Các Loại Cá Cảnh Đẹp Dễ Nuôi / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Các Loại Cá Cảnh Dễ Sinh Sản, Vừa Đẹp Vừa Dễ Nuôi

Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã. Hàng ngày chăm sóc nuôi nấng, nhìn những chú cá của bạn lớn lên hàng ngày là một niềm vui không hề nhỏ. Và còn gì thú vị hơn khi bạn tự nhân giống chính những chú cá bạn chăm sóc từ bé, thay vì phải ra cửa hàng để mua. Ở bài viết các loại cá cảnh dễ sinh sản này, chúng ta sẽ sẽ tìm hiểu về cách thức sinh sản của chúng.

Nhân giống cá là không dễ. Cần phải hiểu về tập tính của chúng cũng như thời điểm thích hợp, cách để chúng sinh sản như thế nào? Thậm chí có một số loài cá còn không sinh sản tự nhiên nữa. Để thích hợp hơn với những người mới. Tôi sẽ chỉ ra cho các bạn các loại cá cảnh dễ sinh sản và cũng rất dễ nuôi.

Cá mai quế có tên khoa học là: Aphyocharax. Chúng rất dễ nuôi, sống trong môi trường nước ngọt có độ pH từ 6,5 đến 7,5. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 23 đến 27 độ C. Chúng là loại cá cảnh rất hiền lành sống theo bầy đàn. Khi cá mai quế sinh sản, nên để một cá đực và hai cá cái sang một bể riêng. Bể cá cần phải có một lớp sỏi nền để cá đẻ trứng. Sau khi trứng cá nở cần tách riêng bố mẹ sang bể khác. Và cho cá con ăn thức ăn chuyên dụng như artemia, tôm ngâm nước muối…

Cá sặc gấm là một cá rất dễ nuôi. Chúng có màu sắc rất sặc sỡ. Thân hình thường có các màu sọc xanh dương, xanh lục hay hồng đỏ khiến chúng như lấp lánh trong hồ. Nước trong hồ cần độ pH từ 6,7 đến 7. Chúng cũng không cần cung cấp oxy ngoài. Tới thời điểm sinh sản ta nên tách một cặp cá đực cái ra một bể nhỏ riêng. Cá đực sẽ làm tổ bằng bọt khí và thực vật trên bề mặt nước. Sau đó cái sẽ đẻ vào tổ đó. Mỗi lần cá cái sẽ đẻ từ 800 – 1500 trứng. Cá đực sẽ thụ tinh dần dần cho trứng. Lưu ý sau khi cá cái đẻ xong cần tách cá cái ra vì lúc này cá đực rất hung dữ để bảo vệ trứng. Sau khoảng 2 đến 3 ngày trứng nở ta cho cá ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín hoặc thức ăn tự nhiên như tảo, các loài giáp xác. Tới 1 đến 2 tháng cá con đã có thể ăn thức ăn tổng hợp.

Các loại cá cảnh đẻ con

Cá bảy màu là một trong những loại cá nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Có nguồn gốc từ Jamaica. Chúng là một thành viên nhỏ thuộc họ cá khổng tước. Cá rất dễ nuôi và tăng trưởng nhanh, chúng cũng rất dễ sinh sản. Khi cá mẹ bụng lớn ta nên bắt riêng cá mẹ sang một bể nhỏ khác. Trong bể nên để một ít rong rêu cho cá con lẩn trốn vị cá mẹ và những loại cá khác rất dễ ăn con của chúng. Cá mẹ chó chu kỳ sinh sản rất nhanh định kỳ khoảng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi lần đẻ từ 15 đến 40 con.

Cá bình tích hay còn có tên gọi khác là cá molly, cá bình trà. Là loại cá rất dễ nuôi. Tính tình rất hiền lành và sống theo từng đàn. Chúng rất thích ăn các loại rong rêu có hại và là một loại cá có ích cho bể. Cá Sinh sản rất nhanh nếu bạn mua một chú cá ngoài chợ thì chỉ cần biết lựa chọn là 1 2 ngày sau chúng sẽ đẻ. Cá bình tích sinh sản theo cách đẻ con. Khi mới đẻ cá con có thể ăn được bo bo hoặc các loại thức ăn mịn khác. Sau khoảng 1 tháng chúng sẽ ăn được các loại thức ăn viên như thường.

Cá đuôi kiếm

Cá đuôi kiếm là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới phổ biến nhất. Cá còn có các tên gọi khác như: cá hoàng kim, cá đốm. Cá có nguồn gốc đông nam mexico. Thường sống ở các sống, suối, kênh rạch. Tới những năm năm 50 cá được du nhập vào việt nam. Cá đuôi kiếm rất dễ nuôi và lành tính. Tuy nhiên cần chú ý là cá chịu rét khá kém. Là loại sinh trực tiếp ra cá con. Thường cá đuôi kiếm thích đẻ vào ban đêm, mỗi lần đẻ từ 12 đến 20 con. Bạn nên chú ý thả rong rêu vào bể cho cá con lẩn trốn. Thức ăn cơ bản của cá con là trứng nước hoặc bánh mỳ phơi khô đều được.

Cá vàng là một thành viên tương đối nhỏ của họ cá chép.Được nhân giống đầu tiên tại Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Tới nay chúng là loài cá rất phổ biến để nuôi làm cảnh và cũng là lựa chọn hàng đầu của những người mới tập nuôi cá cảnh. Cá vàng rất dễ sinh sản nếu bạn hiểu tập tính của chúng, cá vàng thường sinh sản vào mùa xuân. Do vậy nếu muốn cá đẻ. Bạn hãy giảm nhiệt độ bể xuống khoảng 10 -12 độ C để mô phỏng mùa đông. Sau đó tăng dần tới 20 – 23 độ C. Điều này sẽ kích thích chúng sinh sản. Cá con có thể ăn trứng nước hoặc một số thức ăn đặc chế.

Tổng Hợp Các Loại Cá Cảnh Đẹp Dễ Nuôi Không Cần Oxy

Cá bảy màu(Guppy hay Milions fish) là cái tên được người Việt mình gọi dân dã, là loài cá cảnh đẹp, dễ nuôi, không cần oxy. Một phần xuất phát từ màu sắc sặc sỡ bên ngoài. Một loài cá phổ biến trên toàn thế giới, cũng bởi đặc tính dễ thích ứng với môi trường xung quanh, và thức ăn của chúng cũng đơn giản.

Cá mún (Platy fish) hay còn gọi là cá hà lan, cá hột lựu là một loại cá cảnh đẹp có nhiều màu sắc cho người mới. Giống như cá bảy màu, cá mún rất dễ nuôi và sinh sản rất tốt rất thích hợp với người mới nuôi.

Cá mún và cá bảy màu đều có kích thước nhỏ tương tự như nhau và có thể sống khỏe mạnh trong những bể cá nhỏ (khoảng 38 lít). Ngoài ra đây còn là một loại cá cảnh ăn rêu giúp vệ sinh bể cá cảnh của bạn rất tốt.

Để có bể cá cảnh đẹp có thể nuôi ghép với các loại cá có cùng đặc điểm như cá bảy màu, cá phượng hoàng hoặc cá kiếm…. Thức ăn của cá mún là cá ăn thực vật, trùng chỉ, côn trùng, thức tổng hợp…

Cá ba đuôi nước ngọt dễ nuôi

Là loài cá cảnh đẹp thuộc họ cá Chép. Loại cá này dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi từ kích cỡ nhỏ đến to, hòn non bộ, bể cạn, bể kính…Điểm đặc biệt của cá 3 đuôi là loại cá cảnh nước ngọt dễ nuôi.

Con đực thường được nhiều người thích hơn bởi có màu sắc đẹp, vây lưng nhọn, vây bụng màu đỏ. Vào mùa sinh sản con cá sặc đực có những đám màu xanh chàm ở cổ họng và bụng, vây bụng màu da cam.

Cá sặc khỏe, không cần nhiều ô xi thích hợp cho người mới nuôi. Chúng thường ngoi lên mặt nước để lấy oxi.

Cá Koi là loài cá chép lai tạo, có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và được nuôi để làm cảnh. Cá Koi được cho là loại cá kiểng đẹp dễ nuôi mang lại may mắn, thể hiện triển vọng tương lai và cơ hội về tài chính. Hồ cá Koi sinh trưởng càng nhiều thì may mắn tiền tài càng sinh sôi.

Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng.

Cá đá (cá Betta, cá lia thia, cá xiêm đá, cá thia đá…)

Cá đá (cá xiêm) là loài cá cảnh đẹp, vốn là loài Betta thuần dưỡng lâu đời ở Thái Lan rồi sau đó lan ra khắp thế giới. Được biết có 4 loài Betta hoang dã ở Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Campuchia với tên gọi theo tiếng địa phương lần lượt là pla-kad, ikan bettah và trey krem.

Cá thanh ngọc hay cá bãi trầu, cá bảy trầu là một chi cá thuộc họ Cá sặc. Chúng là loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy, phân bố ở vùng Đông Nam châu Á, từ Myanma, Thái Lan tới Việt Nam và bán đảo Mã Lai. Ghi chép về sự có mặt của loài cá thanh ngọc tại các đảo Sumatra, Borneo và Java ở Indonesia có lẽ là thuộc về loài khác.

Cá thanh ngọc làm cá kiểng đẹp nhờ có chấm dài khoảng 4 – 7 cm. Gai vây hậu môn: 6-8. Có 24-28 tia mềm vây hậu môn phân nhánh, 13 hàng vảy nằm ngang, và từ 2 trở lên các sọc sẫm màu nằm dọc theo thân. Vây hậu môn với một ít tia vây mềm giống như sợi chỉ thuôn dài, mở rộng về phía sau gần như tới chỏm vây đuôi, có vết đen phía trên gốc ngực. Cá thanh học có mõm nhọn và thân dẹt.

Cá lau kính (còn gọi là cá lau kiếng, cá tỳ bá, cá dọn bể) là loại cá cảnh đẹp, cá nuôi kiểng không cần oxy được nhiều người chơi cá cảnh chọn nuôi, chúng sẽ làm vệ sinh cho bể cá cảnh một cách tự nhiên giúp tránh các bệnh thường gặp ở cá cảnh, tiết kiệm thời gian và công sức người chơi.

Cá tai tượng, cá phát tài

Cá Tài Phát hay Phát Tài (Tai tượng) là cá kiểng đẹp có kích thước lớn, thường được nuôi không cần oxy chung với cá rồng, cá phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

Cá tai tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới, thường phân bố ở các vùng nước lặng, nước ngọt có nhiều loài thủy sinh sinh sống. Ở Việt Nam cá tai tượng được nuôi chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ.

Loài này có khả năng dễ dàng thích nghi với môi trường kể cả môi trường khắc nghiệt nên nó có thể sống được ở môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, hồ, sông, đầm nước hay nước kém oxy, nước tù. Tuy cá tai tượng lại không chịu lạnh được bù lại có khả năng chịu nóng tốt. Cá tai tượng rất dễ nuôi, nó ăn tạp và chủ yếu là các loại rau dại, bèo nổi.

Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri, là loại cá cảnh đẹp độc lạ. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước.

Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.

Nuôi cá thòi lòi làm cảnh là một thú vui độc đáo, vì loài cá thòi lòi không đẹp nhưng chúng độc và lạ. Loài cá thòi lòi này ngoài làm cảnh thì còn có nhiều người dùng chế biến các món ăn.

Cá thiên đường (cá đuôi cờ, cá lia thia đồng)

Cá thiên đường (đuôi cờ, lia thia ruộng) còn gọi là cá lia thia đồng, cá đuôi cờ có nhiều màu sắc đa dạng cùng với vây kỳ căng tròn, tạo nên vẻ đẹp cổ điển trong mọi thời đại.

Cá thiên đường ngoài tự nhiên sống trong các vùng trũng nước ở đồng ruộng vì vậy khi nuôi chúng trong bể cá cảnh bạn cũng cần chú ý tạo một môi trường thật giống ngoài tự nhiên cho chúng.

Cá nàng hai (cá thác lác)

Cá nàng hai hay còn gọi là cá thác lác đang được nhiều người chọn nuôi để tô điểm cho bể cá của mình nhờ vẻ đẹp độc đáo của nó. Trước đây, loại cá cảnh đẹp được coi là cá thương phẩm nhưng nhờ sự lai tạo đã cho ra nhiều dòng đẹp mắt nên được dân chơi cá chú ý rất nhiều.

Cá nàng hai có thân dài, dẹp ở hai bên và mỏng dần về phía bụng. Nổi bật với chiếc lưng gù cùng những vây nhỏ lệch về sau. Vây hậu môn của cá nàng hai khá dài, vây đuôi không chẻ. Cá nàng hai thường có màu xanh rêu, bụng và hông trắng. Đặc biệt hơn cả là hàng chấm đen to tròn chạy dọc theo gốc vây hậu môn.

Hình dạng khác thường như vậy cùng kiểu bơi độc đáo đã giúp cá nàng hai ngày càng được nhiều dân chơi cá cảnh để mắt tới. Loài cá này không ngoáy mình khi bơi, chúng giữ thân thẳng và chỉ uốn lượn vây hậu môn nhằm tạo lực đẩy.

Bơi tiến, lùi hay xoay sang hai bên đều được đánh lái bằng vây hậu môn và vây lưng. Đặc điểm này có lẽ bắt nguồn từ nơi phân bố cúa cá nàng hai đa phần ở những nơi thuỷ sinh rậm rạm.

Cá đuôi kiếm

Cá đuôi kiếm là một loại cá cảnh đẹp với chiếc đuôi dài và thướt tha. Cá đuôi kiếm là loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp. Cá đuôi kiếm mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục.

Cá đuôi kiếm không gây sự đánh nhau với các loại cá thủy sinh khác tuy nhiên những con cá đuôi kiếm đực thường hay đánh nhau để giành cá mái, bạn có thể giải quyết bằng cách nuôi khoảng 4 con đực trong hồ thủy sinh rộng chung với khoảng trên 5 con cá mái là tốt nhất.

Cá hải tượng (Arapaima gigas) là loài cá cảnh đẹp sống ở nước ngọt có kích thước “khủng” nhất thế giới (tối đa có thể dài tới 3m, nặng đến 2 tạ). Chúng được phát hiện lần đầu tiên tại lưu vực dòng sông Amazon. Đây là một trào lưu mới trong giới chơi cá cảnh. Vì được liệt vào động vật quý hiếm, số lượng rất hạn chế nên cá hải tượng càng được các “đại gia” săn lùng.

Do sự giống nhau về tên gọi, nhiều người lầm tưởng rằng cá hải tượng là cá tai tượng Châu Phi, nhưng điều đó hoàn toàn sai. Cá tai tượng Châu Phi (hay còn gọi là cá heo lửa) có bề ngoài hung dữ nhưng thực ra lại rất hiền.

Cá heo xanh đuôi đỏ

Cá heo xanh đuôi đỏ thích ăn về ban đêm, sống chui rúc ở đáy hồ, và thích đào bới nền cát ở dưới đáy hồ. Đây là mọt trong những loài cá kiểng đẹp, dễ nuôi.

Cá thích hợp trong bể thủy sinh với nhiều giá thể làm nơi trú ẩn vì tính khá nhút nhát. Cá có tập tính đào bới nền đáy, cần chọn loại cây có rễ khỏe được bảo vệ bởi nền đáy sỏi. Nên thả ít nhất nhóm 4 con cùng loại để cá bớt nhút nhát.

Cá đĩa (cá dĩa)

Cá đĩa là loại cá cảnh đẹp với thân hình tròn to cái đĩa luôn được nhiều người chơi cá ưa chuộng, nếu cá rồng với dáng vẻ hùng dũng uy nghiêm phong thái ung dung nên được coi là ông vua của giới cá cảnh thì cá đĩa với vẻ đẹp thanh thoát thân hình mảnh mai yểu điệu mong manh được người chơi cá phong cho danh hiệu là nữ hoàng của loài cá.

Chúng thường bơi thành từng đàn với dáng vẻ nhẹ nhàng ung dung làm cho người chơi cá có cảm giác thư thái và nhẹ nhàng xua đi mọi mệt mỏi. Được xem là loài cá cảnh đẹp nhất nên khi ngồi ngắm những chú cá đĩa từ từ bơi nội trong bể làm người chơi mê mẫn.

Có rất nhiều loại cá dĩa được nuôi nhiều trong cá bể cảnh, trong đó phổ biến gồm có: Cá dĩa bông xanh, cá dĩa da rắn, cá dĩa bồ câu, cá dĩa lam, cá dĩa đỏ, cá dĩa trắng, cá dĩa Amino…

Ngày nay cá phượng hoàng được nhân giống và nuôi dưỡng làm cá cảnh ở nhiều quốc gia trên khặp các châu lục. Ở nước ta, cá phượng Hoàng rất được ưa chuộng và thường được nuôi làm cá cảnh đẹp hoặc thả trong các bể thủy sinh.

Cá trạng nguyên có nhiều màu sắc sặc sỡ, đầu, vây và cơ thể của cá là sự kết hợp tuyệt vời về màu sắc nên được mệnh danh là loại cá cảnh đẹp nhất. Khác biệt với vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn, loài cá này thích đánh nhau nên phải nuôi riêng. Cá cần một chế độ chăm sóc khá đặc biệt khi thả trong bể.

Ánh sáng hồ phải vừa đủ không quá sáng cũng như không quá tối phù hợp với sở thích ẩn nấu ban ngày và hoạt động ban đêm của cá. Cá trạng nguyên xanh làm kiểng đẹp do cả ngày liên tục di chuyển giữa những tảng đá, dừng lại, kiểm tra và ăn những sinh vật nhỏ sống ở dưới đáy.

Cá thủy tinh

Cá Thủy Tinh là loài cá cảnh đặc biệt có một không hai bởi chúng ta có thể nhìn xuyên suốt nội tạng của nó qua một cơ thể trong suốt như thủy tinh. Do sắc tố thấp nên khi nhìn ngắm những con cá Thủy Tinh, bạn có cảm giác như đang nhìn một bộ xương bơi với bộ nội tạng tung tăng trong bể nước.

Cá Thủy Tinh còn có nhiều tên khác như cá Rồng Thủy Tinh, cá Ma Ấn Độ, chúng sống rất hòa bình, có thể sống cùng hầu hết các loại cá cộng đồng khác. Cá Thủy Tinh là một trong các loại cá cảnh đẹp thích môi trường ánh sáng thấp, chúng hoạt động mạnh vào lúc bình minh và hoàng hôn. Cũng như những loài cá cảnh đẹp bơi theo đàn khác, chúng cần những cá thể đồng loại tạo thành một đàn để cùng tồn tại và phát triển.

Thiên Thần Yên Ngựa còn được gọi là Cá Thiên thần Majestic. Là loại cá cảnh đẹp nhờ có vảy màu vàng với viền màu xanh dương và một dải màu xanh đậm hoặc viền, che phủ mặt và kéo dài ra sau. Đường viền thật nổi bật với viền màu xanh neon.

Thiên Thần Yên Ngựa thường khá nhút nhát, loài Angelfish này là một trong các loài các cá thiên thần làm cá cảnh đẹp, có tính cách hiền lành. Nuôi chúng trong bể có kích thước 180 gallon (681 lít) trở lên với nhiều nơi ẩn náu, đá sống và không gian bơi lội. Blue Girdled Angelfish là một sự lựa chọn tốt cho bể san hô bởi chúng sẽ sống cùng những động vật không xương và vỏ sò. Nó sẽ không gây hại đến san hô đá nhỏ và san hô mềm.

Một đặc điểm rất thú vị, là tất cả cá hề khi sinh ra đều là giống đực. Chúng còn có khả năng chuyển đổi giới tính, nhưng chỉ làm vậy để trở thành con cái đầu đàn của cả một đàn mà thôi. Ví dụ như khi con cái đầu đàn chết đi, con đực kết đôi với chúng sẽ tự chuyển đổi thành con cái và đảm nhiệm việc sinh nở cho cả đàn. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại không thể đảo ngược.

Mê Tít Với Các Loại Cá Cảnh Vừa Đẹp Vừa Dễ Nuôi

Ngày nay, xu hướng nuôi thú cưng đang rất thịnh hành, đặc biệt là nuôi cá cảnh, với chủng loại cũng như giá thành vô cùng phong phú giúp cho sự lựa chọn của người nuôi trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu thì nên chọn những những loài cá cảnh dễ nuôi.

Vẫn viết rằng thú chơi cá cảnh đầy thi vị không chỉ là sở thích của riêng cá nhân nào dù là những người lão làng hay những tay mơ mới vào nghề cũng có những điều thú vị riêng. Đối với những người mới chơi lựa chọn hơp lý nhất dành cho họ có lẽ là những chú cá cảnh dễ nuôi để họ không mất quá nhiều công sức cũng như có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm. Ở trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đên các bạn những loại cá cảnh đẹp mà rẻ, dễ nuôi dành cho người chưa có quá nhiều kinh nghiệm.

Những loài cá cảnh vừa đẹp vừa dễ nuôi nhất.

1. Cá betta

Là một chú cá cảnh sở hữu một kích thước nhỏ nhắn xinh xắn nhưng đặc biệt lại rất dễ nuôi chú cá này không quá cầu kì về thức ăn, bạn cũng không cần phải quá kĩ lưỡng trong việc phải thay nuôi liên tục. Chúng rất khỏe mạnh và sống khá lâu nên hoàn toàn thích hợp trong việc nuôi làm cảnh trong nhà. Và đặc biệt phù hợp với những người mới nuôi cá

2. Cá bảy màu

Chẳng có gì thú vị hơn khi bạn sở hữu một đàn cá 7 màu. Với sự đa dạng trong màu sắc, dễ dàng trong việc tìm kiếm thức ăn. Đây còn là một giống cá cảnh đẹp mà rẻ. Có thể bạn không tin nhưng giống cá này chỉ có giá vài nghìn/1 con. Bạn có thể tìm mua chúng tại các cửa hàng cá cảnh đẹp ở tphcm hoặc tại nhưng nơi mà bạn sinh sống

3. Cá đuôi kiếm.

Đây là một giống cá cảnh dễ nuôi, rẻ nhưng lại rất bắt mắt với một chiếc đuôi dài nổi bật. Những chiếc đuôi này chính là báu vật của những chú cá đực để tạo nên sự hấp dẫn cho mình. Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi cá cảnh hãy thử sức mình với loài cá này xem sao

4. Cá sặc gấm

Sở hữu một ngoại hình đẹp bắt mắt với những màu sắc rất lung linh và huyền ảo. Chúng không có yêu cầu quá cao về nơi chúng sống thậm chí còn có thể sống tốt tại những nơi nghèo nàn oxi. Chúng ăn uống cũng rất đơn giản chỉ cần mua 1 vài lọ thức ăn với chúng thế là đủ

5. Cá tứ vân

Sơ hữu 4 đường vân chạy trên cơ thể, rất đẹp những lại không quá đắt. loài cá này chính là sự lựa chọn của rất nhiều người khi mới bắt đầu chơi cá. Thậm chí chúng cũng được những tay chơi lão làng yêu thích và lựa chọn để làm đa dạng hơn nữa bể cá của mình

6. Cá phát tài.

Người ta thường gọi cá này với một cái tên khác là cá tai tương. Đây cũng là một trong những giống cá cảnh dễ nuôi. Không yêu cầu và đòi hỏi sự chăm sóc liên tục. Giống có này có ngoài hình nhìn khá là hiền, chúng cũng rất dễ ăn ngoài ra bạn nên chú ý bổ xung thêm rau sống cho chúng bởi đây là món khoái khẩu của loài cá này

7. Cá hỏa tiễn

Giống cá này mang hình dáng như một mũi tên và cũng ching vì đặc điểm độc đáo của nó nên nó đươc yêu thích và tìm mua về nuôi. Đúng như cái tên của mình chúng sở hữu tốc độ bơi cực kì nhanh nhanh nhất trong những loài cá cảnh thường nuôi trong nhà

8. Cá vàng

Không cần phải nói quá nhiều đến giống cá này bởi ai cũng ít nhất được nhìn thấy chúng 1 lần khi đến nhà người khác chơi. Chúng là một loài cá cảnh dễ nuôi không cần chủ nhân của chúng chăm sóc. Với màu vàng sở hữu trên mình chúng mang đến cho chủ nhân những điều may mắn nhất.

9. Cá chép Nhật

Có chép nhật có nhiều loại nhưng những người mới chơi thì lựa chọn cá vừa tiền là hợp lý nhất. Phong trào nuôi cá chép nhật ngày càng nở rộ tại Việt nam. Chúng có khả năng sinh tồn rất cao rất háu ăn và dễ nuôi.

Tổng Hợp Các Loại Cá Cảnh Nước Ngọt Dễ Nuôi Và Đẹp Nhất Hiện Nay

Đâu là các loài cá cảnh nước ngọt đẹp mà lại dễ chăm sóc là vấn đề của khá nhiều người. Hiện nay, cá cảnh nước ngọt vô cùng phong phú đa dạng nên để lựa chọn đủ điều kiện đẹp mà dễ nuôi cũng không phải dễ. Bài viết này sẽ chia sẻ và gợi ý cho bạn.

Tổng hợp các loại cá cảnh nước ngọt đẹp nhất và dễ nuôi

Cá rồng là một trong các loại cá cảnh nước ngọt được quan tâm và yêu thích hiện nay, chúng luôn là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều gia đình.

Về đặc tính, chúng là loại cá khá dữ nên bạn chỉ có thể nuôi một con duy nhất trong bể nuôi vừa phải mà thôi, nếu có điều kiện chuẩn bị một hồ lớn thì cho một số con được sống cùng nhau.

Về giá thành của loại cá rồng thường khá cao, mức giá của chúng cao hơn hẳn so với những loại cá cảnh nước ngọt khác bởi chúng nổi tiếng được nuôi với ý nghĩa để trấn trạch trong nhà, gia chủ luôn phát đạt và bình an.

Cá Rồng – Cá cảnh nước ngọt đẹp và dễ nuôi

– Cá bình tích

Nổi tiếng là loài cá cảnh có vẻ đẹp lạ, hấp dẫn và sở hữu thân hình bầu bĩnh. Bên cạnh đó, cá bình tích còn là loại cá cảnh nước ngọt nuôi rất dễ nên được nhiều người lựa chọn.

Về phân loại, hiện nay cá bình tích được chia thành: Bình tích đen, Bình tích trắng, Bình tích Vàng, Bình tích trân châu.

Nếu gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sinh sản và phát triển rất nhanh. Loài cá khá dễ nuôi nên cá con khi mới đẻ có thể ăn được luôn bobo hoặc các loại thức ăn mịn khác.

Cá bình tích – Cá cảnh nước ngọt đẹp lạ, hấp dẫn

Đây là loại cá sở hữu thân dày có màu xám tro, bụng màu vàng và thuôn dần về phía đuôi, đặc biệt chúng không có râu. Miệng ở phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác. Cá anh vũ có kích thước trung bình, chiều dài toàn thân từ 31-67 cm và trọng lượng cơ thể có thể lên đến 5 kg.

Để nuôi cá anh vũ cũng không quá khó khăn bởi thức ăn mà bổ sung cho chúng chủ yếu là các loại tảo lục, tảo khuê và các loại động vật không xương sống.

– Cá Neon Xanh

Cá neon xanh là loại cá cảnh nước ngọt nhỏ và yếu ớt nên bạn tuyệt đối không nên thả chung với các loại cá khác có kích cỡ to hơn, để tránh tình trạng làm rách vây cá, khiến chúng bơi yếu và nguy hiểm hơn có thể khiến chúng bị chết.

Về thức ăn cung cấp cho cá neon xanh cần lưu ý bổ sung phù hợp nhất, chỉ nên cho chúng ăn các loại thức ăn nhỏ, mịn như: trứng tôm hoặc tôm khô được xay ra rồi rắc lên trên mặt nước.

Cá bảy màu là loại cá thích bể cảnh nước cứng và có thể sống được một cách bình thường ở môi trường với độ mặn cao.

Đặc điểm nổi bật nhất của loại cá này là xu hướng sinh sản rất nhanh và nhiều, chúng có thể sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn nước mặn.

Cá bảy màu có xu hướng sinh sản rất nhanh và nhiều

Những cách xử lý nước nuôi cá cảnh nước ngọt để luôn phát triển tốt

– Thay thế nước bể cá ra sao?

Dựa vào nhu cầu sử dụng của gia chủ và mật độ của cá ở trong bể mà bạn có thể tiến hành thay thế bể nước. Nếu mật độ cá quá đông thì nên tiến hành thay nước để tránh tình trạng nước bị ô nhiễm do bị thải ra bởi phân cá, thức ăn thừa, rong rêu…

Cần thường xuyên vệ sinh bể cá, cọ rửa cẩn thận các vật dụng được dùng để trang trí cũng như thành bể sao cho sạch sẽ nhất.

– Thời gian thay nước như thế nào?

Là loại ống khá phổ biến và được bán rộng rãi tại các cửa hàng cá cảnh. Vai trò của chúng để hút các chất bẩn ở bên trong bể cá ra ngoài mà không yêu cầu phải thay nước trong bể thường xuyên.

Triển khai hệ thống lọc nước dành riêng cho cá

Việc cần có máy lọc nước để môi trường hồ hoặc bể bơi mới không bị ô nhiễm. Khi đó, các chất bẩn mà cá thải ra ngoài hàng ngày cũng như thức ăn thừa sẽ được máy lọc ra hiệu quả.

Độ pH của nước trong hồ cũng cần hết sức lưu ý để cá có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Độ pH hợp lý nhất từ 7 – 7.5, có một số loại cá lại sống tốt hơn khi có độ pH thấp hơn khoảng đó.

– Hướng dẫn cách thay nước khoa học nhất

Trước khi thay nước cần đảm bảo cá được vớt hết ra bên ngoài.

Bạn lưu ý không được bắt cá và di chuyển cá một cách đột ngột, bất ngờ sẽ khiến chúng sợ hãi và gây nên những vết thương cho cá.

Xử lý nước bể cá

Việc xử lý nước trong bể cá hoàn toàn cần thiết để giúp loại bỏ mầm bệnh hiệu quả, giúp loại bỏ các khí độc hại (NO2, H2S, NH3, …) có ở trong nước.

Để tiêu diệt mầm bệnh có trong thức ăn cho cá (bo bo, cá tép con…), bạn nên rửa sạch rồi sục qua nước Ozone. Khi đó, sẽ giúp đảm bảo nguồn thức ăn bổ sung cho cá sạch sẽ, không bị mắc các bệnh, giúp cá phát triển tốt nhất.

Khử trùng thức ăn cho cá cần thiết để cá phát triển tốt nhất