Cá Vàng Đầu Lân Đẹp / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Vàng Đầu Lân (Oranda)

Cá vàng đầu lân (Oranda)

Cá vàng đầu lân hay còn gọi là Cá vàng Oranda là một giống cá vàng được lai tạo để nuôi làm cá cảnh. Trong số chúng có loài cá đầu đỏ (Hạc đỉnh hồng-Redcap Oranda) là dòng cá được ưa chuộng.

Chúng ược đặt tên theo hình dáng khối u trên đầu và màu sắc thân của nó. Đây là một loại cá cảnh khá phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước châu Á, thường được nuôi trong các bể cá để bàn, bể cá mini.

Oranda có lẽ là dòng cá vàng phổ biến nhẩt trên thế giới nhờ sự kết hợp của nhiều đặc điểm như kích thước lớn, đầu mũ, bộ vây và màu sắc.

Nguồn gốc Cá vàng đầu lân (Oranda)

Oranda vốn được cho là dòng cá lai giữa cá vàng Lan Thọ-Ranchu với cá vàng đuôi quạt hay cá vàng Lưu kim. Matsui đã lai tạo hàng loạt bầy, đặc biệt là giữa ranchu/lan thọ với lưu kim nhật để cố gắng tạo ra dạng cá vàng Oranda.

Ngay sau đó, Matsui cho rằng cá vàng Oranda là một đột biến tự nhiên từ dòng Lưu kim nhật hay cá vàng đuôi quạt khiến bướu nổi trên đầu như chúng ta thấy ở cá vàng Oranda ngày nay.

Các bầy lai Ranchu/lan thọ với Lưu kim nhật của Matsui cho ra cá có thân ngắn cũn cỡn và đầu nhiều bướu trông như cá Lan thọ nhưng lại có vây lưng. Vây lưng cá lai lùi về phía sau rất xa và trông không được cân xứng. Đây là hình một con cá lai, nó không phải là dạng cá vàng Oranda đạt chuẩn.

Đặc điểm Cá vàng đầu lân

Cá vàng oranda có thân tròn, với đuôi kép và bướu trên đỉnh đầu. Độ rộng thân phải hơn 2/3 chiều dài thân. Cá vàng Oranda giống như cá vàng mắt lồi, cũng có nhiều dạng thân và vây khác nhau.

Tất cả cá vàng Oranda đều to con. Cá vàng Oranda đạt từ 20 đến 25 cm với bộ vây dài gần 10 cm. Có cả loại cá vàng oranda gọi là “Jumbo” mà chúng to đến 45 cm. Loại Oranda “Jumbo” có thân tương đối dài. Cá vàng Oranda có ba loại vảy là ánh kim, bán kim và phi kim.

Vảy ánh kim gồm tất cả các thể loại đơn và nhị sắc hiện diện ở cá vàng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc.

Đuôi phải là dạng đuôi kép, dài từ 3/4 đến 3/2 chiều dài thân và các phần đuôi tách biệt trên 90%. Các thùy đuôi phải hơi nhọn. Kích thước vây lưng khoảng từ 1/3 đến 5/8 độ rộng thân.

Vây ngực và vây bụng phải có kích thước trung bình, tròn và tương ứng với đuôi. Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng tương ứng với đuôi, vây ngực và vây bụng. Vây lưng dường như dính với đuôi. Vây ở cá vàng Oranda bao gồm từ dạng vây mỏng (còn gọi là đuôi ribbon, đuôi nĩa hay đuôi kép cơ bản) cho đến dạng vây xòe trông tương tự như đuôi voan.

Cũng có những dạng vây oranda nằm giữa dạng đuôi ribbon và đuôi voan. Dạng đuôi ribbon có vây lưng kém phát triển trong khi dạng đuôi voan có vây lưng cao và trương thẳng hơn.

Điểm đặc trưng của dòng cá này đó là sự hiện diện của bướu; có ba loại bướu: “toàn đầu” bao gồm đỉnh đầu, mặt và nắp mang, “cao đầu” chỉ bao gồm đỉnh đầu và “thiếu đầu” gồm đỉnh đầu và mặt.

Dạng đầu ở oranda rất đa dạng, có ba vùng mà bướu có thể xuất hiện. Vùng đầu tiên trên đỉnh đầu, vùng thứ hai ở mặt và vùng thứ ba trên nắp mang. Một cách lý tưởng, cá nên có bướu trên cả ba vùng.

Cá vàng oranda thường chỉ có bướu trên một hay hai vùng, và bướu thường phát triển không đều giữa các vùng. Cá có bướu giữa các vùng phát triển không đều coi như không đạt.

Các biến thể:

Đỏ hoàn toàn: Đỏ rực hoàn toàn từ vẩy vây đến bướu trên đầu

Đỏ trắng: sự kết hợp 2 màu đỏ và trắng. Màu đỏ đậm rực rỡ, màu trắng sáng

Đen hoàn toàn: một màu đen tuyền từ vẩy vây đến bướu trên đầu, tuy nhiên rất khó giữ màu đen này lâu ở một số cả thể, khi đến một điều kiện nhất định vẩy sẽ đổi thành màu đồng vàng.

Ngũ hoa: vẩy là sự pha trộn màu sắc rất đa dạng trên thân cá. Đây có thể xem là một biến hóa đẹp về màu sắc cá vàng

Nguồn tham khảo về Oranda

Andrews, Chris. An Interpet Guide to Fancy Goldfish, Interpet Publishing, 2002.

Johnson, Dr. Erik L., D.V.M. and Richard E. Hess. Fancy Goldfish: A Complete Guide to Care and Collecting, Weatherhill, Shambala Publications, Inc., 2006. 

Koko’s Goldfish World: Oranda, chúng tôi class=”articles”>

Tổng hợp danh sách các loại cá cảnh nước ngọt Việt Nam

Cá Vàng Đầu Lân Nuôi Và Chăm Sóc Như Thế Nào Để Cá Khỏe Mạnh?

Hầu hết những người nuôi cá cảnh đều yêu thích cá Vàng đầu lân bởi vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của chúng. Tuy nhiên để có được một chú cá khỏe mạnh và đẹp mắt thì tìm hiểu kỹ thuật nuôi là rất cần thiết. Để giúp người nuôi có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cá cùng đến với những thông tin về kỹ thuật nuôi trong bài viết sau.

đầu lân là sản phẩm của việc lai tạo cá Ranchu với cá vàng đuôi quạt hoặc cá vàng Lưu Kim cũng của hoặc . Hiện tại có 2 giống cá đầu lân là cá ba đuôi đầu lân và cá đầu lân kim cương. Tuy nhiên cá 3 đuôi đầu lân được nhiều người yêu thích hơn bởi nó giữ được nhiều nét đẹp của cá mẹ. Trong khi đó cá đầu lân kim cương lại có thân hình dẹp hơn và có màu xanh ánh kim đặc trưng. Phần bướu trên đầu của chúng cũng khó lên hơn cá 3 đuôi đầu lân.

Cá 3 đuôi đầu lân nổi bật bởi phần thân tròn ngắn, trên đầu có bướu thịt kéo dài từ đỉnh đầu đến hai bên má. Mắt và miệng chìm trong thịt mang dáng vẻ như một chú sư tử oai vệ. Thân hình của cá đầu lân cũng rất to lớn và nổi bật với lớp vảy ánh kim nhiều màu. Màu sắc của cá có khi là vàng, trắng, đen, ngũ sắc. Đuôi kép dài thướt tha, uyển chuyển trong làn nước,

Cá Vàng đầu lân sinh sống trong môi trường nước ngọt và rất dễ nuôi. Chúng không hề kén ăn và có thể sinh sản mạnh. Tuy nhiên người nuôi cá cảnh cũng cần chú ý một số kỹ thuật chăm sóc như sau:

Chọn giống là khâu rất quan trọng để có được những chú cá khỏe mạnh và có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế khi đi mua cá cần chọn những chú cá có thân hình tròn, ngắn, bơi nhanh.

Phần đầu là rất quan trọng để chọn được những chú cá Vàng đầu lân đẹp. Thông thường cá sẽ bắt đầu phát triển bướu từ 4 tháng tuổi và đến 10 tháng thì phát triển hoàn toàn. Vì thế nên chọn cá có đủ tuổi để bướu phát triển tốt nhất, những chú cá có bướu thịt dày, phồng lên như quả dâu tây mới thực sự đẹp.

Ngoài ra cũng nên chú ý đến một số đặc điểm như vây ngực to, đầu và lưng rộng, bụng phình to. Miệng và mắt chìm trong bướu thịt. Vây bụng dấu bên dưới vây đuôi. Cá cũng có nhiều màu sắc tùy sở thích của người nuôi mà chọn cho thích hợp.

Cá Vàng đầu lân là loài rất dễ nuôi chính vì thế chúng cũng không yêu cầu quá cao về môi trường sinh sống. Bể nuôi cá chỉ cần có đường kính từ 20cm trở lên tùy thuộc vào việc bạn nuôi bao nhiêu cá thể cá Vàng. Tốt nhất là kích thước bể tối thiểu phải từ 60x30cm trở lên để lâu bị bẩn hơn. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cá có thể thở và phát triển một cách tốt nhất.

Thành của bể cá không cần quá cao và trong bể cần gắn máy lọc nước. Người nuôi cá cũng có thể trang trí thêm rong rêu, tảo và một số phụ kiện cho bể cá thêm sinh động hơn.

Nư đã nói ở trên cá Vàng đầu lân rất dễ nuôi chính vì thế chúng thường không khó tính hay kén chọn thức ăn. Tuy nhiên khi có điều kiện thì tốt nhất nên cho cá ăn thức ăn tươi là các loài côn trùng nhỏ đặc biệt là trùng chỉ mini. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì có thể chọn những thức ăn khô đóng hộp cá cũng có thể ăn ngon miệng. Nếu kết hợp được cả 2 loại thức ăn thì sẽ đảm bảo được chất dinh dưỡng cho cá và giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh hơn.

Ngoài những thông tin trên thì người nuôi cá Vàng đầu lân cũng cần chú ý những điều sau:

– Nên đặt bể cá cảnh ở nơi có ánh nắng mặt trời tuy nhiên không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bể cá. Điều này sẽ giúp cá sinh trường khỏe mạnh hơn.

– Không nên cho cá ăn quá nhiều vì thức ăn thừa dễ làm cho nước bị bẩn.

– Cá Vàng đầu lân rất thích nước cũ chính vì thế khi thay nước không nên bỏ toàn bộ nước cũ. Khi thay bằng nước máy nên để một khoảng thời gian để khử bớt các hợp chất hóa học.

Khi nuôi cá Vàng đầu lân người nuôi cũng nên chú ý đến một số bệnh thường gặp của loại cá này để điều trị hiệu quả:

Nếu người nuôi nhận thấy trên thân người xuất hiện vết bầm tím thì đó là hiện tượng xuất huyết dưới da. Để chữa trị tình trạng này, người nuôi cần pha thêm muối vào nước. Hoặc để có tác dụng nhanh nhất thì người nuôi có thể sử dụng kháng sinh Nitrofuran. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có thể sử dụng đúng liều lượng.

Đây là bệnh thường gặp ở cá Vàng đầu lân và làm mất đi tính thẩm mỹ của cá. Khi bị bệnh phần vây đuôi cá bị hoại mô và cụt đi, đặc biệt là ở các mép. Nguyên nhân chính của bệnh này là do stress hoặc môi trường xung quanh. Khi cá bị bệnh thì cần sử dụng muối chuyên dụng, thuốc kháng sinh hay sử dụng loại bể hydrogen peroxide để điều trị.

Khi người nuôi thấy trên cơ thể, vây của cá có những đốm trắng và phát triển nhanh thì đó chính là dấu hiệu của bệnh đốm trắng. Bệnh do các ký sinh trùng dưới đáy bể gây ra. Để điều trị bệnh cho cá cần phải thay nước thường xuyên, lọc nước sạch đổ vào khử khuẩn. Tắm nước muối cho cá để trị ký sinh trùng và cho cá ăn đều đặn, hợp vệ sinh.

Kỹ thuật nuôi cá Vàng đầu lân không quá phức tạp. Tuy nhiên điều quan trọng đó là người nuôi phải chú ý chăm sóc và quan sát cá hằng ngày. Có như thế mới có thể phát hiện ra những triệu chứng bất thường của cá để can thiệp kịp thời. Nhớ kỹ những thông tin nêu trên bạn sẽ có được một bể cá Vàng tuyệt đẹp.

Cá 3 Đuôi Đầu Lân Ăn Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Chữa Bệnh, Giá Bao Nhiêu?

Cá 3 đuôi đầu lân là cá gì?

Cá 3 đuôi đầu lân hay còn gọi là cá vàng đầu lân, cá vàng Oranda. Chúng được lai tạo từ hai loại cá là cá vàng Ranchu và cá vàng Lưu Kim hay cá vàng đuôi quạt. Cá vàng 3 đuôi thừa hưởng những đặc điểm nội trội của bố mẹ chúng như bướu nổi trên đầu vốn là của cá vàng Ranchu và có thêm vây lưng của cá Lưu Kim.

Đặc điểm cá ba đuôi đầu lân

Rất dễ để nhận biết cá vàng 3 đuôi đầu lân, bởi chúng sỡ hữu bướu (hay còn gọi là đầu lân) trên đỉnh đầu. Kết cấu đầu lân rất đa dạng gồm có ba vùng có thể xuất hiện là đỉnh đầu, mặt và nắp mang. Có ba loại đầu lân chúng ta có thể nhìn thấy đó là:

Đầu lân toàn đầu: Bướu nằm trên đỉnh đầu và lang rộng ra mặt và nắp mang

Đầu lân cao đầu: Chỉ có ở đỉnh đầu

Đầu lân thiếu đầu: nằm ở đỉnh đầu và mặt

Thân tròn với nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, đen, trắng, vàng. Điểm không ai cũng biết ở cá vàng Oranda đó là chúng có tới loại vảy tùy thuộc vào mỗi dòng khác nhau:

Vảy ánh kim: là tất cả các loại đơn sắc (1 màu) và nhị sắc (2 màu) cơ bản ở cá vàng

Vảy bán kim: các màu nhị sắc, tam sắc (3 màu), đỏ đơn sắc và vải hoa (có đốm hoặc không đốm)

Vảy phi kim: gồm những màu như tím, nhị sắc và tam sắc

Cá ba đuôi đầu lân trưởng thành có kích thước từ 10 – 15cm. Với đuôi dạng kép, các nhánh đuôi càng nhọn về sau. Đuôi của cá thuộc dạng mỏng giống đuôi voan. Vây lưng trải dài từ lưng xuống đuôi, hầu như dính luôn với đuôi.

Đỏ toàn thân: Đây là dòng cá phổ biến với màu đỏ rực hoàn toàn từ vảy, vây, đầu lân

Đỏ trắng: Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa màu trắng sáng và đỏ rực rỡ, tạo nên màu sắc độc lạ

Đen toàn thân: Cũng giống như dòng cá đỏ toàn thân, màu đen tuyền phủ kín thân cá. Đây là màu rất khó giữ vì khi bị tác động bởi một yếu tố nào đó màu đen tuyền sẽ chuyển sang màu đồng vàng.

Ngũ sắc: Đây được coi là dòng cá ba đuôi đầu lân hiếm, với sự pha trộn màu sắc một cách đa dạng trên vảy.

Cách nuôi cá 3 đuôi đầu lân từ lúc mới mua về

Môi trường sống là yếu tố quan trọng trong việc giúp cá 3 đuôi đầu lân phát triển khỏe mạnh. Nên chọn bể nuôi bằng kinh có kích thước từ 50x30cm trở lên và ưu tiên những bể nuôi phẳng, nếu dùng bể nuôi dạng tròn sẽ làm bóp méo hình ảnh của cá khi ta nhìn vào. Chiều cao của bể cũng không cần quá cao, chỉ cần đảm bảo chứa trên 15 lít nước là đủ.

Trước khi thả cá ba đuôi đầu lân vào cần làm sạch bể khỏi những mần bệnh tiềm ẩn bằng cách đổ nước đầy bể và tùy thuộc vào kích thước bể mà cho một lượng muối hột thích hợp. Ở đây mình đang nói bể nuôi bằng kinh có kích thước 60x30cm thì cho khoảng 1 nắm muối hột. Những bạn nào nuôi cá ở bể lơn hơn hoặc bể bằng xi măng thì cho lượng muối nhiều hơn.

Trong bể nuôi cần trang bị thêm máy bơm oxy bởi vì trong quá trình sống cá 3 đuôi đầu lân thải ra chất có hại cho chính nó gọi là amoniac. Máy lọc oxy cũng cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cá để cá không phải hoạt động quá nhiều khi phải ngoai lên mặt nước.

Nếu có thể bạn có thể trang trí cho bể cá bằng những vật liệu như rong rêu, cây thủy sinh hoặc non bộ mini.

Đặt bể cá nuôi 3 đuôi đầu lân ở nơi không có quá nhiều người qua lại như cửa hoặc gần tivi. Nên để ở nơi yên tĩnh ít người qua lại, đặc biệt để cá có thể phát triển toàn diện nên đặt bể ở nơi có ánh sáng mặt trời nhưng không bị chiếu bởi ánh sáng trực tiếp.

Thả cá 3 đuôi đầu lân vào bể

Mua cá ba đuôi ở cửa hàng, người ta sẽ bỏ cá vào một cái bịch nilon và cột lại. Về nhà trước khi thả cá vào bể bạn cần chuẩn bị một nguồn nước sạch. Nếu dùng nước máy thì nên để nước qua đêm choc lo bay hết. Không nên cả cá vào bể ngay mà hãy thả nguyên bịch cá vào để để cá 3 đuôi đầu lân từ từ làm quen với nguồn nước mới.

Khoảng 2 giờ sau mới mở bì cá và thả cá vào bể. Có nhiều bạn mua về chưa gì hết đã thả cá ra như vậy sẽ kiến cá bị sốc nước. Gặp trường hợp trên đường mua cá về trời nắng làm nước trong bì cá nóng lên, về đến nhà bạn đã thả cá vào bể nước lạnh đã chuẩn bị sẵn như vậy cá sẽ bị sốc nhiệt có thể làm chết cá.

Cá vàng 3 đuôi đầu lân không kén ăn, thức ăn của chúng cũng rất dễ kiếm. Thức ăn của chúng chủ yếu là dạng viện được bán ở cửa hàng. Loại thức ăn này chứa một lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cá.

Tuy nhiên để cá có thể mau lớn và sinh sản tốt thì nên cho cá ăn thêm trùn chỉ hoặc các loại côn trùng nhỏ. Các loại thức ăn này nên được mua ở nơi chuyên cung cấp thức ăn tươi sống cho cá để đảm bảo độ vệ sinh. Nên kết hợp 2 loại thức ăn trên để cá vàng 3 đuôi phát triển tốt nhất.

Đối với cá vàng 3 đuôi bột, vì chúng còn nhỏ cần nhiều chất dinh dưỡng để chúng phát triển nhanh nên cần cho ăn 3 lần 1 ngày. Còn với cá trưởng thành chỉ cần cho ăn 1 lần 1 ngày là đủ, tuy 1 lần những đảm bảo đầy đủ và chất lượng không nên cho ăn nhiều lần trong ngày.

Các bệnh thường gặp ở cá 3 đuôi đầu lân

Tuy qua trình nuôi cá ba đuôi đầu lân có kỹ lưỡng đến bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ xuất hiện những bệnh tật ngoài ý muốn. Vậy những bệnh ở cá 3 đuôi đầu lân là gì và cách chữa như thế nào hãy xem tiếp phần bên dưới:

Bệnh mục đuôi, thối vây

Vẻ đẹp của cá vàng 3 đuôi đầu lân không chỉ là màu sắc mà còn ở bộ vây và bộ đuôi của chúng. Còn gì là đẹp nữa khi cá có dấu hiệu bị thối vây và mục đuôi cơ chứ. Dấu hiệu để nhận biết bệnh này đó là vây đuôi bị hoạt mô, nặng hơn là sẽ cụt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cá bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh hoặc bị stress nặng. Để điều trị bệnh này cho cá 3 đuôi đầu lân không khó, chỉ cần dùng muối hoặc thuốc kháng sinh cho vào bể vài ngày sẽ khỏi.

Bệnh xuất huyết dưới da

Trong quá trình nuôi nếu một ngày đẹp trời trên thân cá 3 đuôi đầu lân xuất hiện một hoặc nhiều vết bầm tím thì đây chính là biểu hiện của bệnh xuất huyết dưới da. Đối với bệnh này chỉ cần sử dụng kháng sinh Nitrofuran để chữa cho cá ba đuôi đầu lân. Đây là cách nhanh nhất tuy nhiên liều lượng như thế nào thì cần phải tham khảo người có chuyên môn. Một cách khác những hiệu quả thì lâu hơn đó là cho vào nước một ít muối hột.

Bệnh bạch vân

Bệnh này xuất hiện ở cá 3 đuôi đầu lân vào đàu mùa mưa hoặc khi mùa xuân đến. Lúc này nhiệt độ trong nước có sự thay đổi. Dấu hiệu trên thân và đuôi sẽ có những mảng màu trắng do trùng lông Kostia hay trùng roi kí sinh lên. Để chữa được bệnh này cho cá 3 đuôi đầu lân, cần cho cá tắm muối liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày 30 phút và lượng muối là 2%.

Bệnh đốm trắng

Đây là bệnh khá phổ biến và dễ gặp phải ở cá ba đuôi đầu lân. Khi nhiệt độ trong nước giảm xuống 15°C, lúc này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Cá sẽ xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ và từ từ lây rộng ra khắp cơ thể. Bệnh này nếu nghiêm trọng sẽ kiến cá dần suy yếu và chết. Để chữa bệnh này cần tăng nhiệt độ cho cá lên trên 30°C và thường xuyên tắm nước muối cho cá. Sau một thời gian sẽ khỏi.

Dấu hiệu của bệnh là có nhiều nấm mốc hình sợi bám vào cá làm cho cá 3 đuôi đầu lân bị lở và thối rửa dần dần nếu không được chữa sớm thì cá sẽ chết. Bệnh này cần phải tỉ mỉ dùng nhíp tiến hành gắp nấm ra khỏi cá và cho tắm với nước muối 3 ngày liên tục, mỗi ngày 30 phút.

Cách ép cá 3 đuôi đầu lân đẻ

Đầu tiên hãy quan sát những con cá 3 đuôi đầu lân trong bể nuôi. Thấy hiện tượng cá ví nhau thì chúng đang muốn sinh sản. Con ví sẽ là con đực.

Lúc này cần chuẩn bị một cái dĩa lớn chứa nước và thành dĩa cao khoảng 5cm. Lưu ý nước phải được lấy trong bể nuôi cá bố và mẹ. Bắt con cá 3 đuôi đầu lân trống, tiến hành nặng bụng dưới gần chỗ hậu môn. Khi nặng tinh dịch màu trắng trông như nước gạo của cá trống sẽ hòa vào nước trong dĩa.

Tiếp theo bắt con cá ba đuôi đầu lân mái cũng tiến hành nặng nhẹ phần bụng dưới sẽ thấy trứng rơi ra. Vừa nặng vừa dùng đuôi cá mái khuấy nhẹ cho trứng trải đều khắp dĩa.

Khi trứng đã nở không cần cho ăn gì cả. Khoảng 4 – 5 ngày sau thì cho cá 3 đuôi đầu lân bột ăn lòng đỏ trứng gà hoặc lòng đỏ trứng cút. Cách thức cho ăn như sau, luộc chín quả trứng cút hoặc gà. Lấy một ít lòng đỏ trứng khuấy đều với nước. Dùng màng lọc cặn lấy nước cốt. Khi cho ăn chỉ cần nhỏ mỗi nơi mỗi giọt vào bể cá con là được. Nếu có thể hãy cho cá ăn thêm trùn cỏ để cá mau lớn.

Sau một tuần cá ba đuôi đầu lân cứng cáp hơn thì có thể cho cá ăn trùn chỉ, bo bo,… Lưu ý trong quá trình ấp trứng cho đến khi nở vẫn sử dụng dây oxy với cường độ không quá mạnh.

Cá 3 đuôi đầu lân giá bao nhiêu

Với ngoại hình ai nhìn vào cũng yêu thích, muốn sỡ hữu 1 cặp về nuôi. Giá của cá 3 đuôi đầu lân không quá mắc. Mức giá đối với những em có ngoại hình bình thường thì rơi vào khoảng 50.000 đồng/cặp.

Đối với những con cá ba đuôi đầu lân có ngoại hình hiếm như đen tuyền, trắng đen, đầu lân cao thì mức giá có thể lên tới vài trăm nghìn đồng. Khuyên bạn nên nuôi 1 cặp đực cái trở lên để chúng không phải cô đơn và có bạn đời để giao phối.

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn thịt

Cá Vàng Đầu Sư Tử

Tên khác: Shou-xing.

Xuất xứ: Trung Quốc.

Kích thước: chiều dài cơ thể có thể đạt đến 25-28 cm, chiều cao cơ thể lớn hơn ½ và chiều rộng là 5/8 chiều dài cơ thể.

Tuổi thọ: trung bình 20 năm.

Mô tả: Lionhead có phần bụng to và lưng phẳng. Đặc điểm nổi bật của Lionhead là phần đầu phát triển ở cả 3 phần (đầu, mang, mắt). Phần đầu này có nhiều thịt phát triển và trông như bờm sư tử, vì thế chúng được gọi là Lionhead. Vây lưng, 2 vây đuôi và cặp vây ngực, bụng, hậu môn không hiện diện. (Dorsal fin, double caudal fin and matching pairs of anal, pectoral and pelvic fins are not present)

Màu sắc: cam, đỏ, đen, nâu chocolate, xanh dương, màu kim loại. Đôi khi có thể thấy chúng có 2 màu (đỏ-trắng, đỏ-đen), 3 màu (đỏ-trắng-đen) và đốm.

Nơi sống: Lionhead cần khoảng 20 gallon nước. Có thể cho vào hồ nuôi sỏi hoặc đá. Trong nước có thể có tảo xanh hoặc cây thủy sinh. Đây là loại cá hiền và thích hợp với những loại cá vàng bơi chậm khác.

Nhiệt độ: 18-22°C. Điều kiện nước: pH duy trì 6,5-7,5 và dH 4-20 Tầng sống: tất cả các tầng nước.

Chăm sóc cá

Cá Vàng đầu sư tử (Lionhead Goldfish) có thể là loài cá năng động đáng ngạc nhiện, mặc dù loại cơ thể của chúng đã được biến đổi. Chúng có một điểm yếu, có thể xảy ra với những con cá trưởng thành. Nếu đám lông phát triển quá lớn đến mức che khuất mắt chúng, chúng có thể khó nhìn. Lionhead Goldfish cũng có một khó khăn về thân hình gọn gàng hơn. Trên thực tế, những con gần đây có thân hình ngắn hơn nhiều so với những con được lai tạo trong quá khứ. Điều này gây rắc rối cho cá khi bơi.

Chọn kích thước bể phù hợp: một bể chứa từ 40-80 lít nước là một bể hoàn hảo cho một chú cá Vàng đầu sư tử ( Lionhead Goldfish). Nếu bạn nuôi chúng trong một bể hoàn hảo thì tuổi thọ của chúng có thể lên tới 40 năm.

Nhiệt độ nước: cá Vàng Orandas thidch nghi với môi trường khá tốt. tuy nhiên, nước lạnh có nhiều khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe vì hệ thống miễn dịch của cá yếu hơn, nếu nước nóng gây cho cá bị căng thẳng. Nhiệt độ thích hợp của chúng là 25-27oC.

Bạn đồng hành: Vì tính cách thân thiện, chúng có xu hướng hòa hợp với hầu hết các loại cá Vàng ưa thích, có thể tốt nhất là các loài cá đồng hoang hoặc cá vàng có thị lực yếu chẳng hạn như Telescopes or Celestial Eye Goldfish.

Sinh sản: có thể cho sinh sản trong suốt mùa sinh sản khi cá đến tuổi trưởng thành. Chúng có thể đẻ trên 1000 trứng. Cá mới sinh chưa có đầu, phần đầu phát triển trong độ tuổi 3 tháng – 2 năm.

Tiêu chuẩn chọn Lionhead

Cá trông sáng màu và lanh lợi.

Phần thịt quanh vùng đỉnh đầu phát triển tốt ở cả 3 vị trí đầu, mắt, mang.

Vây đuôi phải phân chia rõ và chĩa ra.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn