Giá Cá Vồ Đém Giống

Giá trị kinh tế cá vồ đém

             Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2023 – 2023 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa  (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.             Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.              Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân  hàng do thua lỗ các loài cá khác..              Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

Hiện nay trại giống của chúng tôi có cung cấp đầy đủ các cỡ giống cá vồ đém từ lồng 7-14 tùy theo yêu cầu của bà con. Do giá cá liên tục biến động nên bà con nào có nhu cầu mua con giống xin vui lòng liên hệ với chúng tôi

.

Xin chân thành cảm ơn bà con!.

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ BÀ CON!

Sau một thời gian dài cá tra lên ngôi trong giai đoạn 2023 – 2023 đến thời điểm này giá cá tra đang lao dốc không phanh. Vì vậy người dân ĐBSCL đã bắt đầu chuyển sang nuôi cá vồ đém, tuy cá vồ đém không đi xuất khẩu nhưng bán ra thị trường nội địa (bán cá chợ) giá vẫn cao gấp 2-3 lần so với cá tra nuôi công nghiệp hiện tại.Cá vồ đém cùng họ với cá tra, basa là loại cá da trơn, do cá vồ đém là dạng bán hoang dã, thả mật độ thưa 1m2 khoảng 3-4 con, thức ăn chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm như cá biển, cám, gạo, rau, củ, quả… Cá nuôi từ 12-15 tháng đạt trọng lượng từ 1,2-1,4kg/con. Nếu cá nuôi càng lâu cá nặng từ 20-30kg/con giá bán càng cao. Hiện tại cá vồ đém được các thương lái vào tận ao thu mua loại cá trên 1,2kg giá 40.000 đ/kg, cá từ 4kg trở lên giá từ 150.000 đ/kg, cá trên 10kg giá 200.000 đ/kg.Theo nhiều người dân nuôi cá vồ đém, đầu ra luôn ổn định, giá cao. Tuy thời gian nuôi có nhiều hơn cá tra nhưng vốn đầu tư thấp. Thậm chí có nhiều hộ nhờ nuôi cá vồ đém đã trả được nợ ngân hàng do thua lỗ các loài cá khác..Đối với các hộ nuôi theo mô hình lồng bè cá vồ đém không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất dễ quản lí, chăm sóc tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với các loài cá khác, ít bị hao hụt.

Món Ngon Từ Cá Vồ Đém

(Dân Việt) – Cá vồ đém là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nam Bộ, đặc biệt là khu vực sông Tiền và sông Hậu. Song, có lẽ một phần bởi vị ngon của loài cá này mà ngày nay để tìm được một con cá vồ đém ngoài thiên nhiên thật không phải là việc dễ dàng.

Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.

Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.

Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.

Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.

VT(Nguồn: chúng tôi

Theo Chân Ngư Dân Săn Cá Vồ Đém

Phát hiện luồng cá vồ đém, các ngư dân “bố trận” vây lưới khoanh tròn một vùng. Phần lưới còn lại, họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang để cá dính lưới và gọi vui đó là thuật “phong ấn cá”…

Cá vồ đém hay còn gọi cá tra bần có thịt đặc biệt thơm ngon. “Một loài cá thông minh đáo để” – ngư dân Võ Văn Tần (tức Tư Tần, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) cười hào sảng…

Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

Xưa kia cá vồ đém xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng. Cá càng to thịt càng ngon. Hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

“Rốn cá” của dân nghèo

Từ dải uốn lượn đến nhiều doi, vụng nông sâu, sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa và sông Nước Trong (ba con sông chảy qua ba tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho dân nghèo nơi đây một “rốn cá” khổng lồ.

Bám sông mưu sinh gần cả đời người, ông Tư Tần khẳng định Hậu Giang có các vùng đất trầm thủy như Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ… Nhánh sông Cái Lớn và Nước Trong chảy qua địa phận Vị Thủy và Long Mỹ được xem là cửa sông “giáp nước” dài hàng chục kilômet đổ ra Biển Tây. Các bãi chà mé và giề lục bình vừa ấm vừa êm ven sông khiến cá trê, cá lóc, mè vinh, cá cóc, cá thát lát, cá vồ, đặc biệt là cá vồ đém theo dòng Mekong về đây quần tụ rất nhiều.

“Hồi đó, cá khu này nhiều dữ thần thiên địa. Một tay lưới, một mớ câu, tui đi thả, đi cắm chút xíu là dính đầy nhóc. Ăn ngả nào cho hết. Vợ tui mang ra chợ bán lấy tiền đong gạo. Lũ về, lên đồng bắt cá. Lũ rút xuống sông thì câu cá vồ. Cứ thế, tui mần nghề 40 năm rồi” – ông Tư Tần tâm sự.

Hiện ngư trường sông Cái Lớn, sông Ngang Dừa, đặc biệt là sông Nước Trong, người dân nếu chịu cất công đi bắt cá vẫn tạm mưu sinh được. Ông Tư Tần nhẩm tính: “Một ngày cũng kiếm nổi 100.000-150.000 đồng, mần thạo có thể hơn. Cần câu cơm tụi tui mà”. “Anh Tư Tần nói thiệt bụng đó. Cả xóm này ít ai có ruộng. Con cá giúp dân nghèo tạm sống khuây khuây” – ông Tổng ngồi kế bên góp chuyện.

Hằng năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, sông Cái Lớn, sông Nước Trong chuyển mình giảm hẳn màu đục phù sa. Ông Tư Tần và bà con trong xóm đi săn cá vồ, cá vồ đém. Từ tháng 5 đến tháng 8, họ lại bắt cá chốt, cá rô, thát lát, mè vinh… Trong đó để bắt cá vồ đém, họ phải sử dụng nhiều chiêu trò độc và biểu diễn kỹ thuật bủa lưới điệu nghệ y như nghệ sĩ xiếc trên sông.

“Phong ấn cá”

Hừng đông một ngày giữa tháng 11, tôi quay lại nhà ông Tư Tần. Mặt sông Cái Lớn lúc này nước lững lờ trôi. Hai chiếc vỏ lãi của ông Tư Tần và anh Khánh lướt phăng phăng. Gió bấc nhè nhẹ. Rẽ đầu doi sông Cái Lớn, ông Tư Tần chỉ: “Chỗ này cho đến sông Nước Trong mấy tay săn cá chạy vỏ lãi suốt. Người ta canh con nước đứng để bắt cá vui như ngày hội”.

Đến sông Nước Trong, nơi có nhiều cá vồ, cá vồ đém, ông Tư Tần, anh Khánh chạy vỏ lãi chậm lại. Vừa chạy họ vừa quan sát hai mé sông. “Cá vồ, cá vồ đém sống theo bầy. Hễ cá ục hay lên ngớp ở đâu trên sông là chúng bơi luẩn quẩn ở đó”, bằng kinh nghiệm gần 40 năm bắt cá, ông Tư Tần chia sẻ bí quyết quan trọng nhất để tìm luồng cá này…

“Thấy chỗ cá ục rồi. Nước chảy, mành lưới thẳng băng thì khó bắt chúng. Vì thế, tui và chú Tần lủi vô lùm cây hóng mát. Con nước quay đứng một cái, tụi tui quăng lưới liền là dính” – anh Khánh, tay săn cá vồ đém rất cừ trên sông, nói rổn rảng.

Hốt bầy cá vồ tinh ranh không dễ. Tuy nhiên, cũng không khó nếu anh Khánh và ông Tư Tần cũng như các ngư dân khác ở địa phương sử dụng chiến thuật “phong ấn cá”. Phát hiện luồng cá trên sông, lựa chọn thời điểm thích hợp, họ bố trận vây lưới khoanh tròn một vùng. Sau đó, phần lưới dư còn lại họ giăng “đan cày” xẻ nhỏ chi chít dọc ngang.

“Đâu giống loài cá khác. Bắt cá vồ đém cần phải đấu trí với nó. Mọi thao tác, từ bơi vỏ lãi đến thả lưới, tụi tui làm thật nhẹ nhàng, thật gọn, thật nhanh chỉ trong vòng 5 – 10 phút. Xong, dùng mái chèo đập mạnh trên mặt sông. Cá hoảng loạn bơi sa lưới” – ông Tư Tần nói chắc nịch.

“Cá vồ đém rất khôn. Bắt chúng hôm nay, mai quay lại bắt hổng dính nữa. Động nước, chúng vọt một phát vào tận mé lục bình. Cả ngày lênh đênh trên sông, chỉ giăng lưới một lần. Tụi tui phải thay đổi địa điểm săn cá liên tục. Bữa nay ở sông Cái Lớn, mai lại qua sông Ngang Dừa để tránh làm cá nhát, trốn biệt trong mé lục bình luôn” – anh Khánh chia sẻ.

Nhờ chiến thuật bủa lưới độc đáo và lối săn cá vồ đém theo kiểu “đánh du kích”, ngư dân xã Vĩnh Thuận Tây hiếm khi thất bại. Giờ không còn nhiều như xưa, nhưng họ đi thường có cá mang về. Có khi được cả vài con cá vồ đém nặng cỡ vài chục ký. Mỗi lần dính cá, anh Khánh, ông Tư Tần và bất kỳ ngư dân nào ở địa phương cũng xé lưới. Họ muốn giữ cá sống để kịp mang về chợ cá vồ đém (xã Vĩnh Thuận Tây) bán được giá cao.

“Ở đâu ra có cái tên chợ cá vồ đém?” – chúng tôi thắc mắc. Anh Khánh lý giải hàng chục năm qua cứ tới mùa này thì buổi sáng đàn ông chạy vỏ lãi bủa lưới, giăng câu kiếm cá. Chiều thì đàn bà trong xóm lỉnh kỉnh thau, cân ra ngồi bán cá ở chợ xã. “Bán riết người ta quen mặt. Ai tới họ cũng hỏi mua cá vồ đém. Lẽ đó mà chết danh chợ cá vồ” – anh Khánh kể.

Thịt cá vồ đém ở sông thơm ngon, người ta săn đón mua nhiều. Có bao nhiêu cá cũng bán hết. “Nhờ con cá đó mà tụi tui có cơm ăn. Có hộ nuôi con ăn học thành tài. Nhưng bắt cá cũng phải có lựa chọn. Tụi tui chỉ bắt cá vồ lớn. Mắt lưới 3 màn tụi tui thiết kế chỉ dính cá cỡ nửa ký đổ lên. Nhờ đó mà có cá lâu dài” – anh Khánh tâm sự.

Nói chuyện nghề cá truyền đời ở địa phương, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Thuận Tây Bùi Thanh Lạc chia sẻ: “Nghề săn cá vồ đém ở địa phương có từ lâu đời. Hằng năm, chúng tôi vẫn tuyên truyền người dân không dùng những phương tiện đánh bắt cá tận diệt như xung điện, mắt lưới nhỏ để gìn giữ rốn cá tự nhiên của địa phương”.

“Tuy nhiên, khai thác cần đi đôi với bảo tồn, không nên đánh bắt cá vào mùa sinh sản. Mọi người nên khai thác theo kiểu truyền thống, dùng lưới có mắt không nhỏ hơn quy định và câu giăng, câu phao” – bà Lam cho biết…

Thú vui săn cá vồ đém đêm

Ngoài “ma trận” giăng lưới, nhiều người còn sử dụng hình thức câu phao hoặc câu giăng để bắt cá vồ đém. Ông Tư Tần chia sẻ: “Mỗi cách bắt cá có ưu điểm riêng. Nước sông trong hay đục người ta vẫn có thể thả câu được, chỉ cần lựa chỗ êm có cá ở. Mồi câu thì có chuối chín, bình bát chín, ốc, cơm vắt. Cuối tuần, khúc sông Cái Lớn rất nhộn nhịp. Dân miệt Cần Thơ, Kiên Giang về đây câu cá vồ đém rất sôi động. Một đêm, ít gì họ cũng dính một vài ký, vừa có cá ăn vừa giải trí”.

Cá Vồ Đém Nấu Canh Chua Đọt Cóc

Nhưng có một món mà dân “nhậu” ưa thích nhất đó là: Cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc.

Cá vồ đém tươi sống (Ảnh: BCT)

Cá vồ đém là loại cá da trơn (thuộc họ cá Tra, tên khoa học là Pangasiidae) là loại cá đặc hữu của Đồng bằng sông Cửu Long. Cá xuất hiện nhiều nơi trên sông Tiền, sộng Hậu, tập trung ở những vùng nước sâu; nhưng đôi khi cũng gặp ở những vùng nước cạn có dòng chảy xiết.

Vào mùa mưa (khoảng tháng Năm, tháng Sáu), chúng bắt đầu di cư về thượng nguồn để sinh sản và bào toàn nòi giống. Nắm được những đặc điểm nêu trên, người dân thường dùng các phượng tiện như: chài lưới, câu,… để đánh bắt.

Cá vồ đém có thân dài (tương tự như cá Tra). Mặt lưng thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây, nhạt dần xuống mặt bụng. Bụng cá có màu trắng. Để tránh nhầm lẫn chỉ cần xem nhìn xem phía trên gốc vây ngực (gần mang cá) có một đốm (đém) đen to. Phải chăng vì thế mà chúng còn có tên gọi là cá vồ đém?

Nhắc tới món cá vồ đém nấu canh chua đọt cóc, tôi còn nhớ như in trước sân nhà tôi bấy giờ có một cây cóc cổ thụ. Mùa nước lũ tràn về cũng là mùa cóc thay lá, ra hoa và đậu trái.

Mỗi khi ba chài lưới đánh bắt được cá vồ đém mang về nhà. Má liền sai tôi ra sân lấy cây sào “móc” nhánh cóc xuống, hái những đọt non cho vào rổ để má chế biến món ăn.

Theo lời má, cá vồ đém mà nấu canh chua với đọt cóc non rất hấp dẫn vì mùi thơm đặc trưng, lẫn vị chua chua của lá kích thích vị giác khiến ta ngon miệng hơn. Ngoài ra, lá cóc non còn là rau sạch và là vị thuốc trị xuất huyết nữa.

Mùa mưa cũng là mùa cóc ra đọt non, đơm hoa và đậu trái. (Ảnh: BCT)

Chế biến món ăn dân dã này rất dễ dàng và nhanh gọn, chỉ cần tinh tế nêm nếm cho món ăn vừa khẩu vị là được.

Trước hết, cá vồ đém bắt được (hay mua ở chợ) phải lựa cá thật tươi, trọng lượng từ 1,5 kg trở lên vì con lớn thịt dẻ dặt thơm ngon. Cho cá vào thau làm sạch nhớt với nước cốt chanh.

Dùng dao bén cạo sạch, cắt bỏ, vi, kỳ, móc bỏ ruột (nhớ chừa phần mỡ nơi bụng có vị béo và thơm ngon!), cắt khúc, rửa sạch để ráo. Bắc chảo lên bếp, phi đầu (mỡ) tỏi thơm rồi chiên sơ thịt cá săn lại, múc ra dĩa.

Bắc nồi nước lên bếp (với lượng nước vừa đủ) nấu sôi, cho cá (đã sơ chế) vào nấu chín. Kế đến, tuốt lá cóc lấy những lá vừa ăn, không già cũng không non, bỏ lá sâu và lá già, rửa sạch, để ráo. Chờ nước trong nồi sôi, cho lá cóc cùng các phụ liệu khác như: đậu bắp, rau muống, rau nhút,… vào.

Khi nước sôi bùng lên, các phụ liệu vừa chín tới, nêm nếm gia vị và nhắc xuống. Cuối cùng, múc ra tô, bỏ rau thơm (ngò om, ngò gai) lên, và cho vào vài lát ớt sừng chín cho có mùi thơm và màu sắc bắt mắt. Nhớ thêm 1 chén nước mắm ngon Phú Quốc nguyên chất trong đó có vài trái ớt hiểm chín, 1 dĩa bún nữa là xong!…

Tô canh chua cá vồ đém nấu đọt cóc thơm lừng hấp dẫn. (Ảnh: BCT)

Nếu có dịp du lịch về miền Tây trong những ngày này mời bạn hãy khám phá cho được món canh chua cá vồ đém nấu lá cóc non. Dùng đũa gắp miếng bún trắng ngần, giẽ phần thịt nạc nơi bụng cá (có lẫn mỡ) cùng một ít đậu bắp, rau muống, rau nhút v.v… cho vào chén.

Chan miếng nước canh chua lá cóc cùng 1 xíu nước mắm ngon và đưa lên miệng “lùa” một hơi sẽ cảm nhận được hương vị ngọt, béo, dai dai của thịt cá vồ đém hòa lẫn vị chua thanh và mùi thơm đặc trưng của đọt cóc lan toả vào khắp giác quan, khiến ta nhớ mãi một món ăn dân dã nơi miền Tây giàu tiềm năng về kinh tế và du lịch sinh thái…

Theo Danviet

Độc Đáo Với Những Món Ngon Từ Cá Vồ Đém

Cá vồ đém (đốm) là một loài cá bản địa, xưa kia xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu nhưng ngày nay đã trở nên rất hiếm, muốn tìm một con ngoài thiên nhiên thật không dễ dàng.

Cá vồ đém tên khoa học là Pangasius Larnaudii, tên tiếng Anh là Black Spotted Catfish, thuộc loài da trơn, có thân dài như cá tra, răng nhỏ, mịn, râu ngắn, đặc biệt hai bên vây ngực phía trên có một đốm đen khá to (có lẽ vì thế mà dân gian xưa nay vẫn quen gọi là vồ đém). Loài cá nầy thích sống ở những vùng nước sâu hoặc dòng chảy mạnh.

Xưa kia vồ đém xuất hiện nhiều ở lưu vực sông Cửu Long. Chúng có quanh năm nhưng mùa khai thác nhiều nhất là tháng tám bằng cách cào, lưới, câu giăng và câu cần. Cá đánh bắt được thường có trọng lượng từ 2 – 5 kg/con. Khoảng đầu mùa mưa, cá thường di cư ngược dòng về phía thượng nguồn.

Đặc điểm của vồ đém là thịt ngon, béo, phi lê cá dẽ hơn cá tra và ba sa. Cá càng to thịt càng ngon. Nắm bắt được nhu cầu thưởng thức của thực khách, hiện nay một số nhà hàng đã khai thác loài cá quý hiếm nầy để phục vụ cho khách hàng, tuy nhiên đa phần là cá nuôi trong ao hồ, chỉ một số ít đánh bắt được ngoài thiên nhiên.

Tại TP.Cần Thơ có một nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản được chế biến từ cá vồ đém như: Cá vồ đém nướng muối ớt, cá vồ đém nấu mẻ, cá nhúng lẩu, cá kho mắm. Ngoài ra còn có cá chưng tương hột, cá kho tộ, chiên tươi… mỗi món đều có mùi vị riêng, độc đáo, vừa nồng nàn vừa lạ miệng, giúp cho người ăn hài lòng với khẩu vị cùa từng món ăn. Thực khách được quyền lựa chọn những con cá tươi nguyên vừa mới kéo lưới lên. Các đầu bếp Cần Thơ khéo tay sẽ chia con cá ra nhiều bộ phận riêng từ đầu cá, ruột cá đã làm sạch và phi lê thịt. Ai thích thứ nào cứ từ từ chế biến và thưởng thức một cách thoải mái.

Món phổ biến nhất là món nướng sả ớt vừa mặn mặn, vừa cay cay nồng nồng. Cá cắt khoanh mỏng, ướp chung với muối hột và ớt hiểm xanh rồi nướng trên bếp than hồng. Tuy cách làm đơn giản nhưng thịt dai dai và mặn mà, hấp dẫn nhất là dùng làm món lai rai. Món kế tiếp là cá nhúng lẩu dùng chung với bún. Nồi súp để nhúng cá được phối hợp giữa nước dừa tươi với gia vị, trong đó hương vị chủ đạo là là sả, ớt, ngò gai. Nếu ai thích ăn chua thì dùng thêm chanh hoặc me. Chính vị ngọt của cá hòa quyện cùng với các vị chua, cay, ngọt dịu và mùi thơm quấn quít của các loài rau vườn như cải trời, húng quế, ngò om đã khiến cho người cầm đũa ngất ngây, càng ăn càng kích thích vị giác. Món cá nhúng lẩu ngon nhất là chấm với nước mắm dầm ớt hiểm xanh hoặc muối ớt.

Nếu ai không kiêng cữ có thể gọi món lẩu mắm cá vồ đém. Đây là một trong những món ăn dân dã nhưng không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực miền Tây và cũng không đâu ngon bằng bởi hương vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm lừng đặc trưng khó mà cưỡng lại được.

Theo Phúc Lộc (danviet.vn)