Cá Xiêm Đá / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cáp Cá Đá, Betta, Xiêm Chọi

Cáp cá đá, betta, xiêm chọi, Sau khi cá đá được nuôi dưỡng đến tuổi thành thục (cá thành thục phải đạt từ 8 tháng tuổi trở lên) và được huấn luyện bằng những bài tập thể lực thì bạn có thể mang nó đi đá được rồi.

Cáp cá là gì

Cáp cá là quan sát và so sánh những điểm yếu và điểm mạnh của hai con cá khi trận đấu chưa diễn ra để từ đó quyết định đặt cược cho con cá nào. Việc cáp cá như thế nào là tùy thuộc vào kinh nghiêm của người chơi. Nếu bạn mang cá đi đá vì yêu thích trò chơi này mà không quan tâm đến vấn đề cá cược thì việc này không mấy quan trọng, vì thắng hay bại phụ thuộc vào kỹ năng đá của cá. Nhưng nếu bạn là dân cá cược thì việc cáp cá là hết sức quan trọng. Nếu bạn đánh giá cá một cách thận trọng và chính xác, biết được điểm yếu của cá đối phương và thế mạnh cá của mình thì khả năng thắng cược là rất lớn.

Những nguyên tắc trong việc cáp cá

Những nguyên tắc sau đây được đúc kết từ kinh nghiêm của dân chơi đá cá:

Cá lớn có lợi thế hơn cá nhỏ: cá lớn luôn có nhiều cơ hội thắng trận hơn cá nhỏ. Đây là nguyên tắc vàng của các tay chơi cá.

Nhận biết được phong độ đỉnh điểm của cá: cá đạt phong độ đỉnh điểm thì khả năng thắng trận rất cao. Cá đang ở phong độ đỉnh điểm sẽ hội đủ năm yêu tố: vảy cứng, răng sắc, cấu trúc cơ thể cân đối, dai sức và kỹ năng đá tốt.

Nắm được điểm yếu của cá đối phương: nắm được điểm yếu của cá đối phương sẽ giúp cho bạn mạnh dạng đặt cược vào cá của mình.

Thực hành cáp cá betta:

Để thực hành cáp cá, có thể qui cá đá về 3 dạng: cá có cấu trúc cơ thể cân đối, cá có cấu trúc cơ thể mảnh mai và cá có cấu trúc cơ thể dị dạng. Với mỗi dạng cá đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng.

Thú Vui Cá Xiêm Đá Và Cảnh :D

Trước tiên cá xiêm còn có tên là Betta có 2 nhóm chính:

[size=5]Giới thiệu[/size]Phong trào chơi cá betta phát triển mạnh vài năm gần đây kéo theo vô số người yêu thích và nuôi dưỡng loài cá xinh đẹp này. Vấn đề ở chỗ “cá betta” là một thế giới vô cùng đa dạng khiến người mới tham gia khó phân biệt hay hiểu rõ sự quan hệ giữa các dòng và loài cá betta khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về đặc điểm của từng dòng hay loài nhằm giúp các bạn có khái niệm cơ bản về chúng.

Ở đây, từ “cá betta” được hiểu theo hai nghĩa:

– Cá betta tức Betta splendens thuần dưỡng và những dòng cá phát xuất từ đó bao gồm cá đá Xiêm, cá đuôi dài, cá halmoon, đuôi kép, đuôi tưa…

– Cá betta tức chi cá Betta bao gồm Betta splendens hoang dã và gần 70 loài cá họ hàng khác.

[size=5]Betta thuần dưỡng[/size]Cá betta hoang dã được người Thái thuần dưỡng với mục đích chiến đấu cách đây hàng trăm năm với kết quả là màu sắc, hình dạng và kỹ năng chiến đấu khác xa so với cá hoang dã. Loại cá đá thuần dưỡng hay cá Xiêm đã du nhập vào nước ta từ cả trăm năm nay, nếu các bạn đọc bài “Thú chơi cá thia thia” của cụ Vương Hồng Sển thì sẽ thấy cá Xiêm đã xuất hiện ở nước ta từ hồi đầu thế kỷ hai mươi. Ngày nay, cá đá đã lan rộng và trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và cả Âu-Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Có ba loại cá đá:

Cá đá tuyển (selective Siamese fighting fish): là những con cá đá bậc nhất, đã được lai tạo, tuyển chọn và huấn luyện gắt gao để tham gia vào trường đá cá. Người chơi cá ở ta thường gọi là “cá độ”.

Cá đá thường (Siamese fighting fish): là những con cá đá bình thường và phổ biến; chúng có thể là cá đá tuyển không đủ chất lượng tham gia vào trường đấu và bị loại, hay cá được lai tạo không kiểm soát chất lượng với mục đích thương mại…

[size=1]Cá Xiêm bình thường (ảnh PvHau) và cá đá tuyển (nguồn chúng tôi có bề ngoài tương tự như nhau.[/size]

Cá đá lai (hybrid): là cá lai giữa cá đá thuần dưỡng với cá hoang dã. Ở một số vùng, hoạt động đá cá hoang dã phổ biến hơn đá cá Xiêm vì cá hoang dã phân định thắng thua rất nhanh và mau “thành độ”. Một số người “chơi ăn gian” bằng cách lai cá hoang dã với cá Xiêm sao cho cá con có bề ngoài trông giống hệt với cá hoang dã (“lai biệt dạng”). Cá lai thừa hưởng độ bền của cá Xiêm nên nếu đem đi đá với cá hoang dã thuần thì sẽ có nhiều khả năng thắng độ hơn.

Trong ba loại kể trên thì cá đá thường hay cá Xiêm là loại phổ biến và rẻ tiền nhất, bạn có thể tìm mua cá Xiêm ở hầu hết các tiệm bán cá cảnh địa phương. Vào mùa hè, trẻ em thường mua cá Xiêm về đá với nhau hoặc để ngắm cho vui. Cá đá tuyển hiếm hơn, nếu muốn mua thì bạn phải tìm đến những lò cá độ và tất nhiên giá cả cũng cao hơn cá đá thường rất nhiều. Ngày nay, cá đá tuyển ở ta được lai với cá đá tuyển ở các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia và Indonesia để cải thiện và đa dạng hóa kỹ năng chiến đấu. Dạng cá lai rất hiếm, tôi từng nghĩ ngày nay không còn ai đá cá lai nữa nhưng hồi đầu năm về Hậu Giang đi bắt cá lia thia có nghe người bạn ở đó thắc mắc không hiểu tại sao cá lia thia mua ở tiệm bán cá trong chợ đá dữ không thua cá Xiêm. Tôi cho rằng đó chẳng qua là “cá lai biệt dạng” mà thôi dù không có cách gì kiểm chứng.

[size=1](Trái) Cá lai giữa Betta smaragdina và cá Xiêm (nguồn http://plakatthai.com). Hình dạng và màu sắc của chúng tương tự như cá hoang dã, chỉ hơi xanh hơn một chút. Tác giả Precha cho rằng cá lai qua 5 đời trông không khác gì cá hoang dã. (Phải) Một con cá lai đời F1 giữa cá mang xanh Betta imbellis với cá Xiêm (chụp ở Sóc Trăng 9-2007). Hình dạng bề ngoài khá giống với cá Xiêm với đầu và mỏ rất to.[/size]

Cá đuôi voan (veiltail): vào năm 1960, nhà lai tạo người Mỹ Warren Young thành công trong việc tạo ra những con cá betta có vây cực dài. Young gọi cá betta của ông là “Libby” theo tên của vợ ông. Những con cá này được bán cho người yêu thích cá cảnh ở khắp nơi trên thế giới và cho cả các trang trại cá cảnh ở châu Á. Bước phát triển này dẫn đến việc hình thành dạng cá đuôi voan rất phổ biến sau đó.

Ngoài ra, trong quá khứ từng có một số dòng cá cũng xuất phát từ cá đuôi dài như cá đuôi quạt (roundtail) và cá đuôi át bích (spadetail) nhưng ngày nay cùng với cá đuôi dài và đuôi voan, chúng hầu như biến mất khỏi thị trường vì cạnh tranh không lại với những dòng betta cảnh hiện đại khác.

Cá đuôi kép (doubletail): cũng xuất phát từ bầy cá của Warren Young vào những năm 1960 (có người cho rằng cá đuôi kép xuất hiện trong bầy cá nhập từ Đông Nam Á). Cá đuôi kép có hai thùy đuôi và vây lưng to tương đương với vây hậu môn. Cá đuôi kép đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vây lưng cho các dòng betta cảnh hiện đại.

[size=1]Cá đuôi voan (nguồn chúng tôi và cá đuôi kép với vây lưng cực to (nguồn www.bettysplendens.com).[/size]

Cá đuôi delta: vào cùng thời điểm, nhà lai tạo người Đức, tiến sĩ Eduard Schmidt-Focke lai tạo ra con cá delta đầu tiên tức cá betta với dạng đuôi đối xứng hình tam giác. Điều thú vị đó là dạng đuôi delta vốn được dùng để gọi những con cá bảy màu có đuôi hình tam giác. Cá đuôi delta đánh dấu bước tiến bộ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của betta cảnh hiện đại, chúng có cạnh đuôi thẳng thay vì uốn cong theo hình dạng của đuôi. Ngày nay đuôi delta được định nghĩa là đuôi có góc xòe < 160 độ.

[size=1]Cá halfmoon và đuôi hoa (nguồn www.bettas4all.nl).[/size]

Cá đuôi tưa (crowntail): dạng đuôi này ra đời vào năm 1997. Một nhà lai tạo người Indonesia tên là Ahmad Yusuf đã trình làng cá đuôi tưa với những tia vây kéo dài và nhô ra khỏi màng vây (nói một cách chính xác là màng vây bị triệt thoái). Tùy theo mức độ triệt thoái của màng vây và hình dạng của tia vây mà người ta chia cá đuôi tưa thành nhiều loại khác nhau như tia đơn, tia đôi, tia hai đôi, tia chéo…

[size=1]Một con cá đuôi tưa Mustard Gas tia hai đôi tuyệt đẹp (nguồn www.bettas4all.nl).[/size]

Các nhà lai tạo thường lai dòng cá của mình với dòng cá khác để cải thiện một đặc điểm nhất định, chẳng hạn cho lai với cá đuôi kép để cải thiện vây lưng hay lai với cá halfmoon để có cạnh đuôi sắc và góc đuôi xòe rộng 180 độ. Ngày nay, các dòng cá trên thực tế là sự pha trộn của nhiều dòng cá nguyên thủy khác nhau. Và sẽ không có gì ngạc nhiên khi trong bầy cá halfmoon xuất hiện cá đuôi delta, superdelta, OHM, đuôi hoa, đuôi kép và thậm chí cả đuôi tưa!

Như mô tả ở trên, tất cả những tiến bộ quan trọng trong việc phát triển dòng cá đuôi dài ở thế kỷ trước đều diễn ra bên ngoài Thái Lan, tuy nhiên rất nhiều nhà lai tạo và kinh doanh cá betta cảnh nổi tiếng hiện nay lại là người Thái. Chúng ta nên hiểu rằng các nhà lai tạo Thái đã nhập khẩu những con betta cảnh tốt nhất từ nước ngoài về, phát triển và sản xuất hàng loạt với chất lượng cao. Ngoài ưu thế về môi trường ưu đãi, khả năng tổ chức và nắm bắt thị trường của họ rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi!

Bí Quyết Nuôi Cá Lia Thia Đá (Chọi Chiến, Xiêm Đá) Vô Địch

KỲ 3: NUÔI CÁ ĐÁ ĐỘ

1. Tách bầy

Cá đá độ phải nuôi trong ổ tới 7-8 tháng tuổi mới tách bầy, phải nuôi ở trại (hay khu vực nhỏ) có mái che bằng lá, đủ ánh sáng thiên nhiên, bố trí hũ trong một góc riêng cho từng ổ cá, đồng thời có khu vực riêng cho cá ra đấu trường. Có thể sắp chồng lên nhiều tầng, nhưng phải đánh dấu mỗi ô để không bị lộn… Ngoài ra, phải có góc riêng nuôi cá ăn độ để chuẩn bị làm trống ép với mái gốc sau này.

Tất nhiên, phải có 2 dàn kệ sắp keo cá. Mỗi kệ đóng 3-4 tầng, bố trí nơi có ánh sáng gần nhà ở để tiện việc theo dõi, chăm sóc thường xuyên.

2. Lên keo, xuống hũ

Nuôi cá độ thì nước là khâu quan trọng. Vì vậy, ở trại tách riêng lúc nào cũng phải có một lu nước máy pha muối loãng có nắp đậy và để lắng từ 3 ngày trở lên. Không nên dùng nước mưa vì nước mưa có thể làm cá bị sâu kỳ vây. Cá tách bầy vốn đá bị rách kỳ vây nên dễ bị nhiễm trùng. Sau đó, tùy theo con cá nào bị rách kỳ vây ít, ta để vào hàng hũ trên, rách kỳ vây nhiều ta để ở hàng hũ dưới. Trung bình cá mới nuôi riêng để nằm hũ 7 ngày, cá lành vớt lên cho đứng chai trước, mỗi chu kỳ nuôi cá độ phải đứng chai 3 ngày, xuống hũ 3 ngày, 3 lần liên tiếp (tất cả là 18 ngày). Suốt thời gian này, thường xuyên giở bìa chặn cho tất cả dãy cá trên keo phùng mang cự lộn cho hăng khoảng 5-10 phút gọi là đá bóng. Lưu ý nếu giở bìa ngăn keo đá ra mà cá quá hăng cắn vào keo thì phải chặn bìa lại ngay. Khi cá đá độ đã nuôi đủ 3 kỳ chai, hũ mà ra trường chưa “đụng” thì về nhà cho nằm hũ 2 ngày, 1 ngày đứng chai để cá không bị cũ. Cho ăn ngày 1 bữa, mỗi lần 15-20 con lăng quăng. Số lượng này là căn bản cố định dù khi đứng chai hay xuống hũ. Quan tâm nhất là đến ngày ra trường, ban đêm phải dùng đèn coi cá có lội nhởn nhơ hay không. Nếu con nào nằm mặt nước thì lập tức phải để riêng. Ban ngày kiểm tra lại coi hiện tượng bị bệnh, nhất là kiểm tra lại miệng cá. Buổi sáng chuẩn bị ra trường chỉ nên cho ăn ít lăng quăng thôi, tránh tình trạng đá độ bị cắn vào bụng sẽ mau suy.

3. Cáp cá

Đây là khâu quan trọng, vì nếu cầm con cá hay mà cáp không kỹ để cá đối phương lớn hơn một chút thì cũng thiệt thòi. Người nuôi cá kỹ thì thân hình con cá mảnh dẻ, luôn cáp độ nhỉnh hơn cá nuôi còn hơi mập, vì hình dáng khi cáp chỉ coi từ trên xuống, nên cá nuôi kỹ hình dáng thẳng nhỏ hơn, nhưng khi thả vô keo cá kỳ vây giương ra lớn hơn. Vì vậy, khi cáp cá nên dựa vào tiêu chuẩn ở cạnh mang là chính xác.

NUÔI TRỐNG GIỐNG

Muốn tuyển cá trống giống, người nuôi cá đá hầu như có mặt thường xuyên ở tụ điểm đá cá, dù có cá nhà ra trường họ không trực tiếp cầm cá cáp độ mà trước đó giao cho một số người thân tín cầm vài con cá hay đi đá ở các trường. Họ chỉ đứng ngoài quan sát các độ cá xem con nào hay, thắng độ bằng thế cắn nào. Dù cá nhà có thắng hay thua cũng biết nguyên nhân để tìm mua giống từ các ổ khác. Có khi còn nài mua nhiều cá trống ăn độ xuất sắc ở trường, về nhà ghi xuât xứ, đòn thế cắn, dưỡng thương, chăm sóc đến lành lặn trở lại phong độ cao nhất, ghép với cá mái gốc ở nhà để sản sinh đàn cá con sau này hay hơn, xuất sắc hơn. Phải nghiên cứu kỹ để nâng giá trị đàn cá nhà bằng cách ép pha đòn.

ÉP PHA ĐÒN

Để ép pha đòn với cá mái gốc của mình, như phần đầu viết về các thế cắn của cá, nuôi quy mô lớn lúc nào cũng có sẵn 3 loại mái cắn kỳ quyết một chỗ: cắn thượng (mắt, mép), cắn trung (cổ, bụng, vây bơi), cắn hạ (đuôi, cạnh đuôi). Còn cá trống nhà chỉ để lại một phần ít cá thắng độ xuất sắc làm trống giống, đem ép với cá mái gốc để giữ truyền thống, nhưng cá nhà phải ép khác hệ, khác ổ vì sợ đồng huyết, đồng tông dù rằng cá thắng độ đó chỉ là hệ cháu chắt của mái gốc.

Có nhiều mùa cá gặp khi “cơn sốt” trống, do đó, người nuôi cá phải mất bao công sức tìm trống hay của các chủ nuôi khác, thậm chí có điều kiện phải mua trống giống từ nước ngoài với giá gấp 5-10 lần cá trong nước để tạo thành các ổ cá vang danh.

ÉP CÁ ĐÁ

Nếu đơn thuần ép cá đá không định hướng thì ép rất dễ, ai cũng có thể ép được: vài cái lu, vài cái khạp lại không khó khăn như ép cá thịt, cá cảnh đòi hỏi ép nhân tạo, nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Nhưng muốn ép một bầy cá đạt đẳng cấp cao, nhiều cá con thì trong nhà phải có bầy mái gốc và kỹ thuật nuôi trống mái cho sung, kích dục tối đa. Ta phải kè trống mái đúng 2 kỳ lên keo, xuống hũ. Sau đó cho cá trống vào hồ đã dọn sẵn. Ổ cá rất đơn giản, chỉ để một nhánh tre nhỏ hoặc nan tre xé miếng lá chuối cỡ 15 phân gác lên cây ngang cách mặt nước 2-3 phân, hoặc một vài tép bèo, lục bình để cá trống đóng bọt. Thả cá trống vào ổ trước, sau đó bỏ cá mái trong keo để vào giữa hồ cho cá trống vờn cá mái và chui vào ổ đóng bọt. Lưu ý nước trong hồ chỉ cao 3 tấc để cá cha hớp trứng phun vô bọt dễ dàng khi 2 con ép nhau và trứng từ cá mái rớt ra. Nên thả cá mái vào với cá trống buổi chiều từ lúc 4-5 giờ để 2 con rượt đuổi nhau khoảng vài giờ thì trời tối. Điều này tránh trường hợp cá trống quá sung cắn cá mái bị thương. Sáng hôm sau thì cá trống ép cá mái đẻ trứng. Độ khoảng 1-2 giờ sau thấy cá trống rượt cá mái chạy thì nhẹ nhàng lấy vợt vớt cá mái ra nuôi tiếp một tháng sau ép bầy em. Thường thì chỉ ép cá mái 2 lần là đủ, đừng ép lứa thứ ba trở đi. Cá mái ép 2 lứa xong thì phế thải, lứa thứ 2 là có thể ép đổi trống này với mái khác trong cùng đợt ép sau, nhưng nhớ ghi sổ tay để sau này đánh giá trống mái nào đẻ con hay hơn, hoặc khỏi lộn hệ, tránh trùng huyết sau này.

Lưu ý: Ép cá đồng loạt càng nhiều ổ cá càng tốt. Như vậy ta có nhiều loại cá đồng tuổi để phân loại.

Hằng năm, từ tháng Mười đến tháng Chạp là mùa lập đông không nên ép cá, vì nước quá lạnh, cá con chết hết. Như vậy ta vẫn nuôi cá trưởng thành để thi đấu dịp Tết kéo dài quanh năm.

Ảnh scan bản gốc:

Chia Sẻ Cách Nuôi Cá Xiêm Đá Chọi Hay

Cá đá hay cá chọi là một chi lớn, thường có nhiều màu sắc, là loại cá nước ngọt nhỏ cá chọi có loài cá betta được biết đến nhiều nhất hay chúng còn có tên gọi khác là cá xiêm thái. Vậy cách nuôi cá xiêm đá như thế nào từ khâu chọn giống, cho ăn tới huấn luyện có dễ?

Hướng dẫn cách nuôi cá xiêm đá thú vui của dân chơi cá cảnh

Đặc điểm của cá xiêm đá

Là loài cá xiêm đá nhỏ, khác nhau về kích thước có tổng chiều dài từ dưới 2,5 cm đến 12,5 cm. Có khả năng hít thở không khí trong điều kiện oxy thấp như cánh đồng lúa, dòng nước chảy chậm, mương thoát nước hay vũng nước lớn.

Chọn giống cá: Cá đá thường có 3 kiểu cắn cơ bản là cắn vây, căn thân và cắn đầu. Cắn đầu là kiểu cắn được ưa chuộng nhất, vì khu vực đầu tòan chổ hiểm, có những con có đòn cắn vào vây bơi rất lợi hại, giống như chặt “tay” đối thủ vậy, rồi khu vực bụng cá là mềm nhất, rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy cá nào có phẩm chất này được ưu ái chọn làm giống.

Nuôi theo bầy: Việc nuôi dưỡng cá con từ nhỏ cho đến lúc “dậy thì” cũng không có gì quá đặc biệt ngòai những yếu tố sau đây:

– Thức ăn cho cá: Truyền thống vẫn là bo bo bạn nên học cách nuôi cho bobo cho cá ăn để có nguồn thức ăn đảm bảo cho cá, ngoài ra còn có thể cho cá ăn lăng quăng, trùn chỉ. Tất cả phải được vệ sinh thật kỹ. – Tần suất cho ăn: một ngày 2 lần sáng và chiều, tránh cho cá ăn quá no. – Không được làm cá kinh động hay hỏang sợ thường xuyên, tốt nhất nên tập cho cá con quen với bóng người. – Nuớc nuôi cá ngày xưa chủ yếu là nước máy và nước mưa, nên phơi nước 02 ngày trước khi sử dụng.

Giai đoạn tách bầy: Cá đá quan trọng nhất là bộ răng sắc bén, vì thế khi cá con có dấu hiệu đánh nhau quyết liệt thì ta nên tách những cá thể ưu tú nuôi riêng, chính thức trở thành những chiến binh dự bị.

– Chế độ ăn uống vẫn vậy sáng chiều 2 bữa và không ăn quá no.

Huấn luyện ép cá xiêm đá

Nuôi cá xiêm đá cho con đực va cái trong 2 cai lọ, để cự bóng với nhau khoảng 1 tuần là thích hợp nhất. Sau khi cự bóng, bắt con đực và con mái bỏ vào.

Kiếm 1 chiếc lá có thể nổi và tạo được 1 khoảng trống bên trong(tức là hơi phồng 1 tí).Bỏ vào bể

Ban đầu, cá đực sẽ dí cá mái cho tới khi cá đực chịu cá mái thi mới thui. Cá đực sẽ về vị trí chiếc lá để tạo tổ bọt. Sau đó, độ chừng 1 ngày sau, cá đực và cá cái sẽ ở trong tổ bọt. Lúc nay lúc cá đực và cá cái sẽ ép nhau. Trứng rơi xuống, sẽ được cá đực và cá cái lượm mang về tổ bọt.

Sau khi ép và lượm trứng xong, cá cái sẽ bị cá đực đuổi ra khỏi tổ bọt, cá cái sẽ nằm ép sát vào 1 góc.Lúc này, ta vớt cá mái ra và để cá đực ở lại nuôi con cho đến khi cá con nở(cho cá cha ăn thường xuyên, nếu thức ăn là trùn chỉ thì nên cho ăn vừa đủ, nếu còn dư ta nên vớt ra ngay để tránh tinh trạng trùn chỉ quấn lấy trứng bi rơi)

Bạn cần chú ý cá xiêm thái cũng được gọi là betta vì thế việc học cách nuôi cá betta sao cho chúng trở thành một chiến binh thực thụ sẽ giúp bạn có những chú cá tuyệt vời để giải trí và những chú cá cưng của bạn sẽ được như ý.