Cách Chọn Cá Xiêm Đá Hay / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Cách Tuyển Chọn Cá Xiêm Đá, Betta Chọi

Người ta thường tuyển chọn cá bố mẹ có đuôi ngắn đem về lai tạo ra những con cá đá. Có hai dạng cá bố mẹ, cá bố mẹ tuyển và cá bố mẹ thường.

Cá đá tốt phần lớn do di truyền từ cá xiêm bố mẹ. Để tạo ra cá đá tuyển, người ta tuyển chọn những con cá thắng trận ở trường đấu rồi đem về lai tạo. Việc chọn lựa cá bố mẹ như thế nào phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy luận của nhà lai tạo. Tuy nhiên, cá bố nhất định phải là con cá thắng cuộc ở trường đấu. Còn cá mẹ thường được tuyển chọn từ dòng cá cỏ sức bền và có nhiều cá đực thắng trận.

Cá betta bố mẹ tuyển phải có những đặc điểm sau đây:

Cá xiêm đá, cá betta chọi cần có cơ thể cân đối: cấu trúc cơ thể cân đối là sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận trên cơ thể cá. Cá có cấu trúc cân đói sẽ có lợi thế khi cáp cá và đá độ.

Vảy cứng: vảy được coi như là tấm áo giáp của cá đá. vảy càng cứng thì mức độ bị thương của cá càng ít.

Răng sắc: răng là bộ phận rất quan trọng của cá đá, nó được xem là vũ khí để tấn công đối thủ. Răng của cá càng sắc thì khả năng làm bị thương đối thủ càng nhiều. Có hai loại răng, răng ngắn và răng dài. Cá có răng dài thưòng là cá non. Biểu hiện của loại này là cắn đối thủ ngay từ lúc bắt đầu trận đấu, nhưng thường bỏ cuộc sau 2 giờ đấu. Cá có răng ngắn thường là cá đã trưởng thành. Biểu hiện của loại này là thưòng chỉ cắn đối thủ sau khi đá vài giờ. Cá trưởng thành thì có răng sắc hơn cá non.

Cá đá có cách đá tốt: biết tấn công tập trung vào các vị trí như đuôi, miệng, nắp mang, bụng, mắt. Biết đá đòn tạt ngang, đòn hồi mã và đòn liên hoàn. Ngoài ra còn phải biết phòng vệ tốt.

Chọn lựa cá bố mẹ thường rất đơn giản, chỉ cần lấy bất kỳ con cá đá nào ở trường đấu, hay dùng cá có sẵn để lai tạo ra cá đá con. Đàn cá con có thể nuôi chung trong một bể lớn. Bể có kích thước khoảng 2m 2 có thể nuôi 200 con.

Không phải cứ bố mẹ tốt là tất cả cá con đều tốt, nhưng cá bố mẹ tốt là điểu kiện cần dể có cá con tốt. Phong độ của lứa cá còn phụ thuộc vào độ tuổi của chúng. Có lứa dạt phong độ tốt nhất khi mới được 5 tháng tuổi, có lứa thì 7 – 8 tháng tuổi, thậm chí có lứa hơn 12 tháng tuổi mới trưởng thành. Người lai tạo phải xác định được thời điểm mà cá đạt phong độ cao nhất bằng cách cho lứa này đá thử vói lứa khác nhằm chọn ra những con tốt nhất. Có người lại cho các con cá trong một bầy đá nhau. Việc này được gọi là kiểm tra nội bộ nhằm chọn ra những con cá tốt nhất trong bẩy.

Cá đá dai sức: dai sức là yếu tố đóng vai trò quyết định thắng trận của cá đá. Cá có sức dẽo dai có thể đá với đối thủ giỏi cho đến khi kiệt sức mà không hề bỏ chạy dù bị thương rất nặng.

Kỹ năng đá tốt: Cá có kỹ năng đá tốt là cá có sự khôn khéo để chiến thẳng đối thủ. Những con cá có khả năng học hỏi và thích nghi với lối đá của đối thủ là những con cá thuộc hạng siêu đẳng. Cá có kỹ năng đá tốt có thể tìm ra nhược điểm của đối phương, và nó sẽ tập trung đá vào điểm yếu này cho đến khi đối thủ không thể chịu nổi.

Như vậy, kết hợp các yếu tố trên, người nuôi có thể chọn ra được những con cá tốt nhất để đem huấn luyện và thi đấu.

Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay

Cá đá hay cá chọi là một chi lớn, thường có nhiều màu sắc, là loại cá nước ngọt nhỏ cá chọi có loài cá betta được biết đến nhiều nhất hay chúng còn có tên gọi khác là cá xiêm thái. Vậy cách nuôi cá xiêm đá như thế nào từ khâu chọn giống, cho ăn tới huấn luyện có dễ?

Hướng dẫn cách nuôi cá xiêm đá thú vui của dân chơi cá cảnh Đặc điểm của cá xiêm đá

Là loài cá xiêm đá nhỏ, khác nhau về kích thước có tổng chiều dài từ dưới 2,5 cm đến 12,5 cm. Có khả năng hít thở không khí trong điều kiện oxy thấp như cánh đồng lúa, dòng nước chảy chậm, mương thoát nước hay vũng nước lớn.

Chọn giống cá: Cá đá thường có 3 kiểu cắn cơ bản là cắn vây, căn thân và cắn đầu. Cắn đầu là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy cá nào có phẩm chất này được ưu ái chọn làm giống.

Nuôi theo bầy: Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:

– Thức ăn cho cá: Truyền thống vẫn là bo bo bạn nên học cách nuôi cho bobo cho cá ăn để có nguồn thức ăn đảm bảo cho cá, ngoài ra còn có thể cho cá ăn lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ. – Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no. – Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người. – Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.

Giai đoạn tách bầy: Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.

– Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.

Huấn luyện ép cá xiêm đá

Nuôi cá xiêm đá cho con đực va cái trong 2 cai lọ, để cự bóng với nhau khoảng 1 tuần là thích hợp nhất. Sau khi cự bóng, bắt con đực và con mái bỏ vào.

Kiếm 1 chiếc lá có thể nổi và tạo được 1 khoảng trống bên trong(tức là hơi phồng 1 tí).Bỏ vào bể

Ban đầu, cá đực sẽ dí cá mái cho tới khi cá đực chịu cá mái thi mới thui. Cá đực sẽ về vị trí chiếc lá để tạo tổ bọt. Sau đó, độ chừng 1 ngày sau, cá đực và cá cái sẽ ở trong tổ bọt. Lúc nay lúc cá đực và cá cái sẽ ép nhau. Trứng rơi xuống, sẽ được cá đực và cá cái lượm mang về tổ bọt.

Sau khi ép và lượm trứng xong, cá cái sẽ bị cá đực đuổi ra khỏi tổ bọt, cá cái sẽ nằm ép sát vào 1 góc.Lúc này, ta vớt cá mái ra và để cá đực ở lại nuôi con cho đến khi cá con nở(cho cá cha ăn thường xuyên, nếu thức ăn là trùn chỉ thì nên cho ăn vừa đủ, nếu còn dư ta nên vớt ra ngay để tránh tinh trạng trùn chỉ quấn lấy trứng bi rơi)

Bạn cần chú ý cá xiêm thái cũng được gọi là betta vì thế việc học cách nuôi cá betta sao cho chúng trở thành một chiến binh thực thụ sẽ giúp bạn có những chú cá tuyệt vời để giải trí và những chú cá cưng của bạn sẽ được như ý.

Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Hay Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu

Cá xiêm đá hay còn gọi là cá Betta, một giống cá cảnh có tính hiếu chiến rất cao được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau tại Thái Lan. Chúng là loài cá cảnh thường được nuôi độc lập, có hình dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Bởi vì cá xiêm đá có tính cách hung hăng nên ngoài môi trường tự nhiên chúng thường đánh đuổi đồng loại và một số loài cá khác, chính vì thế mà một số người còn nuôi cá xiêm đá vì mục đích thi đấu. Nếu các bạn đang dự định tuyển cho mình một chú cá chiến để tham gia các giải đấu hay chỉ để làm cảnh thì tối thiểu phải nắm bắt được cách nuôi cá xiêm đá cơ bản nhất mà chúng tôi chia sẽ sau đây.

Cách nuôi cá xiêm đá cho người mới bắt đầu

Không chỉ riêng cá xiêm đá mà hầu hết các loài cá cảnh đều cần một môi trường sống phù hợp. Khi xử lý nước các bạn nên điều chỉnh độ PH trong khoảng 6.8-7.4 ( PH trung tính) và chất nước phải mềm. Bạn cũng không cần quá lo lắng về việc lựa chọn nguồn nước vì cá xiêm đá có thể sống ở bất kỳ nguồn nước ngọt nào, thậm chí là nước sông hay nước giếng. Ngoài ra nhiệt độ môi trường sống cũng là điều các bạn cần phải quan tâm vì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của cá xiêm đá trong môi trường nuôi nhốt. Môi trường sống tốt nhất cho cá xiêm đá thường có nhiệt độ dao động từ 24-30 độ C.

Cách nuôi cá xiêm đá khi mới mua về

Để hạn chế trường hợp cá xiêm đá chết do thay đổi môi trường sống, các bạn cần phải ngâm cả bịch cá vào trong bể nuôi từ 15-30 phút. Việc này khá đơn giản nhưng rất nhiều người nuôi vẫn thường mắc phải sai lầm, công đoạn này sẽ giúp cá làm quen với môi trường sống mới ( Nhiệt độ, độ cừng, nông độ PH,..).

Trong các cách nuôi cá xiêm đá thì yếu tố thức ăn là một trong những điểm quan trọng nhất vì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá xiêm. Trong môi trường hoang dã, cá xiêm thường ăn các loại thức ăn như: bobo, trùng chỉ, cung quăn,… Nhưng khi nuôi trong môi trường nhỏ hẹp như chai, lọ thủy tinh,… chúng ta cần cung cấp thêm một số loại thức ăn khác như: thịt bò xay nhuyễn, tôm, tảo, lục bình,… những loại thực phẩm này sẽ cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cá xiêm đá dễ dàng tồn tại trong môi trường nuôi nhốt.

Ngoài nguồn thực phẩm tươi sống các bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn dạng viên có chứa Astacin, chất này sẽ giúp kích thích tế bào sắc tố làm cho màu sắc của cá xiêm thêm sặc sỡ hơn. Tuy nhiên không nên sử dụng thức ăn dạng hạt thường xuyên mà phải kết hợp một cách hợp lý với thức ăn tươi sống để không làm mất đi bản năng hoang dã của chúng.

Cá xiêm đá là loài cá dễ sinh sản, mỗi lần sinh sản số lượng trứng khá nhiều ( Trung bình khoảng 500-700 trứng). Khả năng thụ tinh cao nên tỷ lể trứng nở cũng khá cao ( Trên 90%), sau sinh sinh sản cá xiêm có thể tái sinh sản trong vòng 10 ngày.

Để nhân giống các bạn cần chuẩn bị sẵn một chiếc bể xi măng nhỏ có kích thước khoảng 50×30 cm. Bể cần được ngâm, rửa sạch sẽ trước khi thả cá vào, bên cạnh đó các bạn chỉ nên đổ vào bể chừng 2.5-3 tấc nước là đủ.

Sau khi bể cá sẵn sàn chúng ta cần phải làm tổ cho cá đẻ. Cách làm tổ cho cá xiêm đẻ khá đơn giản, bạn chỉ cần một ít lá chùm ruột thả vào trong bể để cá trống nhả bọt làm tổ.

Cá trống: Nên chọn những con có thân hình càng lớn càng tốt, vảy dày, vây và đuôi xòe rộng và không có dị tật. Cá trống cần phải hung hăng, ngoài ra nên chọn những chú cá trống nhả bọt liên tục trên mặt nước.

Cá mái: Chọn những con có thân hình lớn, màu sắc đậm và cơ thể không mang những thương tích. Bên cạnh đó các bạn nên hạn chế chọn những con mái quá hiền mà phải hung hăng, không nhút nhát, có biểu hiện phù mang khi thấy cá trống. Đối với cá mái các bạn nên lưu ý thời kỳ sinh sản của chúng, cá mái sắp đẻ phần bụng cung đầy có chứa nhiều trứng vàng ( Phần hậu môn có lòi trứng nhỏ màu trắng). Nếu cá mái chưa có những dấu hiệu này chứng tỏ chúng chưa vào thời kỷ sinh sản.

Theo một số người chơi lâu năm, cá trống và mái có cùng màu sắc thường cho ra đời sau giống với bố mẹ. Nếu chọn trống mái có màu sắc khác nhau thì đời sau sẽ bị lai tạo.

Tiến hành cho cá xiêm sinh sản

Sau khi chọn được cặp giống ưng ý nhất các bạn cho chúng vào 2 chiếc lọ thủy tinh riêng biệt, đặt 2 chiếc lọ thủy tinh vào gần nhau trong 2 ngày để chúng làm quen. Sau đó chúng ta sẽ thả chúng vào trong bể đã chuẩn bị sẵn, trước khi thả vào trong bể sinh sản các bạn nên cho chúng ăn trước thật no để đảm bảo quá trình sinh sản được thuận lợi.

Sau một ngày thả chung, cá trống sẽ bắt đầu làm tổ và rượt đuổi con mái. Thời điểm này màu sắc của cặp cá giống trở nên đen sậm, chúng thường bơi sát nhau và có những biểu hiện thân mật. Khi cá mái sắp đẻ, chúng thường châu miêng lại với cá trống và cuộn tròn trong tổ, lúc này cá mái bắt đầu đẻ hàng loạt trứng và cá trống sẽ thực hiện quá trình thụ tinh. Tính từ thời điểm này cá trống bắt đầu đảm nhiệm vài trò bảo vệ tổ.

Khi đẻ trứng xong cá mái sẽ bơi đến và nằm vào một góc trong bể cá, lúc này các bạn nên vớt cá mái ra nuôi riêng nếu không cá trống sẽ ruột đuổi và cắn chết cá mái. Kể từ lúc tách cá mái khoảng 2 ngày sau trứng sẽ bắt đầu nở, các bạn không nên mở nắp xem thường xuyên cho đến khi chúng được 2-3 ngày tuổi.

Trong vòng 3 ngày đầu tiên, cá xiêm bột hầu như chỉ sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới phần bụng, vì thế giai đoạn này chúng không cần nguồn thức ăn ngoài.

Khi được hơn 3 ngày tuổi, khối noãn hoàng dưới bụng sẽ teo dần rồi từ từ biến mất, điều này có nghĩa là nguồn dinh dưỡng dự trự của chúng đã cạn kiệt. Lúc này là thời điểm chúng cần nguồn thức ăn bên ngoài, thời điểm này kích thước của cá xiêm còn rất nhỏ nên chúng chỉ có thể ăn thảo trùng.

Cách chế biến thảo trùng cho bạn nào chưa biết: Dùng một chén nhựa nhỏ rồi bỏ vào trong đó một ít lá xà lách, thêm nước vào trong chén rồi để trong vòng 3 ngày. Sau 3 ngày bên trong chén sẽ bắt đầu xuất hiện những con thảo trùng rất nhỏ và mắt thường gần như không thể nhìn thấy được.

Khi cá con lớn hơn thì bạn nên bắt đầu cho chúng ăn bobo, con đỏ, rận nước,.. Nguồn thức ăn này sẽ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết giúp cá xiêm phát triển nhanh chóng và giúp cá con hình thành bản năng hoang dã ( Săn bắt mồi). Chỉ nên cho cá con ăn vừa đủ để tránh tình trạng chúng ăn không hết, thức ăn thừa sẽ làm bẩn nước.

Sau khi cá xiêm con được 45 ngày tuổi các bạn đã có thể cho chúng ăn cung quăn, trùng chỉ, trùng muối hay các loại thức ăn dạng viên. Nên thay đổi thức ăn thường xuyên để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích sự thèm ăn của chúng.

*****

Tổng Quan Về Cá Đá Xiêm Hay Plakat Thái

Đây là một tài liệu nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và chuyên sâu nhất mà tôi từng thấy về loài cá đá Xiêm hay còn gọi là Plakat Thái. Điều quan trọng hơn cả là nó được viết bởi một nhà lai tạo cá đá có học thức, người hơn ai hết hiểu rõ về mọi khía cạnh của hoạt động đá cá diễn ra trong cộng đồng đá cá ở Thái Lan. Thật không có gì đáng tin cậy hơn là khi người ta tự tìm hiểu về lịch sử loài cá của chính xứ sở mình.

1- Cá Xiêm là cá lai chứ không phải là loài Betta splendens “thuần chủng” như chúng ta vẫn thường nghe nói. Người ta cho rằng cá Xiêm chính là cá Betta splendens hoang dã được thuần dưỡng lâu đời để đem đi đá cho nên chúng biến đổi cả về hình dáng lẫn màu sắc so với những cá thể hoang dã. Nếu nói vậy thì chúng vẫn “thuần chủng” và có thể được gọi là dòng Betta splendens “thuần dưỡng”. Tuy nhiên, trong quá khứ, người nông dân Thái không hề có khái niệm gì về các loài Betta hoang dã khác nhau, họ chỉ biết có Betta hoang dã và Betta thuần dưỡng cho nên việc người ta lai cá Betta splendens với Betta imbellis hay Betta smaragdina trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của cá đá Xiêm là điều chắc chắn xảy ra. Nên nhớ là cả hai loài Betta splendens (mà ở ta gọi là lia thia mang đỏ) và Betta imbellis (mà ở ta gọi là lia thia mang xanh) đều hiện diện ở miền Trung và Nam Thái Lan và luôn có sự trao đổi cá đá giữa những vùng trên với nhau và cả với vùng Đông Bắc!

Như vậy, những con cá đá được gọi là Xiêm “chính” hay Xiêm “rặt” chẳng qua là những con cá đá thuần dưỡng có cha, mẹ, ông, bà… cũng là cá thuần dưỡng chớ về mặt khoa học chúng không hề là cá “thuần chủng”. Gọi là Xiêm “rặt” để phân biệt với Xiêm “lai” tức cá lai giữa cá thuần dưỡng với cá hoang dã. Mục đích của việc này là để tạo ra những con cá trông giống hệt với cá hoang dã nhưng lại đá dai sức như cá thuần dưỡng. Lai như vậy theo cụ Vương Hồng Sển là “lai biệt dạng” và tác giả người Thái đã chứng minh rằng cá lai 5 đời (12,5% thuần dưỡng và 87,5% hoang dã) trông giống hệt cá hoang dã! Cá Xiêm “lai biệt dạng” có nhiều lợi thế khi tham gia đá độ thể loại “đá cá hoang dã”. Thể loại này ngày nay vẫn còn tồn tại ở miền Đông Bắc Thái Lan. Nó cũng từng xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam nhưng ngày nay không rõ còn ai chơi thể loại này hay không. Ban đầu nó là trò lừa đảo tinh vi nhưng khi ai cũng biết việc này thì người ta không dại gì đem cá hoang đi đá nữa. Điều này dẫn đến hai hậu quả, hoặc thể loại này sẽ bị mai một (như đã xảy ra ở Việt Nam) hoặc người ta chấp nhận đá cá lai một cách công khai (như ở Thái Lan ngày nay).

2- Về những con cá đá mà tác giả gọi là “Fancy Betta” tức cá đá đặc sắc. Chúng là những con cá có vây lớn hơn so với những con cá Xiêm thông thường và được lai tạo từ một dòng cá Betta smaragdina đặc biệt gọi là ghi-ta. Những con ghi-ta sống trong môi trường có nước chảy nên vây của chúng phát triển lớn hơn so với những con cá Betta bình thường khác sống ở ruộng.

Nên nhớ rằng con cá Xiêm cảnh truyền thống của Thái Lan là cá đuôi dài hình e-lip thông thường. Những con cá Xiêm cảnh hiện đại đuôi rất đẹp như đuôi bán nguyệt (halfmoon), đuôi kép (doubletail) hay đuôi tưa (crowntail) đều được lai tạo bên ngoài Thái Lan. Như vậy “Fancy Betta” được coi như là một thành tựu mới của người Thái theo hướng phát triển cá Xiêm cảnh.

Gần đây, những con cá được gọi là Halfmoon Plakat tuyệt đẹp và được đa số mọi người ưa chuộng bao gồm hai loại. Loại thứ nhất được lai tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng giữa Halfmoon và Plakat, đây mới đích thực là Halfmoon Plakat. Còn loại thứ hai chính là… “Fancy Betta” (ở ta hay gọi là Plakat) mà một số người chơi cá cảnh chuyên nghiệp không coi chúng là Halfmoon Plakat đích thực. Chúng có cái đuôi hình con át bích (chóp đuôi nhọn) được di truyền từ cá ghi-ta và số lượng tia đuôi chỉ có 2 trong khi ở con Halfmoon Plakat đích thực thì vây đuôi tròn hơn và tia đuôi thường là 4 hay nhiều hơn. Ở Halfmoon, số lượng tia đuôi càng nhiều càng tốt vì chúng hỗ trợ và làm cho đuôi được vững chắc, giảm thiểu nguy cơ cá không thể giương đuôi lên được khi nó trưởng thành. Tuy nhiên ở cá có nguồn gốc hoang dã, điều này không bao giờ là một vấn đề cần phải quan tâm. Cách phân biệt như vậy chỉ áp dụng cho các cuộc triển lãm cá và lai tạo chớ giá cả thực tế thì có khi con “Fancy Betta” còn mắc hơn.

3- Về cách cáp cá, cách quan sát từ phía trên ở Việt Nam có vẻ còn thiếu sót khi bỏ qua yếu tố độ rộng của thân và gốc đuôi mà chúng cũng đóng vai trò quyết định trong việc thắng hay bại. Tác giả thấy nhiều trận đấu mà hai con tuy dài và dày như nhau nhưng qua con mắt của ông thì một trong hai con đã “lớn hơn” con kia rồi, và vì vậy nó thắng dễ dàng. Người ta thường bao lọ bằng giấy lấy lý do để khỏi làm cá sợ. Lý do này có vẻ không chính đáng vì người Thái vẫn quan sát cá từ mặt bên mà không hề có vấn đề gì. Mặt khác, theo mô tả của cụ Vương Hồng Sển trong bài “Thú chơi cá thia thia” thì hồi đầu thế kỷ người ta cáp cá bằng cách quan sát cả từ phía trên lẫn từ mặt bên. Quan sát từ phía trên thì phải để ý độ sâu của lọ nuôi vì cá nằm sâu dưới đáy trông có vẻ nhỏ đi. Quan sát từ mặt bên thì coi chừng loại lọ thủy tinh làm cá nhỏ đi khi nhìn từ bên ngoài vào. Những vấn đề này sẽ không xảy ra nếu như cộng đồng đá cá quy định loại lọ tiêu chuẩn dùng để nuôi cá đá. Ở Thái Lan họ sử dụng loại lọ sản xuất riêng để nuôi cá đá còn ở Việt Nam thì tôi không rõ lắm, có lẽ còn tùy vào loại lọ sẵn có ở mỗi địa phương.

Huấn Luyện , Luyện Tập Cá Betta , Cá Xiêm Đá Hay

Dàn đồ nghề cần chuẩn bị: – Nước sạch phơi ngoài trời 03 ngày – Keo quần cá( mực nước 15cm ), … – Hũ xuống cá bằng đất sét nung, càng to càng tốt, mực nước từ 20-30cm. – Muối hột bão hoà: bán ngoài chợ 5k/01kg . – Rong, bèo cho vào hũ xuống cá. – Lá bàng rụng , rửa sạch đem phơi khô.

** Bước 01 : giai đoạn ra riêng cá (01 tuần ) – Cá mới tách bầy, về cho vào hũ xuống cá 03 ngày cho cá khoẻ (nước sạch chuẩn bị trước , cho vào ít rong ). – Sáng ngày thứ tư cho lên keo để cá tỉnh táo, mực nước khoảng 15cm, nhỏ vào 2-3 viên muối hột nhỏ . chiều cho xuống hũ lại. – Cho nghỉ 03 ngày nữa. -Trong thời gian này,cũng như thời gian cá xuống hũ ,ngày cho ăn ngày 01 lần ( khoảng 10 con lăng quăng).

*** Bước 02 :Giai đoạn kỳ hũ (01 tuần /01 kỳ) – Kỳ 01 :Bạn chia keo quần cá thành 4 phần nước theo chiều cao. * ngày cn:- Sáng ,cho cá vào keo với mực nước 5cm, 2-3 hạt muối hột, mảnh lá bàng bằng 02 đốt tay giữa.Chặn hoàn toàn. – Chiều , cho phùng 15p,chăn lại. * T2 – Châm thêm nước lên mực nước 7cm. Cho phùng kè sáng 30p, chiều 1h. * T3 : Châm thêm nước lên mực nước 10cm. Cho phùng kè sáng 30p, chiều 1h. T4]: Châm thêm nước lên mực nước 15cm. Cho phùng kè sáng 1h, chiều 2h. Chiều T4 cho cá xuống hũ nghỉ ngơi đến sáng Cn lên nuôi tiếp kỳ 02. Trong thời gian cá trên keo quần, cho ăn ngày 02 lần, mỗi lần khoảng 20 con LQ. Trong thời gian nghỉ phùng kè, các bạn cho phùng mé keo để cá lúc nào cũng sung.

**** Kỳ 02 : xong kỳ này, nếu cá bạn tốt ,nở nang, sung mãn, bạn có thể cho ra chiến được. :- Sáng CN ,cho cá vào keo với mực nước 7cm, nhỏ 2-3 hạt muối hột, mảnh lá bàng bằng 02 đốt tay giữa.Chặn hoàn toàn. Nhớ thay nước dưới hũ, vẫn cho rong vào. – Chiều , cho phùng 15p,chăn lại. * T2 : Không châm nước. Cho phùng kè sáng 30p, chiều 1h. * T3 : Châm thêm nước lên mực nước chúng tôi phùng kè sáng 1h, chiều 2h. * T4 : Châm thêm nước lên mực nước 15cm .Cho phùng kè sáng 1h, chiều 2h. Chiều T4 cho cá xuống hũ nghỉ ngơi. Trong thời gian cá trên keo quần, cho ăn ngày 02 lần, mỗi lần khoảng 20 con lăng quăng).Trong thời gian nghỉ phùng kè, các bạn cho phùng mé keo để cá lúc nào cũng sung.

**** Nếu bạn chưa hài lòng có thể nuôi tiếp kỳ thứ 03 (giống như kỳ 02)

Bước 03 : chuẩn bị cho cá ra chiến trường (đứng chai) – 01 ngày trước khi đá, bạn cho cá ăn vào buổi sáng (5-10 con lăng quăng). – Chiều 04h, bạn cho cá vào keo, mực nước 5cm, nhỏ 01 giọt muối. Nếu mùa lạnh thì bạn cho cá lên keo vào buối trưa. – 5h30 bạn bỏ keo vào nơi yên tĩnh, không ánh sáng cho cá ngủ. – Sáng hôm sau, bạn cho cá ra ngoài khoảng 30p. Sau đó cho phùng khoảng 3p cho cá tỉnh táo, lấy lại màu sắc là có thể đem đi chiến.