Các Loại Cá Cảnh Phổ Biến Ở Việt Nam / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Các Loại Cá Cảnh Được Nuôi Phổ Biến Tại Việt Nam

Thị trường cá cảnh ở Việt Nam vô cùng sôi động và phong phú với hàng trăm chủng loại cá khác nhau. Vì vậy, với những người chưa có nhiều kinh nghiệm mua cá cảnh thì rất khó chọn lựa. Blog cá cảnh sẽ gợi ý các loại cá cảnh phổ biến được nuôi trong bể cá cảnh ở Việt Nam, là những loại có màu sắc đẹp và dễ nuôi để bạn có thể chăm sóc tốt cho cá phát triển khỏe mạnh.

Nên tham khảo bài viết:

Cá vàng là loại cá có kích thước nhỏ, được nuôi rất nhiều hiện nay, kích thước bình quân là chưa đến 10cm, và tối đa chỉ khoảng 20cm. Tuổi thọ thường thấy của cá vàng là 6-8 năm, có con sống được đến hơn 20 năm nhưng rất hiếm. Có các loại cá vàng phổ biến như là cá đầu sư tử, cá hình trứng, cá hình cầu mắt rồng, cá ngũ hoa mắt rồng….

Xét về hình dáng, hầu hết cá vàng đều có đặc điểm chung là thân tròn, ngắn, bụng mập có hình cầu, eo nhỏ, đuôi nhỏ. Màu sắc cá vàng có thể thay đổi đa dạng từ đen, đỏ, vàng, trắng…, tùy theo phổ ánh sáng của bể cá. Nếu bể hơi tối và thiếu ánh sáng, cá sẽ có màu nhạt hơn, theo thời gian có thể bị mất màu. Khi cung cấp đủ ánh sáng, cá có màu sắc rực rỡ, vui tươi hơn.

Cá vàng có giá rất rẻ, thích hợp với hầu hết độ tuổi người chơi, từ học sinh sinh viên đến người lao động, chỉ khoảng 8000 đến 10.000 một con.

Cá betta rất được yêu thích vì mang vẻ đẹp vô cùng nổi bật, nhiều màu sắc rực rỡ, thân có lớp sắc tố trắng đục dày. Vậy ở đuôi, lưng, vậy hậu môn, vậy bơi xòe to, mang đa dạng sắc thái màu bắt mắt như tím, đỏ, vàng, cam, xanh….

Cá betta còn có nhiều tên gọi khác: Cá chọi, xiêm rồng, phướn, thia xiêm. Tuổi thọ trung bình của cá betta khá ngắn, chỉ khoảng 2 – 3 năm, có một số hiếm thọ được 20 năm, nhưng thời điểm 1 năm đầu là cá betta khỏe nhất, đẹp rực rỡ nhất. Giá của cá betta tùy thuộc vào màu sắc, kích thước, độ dài vây nên rất phong phú. Những con cá betta thông thường chỉ từ 7000 đến vài chục ngàn. Có loại là vài trăm ngàn hoặc thậm chí là cả triệu mỗi con.

Cá rồng là một trong những loại cá sơ khai nhất, không có nhiều tiến hóa từ thời khủng long cho đến bây giờ. Cá rồng có thân dài, hẹp, đầu hình dao bầu, chóp có cặp râu, vảy to. Cá rồng sống trong môi trường nước ấm, từ 23 – 30 độ C, độ PH từ 6 – 7, nên thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.

Đây là loại được giới mê cá cảnh rất tôn sùng về cả vẻ đẹp sang trọng và ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Có nhiều loại cá rồng như Kim Long, Huyết Long, Ngân Long, Thanh Long…..Cá rồng thuộc phân khúc cao cấp, được người chơi mua không chỉ để làm đẹp cho không gian mà còn để thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp. Do đó mà giá cá rồng rẻ nhất là 400.000 – 500.000 mỗi con, có loại vài triệu hoặc thậm chí là gần 20 triệu mỗi con.

Bắt đầu từ năm 2000, cá La Hán được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Cá La Hán có hình dáng mạnh mẽ, màu sắc sặc sỡ, đầu hơi gù lên như ông tiên nên được gọi là cá La Hán. Cá có đầu càng to, màu càng rực rỡ, vậy càng dài thì sẽ có giá trị càng cao.

Cá La Hán có sức khỏe tốt, tuổi thọ cao hơn nhiều loại cá khác, ít nhất là 10 năm tuổi. Nhiệt độ thích hợp là từ 26 – 30 độ C, PH của nước từ 5 – 7. Tuy nhiên, cá La Hán có tính hiếu chiến và khá hung dữ nên không thường được nuôi chung với những loại khác, nếu muốn nuôi thì phải làm kính ngăn bể cá cảnh ra.

Mỗi loại cá La Hán sẽ có giá khác nhau, thường thì từ vài trăm ngàn đến hơn 1 triệu mỗi con tùy kích thước. Có một số loại cá La Hán đặc biệt như La Hán King Kamfa là loại đắt nhất, khoảng 3 – 10 triệu mỗi con.

Ngoài các loại trên, vẫn còn nhiều loại cá cảnh phổ biến hiện nay ở Việt Nam rất được yêu thích. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế và đặc biệt là loại hồ cá cảnh mà khách hàng chọn lựa loại thích hợp với gia đình mình để vừa làm đẹp cho không gian, vừa mang nhiều ý nghĩa giá trị khác.

10 Loại Cá Cảnh Đẹp Phổ Biến Nhất Tại Việt Nam ⋆ Topreview.vn

Cá bảy màu thường có 2 loại:

Loại 1: Cá bảy màu thường, có một vây đuôi, thân nhỏ vừa phải và có thể có vài tên gọi khác là: cá công, cá mây chiều, cá bảy màu Endler.

Loại 2: Cá bảy màu có thân và đuôi to, ngoại nhập và thường được gọi là: cá hồ lan, cá hà lan, cá hòa lan.

Ngoài ra còn có một loại gọi là cá bảy màu rừng, thân và đuôi rất nhỏ tuy nhiên có nhiều đốm màu sắc rất rực và óng ánh đẹp mắt. Loại cá này được bắt tại các sông suối tự nhiên đem về nuôi.

Cá bảy màu là một loài cá nhiệt đới được nhiều người Việt Nam ưa chuộng nhất. Bởi giá rẻ, chúng sinh sản nhanh và rất dễ nuôi. Để nuôi loài cá bảy màu rất đơn giản và dễ dàng, chỉ cần thả chúng vào một môi trường nước sạch, hơi kiềm và cho ăn 2 lần/ngày. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian cho loại cá bảy màu này ăn thường xuyên, chúng vẫn có thể tự sinh sống khoảng một thời gian.

Cá vàng là một loài cá cảnh nước ngọt đã xuất hiện khá lâu ở nước Việt Nam chúng ta và được khá nhiều người ưa chuộngg. Đây là một trong những loài cá đáng yêu và dễ thương nhất Việt Nam. Cá vàng đã gây ấn tượng cho nhiều người bởi bộ vây đuôi như chiếc váy lộng lẫy sắc màu.

Cá vàng có thể sống tối ưu 20 năm, nhưng đa số loại được nuôi trong nhà thì chỉ sống được từ 6-8 năm, vì phải sống trong điều kiện không tối ưu ( ví dụ như sống trong một bể cá thủy tinh hình vuông). Chú cá vàng sống lâu nhất được ghi vào sách, tới thời điểm này có độ tuổi là 49 năm.

#3. Cá đuôi kiếm

Cá đuôi kiếm là một trong những loài cá dễ nuôi và nhanh sinh sản, phát triển mạnh mẽ có thể bằng với loài cá bảy màu. Mọi người thường gọi chúng là cá đuôi kiếm, vì đuôi của chúng dài và nhọn như một thanh kiếm. Đuôi của chúng thích hợp nuôi ở những nước có tính kiềm thấp.

Cá đuôi kiếm có một tính cách hòa đồng, hiền lành nên chúng có thể sống với các loài cá khác chung một bể thủy sinh. Tuy nhiên, những con cá đực lại có một tính cách thích gây sự với những loài cá khác để giành cá cái, vì vậy chúng nên nuôi những loài cá cái để có thể nuôi được nhiều loài cá hơn. Cá đuôi kiếm chỉ sống vào một điều kiện môi trường nhất định nào đó. Chúng có thể sống khỏe mạnh từ 5-7 năm, nếu chăm sóc đầy đủ thì cá đuôi kiếm sẽ có thể sống đầy đủ dinh dưỡng.

#4. Cá thần tiên

Đây là một loài cá sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, sống bầy đàn và thường bơi theo chiều dọc. Cá thần tiên thích ăn những thức món có dạng mảnh nhưng vẫn có thể ăn được ấu trùng, sâu, côn trùng … Có rất nhiều loại cá thần tiên, nhưng trong đó có một số loại được rất nhiều người ưa chuộng như: Cá thần tiên sọc đen, cá thần tiên kim sa vàng, cá thần tiên đen, cá thần tiên trắng, cá thần tiên Albino…

Bể nuôi cá thần tiên nên là những bể cá rộng rãi và phải đặt ở những nơi yên tĩnh, thoáng mát, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng, mưa. Bể cũng phải được sục khí thường xuyên để đảm bảo oxy cho loài cá. Mỗi tuần, bạn hãy thay 1/4 lượng nước trong bể và nước thay phải là nước cũ.

#5. Cá lau kiếng cảnh

Cá lau kiếng còn có một vài cái tên khác là: Cá chùi kiếng, cá tỳ bà, cá dọn bể. Tuy chúng có một thân hình xấu xí, nhưng chúng không thể thiếu trong những bể thủy sinh của các bạn. Chúng thường bám vào những bề mặt kính, dưới đáy hoặc sống trong hang. Thức ăn chủ yếu của loài cá lau kiếng là rong rêu, tảo và các thức ăn thừa. Tuy vậy, bạn nên nuôi 1-2 con để có thể giúp cho bể thủy sinh của bạn đa dạng và chúng sẽ giúp loại bỏ các tạp chất,thức ăn thừa tránh làm ô nhiễm bể cá.

Cá lau kiếng rất dễ nuôi, hoạt động về đêm, dễ thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Chúng cũng có thể ăn những thức ăn của các loài cá khác.

#6. Cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn thuộc họ cá chép (Cyprinidae), thường sống chủ yếu ở Đông Ấn Độ, Bănglađét, Sri – Lanka. Chúng có một thân hình mỏng và dẹt, thức ăn chủ yếu là: giun, động vật thân giáp, côn trùng….

Giống cá ngựa vằn cái lại lớn, bụng tròn hơn cá đực. Lưng của chúng sở hữu một màu oliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét của hông là đặc trưng nhất của cả cơ thể chúng. Ở giống cá vằn đực, màu da là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải dài khắp chiều dài cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Vây lưng có màu ôliu, viền trắng lam, nhưng các vây ngực và vây bụng lại không có màu. Khe mang có những vệt màu lam hơi khó phân biệt. Đầu mõm và bụng lại mang một màu trắng bạc óng ánh.

Cá mún còn có một số cái tên khác là: cá Hà Lan, Hột lựu, Mún lùn, Hồng mi… Giống cá này là một trong những loài cá khỏe và dễ nuôi nhất. Chú mún này tuy không có màu sắc sặc sỡ hoặc bộ vây, đuôi xèo. Nhưng cá này vẫn có một thu hút đặc biệt, bởi thân hình khỏe khoắn và mạnh mẽ. Chúng ăn những món như: thức ăn thực vật, trùng chỉ, côn trùng, thức ăn tổng hợp…

Cá mún được phổ biến ở nước ta và được nhiều dân chơi cá ưa thích. Tuy là loài cá dễ sống, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách thì cá mún sẽ không thể phát triển toàn thiện. Nhiệt độ chênh lệch giữa trong bể và ngoài không được cách nhau quá 5 độ C. Vì nhiệt quá cao là tác nhân gây ra bệnh nấm trắng ở loài cá này. Thực tế, nhiệt độ tăng sẽ không gây tác hại nhiều bằng nhiệt độ giảm đối với loài cá mún.

Cá xiêm còn có một vài cái tên khác là: cá lia thia xiêm, cá chọi,…. Cá xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan. Chúng thu hút mọi người nhờ một bộ vây xòe sặc sỡ và thân hình nhiều màu. Cá xiêm được dùng nuôi làm cá cảnh, hoặc thuần hóa để phục vụ cho những trận đấu ( chọi).

Cá Tứ Vân được tìm thấy nhiều nơi trên Châu Á và có một cái tên khoa học là: Puntius tetrazona thuộc họ cá chép. Đây là loài cá nhập nội vào thập niên 70, được nhân giống và trở nên phổ biến. Chúng có kích thước khoảng từ 4cm-10cm. Khi trưởng thành, cách phân biệt giới tính sẽ dựa vào kích thước và vây lưng, cá đực thường nhỏ hơn cá cái cùng tuổi, cá cái bụng tròn hơn và vây lưng đen.

Từ 6-7 tuần tuổi Cá Tứ Vân đã bắt đầu sinh sản, cá để trứng và thường ở trong những cây thủy sinh. Chúng nhanh nhẹn, nên thường sống ở những tầng giữa. Cá Tứ Vân có thể nuôi chung với những loài cá khác cùng một bể thủy sinh. Nhưng do bản tính thích rỉa vây của những loài cá khác, nên không nên nuôi chúng với những chú cá có vây như: cá xiêm, cá vàng,….

#10. Cá cầu vồng

Cá cầu vồng quả thật là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang tìm mua cá cảnh. Đúng như tên gọi của nó, màu sắc của loài ca này vô cùng sặc sỡ. Chúng có màu bạc và nổi bật với các dải màu đỏ và xanh.

Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau. Cá cầu vồng giống đực hấp dẫn hơn cá cái. Chúng thân thiện và hoạt động với nhóm từ ba đến năm con.

Các Loại Cá Cảnh Ăn Mồi Ở Việt Nam

Chơi cá cảnh để ngắm không còn là thú vui xa lạ đối với nhiều gia đình. Hiện nay, có nhiều dân chơi còn thích sở hữu những chú cảnh thiện chiến, trình diễn kỹ năng săn mồi của mình ngay trước mắt. Cảnh chúng đớp mối khá thú vị, thể hiện bản năng và sự mạnh mẽ. Nếu bạn là tuýp người chơi như vậy thì hãy cập nhật danh sách các loại cá cảnh ăn mồi ở Việt Nam.

1. Cá rồng

Đứng đầu danh sách cá săn mồi, thích ăn đớp con mồi tươi mà sở hữu vẻ đẹp vô cùng tráng lệ đó là cá rồng, đặc biệt là những chú cá rồng Huyết long, kim long. Chúng nổi tiếng với những chiếc vảy to đều như vảy rồng, màu đỏ tươi hoặc lóng lánh như vàng và có kích thước lớn. Bạn sẽ thích thú khi chúng phóng lên mặt nước xơi gọn con mồi như sâu, gián, dế…

Ngoài tự nhiên cá hổ được mệnh danh là sát thủ săn mồi. Trong thế giới cá cảnh, cá hổ cảnh sở hữu những sọc đen lớn và những hoa văn trên cơ thể, kích thước lớn khoảng 65cm. Sở thích của chúng là thích ẩn nấp để săn mồi.

3. Cá axolotl

Cá axolotl hay còn gọi là kỳ nhông 6 sừng có hình dáng khá kỳ dị nhưng đẹp mắt khi nuôi trong bể cá cảnh. Chúng được ưa chuộng vì thân hình lạ mắt, là loại ăn thịt, thích ăn côn trùng, sâu và những loài cá cảnh khác. Do vậy bạn hãy thận trọng khi nuôi chung vì chúng có thể xơi tái bạn cùng phòng.

4. Cá la hán

Dân chơi cá cảnh săn mồi thì không thể thiếu danh sách cá la hán. Chúng là loại thiện chiến nhất vì có thể săn bắt cứ con mồi nào động đậy, kể cả cá nuôi chung. Hầu hết người chơi chỉ có thể nuôi riêng mình nó một bể để tránh làm thất thoát cá cảnh khác và cung cấp con mồi cho chúng ăn.

Loại cá này có đặc điểm khá đặc biệt, màu sắc đa dạng, sặc sỡ và có một cái bướu nhô lên trên đỉnh đầu.

Kinh nghiệm nuôi cá săn mồi

Nuôi cá săn mồi khá dễ vì chúng ăn tạp, dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn tươi sống. Tuy nhiên, với đặc điểm săn mồi như vậy nên khi nuôi chung với cá cảnh khác người chơi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn để tránh chúng xâm hại những con cá nhỏ hơn, yếu hơn.

Thiết kế bể cá cảnh với những con cá hung dữ, kích thước lớn thì cần phải thật lớn để chúng sống thoải mái, không phải tranh dành lãnh địa với nhau. Với loại cá quá hung dữ như cá la hán thì nên chấp nhận để mình nó một giang sơn.

Các Loại Cá Rồng Phổ Biến Hiện Nay

Cá rồng được xếp vào danh sách các loại cá cảnh hàng đầu trong thế giới cá cảnh. Bởi loài cá này có một vẻ đẹp mê hồn, có thể khiến cho biết bao người trong giới cá cảnh phải mê mệt với vẻ đẹp của nó. Hơn nữa, đây còn là loài cá có sức ảnh hưởng về phong thủy cực kỳ lớn. Do đó, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh hồ cá rồng trong nhiều ngôi nhà hiện đại ngày nay.

Đôi nét về loài cá rồng

Cá rồng là một loài cá nước ngọt, thích hợp với môi trường nước ấm, khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ từ 23 đến 30 độ C. Cá rồng là loài bơi gần mặt nước và là loài cá có tính khí rất hung hăng, mạnh mẽ và có khả năng nhảy tung lên khỏi mặt nước rất cao. Do đó khi nuôi, các hồ cá rồng cần có nắp đậy để tránh trường hợp chúng nhảy ra khỏi hồ.

Các loại cá rồng ngày nay được nuôi để làm cá cảnh là chủ yếu, nhưng đa số đều là cá ở thế hệ F2, nghĩa là số lượng cá rồng sơ khai hiện nay còn rất ít, thuộc hàng rất hiếm. Cá rồng toát lên vẻ đẹp của họ nhà rồng, vảy của chúng to và ánh màu rất đẹp.

Cá rồng ngày nay không chỉ nuôi để trang trí, làm cảnh mà chúng còn có một ý nghĩa phong thủy to lớn. Tất cả mọi người đều tin tưởng rằng, nuôi cá rồng mang lại sự may mắn, hưng thịnh và tài lộc đến cho gia chủ, chính vì vậy mà cá rồng luôn là loài cá được mọi người yêu thích và nâng niu.

Theo như yếu tố phong thủy thì hồ cá rồng là Phong, nước trong hồ là Thủy, cá rồng là Tài, ba chữ này tạo nên Đại Phúc, giúp cho chủ nhân của hồ cá luôn nhận được phú quý, tài lộc.

Phân loại cá rồng

Cá rồng Châu Á hiện nay được chia thành 4 loại, mỗi loại chúng sẽ có màu sắc khác nhau.

Đây là cái tên gọi phổ biến nhất, nhưng ở loại này, kim long quả bối còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Đài Bắc Thanh Hoàng Long, Lưỡi xương rồng Mã Lai, Vàng của Mã, v.v… Lý do chúng có nhiều tên như vậy đó chính là vì loại cá này được tìm thấy trên nhiều vùng lãnh thỗ của Malaysia.

Kim long quả bối còn được chia làm nhiều màu nền của vảy cá khác nhau như nền xanh, nền tím, nền vàng, nền bạc, nền xanh lục. Đặc biệt là nền vàng có vảy của chúng màu vàng 24K, thật sự chói lóa và óng ánh trong suốt từ viền cho đến tâm vảy.

Là một chủng loại của cá rồng, huyết long là loại cá rồng châu á có màu đỏ. Huyết long là loài cá rồng phổ biến nhất trong tất cả các loại cá rồng bởi chúng có màu sắc bắt mắt, nổi bật cùng với giá thành rẻ hơn Kim long quả bối.

Loài này của cá rồng gần như đã tuyệt chủng bởi sự săn bắt bừa bãi của mọi người, nhu cầu bắt cao nhưng lại không có ý thức nuôi dưỡng, sinh sản và cấy giống đã dẫn đến tình trạng tuyệt chúng của Thanh long.

Thanh long có màu vảy là xanh lục hoặc xanh lục xám, phần đuôi có màu xanh lục hoặc sọc xám. Do có màu sắc không quá nổi bật nên loài này có giá trị rẻ nhất trong tất cả các loại cá rồng châu á hiện nay.

Kim long hồng vĩ có lưng và 1/3 vây lưng sậm màu, phần còn lại của vây lưng, vây ở đuôi và phần vây sau cùng có màu hanh đỏ hoặc nâu. Một con trưởng thành có kích thước từ 24cm – 34cm. Khi còn nhỏ, loài Kim long hồng vĩ có màu hơi ửng vàng, nhưng khi trưởng thành thì chúng có màu vàng sậm hơn.

Mặc dù cũng gần tương tự như Kim long quả bối, nhưng Kim long hồng vĩ lại có giá thành rẻ hơn bởi vì màu vàng của Kim long hồng vĩ không sáng và chói lóa như màu vàng của Kim long quả bối. Khi nuôi Kim long hồng vĩ thì một hồ cá rồng chỉ nên nuôi một con, bởi loài Kim long hồng vĩ rất hung dữ, không nên nuôi nhiều con chung một hồ sẽ dẫn đến tình trạng chúng cắn lẫn nhau.