copyright “© Bản quyền” thuộc về Lãng Tử & ĐIỀN QUÂN NETWORK

CÁCH LAI TẠO CÁ 7 MÀU SPEAR TAIL TỪ MÀU DỎ RA MÀU XANH – MADE RED LACE SPEAR OUTPUT BLUE LACE SPEAR

CÁCH LAI TẠO DÒNG CÁ 7 MÀU KHÔNG RIBBON RA CÓ RIBBON – TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO CŨA Lãng Tữ 02

CÁCH LAI TẠO VÂY LƯNG KHỦNG CHO CÁ 7 MÀU RED LACE ; TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO CŨA Lãng Tữ 02

TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO by Langtu02: 01- PURPULE SS

TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO BY Langtu02 : 02 – BLACK LACE

TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO by Langtu02J: 03- WILD RED SPEAR TAIL

TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO by Langtu02; 04- BLUE LACE ROUND TAIL

CÁ 7 MÀU ĐẸP ( NICE GUPPY) 01: MEDUSA SPEAR TAIL ( lai taọ Langtu02)

NICE GUPPY 05: GOLDEN SPEAR TAIL – TOP 10 CÁ 7 MÀU LAI TẠO By Langtu02

CÁCH LAI TẠO CÁ 7 MÀU: PIN TAIL ( lai tạo bởi Lãng Tử 02)

24 – Cách chọn LỌC VI SINH phù hợp cho hồ cá 7 màu

23 – Trị NẤM cho cá 7 màu , Cá Cảnh chỉ tốn 1K tiền thuốc

22- CÁCH DƯỠNG VÀ NUÔI CÁ 7 MÀU MỚI MUA VỀ ; KHÔNG BỊ SỐC, KHÔNG BỊ LẮC, BỊ TÚM – KHÔNG BỊ BỆNH

21 – MÔ HÌNH TRANG TRẠI NUÔI CÁ 7 MÀU – NUÔI ẾCH VÀ BO BO

20 – CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TOP BỤNG, BỆNH NỘI KÝ SINH CHO CÁ 7 MÀU VÀ CÁ CẢNH

19 – CÁCH ĐIÊU TRỊ NẤM TRONG HỒ THỦY SINH

18 – CÁCH TRẠI CÁ LỚN XÂY HỒ TRÒN 2M ĐƠN GIẢN – CHI PHÍ THẤP

17- CÁ 7 MÀU BÊ ĐÊ LÀ GÌ – LỢI HAY HẠI KHI TÁCH TRỐNG MÁI RIÊNG RA

16 – CÁC KIỂU VÂY LƯNG CÁ 7 MÀU: HD, HTD , BD, ODS LÀ GÌ ?

15 – CÁ 7 MÀU BỆNH XÙ VẢY – SÌNH BỤNG – ĐI PHÂN TRẮNG : NGUYÊN NHÂN – PHÒNG BÊNH – CÁCH CHỮA TRỊ

14 – 2 CÁCH CHO CÁ 7 MÀU ĐẺ CỰC KÌ ĐƠN GIẢN

13 – 4 YẾU TÓ QUAN TRỌNG ĐỂ NUÔI CÁ 7 MÀU. CÁ CẢNH THÀNH CÔNG – PHẦN 4

12 – 4 YẾU TÓ QUAN TRỌNG ĐỂ NUÔI CÁ 7 MÀU. CÁ CẢNH THÀNH CÔNG – PHẦN 3

11 – 4 YẾU TÓ QUAN TRỌNG ĐỂ NUÔI CÁ 7 MÀU. CÁ CẢNH THÀNH CÔNG – PHẦN 2

10 – 4 YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ NUÔI CÁ 7 MÀU – CÁ CẢNH THÀNH CÔNG – PHẦN 1

#1+4=5 #langtu02 #guppy #cabaymau #Nguyễn_Phát #aquarium #make aquarium #Make fish tank #make_an_waterfall #DIY #fountain #ideas #make a submerged filter #Submerged filter #Điền Quân #Lãng tử 02 #langtu02

9 – CÁ 7 MÀU SIAM BLACK BLUE KHÁC BIỆT GÌ VỚI GALAXY BLUE TAIL

8 – QUY TẮC LAI TẠO CÁ 7 MÀU THÀNH CÔNG

7 – CÁCH LAI TẠO CÁ 7 MÀU: PIN TAIL

6 – CÁCH LAI TẠO CÁ 7 MÀU: GALAXY MIDNIGHT BLUE TAIL

5-Trị NẤM – TÚM – LẮC Cho cá 7 màu hiệu quả bằng cộng thức : 1 + 4 = 5

4 – CACH PHÒNG NGỪA TÚM – LẮC – NẤM Cho cá 7 MÀU

3- CÁCH CHO CÁ 7 MÀU ĐẺ KHÔNG ĂN CÁ CON

2 – CÁCH NUÔI VÀ DƯỠNG CÁ 7 MÀU CON – ĐƠN GIẢN – HIỆU QUẢ

1 – CÁCH XEM GIÁ CÁ 7 MÀU – GIÁ CÁ CẢNH TRÊN THẾ GIỚI

Làm Thế Nào Để Lai Tạo Những Con Cá Bảy Màu Hoàn Hảo

Tác giả Derek Jordan :nguồn www.PracticalFishKeeping.com

Bậc thầy về cá bảy màu Derek Jordan hướng dẫn cách nuôi dưỡng và lai tạo những con cá bảy màu chất lượng hàng đầu.

Có một suy nghĩ phổ biến rằng cá bảy rất giỏi chịu đựng nên không cần chăm sóc gì mà vẫn đẹp rực rỡ và là loại cá dành cho người mới bắt đầu nuôi cá.

Hiện tại, mặc dù nhiều người bắt đầu chuyển sang chơi cá bảy màu nhưng trong nhiều năm trời chúng bị mang tiếng xấu, chủ yếu là vì việc lai cận huyết và lai tạp quá nhiều.

Tuy nhiên, hoàn toàn không có lý do gì để bạn không thể sở hữu một hồ cá hoàn hảo đầy ắp những con bảy màu rực rỡ. Bởi vì bảy màu rất dễ sinh sản nên chỉ cần bỏ công chăm sóc tối thiểu là bạn có thể thu được những cá thể khỏe mạnh và linh động.

Những kiến thức cơ bản Hồ lai tạo phải thiết kế để thuận lợi cho việc bảo dưỡng, đặc biệt là khi bạn có rất nhiều hồ! Tôi để hồ trống, không hề có cây thủy sinh hay sỏi.

Hồ lai tạo chỉ cần có dung tích 25 lít và hồ ươm dung tích 36-45 lít là đủ. Nguyên tắc số một đó là mỗi con cá dài 2.5 cm cần dung tích khoảng 4 lít để phát triển hết khả năng vốn có của chúng.

Vài nhà lai tạo nuôi cá với mật độ cao hơn, điều đó cũng tốt nhưng cần phải thay nước thường xuyên hơn. Đừng mạo hiểm vì bạn có thể thu hoạch toàn những con cá dị tật và kém chất lượng.

Để lọc nước, tôi chọn bộ lọc khí hay bọt biển với dòng khí thật mạnh. Dòng khí thật mạnh có nghĩa là nước ở phía trên bộ lọc sẽ sủi lên như nước sôi.

Việc bố trí dòng nước mạnh như vậy là có chủ đích, nó thúc đẩy cá phát triển cơ bắp nhất là phần gốc đuôi. Nó giúp cho những con delta có thể giương vây một cách tự nhiên và đuôi không không có vẻ quá nặng nề, làm cho thân hình chúng trông có vẻ oằn xuống vì nặng.

Thông số nước lý tưởng là pH 7.2 (tầm bình thường 6.8-7.8); 8-12 độ gH (tầm bình thường 4-20) và nhiệt độ cho cá bột là 25.5 độ C; cá non (4-8 tháng tuổi) là 24.5 độ C và cá trưởng thành có thể chịu lạnh tốt hơn là 23 độ C (tầm bình thường 10-29 độ C).

Cá bảy màu cần 12 tiếng chiếu sáng mỗi ngày, tốt nhất nên dùng đèn huỳnh quang 30-40W lắp ngay phía trên hồ. Cường độ chiếu sáng không quan trọng.

Thời lượng chiếu sáng mới là điều quan trọng và một bộ định thời đơn giản có thể đảm bảo việc bật và tắt đèn đúng giờ.

Chăm sóc và nuôi dưỡng Cá bảy màu là loài ăn tạp nên cần cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như thức ăn tổng hợp, thức ăn tươi và thức ăn đông lạnh. Tổt nhất là cho chúng ăn ít một sau mỗi vài giờ hơn là cho ăn thật nhiều một lần.

Thức ăn đông lạnh và thức ăn tươi dễ tiêu hóa hơn thức ăn tổng hợp vì vậy có thể cho cá ăn nhiều. Nếu cá của bạn không ăn hết thức ăn bỏ vào hồ trong vòng hai phút thì điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ quá nhiều thức ăn hay cá có thể bị bệnh.

Nếu bạn cho cá bảy màu ăn quá nhiều, thức ăn tiêu hóa không hết sẽ được thải ra ngoài và làm dơ hồ. Tránh cho cá ăn loại thức ăn viên giàu protein vì nó có thể gây ra chứng táo bón khiến tích tụ chất độc trong ruột cá.

Cá tạo ra chất thải và chất thải nuôi dưỡng cả vi khuẩn có ích lẫn vi khuẩn gây bệnh. Nếu chất thải trong hồ tăng lên, ngay lập tức vi khuẩn gây bệnh sẽ bùng phát làm nước bị nhiễm khuẩn. Kế đó, vây và sức khỏe của cá bảy màu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải thay nước thường xuyên, tôi thay 25% nước mỗi tuần.

Hiểu biết về dòng cá của mình Trước khi lai tạo cá bảy màu, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm của dòng cá mà mình chọn nuôi – mỗi dòng đều có đặc điểm riêng.

Sẽ rất khó khăn nếu bạn mua cá từ một nơi không thể truy vấn nguồn gốc. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải quan sát kỹ lưỡng và ghi nhật ký lai tạo.

Bước đầu tiên bạn cần ghi chú tất cả các đặc điểm ở cá của bạn. Ví dụ, màu sắc có đồng nhất hay hơi đậm hơn ở một số vùng nào đó? Dạng vây như thế nào? Xác định dạng vây lý tưởng là gì?

Chiến hữu cùng nuôi cá là nguồn thông tin tham khảo rất tốt. Tìm hiểu xem nếu dòng cá của bạn mang những đặc điểm mong muốn ở nhiễm sắc thể X hay Y. Công cụ Internet rất hữu ích để bạn tìm hiểu về gen di truyền của dòng cá của mình.

Dĩ nhiên, nếu bạn chỉ chú trọng vào một mục đích đặc biệt, chẳng hạn lai tạo cá màu đen tức càng đen càng tốt hay chú trọng vào hình dạng của đuôi, hay thậm chí chỉ chú trọng đến một phần trên vây lưng, thì việc thiết lập hồ cá và lựa chọn tỷ lệ nuôi rất dễ.

Đừng bao giờ chỉ lai tạo trên một cặp cá: sớm muộn gì cá cũng bị bệnh cho dù bạn có kỹ lưỡng đến đâu chăng nữa, bạn không thể bỏ phí nhiều năm lao động cật lực chỉ vì một cặp cá bị chết. Vì vậy tốt nhất bạn nên nuôi từ hai đến ba cặp trong những hồ khác nhau.

Ghi chép Nhật ký lai tạo của bạn nên có những thông tin sau đây:

Mã số: gán cho mỗi cặp cá hay nhóm cá một mã số, chẳng hạn cặp cá đầu mã số 1, cặp cá thứ hai mã số 2… Giới tính: M (male) và F (female) cho cá đực và cá cái. Màu sắc/dòng cá: chẳng hạn dòng delta nửa đen, nửa đỏ hay dòng vàng da rắn. Lứa: bắt đầu bằng P (parents) cho cá bố mẹ, các lứa tiếp theo là F1, F2… Kiểu lai: lứa cá được lai giữa anh chị em (lai cùng bầy), giữa cha mẹ với con cái (lai ngược) hay lai giữa các dòng (lai xa)? Cá cha mẹ: mã số của cá cha mẹ? Ngày sinh: ghi chú ngày sinh. Thông tin này cần thiết để xác định tuổi của cá để lai tạo và theo dõi sự phát triển của vây và màu sắc, mà chúng khác nhau tùy mỗi dòng. Sinh sản: cặp cá có tạo ra những con cá giống tiềm năng? Ghi chú: ghi nhận những quan sát khi nào cá trưởng thành, tỷ lệ đực cái, tốc độ tăng trưởng…

Luôn ghi mã số cá và ngày sinh lên thành hồ. Nên dùng băng keo giấy để dễ gỡ ra và dán vào hồ mới nếu phải chuyển hồ.

Lai tuyển chọn Vấn đề khi lai cận huyết quá sâu đó là mỗi thế hệ đều mất đi một ít đa dạng gen. Lai tuyển chọn sẽ giúp hạn chế nhược điểm này và duy trì dòng cá.

Nguyên tắc cơ bản là kết hợp giữa lai cận huyết với lai chéo từ một dòng cận huyết khác sau một vài thế hệ để giữ cho bầy cá bảy màu của bạn mạnh khỏe trong nhiều năm trời.

Cách hay được sử dụng đó là phân dòng cá thành hai dòng cận huyết. Rồi sau mỗi 3 thế hệ lại lai chéo các dòng cận huyết với nhau. Một ví dụ về việc lai xa như sau:

Dòng 1 Dòng 2 P1 M F P1 M F F1 M F F1 M F F2 M F F2 M F

Lai chéo: cá cái (dòng 1, F2) với cá đực (dòng 2, F2), và cá đực (dòng 1, F2) với cá cái (dòng 2, F2).

Cá bảy màu thường đạt thành thục sinh dục ở bốn tháng tuổi, vì vậy việc lập lại các bước kể trên sau mỗi 3 thế hệ sẽ mất khoảng 1 năm. Tất nhiên, nếu bạn duy trì nhiều dòng cá thì sự đa dạng gen mà bạn có càng cao.

Lai xa Tức lai giữa hai dòng cá bảy màu không có quan hệ gần. Trong khi lai cận huyết làm giảm sự đa dạng gen ở bầy cá con và lai tuyển chọn giúp duy trì bộ gen thì lai xa sẽ điều chỉnh và bổ sung gen vào dòng cá của bạn.

Ví dụ, bạn muốn cá của mình có vây lưng lớn hơn, cải thiện màu sắc hay làm thẳng vây đuôi. Hay thậm chí khi bạn muốn tạo ra một dòng hoàn toàn mới.

Lưu ý rằng, người mới nuôi cá tốt nhất không nên lai xa vì nếu bạn thất bại, bạn có thể làm mất hết những đặc điểm của dòng cá.

Khi lai xa, nên đảm bảo rằng những dòng cá phải tương thích với nhau – một số màu có thể trộn lẫn nhưng một số khác thì không. Ví dụ, lai cá da rắn vây loang lổ với cá nửa đen nửa đỏ sẽ tạo ra cá có đặc điểm kết hợp. Bạn thực sự cần giữ cho những dòng cá gốc được thuần.

Lai xa đòi hỏi phải duy trì nhiều hồ nuôi, sự kiên nhẫn khi lai ngược để đạt được kết quả mong muốn. Bạn cần sử dụng những dòng cá thực sự thuần với bộ gen ổn định, nghĩa là tất cả cá con đều giống nhau.

Cuối cùng, hãy cố gắng lai xa theo cả hai cách – tức cá mái lai với dòng xa và cá đực lai với dòng xa vì bạn có thể không biết được đặc điểm mà mình mong muốn nằm ở nhiễm sắc thể X hay Y.

Lai ngược Đó là khi bạn lai chẳng hạn cá đực của một dòng mà bạn đang củng cố với con gái của nó (với dòng lai xa) hay cá đực của một dòng với con trai của nó (với dòng lai xa).

Mục đích là để phục hồi dòng cá gốc nhưng với những đặc điểm cải thiện.

Rồi có lúc bạn sẽ phải làm điều này vài lần. Cách kiểm tra là lai bầy con với nhau xem chúng có là bản sao của cá bố mẹ với đặc điểm cải thiện hay không.

Ai là người đầu tiên Cá bảy màu (guppy) được đặt theo tên của đức cha Robert John Lechmere Guppy, nhà nghiên cứu về nhuyễn thể, nhà địa lý và mục sư ở Trinidad.

Mặc dù ông được ghi công phát hiện ra cá bảy màu vào năm 1866, nhưng trước đó người Tây Ban Nha De Filippi đã phát hiện ra loài cá này vào năm 1862 ở đảo Barbados và đặt tên là Lebistes poeciliodes.

Tuy nhiên, từ sớm hơn vào các năm 1857 và 1858, nhà sinh vật học nghiệp dư người Đức Julius Gollmer đã phát hiện ra cá bảy màu ở Caracas, Venezuela. Ông gửi những con cá này về Viện Hàn lâm Khoa học Đế chế Phổ ở Berlin.

Chúng đã không ấn tượng lắm đối với những nhà ngư loại học, Gollmer chỉ được trao một giải thưởng nhỏ và những mẫu vật được đem cất vào bộ lưu trữ. Chúng nằm ở đó cho đến năm 1859, khi Wilhelm Karl Hartwig Peters, người đứng đầu ngành ngư loại học viết một báo cáo khoa học về chúng.

Không may, lọ đựng cá không được dán nhãn thích hợp nên ông đã mô tả cá thể cái như là một loài mới Poecilia reticulata. Sau năm 1866, cá đực được phát hiện và đặt tên là Giradinus guppyi. Cá cái sau đó được đổi theo tên của cá đực.

Tên khoa học đã trải qua một số thay đổi trong hơn 100 năm qua và sau cùng cá bảy màu được đặt tên khoa học là Poecilia reticulata (Rosen và Bailey, 1963). Rosen và Bailey cũng bổ sung thêm cá molly vào chi cá bảy màu.

Người tiên phong Nhà tiên phong người Anh trong lãnh vực cá bảy màu là W. G. Phillips sinh năm 1883. Trong giai đoạn Thế chiến thứ 2, ông bán những con cá bảy màu dôi ra ở một tiệm cá tại London.

Vài tháng sau, ông phát hiện thấy những con cá còn thừa đã sinh sản, và một số cá con có dạng đuôi bất thường. Ông đem chúng về nhà và những năm sau đó hoàn thiện thành một dòng cá mà ngày nay trở nên rất quen thuộc, cá đuôi thuổng (coffer tail).

Phillips xây dựng tiêu chuẩn cá bảy màu Anh quốc mà đó là nền tảng cho nhiều tiêu chuẩn sau này. Ông cũng phát triển và bán ra nước ngoài giống cá bảy màu báo Anh (English leopard) hay cá bảy màu viền Anh (English lace) mà chúng có lẽ là tổ tiên của tất cả cá loại bảy màu da rắn (snakeskin).

Phillips đoạt hơn 500 giải thưởng về cá bảy màu, và ngôi nhà của ông ở Kenton là thánh đường của những người hâm mộ. Ông không giữ bí mật điều gì mà chia xẻ cá và ý tưởng cho tất cả mọi người, ông đóng góp công lao to lớn vào lãnh vực nuôi và lai tạo cá bảy màu đến tận ngày nay.

Bạn có biết? Từ “Poecilia” nghĩa là loang lổ và “reticulata” ám chỉ các viền hoa văn tạo ra bởi các vảy xếp chồng lên nhau trên thân cá bảy màu.

Cá bảy màu (guppy) từng được gọi là cá truyền giáo (missionary fish).

Cá bảy màu đuôi vuông được đặt tên dựa theo hình dáng giống như cái thuổng của thợ mỏ ở miền nam xứ Wales.

Nuôi Và Lai Giống Cá 7 Màu

Bể chứa

Những người mới bắt đầu thường cảm thấy chán chường khi nghe nói những người nhân giống cá dùng đến những hệ thống bể phức tạp với hơn 200 bể. Nhưng bạn không cần nhiều bể như vậy mới có thể nuôi được những chú guppy xinh đẹp. Bể có dung tích 10 gallon là thông dụng nhất, nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào chỗ trống bạn còn. Thực tế, nếu bạn muốn trở thành 1 người nuôi guppy chuyên nghiệp, có thể cho ra những chú guppy “thiện chiến” thì bạn cần ít nhất 8 – 10 bể. Và để làm được như vậy thì bạn cũng đã phải trải qua 1 sự chọn lọc – loại bỏ rồi. Cứ tưởng tượng rằng 1 con guppy mái đẻ khoảng 30 – 50 cá con trong vòng 1 tháng, thì 200 bể cũng không phải là nhiều nếu như bạn giữ lại tất cả con cháu của chúng!

Lọc nước

Thông dụng nhất có lẽ là hệ thống lọc sử dụng bọt biển. Nó gồm 1 máy hút và 1 miếng bông lọc được đặt trong hộp để lọc các chất bẩn. Và bạn chỉ cần giặt nó trong nước ấm mỗi tuần 1 lần là đủ. Miếng bông lọc sẽ giữ tất cả rác thải ra trong hồ cá! Máy bơm không khí

Bạn cũng nên có 1 máy bơm khí cho những hồ cá của mình. Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, cá sẽ mau lớn hơn

Ánh sáng

Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng nên được giữ 10 – 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng. Nước

Nước là yếu tố quan trọng nhất để nuôi guppy với số lượng lớn. Nếu bạn dùng nước máy, nên phơi ngoài nắng 1 ngày trước khi dùng để khí clo trong nước thoát ra hết. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể thay nước cho hồ cá bằng nước máy chưa “phơi” nhưng phải cho sủi bọt trong hồ để khí clo thoát lên nhanh hơn

Amoniac, nguyên nhân số 1 dẫn đến cái chết cho lũ cá, gây ra bởi tình trạng nuôi cá quá đông trong 1 hồ, cho ăn quá nhiều dẫn đến thừa thức ăn, do nước xấu hay thiếu oxy. Nếu nghi ngờ có sự hiện diện của amoniac, bạn nên thay khoảng 1/3 nước hồ và cho sủi bọt thật nhiều

Thay nước Nhiệt độ

Guppy sống trong nhiệt độ từ 75 đến 82 độ F (tốt nhất là 78). Nếu trời lạnh, bạn có thể dùng cây sưởi để giữ nhiệt độ trong hồ được ổn định. Nếu có nhiều hồ, bạn có thể dùng bếp lò để sưởi

Cho cá vào hồ sau khi mua

Việc đầu tiên cần làm sau khi mua cá là hãy thả chúng vào 1 cái hồ nhỏ và nhớ là dùng nguồn nước ở nơi mà bạn đã mua chúng (khi mua bạn nên xin thêm nhiều nước vào). Cứ 20 – 30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước lấy trong hồ nhà vào hồ nuôi tạm. Đến khi hồ tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi hồ và thay bằng nước hồ nhà. Bạn cứ làm việc này 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 giờ. Lúc này, bạn có thể thả cá vào trong hồ nhà được rồi. Đừng lo lắng nếu anh lính mới cảm thấy sợ sệt và lẩn trốn ! Nếu chúng thấy hoảng sợ, đừng cho chúng ăn trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu chúng có vẻ không ăn sau đó thì bạn cũng không nên cho thức ăn vào hồ vì việc này sẽ mau chóng làm bẩn nước hồ. Đừng lo lắng vì việc này là bình thường và có thể mất cả tuần để chú guppy mới bơi lượn và xử sự như những chú guppy bình thường khác

Mẻ cá bột đầu tiên

Sau 4 – 6 tuần thì trò vui sẽ thực sự bắt đầu. Vào thời kì này, cá mái đã sẵn sàng đẻ con. Bạn nên vớt nó sang một bể nhỏ hơn, cho vào 1 chút rong để có chỗ cho cá con lẩn trốn…mẹ chúng. Khi cho ăn, bạn nên cho hơi nhiều thức ăn. Lí thuyết nói rằng khi được cho ăn, những chú cá con nên được bao quanh bởi thức ăn thay vì phải bơi đi tìm. Và bạn cũng nên nhớ cho cá mẹ ăn đầy đủ trong thời gian này để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Sau khi cá mẹ đẻ hết, vớt nó trở về hồ cũ với… cá trống và tiếp tục nuôi lũ cá con trong bể nhỏ trong vòng 1 vài tuần

Cho cá ăn

Từ lúc mới đẻ đến 6 tuần: Cá bột nên được cho ăn tôm con mới nở. Bạn cũng nên cho vào hồ một ít muối. Việc này sẽ làm cá sống khỏe hơn và làm tôm con có thể sống lâu hơn. Sau 2 ngày, bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô, nhớ là phải tán ra thật nhuyễn và nên dùng 1 loại thức ăn cố định thôi.

Từ 6 tuần tuổi đến lúc trưởng thành: Việc cho ăn thích hợp và 1 khẩu phần cân bằng chính là chìa khóa để dẫn đến thành công, nếu bạn cho cá ăn không tốt thì sẽ chẳng có bàn thắng nào được ghi ! Một khẩu phần cân bằng phải thoả mãn mọi nhu cầu về chất dinh dưỡng của cá. Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời 1 chú guppy là 3 tháng đầu đời. Cho ăn không phù hợp trong 3 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá sau này. Bạn nên cho cá ăn đơn giản, nhưng phải thường xuyên và đều đặn, nên cho ăn từ 6 – 8 lần/ngày. Một khẩu phần có sự thay đổi đa dạng giữa thực phẩm khô và tươi là rất cần thiết cho sự phát triển của cá. Hãy chắc rằng bạn đã tìm được loại thức ăn tốt nhất và đừng nên quá mặc cả trong chuyện này. Tôm con, trùn chỉ, lăng quăng, bo bo …là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt. Tảo và salad có thể cho cá nguồn protein thực vật chúng cần. 2 loại thức ăn có zá trị nhất là trùn chỉ và tôm con. Một khẩu phần tốt nên bắt đầu bằng tôm con, sau đó cả ngày cho chúng ăn thức ăn khô, và kết thúc bằng một bữa trùn chỉ thịnh soạn trước khi đi ngủ.

Cách nở trứng tôm: Cho trứng tôm vào 1 chai nhỏ, chứa nước mặn (2 muỗng canh muối cho 1 lít nước) và cho sục khí liên tục trong vòng 18 – 20 giờ. Sau đó bạn có thể vớt tôm ra cho cá ăn. Tốt nhất là khi mua trứng tôm, nên hỏi kĩ người bán và “đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”

Gây giống cá

Khi bạn mua về 3 con cá (1 trống/2 mái), bạn có thể tạo ra 2 dòng cá song song nhau. Sau 1 vài lần nhân giống, sẽ có đủ sự khác biệt giữa các dòng và bạn có thể nhân chéo 2 dòng để giữ cho cá của bạn luôn khoẻ mạnh. Tất cả những người nuôi guppy cần phải biết cách lựa chọn cá. Nuối tất cả cá chung với nhau sẽ làm giống mau chóng bị thoái hoá.

Việc tách bầy và chọn lọc có hể thực hiện sau 6 tuần đầu. Lúc này bạn đã có thể phân biệt được đâu là cá trống, cá mái. Hãy tách những con trống và mái sang những bể riêng để tránh sự lai tạo ngoài ý muốn. Bạn cũng nên loại bỏ những con cá xấu, dị dạng hay yếu ra khỏi bầy. Và không nên để số lượng từ 10 – 20 con cá trong 1 bể nhỏ 10 gallon. Mật độ cá nên ở mức 1 con/1 gallon để đạt được sự phát triển tối đa. Thời điểm để chọn giống cá cũng còn phụ thuộc vào giống cá bạn đang nuôi. Ví dụ: cá màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời lớn nhanh và có thể được lựa chọn sau 3 tháng. Ngược lại, những con cá màu vàng hay trắng mất nhiều thời gian hơn để trưởng thành, do đó bạn phải chờ 4 – 5 tháng để có thể tiến hành việc chọn lựa

Lựa chọn cá trống

Để lựa chọn cá trống, bạn thực hiện các bước sau: Khi

Chọn ra con lớn nhất trong bầy. Hãy chọn những con có cuống đuôi to, dày, vì chúng có thể mang được những chiếc đuôi to

Chọn những con có đuôi hình tam giác. Chọn những con dài lưng (lưng có hình bình hành, tròn ở góc)

Lưng và đuôi nên trùng màu hay hoạ tiết

Loại bỏ những con cá có xương sống uốn cong, đầu phẳng hay những con có màu sắc không đẹp

thực hiện theo các bước này, bạn sẽ chọn được cho mình những con cá tốt nhất để tiếp tục phát triển, và nên nhớ rằng mật độ cá không được quá 1 gallon 1 con Lựa chọn cá mái

Những con cá mái thường được lựa chọn sau 4-5 tháng. Các bước tiến hành như sau:

Chọn những con to nhất, có cuống đuôi to và dày, những con này sẽ đẻ ra những chú cá đẹp nhất

Chọn những con có lưng to nhất và rộng nhất có thể có

Và nên chọn ra những con có màu sắc đẹp hơn

Đầu tiên, hãy chọn giống thuần chủng. Đây là lời khuyên hữu hiệu nhât cho những người muốn sớm đạt đến thành công. Bạn chỉ có thể đạt được những con cá loại này qua các mối quan hệ thân quen với mấy người bán cá. Những con cá mua ngoài tiệm thường khó đạt được những con cá đẹp hơn. Đây là một vài cách để tạo giống:

Lai gần: Cho những con trong họ hàng lai với nhau. Ví dụ: anh với em gái, mẹ với con trai, cha với con gái

Lai cùng dòng: Lai những con cá có chung họ hàng nhưng là họ hàng xa

Lai khác dòng: Lai những con cá khác dòng nhưng thích hợp với nhau. Bạn có thể mua hai con cá có màu giống nhau ở 2 tiệm cá khác nhau…

Cách Lai Tạo Cá Betta ; Cách Ép Đẻ Cá Betta ; Cách Nhân Giống Cá Betta Cơ Bản

Joep van EschTrong bài viết này, tôi sẽ gắng cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về vấn đề lai tạo cá betta. Nên nhớ là những gì mô tả ở đây là cách lai tạo của riêng tôi. Còn rất nhiều cách khác để lai tạo thành công loài cá xinh đẹp này, mỗi nhà lai tạo đều phát triển cách lai tạo riêng phù hợp với điều kiện của mình.

Trước khi bàn sâu về vấn đề lai tạo, tôi xin đưa ra một số lưu ý quan trọng để nếu bạn quyết định lai tạo cá betta, bạn có thể chăm sóc chúng theo cách tốt nhất có thể: – Mỗi lứa cá có thể lên đến 300 con! – Cá đực 2 tháng tuổi cần được tách đàn và nuôi riêng để phát triển tốt. Bạn cần chuẩn bị cho điều này! – Cá con cần được nuôi dưỡng bằng những loại thức ăn tốt nhất. – Chăm sóc và nuôi dưỡng bầy cá con cho đến khi chúng trưởng thành (cho ăn, thay nước…) cần rất nhiều sự kiên nhẫn và thời gian. – Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đeo đuổi thú chơi này.

Chuẩn bị hồ Để chuẩn bị hồ đẻ, bạn cần những thứ sau đây:

– Hồ kiếng (tối thiểu 10-12 lít) – Đầu nhiệt (25 Watt) – Lọ khử chlor (hiệu Aquasafe hay Easy Life) – Rong – Ống nhựa hay thủy tinh (để nhốt cách ly cá cái) – Miếng mút xốp/ lá bàng/ ly nhựa cắt đôi (làm giá thể để cá đực nhả bọt) – Mảnh chậu gốm trồng cây

Tôi thường lai tạo cá trong các hồ có kích thước 40 x 25 x 25 cm (25 lít) đáy để trống. Mực nước cao 10-15 cm, nhiệt độ được duy trì ở 27-30 độ C nhờ một đầu nhiệt 25 W.

Hồ được thả rong. Tôi thích sử dụng rong đuôi chồn ( Ceratophyllum demersum). Rong dùng để hỗ trợ tổ bọt, nơi trú ẩn cho cá mái, làm trùng cỏ sinh sôi (cá bột ăn trùng cỏ khi mới nở). Hơn nữa, rong còn là nơi trú ẩn cho cá bột khi chúng bắt đầu bơi được. Tôi còn sử dụng mảnh chậu trồng cây làm nơi trú ẩn cho cá cái trong quá trình sinh sản.

Đây là hồ ép cá của tôi: 1. Miếng mút xốp 2. Mảnh lá bàng khô 3. Ống nhựa 4. Mảnh chậu trồng cây 5. Rong

Để tổ bọt có chỗ bám vững chắc hơn, người ta có thể thả vào một miếng mút xốp nhỏ, một ly nhựa cắt đôi, lá bàng khô… Tôi thường cung cấp nhiều lựa chọn cho cá đực bằng cách thả một miếng mút xốp ở góc này và một mảnh lá bàng ở góc đối diện.

Lựa chọn cá bố mẹ Khi lựa chọn cặp cá bố mẹ, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau đây:

– Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai hay chỉ để cho vui mà thôi? Một khi nhà lai tạo có mục đích cụ thể, họ cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng tôi xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau.

– Tuổi của cá: có một số ghi nhận rằng cá Betta sinh sản ở 3 tháng tuổi nhưng tôi thường đợi chúng đạt tối thiểu 4 tháng tuổi mới cho sinh sản.

Trước khi cho sinh sản, bạn phải đảm bảo cá của mình ở điều kiện tốt nhất. Để chuẩn bị, cá của bạn cần được nuôi 1-2 tuần bằng thức có chất lượng cao hay thức ăn tươi sống (tốt nhất là trùng đỏ). Khi bạn cho cá kè nhau mỗi ngày thì chúng sẽ trở nên quen thuộc với nhau và điều này cũng kích thích trứng của cá cái mau chín.

Làm thế nào để phát hiện cá đã sẵn sàng để sinh sản?

Cá cái: mạnh khỏe, linh hoạt, bụng căn trứng, trên thân xuất hiện những sọc đứng. Chú ý: cá cái nền nhạt thường không có sọc đứng!

Cá đực: mạnh khỏe, linh hoạt, giương vây, màu sắc rực rỡ, nhả bọt.

Cho cá bắt cặp Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta thả cặp cá vào hồ ép đẻ.

Tôi thường thả cá cái vào hồ trước để nó quen với môi trường và khám phá những nơi trú ẩn. Hai ngày sau tôi cách ly cá cái (bằng chai nhựa cắt hai đầu) và thả cá đực vào. Cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vi lẫn nhau. Sự xuất hiện sọc dọc trên thân cá cái là dấu hiệu cho thấy nó chuẩn bị sinh sản (nên nhớ cá cái nền nhạt sẽ không có các sọc này). Duy trì hiện trạng 1-2 ngày để cá đực có thời gian xây tổ bọt. Cá cái bị kích thích tạo ra nhiều trứng.

Cặp Betta đang vờn nhau.

Tôi chỉ cho cá ăn khi cá cái vẫn còn được cách ly. Cá cái luôn ăn trong khi tôi thấy cá đực thường ngưng ăn trong quá trình nhả bọt.

Ổ bọt nhìn từ bên trên.

Ổ bọt nhìn từ bên dưới.

Tôi thường thả cá cái ra trước khi tắt đèn khoảng 5-10 phút. Tôi luôn mong mốn cặp cá của mình phối hợp với nhau ngay sau khi thả cá cái. Nếu cá cái không phản ứng và bỏ chạy thì nên vớt nó ra và chờ vài ngày trước khi thử lại.

Sau khi cá cái được thả ra, cả hai sẽ vờn nhau khắp hồ. Nếu cá cái bị cắn vài miếng thì cũng là điều rất bình thường. Sau một lúc, cá cái sẽ quan sát cá đực nhả bọt ở một khoảng cách an toàn. Khi cá đực đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá cái. Nó cố gắng dẫn dụ cá cái tiến đến ổ bọt một cách ít hung dữ hơn bằng động tác giương vây.

Khi cá cái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống. Chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá đực bắt đầu cuộn lấy cá cái. Đôi khi phải mất thời gian trước khi cá đực làm được như vậy, nhất là đối với những con thiếu kinh nghiệm.

Khi cả hai cuốn lấy nhau, trứng bị ép ra từ bụng cá cái. Ngay lập tức cá đực phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai cá đực lẫn cá cái bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Mỗi lần đẻ thường diễn ra từ 1 giờ rưỡi đến 3 giờ.

Khi cá đực cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá cái đi và cá cái sẽ trốn vào đám rong. Đây là lúc để vớt cá cái ra và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp. Cá đực chăm sóc tổ một mình. Lúc này tôi thường nhỏ vài giọt Liquifry no.1 để làm lượng trùng cỏ trong hồ sinh sôi. Từ bây giờ, cần để đèn 24/24 cho đến khi cá con có thể bơi và cá đực được bắt ra.

Khi bạn theo dõi kỹ lưỡng quá trình sinh sản, bạn hiếm khi thấy cá cái bị thương nặng. Trong hầu hết trường hợp, cá cái rời hồ đẻ ở tình trạng sức khỏe tốt. Nếu cá cái bị thương nặng, chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp nó phục hồi sau vài tuần.

Trứng nằm trên ổ bọt.

Nuôi dưỡng cá con Ở nhiệt độ từ 28-30 độ C, trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở sau từ 25-30 giờ. Sau khi nở, sự hiện diện của cá con có thể dễ dàng được nhận thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Một nhúm những cái đuôi nhỏ lòi ra từ ổ bọt bởi vì cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

Cá con một ngày tuổi treo mình trên ổ bọt.

Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá đực nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết…

Cá đực đang chăm sóc cá con.

Sau khoảng hai ngày túi noãn hoàng ở cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi trên mặt nước. Cá đực cố hết sức đem cá con trở lại tổ. Lúc này, cá đực có thể được bắt ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bầy cá con có thể tự kiếm ăn vì trong nước đã có sẵn trùng cỏ. Một ngày sau khi cá con có thể bơi lội tự do, tôi bắt đầu cho chúng ăn ấu trùng artemia 2-3 lần/ngày. Sau khoảng một tuần, tôi cẩn thận hút chất cặn trong hồ ép bằng ống hút đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con. Nước sạch châm vào hồ phải có cùng nhiệt độ.

Cá bột bắt đầu tự bơi được.

Cá 2 tuần tuổi.

Cá 2 tuần rưỡi tuổi.

Sau khoảng từ 3-4 tuần tuổi, bên cạnh artemia tôi bắt đầu cho cá ăn trùn chỉ. Thay từ 10-15% nước hồ sau mỗi hai ngày. Từ 4-6 tuần tuổi, cá bắt đầu lên màu (với những màu nhạt như màu vàng thì phải đợi lâu hơn).

Cá 3 tuần rưỡi tuổi.

Cá 5 tuần tuổi.

Ở 6-8 tuần tuổi, bên cạnh trùn chỉ, tôi bắt đầu cho cá ăn trùng đỏ tươi và đông lạnh. Lượng nước mỗi lần thay tăng lên một chút, từ 20-30% mỗi hai ngày. Ở độ tuổi này chúng ta có thể thấy những con đực đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong bầy. Chúng thường có vây lớn hơn, gây gổ với những con cá đực khác và phùng mang. Lúc này tôi thường bắt chúng ra nuôi riêng.

Cá HMPK xanh metallic 7 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh dương mask 9 tuần tuổi.

Cá HMPK xanh thép metallic 11 tuần tuổi.