Cá Xiêm Đẹp Nhất / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Cảnh Đẹp, Cá Betta, Cá Xiêm, Cá Đá

Cá Betta hay còn gọi là Cá Xiêm là một loài Cá Đá, những con cá trống betta gặp nhau là sẽ đánh nhau như là bản chất di truyền của chúng rồi, cá betta ngày nay được lai tạo ra rất nhiều hình dạng đuôi và màu sắc đẹp có thể nuôi làm cảnh rất bắt mắt không chỉ đơn thuần là để đá cá như cá xiêm hồi xưa. Thông tin chung – General information

Tên khoa học: Betta spp.

Tên Tiếng Anh: Betta

Tên Tiếng Việt: Xiêm; Đá

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 …

Tên tiếng Việt khác: Lia thia; Thia xiêm; Chọi; Phướn

Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish

Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

Đặc điểm sinh học – Biology

Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

Chiều dài cá (cm): 5 – 7,5

Nhiệt độ nước (C): 24 – 30

Độ cứng nước (dH): 5 – 20

Độ pH: 6,0 – 8,0

Tính ăn: Ăn tạp

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Chi tiết đặc điểm sinh học:

Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam …

Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo …

Kỹ thuật nuôi – Culture technology

Thể tích bể nuôi (L): 50 (L)

Hình thức nuôi: Ghép

Nuôi trong hồ rong: Có

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Ít

Yêu cầu sục khí: Ít

Loại thức ăn: Phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

Tình trạng nhiễm bệnh: Chi tiết kỹ thuật nuôi:

Chiều dài bể: 30 – 40 cm

Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.

Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, thích hợp cho người mới nuôi chơi cá cảnh.

Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ….

Tìm Hiểu Kỹ Thuật Nuôi Cá Xiêm Chuẩn Nhất

Cá xiêm kiểng có rất nhiều loại, mỗi loại mang một hình dáng và màu sắc sặc sỡ khác nhau. Các dòng cá xiêm phổ biến ở nước ta hiện nay: cá xiêm Halfmoon, cá xiêm đuôi tưa Crowntail, Plakat,… chọn mua ở cửa hàng uy tín, nổi tiếng. Loài cá xiêm giá đa phần sẽ rẻ hơn nhiều so với các loài cá cảnh khác.( giá từ 50-100 nghìn nếu mua ở các xe đậu vỉa hè khoảng 20-50 nghìn/con) Nên chọn cá xiêm được nuôi ở trong bể nước sạch, không có cặn bã, sống trong môi trường không có loài thủy sinh chết vì sẽ gây ra ô nhiêm nguồn nước.

Nguồn nước thích hợp là rất quan trọng đối với cá kiểng nói chung và cá xiêm nói riêng. Cá xiêm thích hợp với chất nước mềm, độ PH thích hợp là PH trung tính hoặc nhẹ( tốt nhất là trong khoảng 6.8- 7.4) Cá xiêm có thể sống ở nguồn nước ngọt, nước sông hoặc cả nước giếng. Nhiệt độ nước cũng không kém phần quan trọng. Nước ấm là môi trường tốt nhất cho cá xiêm phát triển( dao động từ 24-30 độ C) .

Bể nuôi cá xiêm chứa tối thiểu 15 lít nước. Cá xiêm kiểng thích nghi dễ dàng với môi trường sống chật hẹp như ta có thể đựng trong các lọ thủy tinh, hũ keo. Bởi vì cá xiêm có hệ hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà đa phần cac loài khác không có, nó có thể hô hấp qua bề mặt nước. Khi nuôi cá xiêm kiểng ta không cần gắn các thiết bị sục khí oxy như một số loài khác. Để tăng vẻ đẹp của bể nước, ta có thể cho vào một ít viên sỏi long lanh và một số loài cây thủy sinh.

Trước tiên, ta phải cho cá thích nghi với môi trường mới, ta ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới, sau đó mới thả cá vào bể.

Ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút cho một ít nước vào trong bể để cá quen với môi trường mới

Cách nuôi cá xiêm kiểng có mức tăng trưởng tốt và khỏe mạnh, bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lí. Nơi môi trường hoang dã, cá xiêm ăn hầu hết cac loại ấu trùng sâu bọ.

Cá xiêm rất thích ăn các loại thức ăn sống như: lăng quăng, trùn chỉ, bobo Còn nơi môi trường nuôi nhốt trong các bể nước, lọ thủy tinh, bạn cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn đông lạnh như bò xay nhuyễn, tôm băm nhuyễn, tảo lục, .. để tăng thêm chất dinh dưỡng và các chất cần thiết khác để giúp cá phát triển hơn trong môi trường nhân tạo.

Hay bạn cũng có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dạng viên. Các loại thức ăn viên có chứa Astacin, loại này kích thích tế bào sắc tố, làm cho màu sắc của cá trở nên tươi đẹp hơn. Tuy nhiên không cho cá ăn thường xuyên các loại thức ăn viên mà cần phải thêm các loại thức ăn sống hoặc thức ăn đông lạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và duy trì bản năng hoang dã của chúng.

khi cá ở 3 ngày tuổi vì còn non nên không thể ăn được các loại thức ăn; khi cá sau 3 ngày tuổi lúc này cá chỉ có thể ăn được các loại thảo trùng; khi cá đủ lớn chúng bắt đầu ăn được các loại thức ăn sống như bobo, trùn chỉ, thức ăn dạng viên,… bạn cần phải thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn của chúng nhằm cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng. Sau khi cá ăn xong phải lấy hết phần thừa của thức ăn để nó không gây ra ô nhiễm môi trường nước. Nên ăn 2 lần / ngày, tránh không được cho cá ăn quá no.

Khi còn nhỏ có thể nuôi chung với nhau nhưng khi trưởng thành thì bộc lộ bản tính hung hăng, thích đấu đá lẫn nhau. Vì thế khi cá trưởng thành thì được tách riêng các con đực với nhau, còn con cái chỉ đuổi nhau chứ không đấu đá nhau như con đực.

Thường xuyên vệ sinh bể nước, lọ thủy tinh sạch sẽ, thay nước định kì (đa phần thì thay nước 2 lần/ tuần nhưng tốt nhất là thay lượng nước khoảng 50% mỗi ngày hoặc 100% mỗi ngày).

Đó là một số cách nuôi cá xiêm kiểng, hy vọng nhờ đó mà bạn sẽ tích lũy được cho mình một ít kinh nghiệm về cách nuôi cá xiêm kiểng. Cá xiêm kiểng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây đuôi đa dạng độc đáo. Cá xiêm sẽ góp phần tô điểm cho ngôi nhà của bạn trở nên sang trọng và sinh động hơn.

Chi Tiết Về Cá Xiêm, Vũ Công Xinh Đẹp Trong Lòng Đại Dương

Nguồn gốc, xuất xứ của cá Xiêm

Cá Xiêm (hay còn gọi là cá chọi Xiêm, cá lia thia, tên tiếng Anh là Siamese fighting fish) là tên gọi chung của một số loài cá thuộc chi song chủ yếu nhất là dùng để chỉ loại B.Splendens. Đây là loài cá cảnh nước ngọt thuộc họ Osphronemidae , bộ Perciformes.

Nguồn gốc của chúng đến từ xứ xở Chùa Vàng – Thái Lan, sau đó được lai tạo và nhân rộng ra khắp các nước trên thế giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá thia lia có huyết thống với các loài cá Betta hoang dã ở bán đảo Malaysia và Campuchia và có bản chất là giống lai tạp.

Đặc điểm nhận dạng của cá Xiêm

Về kích thước, một chú cá trưởng thành thường dài từ 5 – 6m, có nhiều giống dài tầm 8 – 10m. Tuy nhiên dòng cá có chiều dài lớn này thường được lai tạo rất nhiều và mất đi những đặc tính vốn có của cá thuần chủng.

Giống như các loài thuộc họ Osphronemidae, cá thìa lìa có đặc điểm hô hấp đặc biệt. Chúng có một cơ quan phức tạp trên đầu giúp lấy oxy trực tiếp từ không khí và không tiếp xúc được với mặt nước chúng rất dễ bị chết đuối.

Đặc điểm tính cách của cá Xiêm

Cá thìa lìa có đặc điểm hành vi rất đặc biệt, khác với các dòng cá khác vì chúng là dòng cá chọi, bản năng hiếu chiến. Chúng có thể tấn công rất nhiều dòng cá khác nên thường được nuôi riêng rẽ, không nuôi chung với các dòng cá cảnh khác.

Khi muốn tuyên chiến hay muốn đe dọa đối phương, chúng sẽ bành to 2 mang của mình ra, xù thật dữ, sau đó căng vây và nghiêng người theo hướng tiếp cận thuận tiện nhất với đối phương, Trong quá trình khiêu chiến ấy, màu sắc cơ thể của chúng có thể chuyển sang đậm hơn, đôi khi có màu đen sẫm ở đầu rất dữ tợn.

Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng, bộ vây của chúng đẹp nhất và lung linh nhất khi khiêu chiến hay tấn công đối phương.

Là dòng cá có tính sở hữu rất cao, chúng thường xác định cho mình một địa bàn sinh sống riêng và sẽ bất chấp bảo vệ lãnh thổ của mình, sẵn sàng khiêu chiến với bất cứ dòng cá hay sinh vật nào dám xâm phạm.

Theo nghiên cứu khoa học, cá đực có bản tính hành vi hung dữ hơn cá cái.

Thức ăn cho cá Xiêm như thế nào?

Thức ăn cho cá là câu hỏi thường gặp trong chuỗi các câu hỏi cách nuôi như thế nào. Về cơ bản, giống như các loài cá trong chi họ của mình, cá thìa lìa hay cá Xiêm là loài ăn thịt. Điểm đặc biệt là chúng có cấu tạo miệng của hếch lên trên giúp cho việc kiếm ăn trên bề mặt trở nên dễ dàng và hiệu quả.

Đây là dòng cá dễ nuôi, nguồn thức ăn khá đa dạng, bao gồm các thức ăn trong tự nhiên và thức ăn tổng hợp từ người nuôi. Người nuôi không cần lo lắng về việc ăn chúng gì mà có thể tham khảo một số dòng thức ăn cụ thể sau đây:

Trong tự nhiên chúng chủ yếu ăn zooplankton (1 loài phiêu sinh ), bọ gậy (loăng quăng), xác động vật, giun đỏ, tôm nhỏ, tép nhỏ và một số ấu trùng của côn trùng khác hay các loài cá nhỏ hơn mình.

Trong thực tế, người nuôi còn có thể cho cá ăn các dòng thức ăn tổng hợp được bày bán trên thị trường, thường là sự kết hợp giữa các loại cám, tinh bột với các loại tôm, cá xay nhuyễn,…

Thức ăn cho cá thìa lìa rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn nên đảm bảo cho chúng ăn 2- 3 lần/ngày đối với cá giống và 1 – 2 lần/ngày đối với cá trưởng thành. Nếu được đảm bảo về nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng, cá sẽ sống lâu hơn, có màu sắc sặc sỡ và đẹp hơn, các vây bị rách sẽ liền nhanh hơn.

Những điều cần biết về quá trình sinh sản của cá Xiêm

Khác với các dòng cá khác, cá thìa lìa giao phối theo một cách thức đặc biệt được gọi là quấn (hoặc ép). Nghĩa là, con đực sẽ quấn quanh người con cái, ép chặt lại nhau trong quá trình giao phối. Kết quả là con cái sẽ sinh ra khoảng 10 – 35 trứng, nhiều hơn có thể giao động đến 40 trứng và con đức sẽ nhanh chóng phóng tinh trùng của mình vào những quả trứng đó.

Sau khi đẻ trứng xong, người nuôi vớt cá cái sang một bể chứa khác, chỉ cho cá đực ở lại với trứng. Cá đực có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trứng cá đẻ. Trứng cá thường ấp khoảng 35 – 40 tiếng, thông thường sẽ nở trong khoảng 2 – 3 ngày và muộn nhất là sang ngày thứ 4.

Một số giống cá Xiêm nổi tiếng và phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay, các Xiêm có rất nhiều loại, từ cá thông thường, cá thái, cá đá đến cá rồng và một số loại cá khác. Các loại cá này thật khó để kiểm đếm đầy đủ, tuy nhiên theo thống kê có một số giống nổi tiếng sau (điểm phân biệt dựa vào hình dạng của vây):

Cá Veiltail – dòng cá có vây đuôi rủ xuống và không đối xứng

Cá Crowntail – đặc điểm nhận dạng là vây tưa

Cá Combtail -vây lược với những nét uyển chuyển rõ ràng

Cá Halfmoon – cá có vây đuôi mở rộng, thông thường là đến 180 độ hoặc có thể lớn hơn

Cá Short-finned fighting style – dòng cá hiếu chiến với bộ vây ngắn

Cá Double-tail – cá có 2 đuôi, vây lưng khá dài

Cá Delta tail: là dòng cá có vây đuôi mở rộng, thường gần bằng Half-moon và có các cạnh sắc hơn

Cá Fantail – cá có đuôi quạt.

Các bệnh cá Xiêm thường gặp

Giá cá Xiêm tại Việt Nam hiện nay

Cá Xiêm là dòng cá nổi bật với bộ vây đặc biệt, do đó giá thành cũng có nhiều đặc biệt hơn các dòng cá thông thường. Cá cảnh có giá khác biệt tùy vào màu sắc, dáng đuôi và kích thước của chúng. Theo khảo sát của nhiều dân chơi cá cảnh, cá có giá trung bình từ 70.000 – 1.000.000 đồng/con.

Một số mức giá bạn có thể tham khảo như sau:

Cá giống (hay còn gọi là cá con) có giá dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/con

Cá kích thước từ 8 – 10cm, giá dao động từ 170.000 – 200.000 đồng/con

Cá kích thước 10 – 15cm, giá dao động 180.000 – 220.000 đồng/con

Cá từ trên 15cm, giá dao động từ 250.000 – 1.000.000 đồng/con tùy vào đặc điểm nổi bật

Địa chỉ mua cá Xiêm uy tín và chất lượng

Cá Xiêm là dòng cá độc đáo và phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Chúng được bày bán ở rất nhiều cửa hàng cá cảnh hay các chợ đầu mối. Mua cá không phải vấn đề khó vì chỉ cần đến các cửa hàng cá cảnh, bạn sẽ thoải mái lựa chọn và thỏa thuận giá thành.

Cửa hàng cá cảnh Phúc Long – Địa chỉ: Số 15b, ngõ 110, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Cửa hàng cá cảnh chuyên cá Xiêm Sơn Yến – Địa chỉ: 655 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội

Cửa hàng cá cảnh Tài Lộc – Địa chỉ: 598 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

Cửa hàng cá cảnh (chuyên dòng cá Xiêm) Tuấn Phong – Địa chỉ: Số 107, Phố Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Shop Cá Xinh – Địa chỉ liên hệ: 65 Võ Văn Dũng, Đống Đa, Hà Nội

Cửa hàng cá Cảnh Biển Trần Huy – Địa chỉ: 620 Nguyễn Kiệm P. 4, Q. Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh

Hồ Cá Kiểng Đại Dương – Địa chỉ: 234 Lãnh Binh Thăng P. 13, Q. 11 TP. Hồ Chí Minh

Cửa hàng cá Ba Sanh- 250A Lý Chính Thắng P. 9, Q. 3 TP. Hồ Chí Minh

Cửa Hàng Hồ Cá Cảnh Ngọc Đức 44/011 Nguyễn Thông P. 7, Q. 3 TP. Hồ Chí Minh

Lời kết

Cá Xiêm là dòng cá rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Với vẻ đẹp hấp dẫn và bản tính hung dữ, hiếu chiến của mình, chúng đã và đang trở thành một thú vui tiêu khiển của nhiều người chơi. Bên cạnh việc nuôi cá cảnh để đảm bảo tính thẩm mỹ, người nuôi còn dùng chúng trong các cuộc khiêu chiến hay đấu chiến với nhau để thỏa mãn bản tính của chúng cũng như thú vui của con người.

Hướng Dẫn Cách Ép Cá Lia Thia ( Cá Xiêm) Hay Nhất

Cá xiêm còn được gọi là cá lia thia, cá choi hay cá Betta là một trong những giống cá có màu sắc sặc sỡ. Loài này không những được nuôi làm cảnh mà còn được đem ra để chọi nhằm vào việc giải trí tiêu khiển. Chính vì vậy ở thời điểm hiện tại có rất nhiều các loại cá cảnh khác nhưng cá lia thia vẫn luôn luôn là một trong những loài cá được lựa chọn rất nhiều.

Nếu bạn muốn sở hữu những chú cá lia thia hoàn hảo về màu sắc bền bỉ và dẻo dai thì chắc chắn bạn không thể không tự trang bị và học hỏi cho mình cách ép cá lia thia. Đây cũng là một giai đoạn thú vị và đầy hồi hộp nhất của những người chơi cá. Họ háo hức mong chờ những chú cá của mình ra đời sẽ mang màu sắc như thế nào. Thật khó để có thể diễn tả được bằng lời. Trước tiên để có thể trải nghiệm được những cảm giác ấy thì chắc chắn rằng bạn phải nắm được cách ép cá lia thia trước.

Khi lựa chọn cặp bố mẹ để ép cá lia thia bạn phải lưu ý lựa chọn độ tuổi của cá sao cho thích hợp. Cũng giống như tất cả các loài động vật khác đối với cá lia thia cũng có một độ tuổi vàng để có thể cho ra đời được những chú cá non với sức khỏe cũng như những tố chất tuyệt vời nhất. Thông thường khi lựa chọn cá mẹ những tiêu chí về ngoại hình cũng như phẩm chất quyết là vô cùng quan trọng. Bởi những chú cá con sinh ra phần lớn là sẽ thừa hưởng được những điều tốt nhất mà mẹ chúng man tới. Ngoài ra bạn cần phải quan tâm đến độ tuổi của chúng, theo những kinh nghiệm mà những người lâu năm trong nghề cho biết độ tuổi thích hợp nhất để cá lia thia cái có thể cho ra đời được những chú cá con chất lượng là 8 tháng tuổi. Ngoài ra khi lựa chọn bạn cũng cần phải cân nhắc về ngoại hình chỉ nên lựa chọn những chú cá mẹ có thân hình nhỏ nhắn và nhanh nhẹn bởi những chú cá này tỷ lệ sinh ra những chú cá con hay cao hơn rất nhiều so với những chú cá cá lớn.

-Sau khi những chú cá con của bạn đã bắt đầu biết ăn vào thời điểm này thông thường là khoảng một tuần bạn nên tách cả bố ra đây là một trong những giải pháp an toàn nhất mà bạn nên áp dụng. Không hẳn là bạn bắt buộc phải tách tuy nhiên theo như những người có kinh nghiệm chia sẻ. Trong trường hợp nếu như nguồn thức ăn mà bạn cung cấp cho cá không đầy đủ đến lúc này cá bố sẽ an toàn bộ dinh dưỡng mà bạn cung cấp. Điều này khiến cho những chú cá con của bạn không được phát triển, nếu điều này không may mắn xảy ra thì việc ép cá của bạn lúc này sẽ không có được hiệu quả cao nhất mà lại tốn thời gian.

Đây là một trong những trường hợp không phải là hiếm xảy ra trong quá trình ép cá lia thia có nhiều người sau một đêm ngủ dậy thấy cá của mình gần như là đã bị chết sạch. Thông thường vấn đề nhức nhối này thường xảy ra ở 2 tuần đầu tiên và vấn đề này cũng được xảy ra từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau

– Đầu tiên là có thể bạn đã quá chủ quan khi không kiểm tra khắt khe về nhiệt độ. Thông thường điều kiện tốt nhất để cho những chú cá bột có thể sinh sản và phát triển tốt nhất ở trong giai đoạn đầu đó chính là việc bạn cần phải che lại nơi nuôi. Bạn cũng phải đặt hồ nuôi ở một vị trí để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Mặc dù cách ép cá lia thia cũng không quá khó khăn, tuy nhiên nó cũng phải trải qua rất nhiều các giai đoạn và bao công sức của bạn mới có thể cho ra đời được một đàn cá khỏe mạnh. Chính vì vậy mà việc nuôi dưỡng để cho cá bột có thể phát triển một cách nhanh chóng và khỏe mạnh cũng là một yếu tố cực kì quan trọng. Trong giai đoạn phát triển của cá lia thia bột cũng ảnh hưởng khá nhiều mà phần lớn đã ảnh hưởng đến từ các chế độ ăn uống và các chế độ này cũng khác nhau trong từng độ tuổi của chúng.

Đây cũng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của những chú cá lia thia. Có thể đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ giúp đỡ những chú cá của bạn có được một tình trạng sức khỏe tốt nhất và không bị còi cọc. Chính vì vậy thảo trùng lúc này đã không còn quá nhiều dinh dưỡng đối với chúng và bạn cần phải cho chúng ăn thêm các loại thức ăn bổ sung như bo bo, rận nước… những loại thức ăn này đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng và giúp cho chúng có thể tập luyện thành thạo được các kỹ năng săn mồi.

Cũng giống như ở trên bạn chỉ nên cho chúng ăn một lượng thức ăn có đủ để tránh lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước và khiến cho chúng bị mắc bệnh nếu hôm nào thức ăn còn thừa nhiều bạn cần phải có được một biện pháp xử lý tốt nhất. Ngoài ra trong chế độ ăn uống của chúng bạn cũng phải đa dạng các loại thức ăn để cho chúng tránh nhàm chán chúng sẽ ăn ngon miệng hơn. Và có thể cung cấp được chúng các loại dinh dưỡng đa dạng nhất.