Cách Cứu Cá Cảnh Sắp Chết / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Hồi Phục Cá Vàng Sắp Chết

Có nhiều nguyên nhân làm chết cá Vàng, từ bệnh tật cho đến trầm cảm. Tuy nhiên, nếu sớm áp dụng các bước xử lý, bạn có thể cứu cá Vàng có dấu hiệu sắp chết, thậm chí nó còn có thể đồng hành cùng bạn thên 10-15 năm nữa.

Nhận biết dấu hiệu cá Vàng có vấn đề– Cách ly cá Vàng bị bệnh. Một con cá Vàng bị bệnh, điều quan trọng là bạn cần tách nó khỏi những con cá Vàng khác để tránh lây lan các bệnh tiềm tàng. Nếu chỉ nuôi một con cá Vàng thì bạn có thể để nguyên trong bể. + Khi chuyển cá Vàng bị bệnh sang bể mới, bạn nên di chuyển cá trong túi ni lông và bọc bên ngoài bằng túi giấy để chú cá Vàng không bị stress. + Bạn cần đổ nước từ bể cũ sang bể mới khi di chuyển cá, tuy nhiên nếu nước là nguyên nhân gây bệnh cho cá thì điều này có thể khiến tình hình xấu hơn. Nếu sử dụng nước mới, bạn chỉ cần bỏ túi ni lông đựng cá vào nước khoảng 15-20 phút để điều chỉnh nhiệt độ trong nước và không khiến cá bị sốc.– Kiểm tra chất lượng nước. Cá vàng có dấu hiệu sắp chết thường có thể dễ dàng hồi sức nhờ việc điều chỉnh nước. Duy trì chất lượng nước là điều thiếu yếu để giữ cho cá khỏe mạnh, vui vẻ – sống sót. + Bạn có thể mua bộ thử nước bể cá tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh. + Bộ thử nước bể cá có thể giúp bạn phát hiện được các vấn đề trong nước. + Đảm bảo nhiệt độ của nước phải ở trong khoảng 10-21 oC. + Kiểm tra nồng độ acid trong nước. Hầu hết các loài cá đều sinh trưởng tốt trong nước trung tính, có độ pH ~ 7. Nếu mức acid trong nước quá cao, bạn có thể mua chất trung hòa có thể mua chất trung hòa có bán tại nhiều cửa hàng cá cảnh. + Kiểm tra mức oxy để đảm bảo lượng oxy hòa tan đạt trên 70%.

– Làm vệ sinh bể cá và thay nước. Cá Vàng tạo ra nhiều chất thải, do đó nước trong bể cá có thể nhanh chóng bị bẩn và tích tụ amoniac hoặc vi khuẩn và rong rêu. Bạn có thể cứu cá ngay lập tức chỉ bằng cách rửa bể cá và thay nước. + Thả cá vào một bể riêng trong khi làm vệ sinh bể và thay nước. + Làm vệ sinh bể cá mỗi tuần một lần để ngăn ngừa vi khuẩn hình thành. + Hút ra15% lượng nước, lấy toàn bộ sỏi và làm sạch rong rêu trong bể. + Không dùng bất cứ hóa chất nào vào nước. Rửa sạch sỏi và dùng hoát chẩ dễ bay hơi cọ rửa thành bể là đủ. Chỉ một lượng nhỏ hóa chất hay cà phòng cũng có thể giết chết cá. + thay nước sạch vào bể. Dùng chất khử clo vào nước mới để loại bỏ bớt clo.– Kiểm tra cá Vàng. Sau khi làm vệ sinh bể và thay nước, bạn hãy quan sát cá trong vài ngày để xem biện pháp này có cứu được cá không. Điều này sẽ giúp bạn các định điều gì đã hoặc đang khiến cá bị bệnh. + Bạn có thể thấy kết quả ngay lập tức, chẳng hạn như thiếu oxy trong nước, hoặc có thể mất vài ngày để cá Vàng thích nghi với nước mới tỏng bể. + Chờ một hoặc hai ngày trước khi thử dùng các phương pháp điều trị khác để đảm bảo bạn không điều trị bệnh mà cá Vàng không mắc phải, vì điều này có thể gây hại cho cá.

Cứu sống cá Vàng– Xác định triệu chứng khi cá Vàng đang sắp chết. Nhiều triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở cá Vàng. Việc các sớm và đúng những triệu chứng có thể giúp bạn cứu cá Vàng khỏi chết. + Thời điểm tối nhất để kiểm tra các dấu hiệu bệnh haowjc tử vong của cá là trước khi cho ăn. + Rối loạn hô hấp: Các triệu chứng như cá đớp không khí, thở gấp, trôi lờ doowdd trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể có thể là dấu hiệu cho thấy cá bị bệnh haowjc chát lượng nước kém. + Ký sinh trùng: Cá vàng có bản tính háu đói, và nếu bạn để ý thấy nó biếng ăn hoặc gầy đi thì đó là dấu hiệu của ký sinh trùng bên trong cá. + Bệnh nhiễm nấm: Các triệu chứng như vây gấp nếp hoặc rách, có các đốm biến màu, các cục u hoặc nốt sần, lồi mắt, mang nhợt nhạt haowjc bụng trương phình có thể là dấu hiệu của bệnh nấm. + Bệnh bong bóng cá: Hiện tượng cá bơi đứng, bơi ngửa bụng hoặc cọ vào các bề mặt là các dấu hiệu của nhiều vấn đề, từ bệnh bong bóng cá cho đến chế độ ăn không thích hợp. + Bệnh thối vây: Đây là một trong những bệnh nhiễm nấm phổ biến nhất ở cá và có các triệu chứng như xuất hiện các vùng trắng sữa trên vây hoặc đuôi và bộ vây bị rách tả tơi.– Quan sát các triệu chứng ở những con cá khác. Khi đã xác định những triệu chứng của con cá vàng sắp chết, bạn nên quan sát xem những con cá khác có những biểu hiện tương tự không. Điều này có thể giúp bạn xác định nguyên nhân tiền ẩn gây bệnh ở cá vàng là gì. – Tháo bộ lọc và xử lý nước. Bạn có thể điều trị các bệnh nhiễm nấm và thối đuôi bằng cách tháo bộ lọc trong bể cá ra và xử lý nước. Cách này có thể giúp bạn cứu được các vàng. + Tháo bộ lọc than hoạt tính trong bể cá và sử dụng các loại thuốc để chữa bệnh nhiễm nấm. + Nếu bạn không chắc chằng rằng cá của bạn bị nhiễm nấm hay thối đuôi thì đừng dùng thuốc này. Việc sử dụng hóa chất để xử lý một vấn đề không tồn tại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá Vàng.– Xử lý bằng nhiệt và muối. Nếu bạn để ý thấy cá có các đốm trắng trên mình thì có thể là chúng mắc bệnh do ký sinh trìn ich, trùng mỏ hoặc rận. Phương pháp sử dụng nhiệt và muối có thể giúp điều trị bệnh và cứu được cá Vàng. + Từ từ nâng nhiệt độ nước trong bể cá lên 30oC trong thời gian trên 48 tiếng đển ngăn chặn ký sinh trùng icn sinh sôi. Duy trì nước bể cá ở nhiệt độ này trong 10 ngày. + Thêm ít muối cá cảnh 1 muỗng canh/20 lít nước. + Thay nước bể cá 2 ngày 1 lần. + Dần dần giảm nhiệt độ nước trong bể xuống 18 oC. + Bạn có thể sử dụng phương pháp nhiệt và muối nếu có những con cá khỏe mạnh sống trong bể. Điều này cũng có thể giúp loại bỏ mọi ký sinh trùng lây nhiễm cho cá khỏe mạnh.– Cho cá ăn rau và thức ăn có hàm lượng protein thấp. Một số cá có thể mắc bệnh bong bóng vốn không thể điều trị bằng cách thay nước. Việc cho cá ăn rau, chẳng hạn như đậu đông lạnh và thức ăn có hàm lượng protein thấp có thể giúp điều trị bệnh bong bóng cá. + Đậu đông lạnh là một lựa chọn tốt vì có chứa nhiều xơ và chìm xuống bể, nhờ đó cá vàng không phải ngoi lên mặt nước để ăn. + Không cho cá bệnh ăn quá nhiều. Chỉ cho ăn thức ăn mới khi chúng đã ăn xong thức ăn của lần trước. Nếu không thực hiện đúng điều này, bạn có thể gây ra vấn đề về amoniac và khiến bệnh của cá trầm trọng hơn.– Dùng nhíp loại bỏ ký sinh trùng. Nếu thấy cá vàng có ký sinh trùng như trùng mỏ neo, bạn có thể loại bỏ ký sinh trùng bằng nhíp. Nhớ nhẹ tay để cá khỏi bị thương hoặc chết. + Một số ký sinh trùng đào sâu vào trong cơ thể cá. Có thể bạn cần kết hợp việc loại bỏ bằng tay và các loại thuốc diệt ký sinh trùng. + Nhớ kẹp con ký sinh trùng càng sát vết thương trên mình cá càng tốt để đảm bảo lấy ra được toàn bộ con ký sinh trùng. + Cách khoảng 1 phút lại thả cá vào nước để cho cá thở. + Có thể bạn phải mất vài tuần để diệt trừ ký sinh trùng trong bể cá. + Chỉ dùng phương pháp này nếu bạn chắc chắn rằng cá có giun hoặc ký sinh trùng, và bạn có thể cầm con cá nhẹ nhàng mà không làm nó chết.– Sử dụng thuốc điều trị cho cá. Nếu không biết chắc cá bị bệnh gì, bạn có thể thử dùng thuốc để điều trị khi cá mắc bất cứ bệnh nào. Cách này có thể cứu cho cá khỏi bệnh tật hoặc ký sinh trùng. + Bạn có thể mua thuốc trị bệnh cho cá tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh. + Cách tốt nhất để chữa bệnh cho cá là biết chắc cá bị bệnh gì.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Cá Chết Báo Điềm Gì? Cá Chết Có Xui Rủi Gì Sắp Đến Không?

Cá chết là điểm báo gì? Khi nuôi cá cảnh trong nhà hoặc nuôi cá ngoài ao hồ mà cá chết hàng loạt bạn nghĩ ngay tới điềm không may mắn sắp xảy ra. Cùng tìm hiểu điềm báo cá chết trong bài viết này.

Nguyên nhân cá chết:

– Do thiếu oxi

– Do thời tiết

– Do nước bẩn

– Do bị loài khác cắn

– Do tâm linh báo điềm xấu

Điềm báo cá chết ra sao?

Để cá chết có thực sự xui đối gia đình cần được xét theo nhiều yếu tố . Nếu như bể cá của bạn, có 1-2 con bị chết do bệnh, hoặc do những lý do khác thì điều này không đáng quan ngại, vì đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu bể cá của gia chủ bạn xảy ra việc cá cảnh chết hàng loạt, chết theo đàn thì trong phong thủy, coi đó là điều không lành. Điềm xui này có thể là điềm báo về việc phá sản, bệnh tật.

Tuy nhiên, việc cá cảnh chết cũng chỉ được coi là dân gian truyền tai, mà chưa có chứng minh bởi khoa học về phong thủy. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng. Cần phải dựa theo nhiều yếu tố để xét vấn đề. Hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân cá chết, khắc phục và nuôi lại.

Để “giải hạn” nên thay nước làm vệ sinh hồ cá và kiếm một loài cá giống con đã chết để thay thế không nên mua cá khác vì sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của nhà. Không nên đi xa sẽ nguy hiểm nếu có thể hãy để một thời gian sau hãy đi, nên nhờ người thân chở đi hoặc đi taxi để bảo đảm an toàn.

Đôi khi việc chưa có kinh nghiệm nuôi cá cũng là lý do khiến cá của bạn chết hàng loạt bởi yếu tố thức ăn, môi trường nước, không khi cũng như là lượng thức ăn cho cá không phù hợp. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu về cách nuôi cá sao cho hợp lý và khoa học hơn.

Một số lưu ý cá cảnh nuôi tại nhà

Cá cảnh nuôi trong các bể thủy sinh hay trong các hồ cá lớn nhằm mục đích trang trí cho không gian của ngôi nhà thêm đẹp, có nhiều màu sắc đem lại sự thoải mái, đem lại một không khí tươi mát cho không gian sống. Tuy nhiên nuôi cá cảnh còn có y nghĩa phong thủy vô cùng quan trong, nó ảnh hưởng đến vận số, tài lộc, con đường thăng tiến trong làm ăn kinh doanh của gia chủ. Phong thủy cá cảnh mang lại cho gia chủ tài lộc, mang lại nhiều điềm may mắn cho ngôi nhà.

Ngoài tác dụng đem lại cho ngôi nhà một góc riêng của một cảnh đẹp thu nhỏ, một không gian để bạn có thể ngắm nhìn những chú cá đẹp để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi sau những giờ học việc học tập, làm việc, nuôi cá cảnh còn mang lại tài lộc thịnh vượng cho gia chủ nếu biết cách sắp xếp, bố trí đúng cách, hợp với số tuổi của gia chủ, và chọn các loại cá nuôi phù hợp theo phong thủy mang lại may mắn tài lộc.

Xét về tương quan ngũ hành theo thuyết ngũ hành trong bát quái, bể cá mang hành thủy tượng trưng cho nguồn nước nuôi dưỡng mọi vật cho nên nguồn nước phãi đảm bảo trong sạch, tinh khiết để mang lại tài lộc, may mắn. Hệ mộc tượng trưng là thủy sinh trong bể nên bạn cần chon những cây thủy sinh mang lại may mắn. Hệ kim là kết cấu của bể, giá đở khung hệ thống lọc nước. Hệ mộc tượng trưng cho đất nền, đá trang trí trong bể. Hỏa tượng trưng cho màu sắc của cá vì vậy nên chọn các màu sắc hợp với gia chủ như đen, vàng, đỏ.

Vì bể cá mang hệ thủy nên đặt ở những vị trí thanh long của ngôi nhà từ trong nhà nhìn ra phía trước, nên đặt bên trái phòng khách. Ngoài ra chọn nơi để đặt là các cung như đông nam mang lại tài lộc may mắn, máy lọc hút nước nên hướng vào trong để có thể mang tài lộc vào nhà. Để con đường học hành thuận lợi nên đặt bể cá hướng đông bắc.

Điều kiên kỵ trong vị trí đặt bể cá là trong phòng ngủ và nhà bếp vì dể dẫn đến gia đình có sự cãi vã, gia đình bất ỗn, gặp nhiều mâu thuẫn, không hòa hợp. Nên đặt bể cá cảnh gần lối đi, ở phòng khách những nơi sang trọng hoặc bàn làm việc.

Người Sắp Chết Có Những Dấu Hiệu Gì Báo Trước

Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước

Thần thái là vẻ bề ngoài của mỗi người, khi con người có bất kỳ một dấu hiệu nào của việc sức khỏe suy yếu hay tinh thần giảm sút thì sẽ biểu hiện lên thần thái và nhìn vào thần thái thì người khác có thể đoán ra phần nào tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của người đó. Những dấu hiệu thể hiện thần thái của một người không tốt đó là:

Biến sắc:

– “Hắc yểm thái dương, hoàng xâm khẩu giác”: nghĩa là hai bên thái dương tối đen, chung quanh miệng màu vàng hoe bao bọc.

– “Hắc thiệt hoặc điểm thanh”: Lưỡi đen hoặc xanh lè.

– “Tị dầu khuynh phúc”: Đầu sống mũi nghiêng vẹo hẳn đi.

– “Lưỡng quyền bất đối”: Hai xương gò má bị lệch.

– “Nhãn lộ thần quang”: Hai mắt long lanh sáng ngời.

– “Nhãn dung tà thị”: Mắt hay nhìn trộm, khi người nhìn mình thì lại ngoảnh đi, làm như không để ý tời ai.

2. Cử chỉ: những cử chỉ, hoạt động của con người phản ánh phần nào sức khỏe của mỗi người. Nếu một người bình thường đang rất vui vẻ, khỏe mạnh, làm việc, ăn uống rất điều độ bỗng nhiên một ngày tất cả các cử chỉ, hoạt động của họ giảm đi một cách đột ngột cũng như có rất nhiều thay đổi trong hành vi như:

– Thích cạy răng và ưa gảy móng tay.

– Hay vuốt tóc và vuốt mắt.

– Hay vân vê tà áo muốn cho có nếp vuông vắn.

– Hay nói một mình và liếm môi.

Ngoài ra, những người không bị bệnh gì mà tự nhiên tỏ ra buồn rầu, bơ phờ hay thở dài hoặc hay nhìn trộm, theo cử chỉ này từ trước không hề có.

Người bệnh hoặc không bệnh mà tự nhiên đầu gối đến chân sưng lên rồi lại xẹp xuống tới hai lần.

– Hay nói chuyện nhân nghĩa vu vơ để tỏ lòng mình.

– Hay nói chuyện chán đời.

– Ưa nói chuyện mai hậu.

– Hay thở dài, chép miệng, con mắt lờ đờ (không phải là mơ mộng), ưa ngó xa xôi

– Tự nhiên nói chuyện chia phần, chia của cho con cái hay người khác.

Theo mấy đặc điểm trên đều là điềm báo trước cho người xấu số.

Ngoài ra cũng cần chú ý các trường hợp:

Nhà có người đau ốm lâu dài, bỗng nhiên mạnh khoẻ trở lại rất tỉnh táo, nhiều khi đó là dấu hiệu của ngọn đèn hết dầu loé sáng lên để rồi tắt ngấm. Các cụ già thường bỏ ăn, hoặc là rất muốn ăn nhưng ăn được rất ít trước khi mất.

Huyệt Dũng Tuyền ở lòng bàn chân và Ấn Đường đặc biệt đau đớn, giống như là có kim châm. Điều này phải chú ý, đau đớn vô duyên vô cớ cũng là một dấu hiệu sắp chết.

Các nếp nhăn trên trán đột nhiên sưng lên. Bình thường trán không sưng và cao gần như khuôn mặt, nhưng xuất hiện sưng lên cực hạn thì cần phải hết sức chú ý.

Nuôi Cá Cảnh Bị Chết Có Xui Không? Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết Hiệu Quả Nhất

Bạn là người mới chơi cá cảnh hay bạn đã có kinh nghiệm chơi cá cảnh lâu năm mà thi thoảng cá cảnh đang chăm sóc trong bể hoặc mới nuôi thường hay bị chết. Nuôi cá cảnh theo phong thủy rất kỵ khi cá cảnh đang nuôi bị chết. Vậy nguyên nhân cá cảnh bị chết là gì? Nuôi cá cảnh bị chết có xui không? Và Cách nuôi cá cảnh không bị chết như thế nào?

1. Nguyên nhân cá cảnh bị chết

Khi bể cá cảnh nhà bạn có hiện tượng cá chết. Việc đầu tiên bạn nên tìm ra nguyên nhân gây chết cá cảnh, có như vậy mới giải quyết được tận gốc được vấn đề.

Có rất nhiều nguyên nhân gây chết cá cảnh khi chăm sóc. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là:

1.1 Cho cá ăn không đúng cách

Cho cá cảnh ăn không đúng loại thức ăn, lượng thức ăn nhiều quá hoặc ít quá đều dấn đến hiện tượng cá tử vong.

Nếu cho cá ăn không đúng loại thức ăn, cá không ăn hoặc có ăn nhưng không hấp thu tiêu hóa được … gây ra ô nhiễm môi trường nước bể cá, dẫn đến cá yếu dần, bị bệnh tật và tử vong

Nếu cho cá ăn lượng thức ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa thức ăn trong nước, gây đục và ô nhiễm nguồn nước cá sống, đồng thời các vi sinh vật gây bệnh cho cá kéo đến sinh trưởng và phát triển

Nếu cho cá ăn lượng quá ít kéo dài hoặc quên không cho ăn nhiều bữa … cá sẽ dần suy kiệt và chết

Nếu cho cá ăn thức ăn tươi sống chứa nhiều mầm bệnh mà không tiệt trùng trước khi cho ăn, cũng dễ dẫn đến cá bị chết

1.2 Nguồn nước nuôi bị ô nhiễm nặng, chất lượng kém

Nước nuôi cá cảnh lâu ngày không xử lý hoặc nước lấy vào nuôi chất lượng kém mang nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của cá, cá dễ bị stress

Nước nuôi cá không phù hợp với cá cảnh như: cá cảnh nước nợ, nước mặn, nước ngọt … Nước nuôi cá cảnh có thể là: nước máy, nước giếng, nước ao hồ, nước sông suối, nước biển, nước mưa …

Nước nuôi cá là môi trường sống của cá. Cá sống được là nhờ nước. Chính vì vậy để cá không bị chết, việc đầu tiên phải tiến hành là xử lý nước nuôi cá cảnh thật tốt, phù hợp với dòng cá cảnh đang nuôi.

Cá rất hay dễ bị mắc các bệnh mà bạn khó nhận biết như: bệnh về nấm, bệnh đường ruột, bệnh ký sinh trùng, bệnh lở loét …

Dấu hiệu phát hiện: cá bơi lờ đờ, xuất hiện các nốt đỏ hoặc trắng quanh thân, cá bỏ ăn …

Cách khắc phục: Bạn nên mua cá loại thuốc đặc trị về xử lý triệt để cho cá cảnh.

1.4 Không xử lý khử Clo trong nước máy khi nuôi cá cảnh 1.5 Thay nước hồ cá không đúng cách

Khi thay nước quá nhiều, khiến cá phải quen với môi trường mới, cá bị sốc và stress. Cá thường bỏ ăn và yếu dần

Chỉ nên thay nhiều nhất 25 – 30% lượng nước có trong bể. Sử dụng hệ thống lọc nước và tạo vi sinh cho bể nước

Thường xuyên dùng ống xi phông thức ăn dư thừa và phân thải của cá ( sau khi cá ăn khoảng 30 phút)

1.6 Mật độ nuôi cá cảnh quá cao

Khi mật độ nuôi quá cao, cá thường cạnh tranh về thức ăn, không gian sống, môi trường sống. Những con yếu không cạnh tranh được, ngày càng yếu hơn và chết

Mật độ nuôi cao thì lượng phân thải ra môi trường nhiều, rất dễ bị ô nhễm nước nuôi

1.7 Nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc nhiệt độ quá thấp

Ở miền Bắc thường mùa đông có nhiệt độ xuống quá thấp, cá cảnh có sức chịu đựng kém

Ở các thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng gây sốc ở cá, khiến cá bỏ ăn và yếu dần. Cá bị stress thường bỏ ăn và trú ở dưới đáy, cạnh bể

Biện pháp khắc phục: Theo dõi nhiệt độ nước bể cá thường xuyên. Nếu nhiệt độ quá thấp, bật máy hồng ngoại, sưởi ấm nước hồ cá.

1.8 Cá đánh nhau hoặc cắn rỉa vây nhau

Khi nuôi xen nhiều loại cá, chúng thường cạnh tranh nhau về thức ăn, môi trường sống … chúng rất dễ đánh nhau. Những con khỏe thường bắt nạt con yếu, chúng thường cắn rỉa vây nhau, yếu dần

1.9 Không có máy sục ô xy mà máy lọc nước

Máy sục oxy giúp cho nước trong hồ cá được bổ sung oxy và ức chế các vi sinh vật gây bệnh, gây mùi hôi thối

Máy lọc nước giúp hồ cá xử lý nước ô nhiễm, phân thải, thức ăn dư thừa tốt hơn và dễ dàng hơn

1.10 Không tạo hệ vi sinh cho bể cá

Vi sinh hồ cá có vai trò hết sức quan trọng. Chúng như các nhà máy tí hon xử lý nước hồ cá, là cách làm nước hồ cá trong vắt và giúp cá khỏe mạnh, tiêu hóa tốt thức ăn

Tìm hiểu thêm: Cách tạo vi sinh cho hồ cá cảnh

1.11 Vệ sinh bể cá không đúng cách

Khi vệ sinh bể cá định kỳ, bạn vô tình để hóa chất tẩy rửa phụ kiện hồ cá cảnh tồn dư vào trong bể nuôi

Bạn chưa vệ sinh lau chùi bể nuôi sạch sẽ, khay lọc nước không thay …

Cách khắc phục Cách vệ sinh bể cá cảnh hiệu quả nhất

2. Nuôi cá cảnh bị chết có xui không

Nuôi cá cảnh ngoài việc thỏa mãn thú chơi, chúng còn có tác dụng rất lớn trong phong thủy. Nuôi cá cảnh theo phong thủy đòi hỏi phải tìm hiểu sâu hơn về các loại cá cảnh, hình dạng kích thước bể cá, hướng đặt bể cá … xem có hợp với phong thủy hay không?

Vi Sinh xử lý nước hồ cá Koi

Nếu toàn bộ cá trong bể nhà bạn chết hết mà không rõ nguyên nhân, kèm theo một số dấu hiệu xảy ra trong nhà khác như: chuột kéo đến sống và làm tổ trong nhà, tường nhà thờ bị nứt, cây cảnh hoặc hoa tươi dễ bị khô héo và chết, mèo hoang xuất hiện trên mái nhà … thì đó có thể là dấu hiệu mang đến vận xui cho gia đình bạn đấy! Trong trường hợp này, bạn và các thành viên trong gia đình hết sức cẩn thận, hãy tìm và sửa phong thủy của ngôi nhà bạn đang sống ngay nha.

Nếu bể cá cảnh nhà bạn chỉ có một vài con bị chết và nguyên nhân gây chết rõ ràng, thì bạn không cần phải lăn tăn, lo lắng gì bạn nha!

3. Cách nuôi cá cảnh không bị chết

Để nuôi cá cảnh không bị chết bạn cần có kiến thức và cách chăm sóc cá tốt nhất. Cách nuôi cá cảnh không bị chết bạn cần chú ý các yếu tố sau:

3.1 Chọn giống cá nuôi khỏe mạnh, không bệnh tật 3.2 Quản lý và xử lý nước hồ nuôi cá cảnh đúng cách 3.3 Chọn đúng loại thức ăn và cho cá ăn lượng vừa no đủ 3.4 Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp với cá: nhiệt độ, ánh sáng, pH … 3.5 Sử dụng máy lọc, máy sục khí loại tốt

3.6 Nuôi mật độ cá cảnh vừa phải: không nuôi mật độ quá cao và chú ý khi nuôi xen các loại cá cảnh khác nhau

Cách Nuôi Cá Cảnh Không Bị Chết

Thú chơi cá cảnh chưa bao giờ giảm nhiệt, một bể cá cảnh sẽ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ cho không gian nhà bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không có nhiều kinh nghiệm hay lần đầu tham gia vào thú chơi này thì có thể sẽ gặp phải nhiều rắc rối không mong muốn như cá chết hoặc cá đánh nhau, cá bị bệnh. Chính vì vây, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc cách nuôi cá cảnh cho người mới đã chắt lọc được, giúp bạn tham khảo để có kỹ thuật nuôi cá cảnh chính xác nhất.

Những điều cần phải biết trước khi nuôi cá cảnh

Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sự phát triển và khả năng miễn dịch của cá. Chúng ta cần có sự chuẩn bị và nắm rõ những yếu tố sau đây trước khi quyết định lựa chọn nuôi loài cá nào.

Nước nuôi cá cảnh

Nước nuôi cá phải đảm bảo có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa các hoá chất độc hại, không được dùng nước máy. Nguồn nước này chứa rất nhiều chất sát khuẩn, nhất là khí clo gây hại cho cá. Thực sự vẫn có thể miễn cưỡng dùng nước máy để nuôi cá cảnh nếu đó là nguồn nước duy nhất mà bạn có được. Tuy nhiên cần sử dụng hệ thống lọc nước bể cá chất lượng để cải tạo nguồn nước.

Ngoài ra, nồng độ pH của nước cũng là điều mà chúng ta cần chú ý. Mỗi loài cá lại phù hợp với mức pH khác nhau. Hầu hết nguồn nước hiện nay đều có mức pH phù hợp để nuôi cá hoặc bạn có thể sử dụng dung dịch để điều chỉnh nồng độ pH.

Hệ thống lọc nước hồ cá sẽ giúp bạn có được chất lượng nước tốt, giúp cá phát triển thuận lợi. Lắp đặt những bộ lọc chất lượng sẽ giúp bể cá của gia đình bạn luôn trong suốt và sạch sẽ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần thay nước thường xuyên theo định kỳ tuỳ theo loại cá đang nuôi và số lượng cá có trong bể. Mỗi lần thay nước có thể sát khuẩn bằng muối hoặc các chất sát khuẩn chuyên dùng cho bể cá.

Chọn bể cá phù hợp

Hầu hết các loài cá cảnh đều phát triển khoẻ mạnh trong nguồn nước có nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của chúng. Nhiệt độ quá lạnh thì bạn nên lắp đặt thêm máy sưởi để đảm bảo sức khoẻ cho cá.

Tuỳ từng loài cá và tính ưa sáng của chúng mà bạn lắp đặt đèn cho phù hợp. Không nên dùng quá nhiều ánh sáng với những loài cá không ưa sáng vì như vậy có thể khiến chúng khó chịu. Bạn cũng có thể trang trí hoặc dán decal cho bể để trấn an tinh thần cho cá. Mặt khác cũng giúp cá không bị hoảng sợ bởi sự chuyển động đột ngột của môi trường xung quanh.

Chọn cá nuôi chung phù hợp

Không phải loài cá nào cũng có thể chung sống hoà bình với nhau. Vì thế cần dựa theo tập tính của cá để lựa chọn những loài nuôi chung với nhau. Bạn có thể tham khảo trước về đặc điểm của các loài cá mình ưa thích, từ đó đưa quyết định lựa chọn phù hợp nhất.

Sau khi đã nắm rõ được những yêu cầu cơ bản trước khi nuôi cá cảnh. Bạn cần trang bị thêm cho mình kỹ thuật nuôi để biết cách chăm sóc cá cảnh cho đúng.

Cách thả cá mới mua vào bể

Nếu bạn mới mua thêm cá thì đừng vội thả vào bể mà cần tách riêng ra một bể nhỏ để theo dõi trước đã. Lý do vì bạn chưa thể biết được những con cá mới có mang theo mầm bệnh, các ký sinh gây ảnh hưởng cho cá có sẵn của mình hay không.

Để cá mới không bị sốc nước thì bạn nên ngâm bịch cá trong bể một lúc. Sau đó mở dần miệng túi để 2 nguồn nước hoà dần vào nhau. Hạ dần miệng túi và kéo dần đáy túi lên để cá trôi vào bể một cách tự nhiên. Không bao giờ được thả cá trực tiếp vào bể vì chúng có thể chết do sự thay đổi đột ngột của môi trường nước.

Thay nước cho bể cá Dinh dưỡng cho cá cảnh

Nhiệt độ nước trong và ngoài bể phải tương đồng, tránh để cá bị sốc nhiệt

Tuỳ theo loại cá cảnh bạn nuôi mà có thể thay 2/3 hoặc ¼ lượng nước trong bể, tránh thay đổi đột ngột

Cần có thời gian biểu thay nước định kỳ và ổn định.

Cách cho cá ăn

Dù bạn nuôi loài cá cảnh nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nên cho chúng ăn một lượng vừa đủ, tránh làm dư thừa gây ảnh hưởng tới chất lượng nước và làm đục bể thuỷ sinh.

Mặc dù cá thấy mồi sẽ đớp ngay nhưng chúng chỉ hấp thụ được một phần mà thôi, còn lại sẽ đào thải ra ngoài nên đừng thấy cá đớp mồi là tưởng chúng đói.

Nên cho cá ăn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.

Tham khảo các loại thức ăn tươi, khô phù hợp với loài cá bạn đang nuôi. Bổ sung và quay vòng thức ăn để cá phát triển toàn diện nhất.

Cho cá ăn còn phải phụ thuộc vào loài cá gì, số lượng cá và kích thước của chúng thì mới có thể cho ăn phù hợp được.

Chỉ cho cá ăn vào giờ cố định để tạo thói quen cho chúng.

Không nên bỏ đói cá quá lâu, nếu bận thì cần nhờ người cho ăn vì cá chỉ có thể nhịn đói tối đa 1 tuần.