Cách Dưỡng Cá Xiêm Sau Khi Đá / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nuôi Dưỡng Cá Đá, Cá Xiêm Chọi

Sau khi đã chọn được những chú cá xiêm đá tốt, bạn bước qua giai đoạn tiếp theo là nuôi dưỡng thành cá đá thiện chiến.

Bắt cá nuôi riêng

Bước đầu tiên của việc nuôi dưỡng cá đá là tách nó ra khỏi bầy và nuôi trong lọ riêng biệt. Việc làm này giúp cho cá phát huy được tính hung dữ và hiếu chiến vốn có của nó. Khi cho cá vào lọ riêng và đặt trong môi trường thích hợp thì chỉ qua một đem nó sẽ tự tạo một ổ bằng bọt khí. ổ bằng bọt khí là dấu hiệu của sự hung dữ và hiếu chiến của cá.

Có hai loại lọ thường được dùng trong việc huấn luyện cá là lọ cỡ lớn và lọ cỡ nhỏ, cả hai loại này đều có dạng hình tròn. Lọ cỡ lớn chứa từ 10 đến 15 lít nước. Lọ cỡ nhỏ chứa khoảng 2 lít nước. Đây là loại lọ thường được sử dụng cho các cuộc đấu cá.

Lọ cỡ nhỏ có tác dụng kích thích tính hung dữ của cá. Lọ cỡ lớn có tác dụng giảm bớt căng thẳng cho cá khi nhiệt độ môi trường tăng.

Tạo môi trường sống cho cá

Ngoài môi trường tự nhiên, cá đá tận dụng cây thủy sinh và vật trôi nổi để nhả bọt và ẩn núp. Khi sống trỏng lọ, cá đá cũng cần những cây thủy sinh để làm nơi nghỉ ngơi vào ban đêm.

Rong là loại thủy sinh thường được dùng trong lọ cá. Nó là nơi trú ẩn của cá, đổng thời nó còn có tác dụng giảm căng thẳng cho cá. Có hai loại rong, rong mềm và rong cứng.

Loại rong mềm: các loại rong mềm như Cabomba aquatica hay Hygrophila rất thích hợp với lọ cá cỡ lớn. Loại rong mềm thường dài, có nhiều nhánh tỏa ra nên rất thích hợp cho cá mái trú ẩn trong thời gian huấn luyện. Tuy nhiên, loại rong mềm cũng có nhược điểm là dễ bị mục và gãy cành nên chỉ sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần.

Loại rong cứng: các loại rong cứng như Dracaena sanderiana thích hợp cho cả lọ cá cỡ lớn và lọ cỡ nhỏ. Loại rong cứng sử dụng được lâu hơn nhưng lại có ít cành để cá trú ẩn.

Những điều cần lưu ý khi nuôi cá đá:

Để tránh ô nhiễm môi trường nước, nên thay rong mới khi chúng bắt đầu bị mục và gãy cành.

Không nên dùng các loại thực vật nổi trên mặt nước như bèo, vì rễ của chúng lan ra khắp lọ làm cho cá khó trao đổi không khí vối bên ngoài.

Các loại lá làm săn chắc vảy cá

Sự săn chắc của vảy cá phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và dòng cá. Vì thế mà chúng ta không có cách nào biến đổi từ cá có vảy bình thường thành cá có vảy săn chắc. Tuy nhiên, trong thòi gian nuôi riêng, có thể ngâm cá bằng một số loại lá khô làm cho nước có màu như màu nước trà, nhò đó mà da thịt và vảy cá được săn chắc. Một số loại lá cây có mùi đặc biệt có thể làm cho cá đối phương hoảng sợ. Vài loại lá khác lại có tác dụng ngăn cản sự viêm nhiễm và làm lành vết thương.

Có hai loại lá thường được sử dụng nhất là lá bàng khô và lá chuối khô.

1) Lá bàng khô: có tác dụng phòng bệnh và làm nơi trú ẩn cho cá. Có thể dùng khoảng 1/4 lá bàng khô trên 1 lít nước.

Những chất tiết ra từ lá bàng khô sẽ làm nước hơi vàng, và nước thấm vào mình cá làm cho da thịt và vảy săn chắc.

2) Lá chuối khô: lá chuối khô có tác dụng tương tự như lá bàng khô. Cách dùng là tước nhỏ lá chuối khô cho vào lọ cá.

Thay nước cho cá

Nước mới sẽ làm cá tươi tỉnh và linh động, nhưng nếu thay nước không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Thời gian và số lần thay nước tùy thuộc vào kích thước của lọ cá. Lọ cỡ nhỏ thì cần thay nước thường xuyên hơn lọ cỡ lớn. Tuy nhiên, dù là lọ cỡ nào đi nữa thì hai ngày đầu ngâm lá khô không được thay nước.

Vào ngày thứ ba nước sẽ ngả màu trà đặc. Bạn sử dụng ống nhựa hút khoảng 1/ 3 lượng nước trong lọ cùng với chất cặn bã. Sau đó châm nước mới vào cho đầy lọ như cũ. Thời điểm thay nước tốt nhất là khoảng 5 – 6 giờ chiều vì lúc này nhiệt độ nước không thay đổi nhiều.

Vào ngày thứ tư, nên thay khoảng 10% nước đối với lọ nhỏ. Đối với lọ cỡ lớn thì lúc này chưa cần thay nước, nhưng vào ngày thứ 6 cần thay khoảng 30% lượng nước.

Vào ngày thứ tám, bạn có thể cho cá vào một lọ khác. Sau 8 ngày ngâm cá, cá trông có vẻ nhỏ và mảnh khảnh hơn so với ngày đầu tiên ngâm lá khô. Nhưng ngược lại nó rất dạn dĩ và hung d.ữ. Nó sẽ phùng mang và giương vây lên khi nhìn thấy cá trong lọ kế bên.

Thức ăn cho cá đá

Trong thời gian nuôi dưỡng cá đá, nên cho chúng ăn các loại thức ăn sống nhằm giúp cá khỏe mạnh và phát huy bản năng hung hăng và hiếu chiến của chúng. Tuy nhiên, không nên cho cá ăn trùn chỉ vì sẽ làm cho thân cá mềm, khi đá rất dễ bị thương. Trùn chỉ là loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nó chỉ phù hợp vổi cá nuôi làm cảnh, còn với cá đá thì tuyệt đối không nên dùng loại thức ăn này.

Số lần cho ăn trong ngày tùy thuộc vào thể trạng của cá: cá có thể trạng bình thường, cá gầy, cá mập.

Với cá có thể trạng bình thường: với dạng cá này nên cho ăn mỗi ngày một lần. Thời gian nuôi riêng khoảng từ 7 – 10 ngày.

Cá gầy: khi thấy cá hơi gầy thì cần cho ăn nhiều loăng qoăng hơn và để dư một ít trong lọ. Thời gian nuôi riêng đối với dạng cá này khoảng 5 – 7 ngày, và thức ăn được điều chỉnh tùy vào thể trạng thực tế của cá.

Cá mập: khi cá trở nên quá mập thì cần được nuôi riêng lâu hơn, khoảng từ 10-21 ngày. Lượng thức ăn cũng nên hạn chế. Đối với loăng quăng thì chỉ nên cho ăn 8 con mỗi ngày. Nếu thấy cá vẫn mập thì cho ăn ít hơn.

Phục hồi cá sau khi đá

Sau khi kết thúc trận đấu, dù thắng hay thua trận thì cá cũng bị nhiều vết thương trên mình. Vì thế mà cần có biện pháp dưỡng cá để phục hồi lại sức khỏe cho nó. Nhiều người cho cá vào một cái ly, rồi cho vào một ít nước pha với vài giọt Acriflavine. Một số người thì ngâm cá với lá bàng khô để chữa lành các vết thương. Nếu dùng các biện pháp trêrTthì thông thường cá sẽ phục hồi hoàn toàn sau 5 ngày.

Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay

Cá đá hay cá chọi là một chi lớn, thường có nhiều màu sắc, là loại cá nước ngọt nhỏ cá chọi có loài cá betta được biết đến nhiều nhất hay chúng còn có tên gọi khác là cá xiêm thái. Vậy cách nuôi cá xiêm đá như thế nào từ khâu chọn giống, cho ăn tới huấn luyện có dễ?

Hướng dẫn cách nuôi cá xiêm đá thú vui của dân chơi cá cảnh

Đặc điểm của cá xiêm đá

Là loài cá xiêm đá nhỏ, khác nhau về kích thước có tổng chiều dài từ dưới 2,5 cm đến 12,5 cm. Có khả năng hít thở không khí trong điều kiện oxy thấp như cánh đồng lúa, dòng nước chảy chậm, mương thoát nước hay vũng nước lớn.

Chọn giống cá: Cá đá thường có 3 kiểu cắn cơ bản là cắn vây, căn thân và cắn đầu. Cắn đầu là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy cá nào có phẩm chất này được ưu ái chọn làm giống.

Nuôi theo bầy: Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:

– Thức ăn cho cá: Truyền thống vẫn là bo bo bạn nên học cách nuôi cho bobo cho cá ăn để có nguồn thức ăn đảm bảo cho cá, ngoài ra còn có thể cho cá ăn lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ. – Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no. – Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người. – Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.

Giai đoạn tách bầy: Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.

– Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.

Huấn luyện ép cá xiêm đá

Nuôi cá xiêm đá cho con đực va cái trong 2 cai lọ, để cự bóng với nhau khoảng 1 tuần là thích hợp nhất. Sau khi cự bóng, bắt con đực và con mái bỏ vào.

Kiếm 1 chiếc lá có thể nổi và tạo được 1 khoảng trống bên trong(tức là hơi phồng 1 tí).Bỏ vào bể

Ban đầu, cá đực sẽ dí cá mái cho tới khi cá đực chịu cá mái thi mới thui. Cá đực sẽ về vị trí chiếc lá để tạo tổ bọt. Sau đó, độ chừng 1 ngày sau, cá đực và cá cái sẽ ở trong tổ bọt. Lúc nay lúc cá đực và cá cái sẽ ép nhau. Trứng rơi xuống, sẽ được cá đực và cá cái lượm mang về tổ bọt.

Sau khi ép và lượm trứng xong, cá cái sẽ bị cá đực đuổi ra khỏi tổ bọt, cá cái sẽ nằm ép sát vào 1 góc.Lúc này, ta vớt cá mái ra và để cá đực ở lại nuôi con cho đến khi cá con nở(cho cá cha ăn thường xuyên, nếu thức ăn là trùn chỉ thì nên cho ăn vừa đủ, nếu còn dư ta nên vớt ra ngay để tránh tinh trạng trùn chỉ quấn lấy trứng bi rơi)

Bạn cần chú ý cá xiêm thái cũng được gọi là betta vì thế việc học cách nuôi cá betta sao cho chúng trở thành một chiến binh thực thụ sẽ giúp bạn có những chú cá tuyệt vời để giải trí và những chú cá cưng của bạn sẽ được như ý.

Sinh Sản Cá Xiêm Đá: Sử Dụng Trùn Chỉ Đúng Cách

Nghiên cứu nhằm tìm ra loại thức ăn phù hợp nhất cho cá xiêm giai đoạn giống.

Cá xiêm đá ( Betta splendens) thuộc giống Betta họ Osphronemidae, bộ Perciformes. Những loài cá thuộc giống Betta có vẻ đẹp hoang dã, màu sắc đa dạng, khi thay đổi ánh sáng các tia vây có thể xòe rộng khoe sắc nên chúng có sức hút rất cao. Con đực trưởng thành có màu sắc sỡ, đặc biệt chúng rất hiếu chiến nên được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

Cá xiêm đá là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Do có cơ quan hô hấp phụ là mê lộ cho phép chúng sử dụng oxy từ không khí nên cá có thể sống được trong môi trường có ngưỡng oxy thấp hoặc trong những môi trường ô nhiễm… Cá xiêm có sức sống mạnh. Vì vậy, đây là đối tượng dễ chăm sóc và có thể nuôi ở những nới chật hẹp. Điều này rất có ý nghĩa khi nuôi riêng cá đực trong những chai lọ để kích thích tính hung hăng, hiếu chiến của chúng.

Ban đầu, cá Betta được thuần dưỡng ở Thái Lan, sau đó phổ biến ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Trước đây, ở Việt Nam loài này bắt gặp rất nhiều trong các thủy vực nước ngọt như sông suối, ruộng ngập nước nhưng hiện nay rất hiếm gặp, số lượng cá Betta ngoài tự nhiên còn rất ít. Bởi vì, người dân khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh và giải trí thông qua hình thức chọi cá.

Để đáp ứng nhu cầu nuôi làm cảnh, chơi chọi cá. Đặc biệt để mở rộng đối tượng sản xuất và phát triển kinh tế người dân đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo đối tượng này. Một trong những khó khăn gặp phải khi sản xuất giống nhân tạo đối tượng này là lựa chọn thức ăn phù hợp giai đoạn cá hương. Giai đoạn này cá bắt đầu lên màu và phân biệt được cá đực và cái. Cá đực thường có vây lớn hơn và hay tấn công những con cá khác trong đàn. Để cá có màu sắc đẹp và tính đực thể hiện mạnh mẽ phục vụ nhu cầu chơi cá đá, nhiều loại thức ăn được sử dụng, nhưng thức ăn sống vẫn luôn được đánh giá cao. Trùn chỉ là một trong loại thức ăn sống được chọn làm thức ăn trong giai đoạn này giúp cá lên màu và thể hiện tính đực tốt bởi vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao (5575 cal/g trọng lượng khô). Tuy nhiên, dạng sinh khối nào của trùn chỉ là phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế nhất khi nuôi cá xiêm đá là câu hỏi được đặt ra cho người nuôi.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí với 4 nghiệm thức thức ăn khác nhau là: 100% trùn chỉ sống, 100% trùn đông lạnh, 50% trùn chỉ sống + 50% thức ăn công nghiệp (Kaokui), 100% thức ăn công nghiệp (Kaokui), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong các bể kính có kích thước 25x25x40 cm3 , mật độ 30 cá thể/bể.

Kết quả

Khi cho cá xiêm đá ăn bằng trùn chỉ màu sắc của cá ăn trùn chỉ sống đẹp hơn so với các cho ăn thức ăn công nghiệp. Cơ thể cá có màu đen đậm, ánh lên màu xanh và đuôi của cá màu xanh.

Cá xiêm đá được cho ăn trùn chỉ sống có tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng tốt nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh, thức ăn công nghiệp, phối hợp thức ăn công nghiệp với trùn chỉ sống (P < 0,05). Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối lượng trung bình của cá khi kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức cá được cho ăn trùn chỉ sống lần lượt là 0,43 ± 0,04 %/ngày và 1,90 ± 0,13 %/ngày.

Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ăn thức ăn công nghiệp là cao nhất đạt (96,7 ± 4,3 %), tiếp đến nghiệm thức phối hợp trùn chỉ sống và thức ăn công nghiệp 94,2 ± 1,7 %, nghiệm thức cá ăn trùn chỉ sống là 93,3 ± 2,7 %. Tỷ lệ sống của cá thấp nhất (68,7 ± 3,3 %) được ghi nhận ở nghiệm thức cho cá ăn trùn chỉ đông lạnh.

Mặc dù trùn chỉ là thức ăn ưa thích của nhiều loài cá và giáp xác, đối tượng nuôi trồng thủy sản ăn trùn chỉ thường có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các loài thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp nhưng tỷ lệ sống ở các nghiệm thức ương nuôi cá bằng trùn chỉ không phải là cao nhất, bởi vì trùn chỉ sử dụng cho các nghiệm thức được thu ngoài tự nhiên, có thể dễ bị nhiễm mầm bệnh tác động không tốt tới đối tượng thí nghiệm.

Do đó, để nâng cao tỷ lệ sống khi ương nuôi cá bằng trùn chỉ sống cần sử dụng nguồn trùn chỉ nuôi sinh khối, xử lý sạch bẩn lẫn trong búi trùn chỉ và sử dụng dùng trong giai đoạn giống cá xiêm đá.

Theo Trương Thị Bích Hồng và ctv.

Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Hay Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu

Cá xiêm đá hay còn gọi là cá Betta, một giống cá cảnh có tính hiếu chiến rất cao được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau tại Thái Lan. Chúng là loài cá cảnh thường được nuôi độc lập, có hình dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Bởi vì cá xiêm đá có tính cách hung hăng nên ngoài môi trường tự nhiên chúng thường đánh đuổi đồng loại và một số loài cá khác, chính vì thế mà một số người còn nuôi cá xiêm đá vì mục đích thi đấu. Nếu các bạn đang dự định tuyển cho mình một chú cá chiến để tham gia các giải đấu hay chỉ để làm cảnh thì tối thiểu phải nắm bắt được cách nuôi cá xiêm đá cơ bản nhất mà chúng tôi chia sẽ sau đây.

Cách nuôi cá xiêm đá cho người mới bắt đầu

Không chỉ riêng cá xiêm đá mà hầu hết các loài cá cảnh đều cần một môi trường sống phù hợp. Khi xử lý nước các bạn nên điều chỉnh độ PH trong khoảng 6.8-7.4 ( PH trung tính) và chất nước phải mềm. Bạn cũng không cần quá lo lắng về việc lựa chọn nguồn nước vì cá xiêm đá có thể sống ở bất kỳ nguồn nước ngọt nào, thậm chí là nước sông hay nước giếng. Ngoài ra nhiệt độ môi trường sống cũng là điều các bạn cần phải quan tâm vì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của cá xiêm đá trong môi trường nuôi nhốt. Môi trường sống tốt nhất cho cá xiêm đá thường có nhiệt độ dao động từ 24-30 độ C.

Cách nuôi cá xiêm đá khi mới mua về

Để hạn chế trường hợp cá xiêm đá chết do thay đổi môi trường sống, các bạn cần phải ngâm cả bịch cá vào trong bể nuôi từ 15-30 phút. Việc này khá đơn giản nhưng rất nhiều người nuôi vẫn thường mắc phải sai lầm, công đoạn này sẽ giúp cá làm quen với môi trường sống mới ( Nhiệt độ, độ cừng, nông độ PH,..).

Trong các cách nuôi cá xiêm đá thì yếu tố thức ăn là một trong những điểm quan trọng nhất vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá xiêm. Trong môi trường hoang dã, cá xiêm thường ăn các loại thức ăn như: bobo, trùng chỉ, cung quăn,… Nhưng khi nuôi trong môi trường nhỏ hẹp như chai, lọ thủy tinh,… chúng ta cần cung cấp thêm một số loại thức ăn khác như: thịt bò xay nhuyễn, tôm, tảo, lục bình,… những loại thực phẩm này sẽ cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cá xiêm đá dễ dàng tồn tại trong môi trường nuôi nhốt.

Ngoài nguồn thực phẩm tươi sống các bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn dạng viên có chứa Astacin, chất này sẽ giúp kích thích tế bào sắc tố làm cho màu sắc của cá xiêm thêm sặc sỡ hơn. Tuy nhiên không nên sử dụng thức ăn dạng hạt thường xuyên mà phải kết hợp một cách hợp lý với thức ăn tươi sống để không làm mất đi bản năng hoang dã của chúng.

Cá xiêm đá là loài cá dễ sinh sản, mỗi lần sinh sản số lượng trứng khá nhiều ( Trung bình khoảng 500-700 trứng). Khả năng thụ tinh cao nên tỷ lể trứng nở cũng khá cao ( Trên 90%), sau sinh sinh sản cá xiêm có thể tái sinh sản trong vòng 10 ngày.

Để nhân giống các bạn cần chuẩn bị sẵn một chiếc bể xi măng nhỏ có kích thước khoảng 50×30 cm. Bể cần được ngâm, rửa sạch sẽ trước khi thả cá vào, bên cạnh đó các bạn chỉ nên đổ vào bể chừng 2.5-3 tấc nước là đủ.

Sau khi bể cá sẵn sàn chúng ta cần phải làm tổ cho cá đẻ. Cách làm tổ cho cá xiêm đẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần một ít lá chùm ruột thả vào trong bể để cá trống nhả bọt làm tổ.

Cá trống: Nên chọn những con có thân hình càng lớn càng tốt, vảy dày, vây và đuôi xòe rộng và không có dị tật. Cá trống cần phải hung hăng, ngoài ra nên chọn những chú cá trống nhả bọt liên tục trên mặt nước.

Cá mái: Chọn những con có thân hình lớn, màu sắc đậm và cơ thể không mang những thương tích. Bên cạnh đó các bạn nên hạn chế chọn những con mái quá hiền mà phải hung hăng, không nhút nhát, có biểu hiện phù mang khi thấy cá trống. Đối với cá mái các bạn nên lưu ý thời kỳ sinh sản của chúng, cá mái sắp đẻ phần bụng cung đầy có chứa nhiều trứng vàng ( Phần hậu môn có lòi trứng nhỏ màu trắng). Nếu cá mái chưa có những dấu hiệu này chứng tỏ chúng chưa vào thời kỷ sinh sản.

Theo một số người chơi lâu năm, cá trống và mái có cùng màu sắc thường cho ra đời sau giống với bố mẹ. Nếu chọn trống mái có màu sắc khác nhau thì đời sau sẽ bị lai tạo.

Tiến hành cho cá xiêm sinh sản

Sau khi chọn được cặp giống ưng ý nhất các bạn cho chúng vào 2 chiếc lọ thủy tinh riêng biệt, đặt 2 chiếc lọ thủy tinh vào gần nhau trong 2 ngày để chúng làm quen. Sau đó chúng ta sẽ thả chúng vào trong bể đã chuẩn bị sẵn, trước khi thả vào trong bể sinh sản các bạn nên cho chúng ăn trước thật no để đảm bảo quá trình sinh sản được thuận lợi.

Sau một ngày thả chung, cá trống sẽ bắt đầu làm tổ và rượt đuổi con mái. Thời điểm này màu sắc của cặp cá giống trở nên đen sậm, chúng thường bơi sát nhau và có những biểu hiện thân mật. Khi cá mái sắp đẻ, chúng thường châu miêng lại với cá trống và cuộn tròn trong tổ, lúc này cá mái bắt đầu đẻ hàng loạt trứng và cá trống sẽ thực hiện quá trình thụ tinh. Tính từ thời điểm này cá trống bắt đầu đảm nhiệm vài trò bảo vệ tổ.

Khi đẻ trứng xong cá mái sẽ bơi đến và nằm vào một góc trong bể cá, lúc này các bạn nên vớt cá mái ra nuôi riêng nếu không cá trống sẽ ruột đuổi và cắn chết cá mái. Kể từ lúc tách cá mái khoảng 2 ngày sau trứng sẽ bắt đầu nở, các bạn không nên mở nắp xem thường xuyên cho đến khi chúng được 2-3 ngày tuổi.

Trong vòng 3 ngày đầu tiên, cá xiêm bột hầu như chỉ sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới phần bụng, vì thế giai đoạn này chúng không cần nguồn thức ăn ngoài.

Khi được hơn 3 ngày tuổi, khối noãn hoàng dưới bụng sẽ teo dần rồi từ từ biến mất, điều này có nghĩa là nguồn dinh dưỡng dự trự của chúng đã cạn kiệt. Lúc này là thời điểm chúng cần nguồn thức ăn bên ngoài, thời điểm này kích thước của cá xiêm còn rất nhỏ nên chúng chỉ có thể ăn thảo trùng.

Cách chế biến thảo trùng cho bạn nào chưa biết: Dùng một chén nhựa nhỏ rồi bỏ vào trong đó một ít lá xà lách, thêm nước vào trong chén rồi để trong vòng 3 ngày. Sau 3 ngày bên trong chén sẽ bắt đầu xuất hiện những con thảo trùng rất nhỏ và mắt thường gần như không thể nhìn thấy được.

Khi cá con lớn hơn thì bạn nên bắt đầu cho chúng ăn bobo, con đỏ, rận nước,.. Nguồn thức ăn này sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cá xiêm phát triển nhanh chóng và giúp cá con hình thành bản năng hoang dã ( Săn bắt mồi). Chỉ nên cho cá con ăn vừa đủ để tránh tình trạng chúng ăn không hết, thức ăn thừa sẽ làm bẩn nước.

Sau khi cá xiêm con được 45 ngày tuổi các bạn đã có thể cho chúng ăn cung quăn, trùng chỉ, trùng muối hay các loại thức ăn dạng viên. Nên thay đổi thức ăn thường xuyên để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích sự thèm ăn của chúng.

*****