Các Loài Cá Cảnh Nhỏ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

5 Loài Cá Cảnh Nhỏ Họ Tetra Phổ Biến Nhất

Tetra là loài cá cảnh nhỏ nổi tiếng sống theo bầy đàn ở các hồ thủy sinh nước ngọt. Cá tetra rất phổ biến và bao gồm nhiều loại. Chúng được người nuôi cá cảnh ưa chuộng vì đa số những chú cá thuộc loài này rất năng động, hoạt động tích cực và nhiều màu sắc. Đặt biệt, đây là loài cá hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác tạo nên sự phong phú cho bể nuôi của bạn.

Loài cá tetra được cho là rẻ tiền, thân thiện, dễ ăn và dễ chăm sóc. Với giá dao động từ 5.000 đến 200.000đ một con tùy theo kích thước và chủng loại cá bạn cần, nếu bạn đang sống ở nước ngoài thì dao động từ $2 – $10 một con. Bạn sẽ chỉ mất dưới 200.000đ để có một bể cá xinh xắn với giống cá cảnh này.

Để có thể chọn cho bể cá cảnh của mình những chú cá tetra phù hợp sau đây Sudo Cá Cảnh xin đưa một số thông tin về 5 loại cá Tetra phổ biến nhất hiện nay.

Danh sách 1. Cá Neon Xanh (Neon Tetra) 2. Neon Vua (Cardinal Tetra) 3. Cá Hồng Nhung (SerpeaTetra) 4. Cá Cánh Buồm Kim Cương (Diamond Tetra) 5. Cá Hồng Đăng (Glowlight Tetra)

1. Cá Neon Xanh – Neon thông thường (Neon Tetra)

Cá neon còn có tên khoa học là Paracheirodon innesi có nguồn gốc từ vùng Amazon ở Nam Mỹ. Chúng là loài cá cảnh ăn tạp nhưng rất hiền lành có thể sống chung với nhiều loài cá khác. Chúng là sự kết hợp tuyệt vời của nhiều màu sắc như đỏ, trắng, xanh, bạc và đen.

Một chú cá tetra có tuổi thọ rất cao chúng có thể sống từ 5 đến 10 năm! Bể thủy sinh với nhiều loại thực vật sống thực sự sẽ trở thành nơi lý tưởng để những chú cá neon có thể phát triển một cách khỏe mạnh, loài cá này rất thích có nơi để trú ẩn.

Chúng thích được sống theo đàn, và sẽ chỉ phát triển dài khoảng 2,5 cm (1,5 inch), bạn nên mua chúng theo nhóm 5 con nuôi cho bể thủy sinh 38 lít nước (10 gallon) và nhóm 10 đến 12 con cho một bể 209 lít (55 gallon). Nếu bạn nuôi quá nhiều cá neon trong bể cùng một lúc, chúng có thể nhảy ra ngoài và các mầm bệnh có thể xuất hiện.

Kích thước bể: 38 lít PH: 6,5 – 7 Nhiệt độ: 23-26ºC Thực phẩm: Trùn đất, bột viên, tôm khô…

2. Cá Neon Vua – Neon Đỏ (Cardinal Tetra)

Neon vua có tên khoa học là Paracheirodon axelrodi. Màu sắc rực rỡ của loài cá này làm cho nó trở thành một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất, nhưng điều quan trọng bạn phải biết rằng neon vua không phải là một trong những loài cá tetra dễ chăm sóc.

Chúng rất nhạy cảm với những thay đổi hóa học trong nước. Bạn nên sử dụng bộ lọc nước bể cá hiệu quả và và không nên đưa cá vào những để thủy sinh mới nên đợi cho đến khi hệ thống sử lý nước của bạn hoạt động ổn định và xem xét các thông số thông số nước hiện tại trong bể đã phù hợp hay chưa. (Đây nên làm một bản ghi chú các thông số nước qua các đợt kiểm tra!)

Bạn sẽ cần nước mềm, điều kiện hơi chua và một bể thủy sinh với thảm thực vật tươi tốt để làm nơi trú ẩn cho những chú cá cảnh này.

Điều đó có nghĩa rằng chúng rất đáng để bạn tiết kiệm tiền để mua một đàn cá thay vì mua chúng với số lượng ít vì nếu chỉ có từ 1 đến 3 con trong bể sẽ có xu hướng ẩn nấp, chúng ta chỉ thật sự thấy được sức mạnh và vẻ đẹp của loài cá neon vua khi chúng sống trong một nhóm, đây là loài cá sống theo đàn.

Phần lớn loài cá cảnh này được chào bán đều được đánh bắt từ tự nhiên và có tính cộng đồng cao. Là một loài cá cộng đồng với kích thước chỉ đạt 3cm và có thể bị ăn thịt bởi những loài cá lớn hơn vì vậy bạn nên nuôi chúng với những loài cá cảnh ưa chuộng hòa bình khác.

Kích thước bể: 38 lít PH: 4 – 7 Nhiệt độ: 21-26ºC Thực phẩm: rau luộc, côn trùng nhỏ, bo bo..

3. Cá Hồng Nhung (Serpea Tetra)

Cá hồng nhung có tên khoa học là Hyphessobrycon equesSerpae loài cá này có màu đỏ trong suốt rất đẹp. Chúng cũng thường được gọi với những cái tên khác như là hồng tử kỳ hay tetra máu.

Chúng sống tốt trong môi trường nước mềm, trung tính đến hơi chua. Loài cá này có kích thước không quá 5 cm và được lai thành nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như người anh em dài vây của chúng. Những chú cá này có sẵn trong các cửa hàng cá cảnh, sinh vật cảnh ở các tỉnh và thành phố.

Bạn hãy nuôi chúng với số lượng từ 5 đến 6 con hoặc nhiều hơn nhiều. Giống như hầu hết các loài cá họ tetras, những chú cá này sẽ hoạt động tốt hơn trong bể thủy sinh có thảm thực vật tươi tốt để chúng có thể ẩn mình.

Một nhược điểm nhỏ của việc nuôi cá hồng nhung là chúng được biết đến là loài chuyên cắn vây các loài cá khác. Nếu nuôi chúng trong một hồ thuỷ sinh lớn và theo một nhóm, chúng sẽ không cắn các loài cá khác quá nhiều.

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc sở hữu cá hồng nhung, bạn sẽ tuyệt đối không nên nuôi chúng với các loài cá có vây chảy dài.

Kích thước bể: 38 lít PH: 5,0 – 7,8 Nhiệt độ: 22-26ºC Thực phẩm: tôm tép, Spirulina (để giúp tăng màu sắc của chúng)

4. Cá Cánh Buồm Kim Cương (Diamond Tetra)

Cá cánh buồm kim cương có tên khoa học là Moemkhausia pitteri, loài cá này rất năng động và chúng không có xu hướng theo đuổi hoặc cắn vào bất kỳ loài cá nào khác. Chúng là một loài cá tuyệt đẹp bởi bộ vảy có khả năng phát sáng lấp lánh ánh bạc.

Vảy của những chú cá này phát sáng lấp lánh như kim cương có thể là màu xanh lá cây, vàng, cam, bạc và tím trên toàn bộ cơ thể của chúng. Nhưng bạn chỉ có thể được vẻ đẹp này khi chúng đã thật sự trưởng thành, vì vậy bạn có thể phải kiên nhẫn trong một thời gian dài.

Chúng thích sống ở môi trường nước mềm, hơi chua và than bùn. Cá cánh buồm kim cương hoạt động nhiệt tình và có tuổi thọ khoảng 3 đến 6 năm. Vì chúng rất tích cực nên chúng sẽ cần phải được ăn no.

Giống như các loại cá tetra khác, cá cánh buồm kim cương là một loài cá cộng đồng tốt và ưa chuộng hòa bình, chúng thích được bơi thành đàn từ 5 con trở lên.

Kích thước bể: 57 lít Nhiệt độ: 22 – 27ºC PH: 5,5 – 7,5 Thực phẩm: thức ăn viên, bo bo, trùn đông lạnh

5. Cá Hồng Đăng (Glowlight Tetra)

Cá hồng đăng có tên khoa học là Tetrahemigrammus erythrozonus là một loài cá đẹp đến từ Nam Mỹ. Chúng có vệt sáng óng ánh màu đỏ và màu cam chạy dọc từ mắt đến đuôi. Với thể màu ánh kim và các cơ quan bán trong suốt, khi những chú cá này bơi thành đàn (shoaling) và cuộn vào nhau sẽ tạo nên một cảnh tượng đẹp rất đáng để chiêm ngưỡng.

Chúng có tuổi thọ ngắn hơn (3 – 5 năm) so với cá neon xanh và cá neon đỏ . Chúng hoạt động và tăng trưởng tốt hơn khi sống trong nhóm từ 5 con trở lên.

Loài cá cảnh này cần nước hơi có tính axit có độ cứng trung bình. Vì chúng rất nhạy cảm với biến động pH, nhiệt độ, nitrate và nitrite, vì vậy chỉ nên được giữ những chú cá hồng đăng này trong một bể thủy sinh có lọc sinh học phù hợp.

Chỉ nên đưa loài cá này vào bể thủy sinh khi điều kiện nước đã ổn định. Cá hồng đăng là một loài cá ôn hòa, hiền lành nên được nuôi với những chú cá cộng đồng có kích thước tương tự.

Kích thước bể: 57 lít PH: 5,5 – 7,2 Nhiệt độ: 21 – 25ºC Thực phẩm: đồ đông lạnh, lăng quoăng, bo bo, thức ăn viên…

Chú ý khi nuôi dòng cá Tetra

Cá tetra là loài cá cảnh hoạt động tích cực và linh hoạt. Chúng ưa chuộng hòa bình, khỏe mạnh, là một loài cá cộng đồng tuyệt vời cho bể thủy sinh của bạn.

Khi quyết định lựa chọn cá tetra để nuôi chắc chắn rằng bạn đã biết những yêu cầu của loài cá này, phải biết các thông số nước, chúng ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt và nên mua chúng từ các nhà lai tạo hay cửa hàng cá cảnh có uy tín.

Bạn đã có kinh nghiệm với việc nuôi một trong những loại cá tetra phổ biến trong bể nuôi cá nước ngọt của bạn? Sudo Cá Cảnh rất mong bạn sẽ đóng góp ý kiến để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.

Các Loài Cá Cảnh Nuôi Theo Phong Thủy

Trong cuộc sống, mọi người đều mong ước một cuộc sống bình an, cầu mọi việc đều thuận lợi, người kinh doanh thì cầu “mua may bán đắt”. Chớ nuôi những loài cá phong thủy là những loại có tính khí hiền hòa, nên nuôi loại thích hợp là: cá Vàng, cá Dĩa, v..v. những loài cá này mang đến cho gia đình hoặc văn phòng làm việc tràn đầy sự hòa khí, bình an, sự thịnh vượng may mắn.

Còn những loài cá không xếp vào những loài cá không phong thủy như: cá Mập, cá ăn thịt người, cá đá. nhưng cũng có những nơi trên bàn làm việc nên nuôi một con cá đá, nó có ý nghĩa tương tự như một đồng nghiệp có ý chí chiến đấu, cạnh tranh với nhau. và điều cần chú ý là phải giữ cho bể nước luôn sạch, tinh khiết, vị trí bể cá luôn nằm bên góc trái bàn làm việc. Những nơi như sở cảnh sát, tòa án, trại giam nên nuôi cá có tính hiền hòa, có tính mạnh mẽ để hóa giải sát khí như cá Dĩa, cá Huyết Anh Vũ (còn gọi là cá két đỏ), cá Đèn, các giống cá nhiệt đới nước ngọt.

Trên thị trường, cá kiểng chủ yếu là những loài cá có màu sắc tươi tắn, màu sáng sủa, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nhưng cũng có những người thích nuôi cá vàng mắt lồi màu đen vì cho rằng trong “ngũ hành” màu đen biểu tượng cho “nước”, nước lại ví như tiền tài (tiền vô như nước). Do đó cho rằng màu đen có tác dụng phát tài. Các chuyên gia cho rằng muốn tăng thêm hiệu quả về thị giác thì nên nuôi cá có màu sáng tươi tắn. Riêng cá Trê màu sắc hơi sẵm tối, và luôn bơi dưới đáy hồ không thích hợp xem như là cá phong thủy.

Màu sắc của cá với ngũ hành:

Màu sắc con cá trên một mức độ nào đó mang lại sự ảnh hưởng có nhiều hoặc ít với vượng tài. Vì vậy, khi chúng ta lựa chọn cá, cần phải chú ý những điều sau đây:

Màu sắc cá là màu kim hoặc màu trắng, thuộc kim trong ngũ hành, kim sinh thủy, cho nên có tác dụng vượng tài rất mạnh.

Màu cá là màu đen, màu xanh biển hoặc màu tro, thì thuộc thủy trong ngũ hành, thủy có tác dụng vượng tài, cho nên khả năng vượng tài cũng rất tốt.

Màu sắc là màu xanh hoặc màu xanh lá cây, thì thuộc mộc trong ngũ hành, mộc có thể giảm bớt sức mạnh của thủy, vậy khả năng vượng tài yếu.

Màu sắc cá là màu vàng hoặc màu cafê, là thuộc thổ trong ngũ hành, thổ khắc thủy, vì vậy khả năng vượng tài rất yếu.

Thuật Phong Thuỷ bắt nguồn từ Trung Hoa, nơi người dân có truyền thống tín ngưỡng tôn thờ tự nhiên. Sự tôn kính tự nhiên được cụ thể hoá qua những biểu tượng thường gắn với cuộc sống đời thường. Người Trung Quốc coi những biểu tượng này như là đại diện trực quan của tình cảm thiêng liêng của họ. Họ tin rằng những biểu tượng này nếu có sự kết hợp với những con số nhất định thì có thể mang đến sự giàu sang, thịnh vượng, sung túc, bình an và hoà hợp.

Những loại cá tốt cho gia chủ, phù hợp nuôi theo phong thủy:

1. Cá chép

Đại diện cho sự sung túc và giàu sang. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm. Dân gian thường ví việc khổ luyện học hành để cuối cùng có kết quả tốt đẹp giống như việc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”. Vì thế, bày tranh hoặc bể cá chép tại bàn học sẽ tốt cho việc học tập.

Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, và những chú cá đã vượt được “vũ môn” thì sẽ hoá thành rồng.

Một món đồ trang trí Phong Thuỷ thường gặp đó là đôi cá chép đang bơi lội trên đỉnh vàng, đây được xem là món đồ mang lại may mắn và có thể được sử dụng để đặt trong văn phòng hoặc tại nhà bạn.

2. Cá chép Nhật (Koi)

Giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng…cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Loại cá này không nuôi trong bể kính mà thường được nuôi trong những ao nhỏ kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn. Theo tiếng Hán, cá này đại diện cho sự sung túc và giàu sang.

Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm. Dân gian thường ví việc khổ luyện học hành để cuối cùng có kết quả tốt đẹp giống như việc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”. Vì thế, bày tranh hoặc bể cá chép tại bàn học sẽ tốt cho việc học tập.

3. Cá rồng (Arowana)

Là một loài cá rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu như bạn đang tìm kiếm sự may mắn, hạnh phúc và phú quý thì đây chính là loài cá bạn nên nuôi. Tốt nhất là bạn nên nuôi một chú cá rồng trong bể kính cỡ lớn hoặc nếu không có điều kiện thì một chú cá đúc bằng kim loại mạ vàng hay một bức tranh cá rồng cũng không phải là sự lựa chọn tồi.

4. Cá La Hán

Là một giống cá khác được người Trung Quốc ưa thích, loại cá này mang trên mình rất nhiều màu sắc với màu hồng điểm xuyết các đốm màu xanh, đen tựa như các ký tự chữ Hán và điểm đặc biệt là nó có bướu lớn ở trên đầu tựa như các vị La Hán.

Cá huyết anh vũ (nguồn gốc Đài Loan) là loại cá âm dương, có màu đỏ tươi như ngọn lửa, đứng đầu các loại cá về phong thủy.

5. Cá vàng (Kim ngư)

Có nguồn gốc từ thời Tống ở Trung Quốc mang lại nhiều may mắn. Cá vàng đôi khi bị nhầm lẫn với cá Koi bởi chúng khá giống nhau. Trong phong thủy, ý nghĩa của cá vàng tương tự cá Koi.

Nếu như cá Koi thường không phát triển tốt trong bể nhỏ thì cá vàng làm được điều đó. Màu sắc của cá vàng mang lại tiền tài và thuận lợi. Số lượng nuôi cá vàng theo phong thủy cũng giống với cá koi.

6. Cá Dĩa (còn gọi là cá “ngũ sắc thần tiên”)

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ là loài cá đẹp nhất trong các loài cá cảnh. Rất tốt cho thúc đẩy tài vận.

7. Cá Nheo (có nguồn gốc từ Châu Âu)

Thường nuốt (ăn) các loại cá nhỏ nên là sở thích của một số thương gia (họ cho rằng có thể tấn công, cạnh tranh các đối thủ…)

8. Cá Chọi (có nguồn gốc từ Thái Lan, Campuchia)

Có nhiều màu sắc là loại cá nhỏ có tác dụng bổ sung ngũ hành v..v…

Chơi cá không đơn giản chỉ là sở thích, là niềm đam mê đem lại sự thư giãn, thoải mái mà còn ẩn chất trong đó nhiều giá trị nhân văn sâu sắc của thế giới tâm linh. Nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy.

Trong phong thủy, nuôi bao nhiêu con cá là vừa? Đây là điều rất khó trả lời và không thể nói bằng một số cụ thể nào được, bởi vì nuôi bao nhiêu con cá phải phụ thuộc chủ nhân nuôi cá, chủ yếu là theo ngũ hành của chủ nhân. Chỉ cần biết ngũ hành của chủ nhân thì sẽ biết nuôi bao nhiêu con cá để phối hợp ngũ hành của chủ nhân.Lấy một ví dụ, nếu ngũ hành chủ nhân nuôi cá là “thủy”, thì nên nuôi một con cá có màu nhạt, như cá màu bạc và sáu cá có màu sẫm, ví dụ cá màu đỏ, như thế phù hợp một và sáu hợp thành số của “thủy”.

– Nuôi cá vàng nên nuôi 8 con vàng, 1 con màu đen, không những bảo vệ được tài lộc mà còn chống lại sự mất mát của tài lộc.

– Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu vàng là dương).

Thông thường là dùng số Lạc Thư phối hợp số lượng con cá để quyết định nuôi bao nhiêu cá là tốt.

Một con: Y bạch thủy, có thể vượng tài.

Hai con: Nhị hắc thổ khắc thủy, bất lợi với vượng tài.

Ba con: Tam bích mộc tả nước, bất lợi với vượng tài.

Bốn con: Tứ lục mộc, tuy mộc giảm sức mạnh của thủy, nhưng tam bích là văn xương tinh, cho nên cũng là tốt.

Năm con: Ngũ hoàng thổ khắc thủy, bất lợi với sinh tài.

Sáu con: Lục bạch kim sinh thủy, có lợi cho sinh tài.

Bảy con: Thất xích kim sinh thủy, tuy thất xích tinh là tinh xấu, nhưng kim sinh thủy, vậy cũng là tốt.

Tám con: Bát bạch thổ khắc thủy, nhưng bát bạch tả phụ là tả tinh, là tinh cát, vậy cũng là tốt.

Chín con: Cửu tử hỏa, là hữu bật tinh, là tinh cát, có thể vượng tài.

Nếu trên mười con thì bỏ số chẵn, như là hai mươi con thì tính theo hai con, mười năm con thì tính theo năm con

Số lượng cá thường là bội số của 9.

Số lượng cá khác nhau biểu thị ý nghĩa khác nhau.

(VD: 20 tính như 2 con; 10 tính như 1 con; 15 tính như 5 con).

Nếu nuôi cá có tác dụng hưng vượng thì nên nuôi; ngược lại nuôi cá thấy gia vận suy thì nhanh chóng thôi nuôi.

– Hình tròn (ngũ hành tượng trung cho kim, kim sinh thủy) rất tốt nên chọn.

– Hình chữ nhật (ngũ hành tượng trưng cho mộc) tương sinh nên chọn.

– Bể cá hình lục giác (ngũ hành tượng trưng cho thủy) nên …

– Bể cá hình vuông (ngũ hành tượng trưng cho thổ) thổ khắc thủy không nên…

– Bể cá hình các góc nhọn (tam giác, ngũ giác, …ngũ hành tượng trưng cho hỏa) không nên.

– Không nên to quá so với phòng khách sẽ không tụ khí mà “nhân khí” bị hút mất, độ ẩm trong phòng tăng cao ảnh hưởng sức khỏe…

– Bể cá cao quá phạm “lâm đầu thuỷ” – bể đứng cao ngang đầu; bể đặt trên bàn khách cao ngang đầu người ngồi… là cách cục không tốt có hại cho gia chủ.

Cách Nuôi Cá Cảnh Trong Bình Thủy Tinh Nhỏ Cho Các Bạn Mới Chơi Cá Cảnh

Ngày nay, chơi cá cảnh đã trở thành một thú vui không thể nào thiếu đối với nhiều người. Việc ngắm các chú cá bơi lội mỗi ngày sẽ khiến tâm hồn con người trở nên thư thái hơn. Nuôi cá cảnh không chỉ vì trang trí hay phong thủy mà còn vì sự thích thú và đam mê, đặc biệt là với các bạn trẻ. Tuy nhiên nuôi cá cảnh không hề đơn giản, không phải cứ cho chúng ăn đầy đủ là có được những chú cá rực rỡ nhiều màu sắc. Thú chơi cá cảnh đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc biệt với lượng kiến thức và kinh nghiệm khá lớn. Chính vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn hình thức nuôi cá đơn giản nhất dành cho các bạn mới chơi đó là cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ.

Thú chơi cá cảnh đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc biệt .

Tại sao nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ?

Những lúc mỏi mệt được nhìn thấy màu xanh của cỏ cây và sự vận động ngộ nghĩnh của những chú cá thì con người cảm thấy được thư giãn rất nhiều. Đó cũng chính là lý do mà bể cá mini ngày càng được ưa chuộng hiện nay.

Ưu điểm lớn nhất của nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ đó là không chiếm nhiều diện tích. Khác với các loại bể cá khác, khi nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ các bạn có thể dễ dàng mang đi, có thể để ở bàn làm việc, bàn học hoặc ở bàn phòng khách. Đặc biệt dù đặt ở đâu, bể cá bằng bình thủy tinh nhỏ cũng là một điểm xuyết của thiên nhiên, làm không gian trở nên nhẹ nhàng, thoáng mát hơn. Bên cạnh đó, đối với các bể cá lớn như bể cá rồng, bể cá treo tường thì việc lắp đặt phụ kiện như bộ lọc nước, lọc không khí hay ánh sáng là điều không thể thiếu, các bạn có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Ngoài ra, vì bình thủy tinh nhỏ nên cũng không quá cầu kì về các phụ kiện để trang trí. Các bạn vừa tiết kiệm được không gian vừa tiết kiệm được tiền bạc mà vẫn có thể chăm sóc người bạn nhỏ ở bất cứ đâu.

Các bạn có thể nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh để trang trí bàn làm việc

Một lợi ích khác của việc nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ đó là do có thể để trên bàn làm việc nên giúp không gian làm việc trở nên sống động và gần gũi với thiên nhiên đồng thời cũng giúp giảm stress đặc biệt là với các bạn làm nhân viên văn phòng hay kĩ thuật viên thường xuyên phải làm việc với máy tính. Trong thời gian làm việc, khi các bạn cảm thấy nhức mắt do màn hình máy tính, các bạn có thể quay sang ngắm nhìn chú cá để lấy lại động lực làm việc.

Cách chọn cá nuôi trong bể thủy tinh nhỏ

Điều đầu tiên cần quan tâm trong cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ là chọn loài cá phù hợp. Với loại bể nuôi nhỏ như vậy các bạn nên chọn những loài cá cũng có kích thước nhỏ và đặc biệt phải chịu được môi trường nghèo oxy như cá betta. Còn đối với cá bảy màu, trừ một số dòng đòi hỏi oxy nhiều, còn lại một số loại bảy màu chợ không có máy oxy vẫn sống được thì nên nuôi từ 2 đến 4 con thôi. Nếu được thì nên mua lại của của những người nuôi hồ xây mà không sử dụng máy oxy đó, những con cá nuôi trong môi trường như thế rất khỏe mạnh. Bên cạnh hai loài cá trên bạn còn có thể nuôi những loài cá nhỏ, sống lâu, dễ nuôi như cá mún, cá noen…. Còn với những loại có khá khỏe mạnh như cá đuôi kiếm, các loại cá mún, hòa lan, cá ngựa vằn nên nuôi 1 đến 2 cặp. Cá vàng là loài cá ăn và thải phân nhiều nên không thích hợp lắm nhưng nếu muốn nuôi thì các bạn chỉ nên chọn 1 cặp cá nhỏ tí thôi và cắm vòi xủi oxi nhẹ trên mặt nước. Với lại có này thì chụi khó thay nước thường xuyên, 1 tuần cỡ 3 đến 4 lần là được

Thức ăn và cách cho cá ăn:

Các bạn có thể cho cá ăn trùng chỉ và lăng quăng đã xử lý hoặc thức ăn viên loại khô.

Cho cá ăn quá nhiều không chỉ làm bẩn nước mà còn làm cá ăn quá no dẫn có thể chết. Loài cá khá đặc biệt nhịn đói vài ngày có thể không chết nhưng ăn no căng rất dễ chết. Bình thường khoảng 2,3 ngày cho ăn 1 lần là được, mỗi lần cho ăn chỉ cần cho ăn ít thôi. Với cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ các bạn phải chấp nhận cá gầy gò chút.

Các thiết bị khi nuôi cá trong bình thủy tinh nhỏ

Thay nước cho cá

Với loại bể nhỏ như bình thủy tinh mà dùng lọc vi sinh thì sẽ chiếm hết diện tích vì vậy các bạn nên chế cái cục xốp, cục mút thành 1 tấm bông lọc nhỏ chẳng hạn.

Các bạn nên mua máy oxy có công suất loại yếu nhất vì diện tích bình khá nhỏ

Vì bể thủy tinh nhỏ nên nếu sử dụng máy oxy sẽ làm nước dao động mạnh làm cá mệt, đuối sức, nước văng té ra ngoài… và thậm chí làm đục nước nữa. Do đó nếu muốn sử dụng thì nên mua máy oxy có công suất loại yếu nhất và để vòi sủi oxy sát trên mặt nước.

Thông thường bể thủy tinh nhỏ nên nước rất nhanh bẩn, dẫn đến các bạn thay nước thường xuyên. Điều đó cũng vô tình làm cá chết do sốc nước. Cá rất dễ bị sốc nước nên các bạn cần đặc biệt lưu ý. Nuôi cá bằng nước máy cần xử lý bằng cách chứa nước trong thau chậu trong 24h cho khí clo bốc hết đi mới nuôi cá được. Mỗi lần thay nước ta nên thay từ 50 đến 70% nước thôi, để cá không bị sock, nuôi lâu ngày khi cá đã quen nước, ta sẽ tăng lên thay 80 rồi mới đến 100% nước.

Bài viết trên đã cung cấp cách nuôi cá cảnh trong bình thủy tinh nhỏ cho các bạn mới chơi cá cảnh. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có được một bể cá xinh đẹp cùng những chú cá khỏe mạnh.

7 Loài Cá Cảnh Nước Ngọt Dễ Nuôi Và Phù Hợp Với Bể Cá Nhỏ

Lưu ý mật độ cá trong bể

Với dung tích khoảng 40 lít nước, bạn nên chọn những loài cá cảnh nhỏ có kích thước khoảng 4cm. Ngoài ra, số lượng tối đa chỉ nên dừng ở 8-10 con. Do đó, lựa chọn các loài cá sống theo đàn là ý tưởng tốt nhất.

Dọn bể cá thường xuyên

Do kích thước bể kính khá nhỏ, các chất ô nhiễm có thể nhanh chóng tích tụ từ chất thải của cá, cây thủy sinh, cát hoặc đá cuội trang trí. Bạn cũng không nên cho cá ăn quá thường xuyên. Điều này cũng tác động tiêu cực tới chất lượng nước trong bể.

Lựa chọn giống cá cảnh phù hợp

Hầu hết người bắt đầu nuôi cá cảnh thường chọn các loài cá sống theo đàn. Nếu bạn muốn bể cá cảnh của mình nhìn vui mắt và đa dạng loài hơn, bạn nên chọn những loài cá có tính cách ôn hòa. Như vậy thì bầy cá của bạn mới có thể sống chung mà không xảy ra xung đột.

7 loài cá cảnh nước ngọt phù hợp nhất cho bể kính nhỏ

Cá Thiên Đường Ngọc Trai (Celestial Pearl Danios)

Đây là loài cá cảnh nước ngọt thuộc chi Danio, có đặc tính khá hiền lành và dễ chăm sóc. Chủng cá này có tên khoa học là Danio Margaritatus. Chúng thường xuất hiện trong các ao nhỏ được hình thành bởi mạch nước ngầm.

Cá thiên đường ngọc trai là loài cá quý hiếm và có màu sắc vô cùng bắt mắt. Thân cá màu xanh thẫm, điểm các đốm tròn như viên ngọc. Ngoài ra, vây của chúng còn có các dải sọc màu cam tôn lên vẻ rực rỡ. Loài cá này có sự khác biệt khá rõ rệt về màu sắc giữa con đực và con cái. Thân con đực mang màu sáng xanh, trong khi con cái có màu xanh lá thẫm. Màu vây của con đực cũng nổi bật và đẹp hơn nhiều so với con cái.

Về tập tính, cá Thiên Đường Ngọc Trai ưa sống trong môi trường nước trong, nhiều đá cuội, hang động và có nhiều tấm mộc nhỏ. Vì là loài sống theo đàn, bạn hoàn toàn có thể nuôi được 10 chú cá Thiên Đường Ngọc Trai trong bể kính dung tích nhỏ.

Cá Golden Dwarf Barbs

Loài cá này có nguồn gốc từ vùng biển châu Á. Chúng được tìm thấy ở Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Cá Golden Dwarf Barbs tuy được ít người biết đến, nhưng thực chất chúng là loài cá cảnh nước ngọt rất phù hợp nuôi thả trong bể nhỏ. Với kích thước chỉ khoảng 2-3.5cm, bạn có thể nuôi 5-10 chú cá trong cùng 1 bể.

Một ưu điểm khác của loài cá này chính là màu sắc tuyệt đẹp của chúng. Thân cá thường có màu vàng với các sọc đen mờ. Chúng còn được ưa thích bởi tính cách hiền lành, dễ chịu. Bạn có thể nuôi chung với một số dòng cá cảnh khác.

Cá Neon Xanh (Neon Tetras)

Cá Neon Xanh có tên khoa học là Paracheirodon Innesi. Chúng đứng đầu danh sách các loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Loài cá này có thân bao phủ bởi màu xanh ánh kim đẹp tuyệt. Giữa thân cá kéo dài tới đuôi một dải màu đỏ rực rỡ, khiến chúng trở nên vô cùng thu hút.

Kích thước của cá Neon Xanh chỉ khoảng 2.5-3cm, chúng phát triển tốt nhất khi nuôi thả theo đàn. Với ưu điểm kích thước nhỏ gọn, bạn có thể nuôi cùng lúc 10 chú cá Neon Xanh mà không lo lắng bể cá quá chật chội.

Cá Chuột Nhỏ (Pygmy Corydoras)

Tên khoa học của loài cá này là Corydoras Pygmaeus. Chúng là một trong những loài cá cảnh nước ngọt dễ thương với kích thước nhỏ bé, vô cùng đáng yêu. Với chiều dài chỉ khoảng 2.1cm, đây có lẽ là một trong những loài cá cảnh “tí hon” nhất.

Cá Chuột Nhỏ có một cơ thể sáng lấp lánh như đá quý, với một đường viền đen chạy dài từ miệng cá đến tận chóp đuôi. Loài cá cảnh này ưa thích ẩn náu trong môi trường bể cá được thiết kế dày đặc. Bạn có thể trang trí cho bể kính nhiều cây thủy sinh hoặc gỗ lũa. Bên cạnh đó, bạn có thể trải nền cát mỏng dưới đáy bể cho cá. Ngoài ra, người nuôi nên chú ý thay nước trong bể một tuần một lần, bởi Cá Chuột nhỏ khá nhạy cảm với mức độ nitrat trong nước.

Có thể nói rằng, cá Bảy Màu là giống cá cảnh nước ngọt được ưa thích nhất trên thế giới. Với ưu điểm vượt trội về sự đa dạng màu sắc, chủng loại, kích thước, cá Bảy Màu là sự lựa chọn số một cho các bể kính nhỏ.

Cá Bảy Màu có đặc tính rất “thân thiện”, ôn hòa với các loài khác và dễ chăm sóc. Về màu sắc, cá Bảy Màu sở hữu màu sắc vô cùng rực rỡ với hàng trăm màu sắc khác nhau. Tiêu biểu nhất trong số loài cá Bảy Màu đơn sắc có thể kể đến: Albino, Full Black, Full Red,.. Ngoài ra, cá Bảy Màu cũng có các giống đa sắc, chúng được pha trộn bởi nhiều màu tuyệt đẹp như Koi, Red Dragon,…

Cá Betta được biết đến là loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ, với bộ vây dài tuyệt đẹp. So với các loài cá trước đó, cá Betta có kích thước lớn hơn. Con trống dài khoảng 6cm và con mái dài 8cm. Nhiều người thường nuôi cá Betta trong chậu cá mini, tuy nhiên một bể kính nhỏ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

Cá Sặc Gấm là loài khá lành tính và không đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ. Màu sắc của giống cá Sặc Gấm rất đa dạng. Con đực có màu đỏ cam xen sọc màu xanh, con cái thường màu xám với sọc vàng nổi bật.

Cá Sặc Gấm ưa thích thực vật thủy sinh. Bạn hãy chọn một số cây thực vật nhỏ có màu sắc không quá nổi bật để trang trí cho bể cá cảnh.