Cá Vàng Có Thể Nuôi Chung Với Cá Nào / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Có Thể Nuôi Cá Koi Chung Với Cá Gì?

Ý nghĩa và nguồn gốc của cá koi

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cá koi lại được xem như một trong những biểu tượng của Nhật Bản, là linh vật mang lại nhiều điều tốt đẹp cho người nuôi.

Theo quan niệm của nhiều người, chọn cá koi có hình dáng, màu sắc đẹp và hợp mệnh có thể mang lại nhiều may mắn, thành công và sự giàu có. Đó cũng chính là lý do mà trào lưu nuôi cá koi được giới thượng lưu vô cùng yêu thích và xem đó là một thú vui mang nhiều ý nghĩa phong thủy.

Có thể nuôi chung cá koi với cá gì?

Đa dạng hóa bể cá với nhiều giống loài khác nhau là điều không hề đơn giản, vì mỗi loài cá cảnh đều có những yêu cần riêng về môi trường sống và có tính cách khác nhau. Do đó, cần tìm hiểu kĩ càng việc có thể nuôi chung cá koi với cá gì trong hồ cá Koi khi mà loài cá này có kích thước tương đối lớn, liệu có xảy ra các vấn đề về tranh giành thức ăn hoặc bùng nổ những trận chiến hay không?

Cá dọn bể (cá lau kính)

Có thể nói rằng đây là một trong những loại cá dễ nuôi nhất, thậm chí, bạn cũng không cần phải cho chúng ăn vì thức ăn của chúng chính là rong rêu, chất thải của các loài cá khác,… Cũng chính vì lý do này, cá lau kính có tác dụng hỗ trợ dọn sạch bể, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn gây hại.

Bên cạnh đó, cá dọn bể là loài cá hiền lành, không bao giờ tấn công hoặc giành thức ăn với các loài cá khác, cách nuôi cũng khá đơn giản, chỉ cần duy trì nhiệt độ nước trên 20°C là chúng có thể phát triển khỏe mạnh.

Vậy không lý do gì mà bạn không nên sở hữu vài chú cá dọn bể để làm phong phú hơn hồ cá của mình đúng không?

Cá vàng

Nằm trong danh sách những loài cá phổ biến nhất, cá vàng được yêu thích bởi bản tính hiền lành, ngoài hình xinh đẹp và không yêu cầu nhiều về môi trường sống.

Bên cạnh đó, tương tự như cá koi, nhiệt độ sinh trưởng của cá vàng rơi vào khoảng 20-28°C, hai loài cá này hoàn toàn có thể chung số hòa bình mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Thậm chí, bạn đôi khi cũng có thể bắt gặp hình ảnh những chú cá vàng và cá koi quấn quýt cùng nhau, tạo khung cảnh sinh động và vui mắt cho bể cá.

Cá bình tích

Cá bình tích có kích thước khá nhỏ bé nhưng ngoại hình lại vô cùng lạ mắt và đáng yêu, đặc biệt là bơi khá nhanh khiến nhiều người thích thú, muốn sở hữu cho bể cá của mình. Cá bình tích cũng là loài hiền lành và dễ nuôi, chúng sẽ ăn thức ăn thừa các chất thải của cá koi, hỗ trợ làm sạch nguồn nước trong môi trường sống.

Cá ba đuôi

Cá ba đuôi cũng là một cái tên nằm trong top các loài cá được ưa chuộng nhất bởi ngoại hình xinh đẹp và cuốn hút với vây đuôi dài và nhiều màu sắc đa dạng. Thức ăn chủ yếu của cá ba đuôi là giun chỉ đỏ và các loại hạt công nghiệp, cả hai đều có thể tìm mua dễ dàng tại các cửa hàng cá cảnh.

Cá ba đuôi được đánh giá cao về khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau, do đó, bạn sẽ không phải lo lắng về việc điều chỉnh nhiệt độ nguồn nước. Ngoài ra, khi nuôi cá ba đuôi cùng với cá koi, chắc hẳn rằng tính thẩm mỹ của hồ cá nhà bạn sẽ tăng lên đáng kể đấy.

Cá koi có ăn cá con hay không?

Bởi kích thước to lớn của mình, cá koi thường bị đặt câu hỏi rằng có ăn các loài cá nhỏ hơn hay cá con hay không? Câu trả lời là không, bạn hoàn toàn có thể an tâm về điều này.

Ngay cả khi cá koi nuôi chung cá 7 màu, chúng cũng sẽ không gây tổn hại đến loài cá có kích thước nhỏ bé này.

Ngược lại, bạn không nên chọn nuôi cá koi cùng với các loài cá hung dữ có khả năng tấn công cá koi, khiến chúng hoảng sợ và bị tổn thương.

Các Loại Cá Nào Có Thể Nuôi Chung Với Tép Trong Hồ Thủy Sinh?

Tép cảnh đẹp cho hồ thủy sinh, Các loại cá nào có thể nuôi chung với tép cảnh, tép kiểng trong hồ thủy sinh

Các loại cá nuôi chung với tép thường là các loại cá nhỏ hiền lành ăn rêu và có thể nuôi trong bể thủy sinh.

– Tép là món mồi hấp dẫn đối với các loài cá, vì thế cho tép vào hồ cá thì có thể chúng sẽ trở thành món tráng miệng của các loài cá khác.

– Trong bể thủy sinh của chúng ta đã làm tép giảm mất khả năng trốn tránh kẻ săn mồi như trong tự nhiên.

1. Cá nuôi chung với tép cảnh (kiểng) tốt nhất

– Tuy nhiên vẫn có nhiều câu hỏi của các bạn chơi tép đặt ra là: cá nào nuôi chung được với tép? tép nuôi chung với cá gì? cá gì hay ăn tép? Câu trả lời là bạn có thể an tâm nhập môn chơi tép, đừng chán nản, sau đây là các loại cá có thể nuôi chung với tép tùy theo cấp độ cũng như những tác hại của loài cá đó đối với tép kiểng.

2. Các loại cá có thể nuôi chung với tép mức độ trung bình (hay tranh ăn với tép)

– Cá chuột Otto hoàn toàn không gây hại cho tép, cùng lắm là chúng giành thức ăn của tép thôi

– Các dòng cá pleco như: cá tỳ bà bướm, tỳ bà thường, trực thăng (Cá tỳ bà thường ăn rêu, ít khi ăn tép con, trừ khi con tép chết nằm 1 chỗ)

– Các dòng cá Cory’s (Cá chuột) cũng có thể ăn tranh, là loại chuyên tìm các mảnh vụn thức ăn tầng đáy…

+ Các dòng cá guppy, bảy màu rừng..

+ Các dòng cá Rasboras (Cá tam giác)

+ Các dòng cá Danios (Cá sọc ngựa)

+ Cá thủy tinh, bút chì cũng ăn những con tép vừa miệng chúng

+ Cá neon được nhiều người nói là hay ăn tép con

4.Các loại cá tuyệt đối không được nuôi chung với tép

+ Cá trâm nuôi theo đàn cũng sẵn sàng thịt cả tép con

– Cá họ Cichlids:

– Bộ Discuss (cá dĩa)

– Bộ cá Angels (Ông tiên, thần tiên)

Kết luận cuối cùng:

– Bộ Gouramis (cá sặc)

– Nếu muốn bể tép bạn sinh sản và giữ được số lượng tép con nhiều thì không nên nuôi chung với các loài cá khác.

– Trong bể thủy sinh cần có các bụi cây rậm rạp để tép con có chỗ trốn cá săn mồi.

– Tép con bị cá ăn là quá bình thường, còn tép lớn không vừa miệng cá thì chúng có thể cắn rỉa con tép

Những Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Rồng

Những loại cá có thể nuôi chung với cá rồng mà không bị cá rồng ăn tươi nuốt sống hay bị rượt cho đến chết.

Hồ cá rồng thường cho ta cảm giác đơn điệu, bị chi phối bởi chú cá rồng thân yêu của chúng ta nhưng chúng ta luôn làm nhiều cách để hồ cá rồng của mình thêm sinh động hơn như dán background 3d với hình ảnh sinh động, trang trí lũa trong hồ, …. nhưng một cách mà nhiều người rất muốn là tăng thêm nhiều loại cá cho

Nhưng vấn đề mà chúng ta điều biết là cá rồng là một loại cá săn mồivà cực kỳ hung dữ, kể cả đồng loại của chúng, với tập tính sống đơn độc vì thế việc tìm kiếm một loại cá nuôi chung bể cá rồng là việc vô cùng khó khăn, để tiết kiệm thời gian cũng như công sức của các bạn, chúng tôi xin tổng hợp những loại c á có thể nuôi chung với cá rồng để có thể giúp bể chúng ta thêm sinh động hơn.

Những loại cá này có môi trường sống giống cá rồng, dễ nuôi và ít bệnh tật.

1 Cá sấu hỏa tiễn

Cá sấu hỏa tiễn thường được biết đến với cái tên cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm…và có nhiều đặc điểm gần giống với cá phúc lộc thọ. Điểm ấn tượng của loài này chính là chiếc mỏ dài và nhọn như loài cá sấu. Chúng cũng rất dũng mãnh và khỏe mạnh do không quá kén ăn nên hoàn toàn có thể chung sống với cá rồng.

2. Cá hồng két

Cá hồng két có tên tiếng Anh: Bloody Parrot hoặc Blood Parrotfish và thường được gọi là Két đỏ, Huyết anh vũ. Loài cá này cũng được coi là tổ tiên của cá La hán hiện nay bởi màu đỏ hồng vô cùng rực rỡ và chiếc đầu có phần hơi gù lên. Cá hồng két được lai tạo ở Đài Loan vào những năm 1986 và nhập khẩu vào nước ta những năm 90. Ngoài cá hồng két thường ra còn có cá hồng két kingkong cực lớn hoặc cá hồng két tím, cá hồng két chấm trắng…và các loài này đều có thể chung sống khá tốt với cá rồng.

3. Cá phát tài , cá tai tượng

Cá tài phát khi trưởng thành có thể đạt kích thước đến 70cm và nặng 10kg. Đặc biệt chúng không cần quá coi trọng môi trường nước, hơn nữa cũng thuộc họ cá dữ, khá tinh ranh nên nếu nuôi chung với cá rồng, bạn cũng không cần quá lo lắng sợ cá rồng ăn thịt.

4. Cá hổ

Đặc điểm chung của loài này là sở hữu những sọc rất to trên cơ thể giống như những chiếc vằn của hổ, vảy đặc biệt mịn và đôi chỗ có ánh kim. Khi được chăm sóc tốt, sọc của cá sẽ đồng nhất thành 1 khối, đậm và dày. Chúng cũng là loài cá ăn thịt nên khá dữ và có thể chung sống với cá rồng một cách hòa thuận.

5. Cá hoàng bảo yến

Đặc điểm của cá hoàng bảo yến là thân thon dài, vây lưng dài hình chữ V, hàm dưới nhô ra dài hơn hàm trên. Một đốm đen khá lớn đặc trưng với viền màu bạc lớn bao quanh rộng đến tận vây đuôi. Vây lưng màu xám bạc vây bụng có màu trắng vàng, với 3 vạch lớn màu đen quanh thân, giữa các vạch đen là những chấm đen. Tia vây lưng thứ nhất, vây đuôi trên và vây ngực có màu xám hoặc đen, tia vây hậu môn vây đuôi dưới có màu đỏ. Cá hoàng bảo yến là loài cá ăn thịt nên khá dữ và thường được nuôi chung với cá rồng.

Cá mỏ vịt cũng có nhiều loại khác nhau mà nổi tiếng là cá hồng vỹ mỏ vịt được coi là loài cá trê to và đẹp nhất ở vùng Amazon hoặc có loài cá da báo mỏ vịt cũng thuộc họ hàng của loài cá độc đáo trên. Sở dĩ cá mỏ vịt có thể sống chung với cá rồng là bởi kích thước cơ thể chúng rất lớn, có thể dài gần 2m nếu được chăm chút cẩn thận, như vậy các loại cá rồng không thể biến chúng thành bữa ăn được.

7 Cá sam

Ngoài các loài cá sống ở tầng trên và tầng giữa ra, nhiều người còn tận dụng cả tầng dưới cùng của bể cá rồng để nuôi thêm cá sam.

8 Cá hải tượng

Một chú cá hải tượng trưởng thành có thể đạt chiều dài 2m với trọng lượng tới 100kg nên cá rồng sẽ không dễ dàng gì ăn thịt được chúng. Ngoài kích thước to lớn của nó, đặc điểm khác biệt nhất của loài này là không phụ thuộc lớn vào oxy để thở bởi chúng có một cái bong bóng gồm các mô phổi cho phép nó giải nén oxy từ không khí.

9 Cá Kim Sơn

Cá kim sơn hay còn được gọi là cá kim ngân, cá he đỏ với tên tiếng Anh là “Goldfoil barb”. Loài cá này cũng rất dễ nuôi với địa bàn hoạt động chính là ở phần đáy hồ để ăn các thức ăn thừa, cặn bã giúp cho hồ cá rồng luôn được trong sạch.

Cá rồng vẫn luôn được xếp hạng là một trong những loài cá đẹp nhất và có thể đem lại may mắn phát tài cho gia chủ. Những loại cá chúng tôi trình bày có thể giúp hồ cá của bạn thêm sinh động hơn với đa dạng chủng loại cũng như màu sắc của hồ cá.

Cá Koi Có Thể Nuôi Chung Với Loại Cá Gì?

1. Ý nghĩa nguồn gốc của cá koi

Cá koi được nuôi phổ biến ở Nhật Bản, tại các trang trại lớn, cá koi được lai tạo thành rất nhiều dòng với đặc trưng về màu sắc khác nhau. Một số dòng phổ biến bao gồm: Kohaku (trắng – đỏ), sanke, showa (đen – đỏ – trắng), Benigoi (đỏ toàn thân), shiro utsuri (đen – trắng)… Loài cá này được biết đến với ý nghĩa mang đến nhiều may mắn cho người nuôi, nhiều khách hàng kỳ công trong việc thiết kế bể cá, hồ cá, lựa chọn những con cá koi có hình dáng, màu sắc đẹp hợp mệnh, tuổi với mong muốn cuộc sống gặp nhiều thuận lợi về tình cảm và công việc.

2. Cá koi có dễ nuôi không?

Nuôi cá koi cần sự tỉ mỉ và cẩn thận, đòi hỏi người nuôi phải thực sự đam mê và yêu thích. Trước khi nghĩ đến việc chơi cá koi thì người nuôi phải tìm hiểu về “cách chơi nước”, bởi môi trường sống của cá ở nước, nước cần đảm bảo sạch cá mới có thể sinh trưởng tốt. Chỉ cần nước bẩn, nồng độ pH, NH3 không đảm bảo cá sẽ bị bệnh và chết. Chính bởi vậy người nuôi cần trang bị đầy đủ kiến thức về kỹ thuật hồ cá koi cũng như kỹ thuật nuôi cá koi để đảm bảo koi sinh trưởng và phát triển tốt.

Một số điều cần chú ý khi nuôi koi gồm:

Duy trì nhiệt độ nước từ 20 – 27 độ C Độ pH của nước cần đảm bảo 6.8 – 7.2 (Xem thông tin chi tiết Tại đây) Cho cá ăn vừa phải, tránh cho ăn quá nhiều, thức ăn dư thừa sẽ khiến nước ô nhiễm Có bộ lọc xử lý chất bẩn, đảm bảo nguồn nước sạch sẽ…

Cá dọn bể tương đối dễ nuôi, chúng thường ăn tạp: ăn rong, rêu, phân của loài cá khác. Chúng giúp làm sạch môi trường hồ nuôi, giảm sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Cá dọn bể có đặc tính hiền lành, không tấn công những loài cá khác, cách nuôi đơn giản, không phức tạp. Bạn chỉ cần duy trì nước sạch, nhiệt độ nước trên 20 độ C là dọn bể có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Nhiệt độ sinh trưởng của cá vàng là 20 – 28 độ C, nhiệt độ này tương tự như cá koi chính bởi vậy gia chủ có thể nuôi 2 loại cá này trong cùng bể kính hoặc hồ koi. Cả cá cảnh và koi đều hiền lành, không tấn công nhau nên chúng có thể dễ dàng chung sống 1 cách hòa thuận. Khi nuôi, bạn có thể dễ dàng quan sát cá vàng và cá koi quấn quýt bên nhau, hồ nuôi vì thế sẽ sinh động hơn rất nhiều.

Cá bình tích cũng là một loài cá bạn có thể nuôi cùng với cá koi. Loài cá này có vẻ ngoài khá lạ mắt, kích thước nhỏ, bơi nhanh, không tấn công loài cá khác. Khi thả cá này trong hồ koi, chúng sẽ ăn thức ăn thừa và phân cá koi, nhờ vậy nguồn nước được đảm bảo sạch sẽ hơn rất nhiều.

Cá 3 đuôi gây ấn tượng bởi màu sắc phong phú và hình dáng bắt mắt. Loài cá này dễ sống, dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là: giun chỉ đỏ, thức ăn công nghiệp. Loài cá này có ưu điểm là có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện môi trường sống thay đổi. Nuôi koi và cá 3 đuôi trong bể/ hồ sẽ rất đẹp.

4. Một số điều cần chú ý khi chọn cá nuôi chung với cá koi

Người nuôi cần tìm hiểu đặc tính của từng loại cá: nhiệt độ sống, nguồn nước, thức ăn… để xem loài cá nào phù hợp với môi trường sống của cá koi hay không. Nếu chọn cá có môi trường sống quá khác biệt thì loài cá đó sẽ yếu ớt, dễ bị bệnh chết.

Cá koi không ăn cá nhỏ, chính bởi vậy bạn có thể thả những loài cá có kích thước nhỏ hơn vào chung hồ/ bể mà không cần lo lắng.

Cá koi hiền lành, chính bởi vậy bạn không nên lựa chọn những cá dữ, tấn công cá koi gây tổn thương, làm trầy xước lớp vảy mất thẩm mỹ.

Khi bạn chỉ nuôi riêng mình cá chép koi thật đơn giản. Nhưng muốn nuôi 1 bể cá đa dạng các loại cá khác nhau cho thêm sinh động như 1 môi trường sinh thái dưới nước thực sự, bạn cần phải xem xét đặc tính của loài cá chính trong bể sau đó lựa chọn những loại cá tương thích.

5 Loại Cá Có Thể Nuôi Chung Với Cá Betta

Cá betta (cá đá, lia thia, cá xiêm) có thể nuôi chung với những loài cá khác được không? Và nếu có thì đối tượng nào sẽ phù hợp để sống chung bể với chúng? Sudo Cá Cảnh sẽ đưa ra 5 loài tốt nhất có thể nuôi chung và sống trong hòa bình với loài cá có phần háu chiến này.

Trong tự nhiên, cá betta sống cùng với các loại betta cùng chi khác, ngoài ra còn chung sống với cá chạch, cá rasboras hay còn gọi là cá lòng tong, cá gouramis.

Betta là loài cá có bản tính hoang dã thích tranh giành lãnh thổ, chúng sẽ đuổi những loài cá khác ra khỏi nơi sinh sống của mình trong mùa sinh sản. Nhưng lại hiếm khi gây thiệt hại hoặc giết chết các loài khác.

Các nhà lai tạo người Thái đã bắt đầu một cuộc cải tạo nòi giống bằng cách lai tạo màu sắc cho giống cá này. Tuy nhiên sự cải tạo này không bao giờ thay đổi được đặc tính giống nòi của chúng, những gì có được là một phiên bản đầy màu sắc từ người anh em hoang dã của chúng trong tự nhiên.

Giữ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã hỏi qua một số cửa hàng nuôi cá betta rằng có thể nuôi chung cá betta với các loài cá khác được hay không? Câu trả lời có hoặc không thật chẳng đơn giản!

Nó phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của loài cá này. Cá cái ít hung hăng, thường có thể sống với các loài cá khác một cách hòa bình. Nhưng con đực có một chút khó khăn hơn.

Nhiều chú cá betta sẽ sống chung với một vài loài cá khác nếu bạn biết chọn những loài phù hợp với bản tính của chúng, nhưng một số con quá hung hăng và sẽ tấn công tất cả mọi loài cá có trong bể.

Nếu diện tích bể nhỏ chúng tôi khuyên bạn nên nuôi cá betta một mình. Nhưng nếu hồ là đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của cá mà bạn muốn thêm vào một vài chú cá khác, thì những giống cá mà bạn muốn thêm phải tương thích phù hợp với chú cá betta đang sinh sống trong đó!

Môi trường sống của cá betta có thể là một bể có 5 gallon (19 lít) nước nhưng với một bể như thế bạn chỉ có thể nuôi mình nó mà thôi, do đó chỉ xem xét thêm bạn cho betta khi bể chứa là 10 gallon (38 lít) nước hoặc lớn hơn, được lọc và giữ nhiệt độ ở mức phù hợp.

1. Cá Mây Trắng (White Cloud Mountain Minnow)

Cá Mây Trắng còn có tên gọi khác là (tanichthys albonubes) là một loài cá nhỏ được tìm thấy trong số ít các khu vực miền núi của Trung Quốc. Chúng là loài cá ưa chuộng hòa bình (nhóm có ít nhất 6 con), và không bao giờ biết phá vây của các loài khác.

Thức ăn của chúng là động vật giáp xác, tôm, trùn đất. Bởi vì chúng không có vây dài nên ít có khả năng bị tấn công bởi một loài cá khác.

Hạn chế duy nhất của chúng là rất thích nước mát sạch 60-75 °F (16-24 °C) trong khi betta sống ở môi trường nước ấm sạch 75-80 °F (24-27 °C). Vì vậy, nếu bể của bạn muốn cho 2 loài cá này sinh sống thì môi trường nước đạt ngưỡng tại 75 °F (24 ° C) là an toàn cho cả 2 loài cá, nhưng phải cẩn thận để đảm bảo nó không bị quá nóng hoặc quá lạnh.

Chúng có thể phù hợp trong bể nhỏ 10 gallon (18 lít) và chịu đựng khoảng pH tương tự như cá betta. (6,0-7,5)

2. Cá Tỳ Bà – Cá Lau Kính (Clown pleco)

Cá lau kính clown pleco là một ý tưởng tuyệt vời để thay thế các loại cá lau kính lớn như commons hoặc plecos sailfin thường được bán nhiều hơn nữa.

Chúng là một loài ăn rêu tảo sống hòa bình và làm một công việc tuyệt vời là giữ rêu tảo ở một mức độ phù hợp cho bể cá của bạn. Là một loài cá bọc thép, có da săn chắc, nếu bạn có ý định nuôi chúng với cá betta thì chỉ nên nuôi 1 con trong 1 bể.

Do kích thước trưởng thành của chúng khá lớn nên yêu cầu một thùng 20 gallon (76 lít) hoặc lớn hơn nhưng chúng không yêu cầu về nhiệt độ nước như cá mây trắng loại cá này sống khá dễ chịu.

Chúng được xem là một loại ăn rêu tảo hoàn hảo cho một bể cá lớn và chịu đựng được một loạt các yêu cầu về pH. (6,0-8,0) nhưng sẽ chỉ sinh sản trong nước mềm hơn.

3. Cá Chuột Pygmy (Pygmy Corydora)

Có nhiều loài cá chuột khác nhau, vì vậy chúng tôi sẽ tập trung vào loài cá chuột nhỏ nhất được gọi là Corydoras pygmaeus. Tất cả loài cá chuột được tìm thấy trong đường thủy Nam Mỹ và ăn ấu trùng lẫn côn trùng chúng săn trong cát.

Giống như các loài cá chuột khác, cá chuột pygmy sống trong nhóm từ 6 con trở lên. Sống trong bể từ 10 gallon nước.

Bởi vì chúng sống ở mặt đáy, kiếm ăn ở tầng nước dưới nên cá betta có xu hướng bỏ qua chúng, và chúng không có được màu sắc rực rỡ nên không thu hút sự chú ý của những loài cá khác. Bởi vì điều này nên cá chuột pygmy trở thành một người bạn khá tốt với cá betta trong một không gian bể lớn kể cả cho bể nhỏ. Chúng chịu đựng được nước có tính axit cũng như chịu được độ pH lên đến 7.0.

4. Cá Hồng Nhung – Cá Hổ Phách (Ember Tetras)

Tetra Ember còn có tên gọi khác là Hyphessobrycon Amandae – Cá hồng nhung Amandae, loài cá tetra hòa bình rất nhỏ sống ở lưu vực sông Amazon. Trong môi trường sống tù túng thì chúng di chuyển chậm, chúng thích dòng nước hơi cạn từ các nhánh chuyển đến trung tâm của sông Amazon.

Là một con cá nhỏ, dài khoảng nữa inch tương đương 2.5cm. Với một bể chứa 10 gallon (38 lít) nước với một con chú cá nhỏ, nhanh nhẹn như cá hồng nhung thì cá betta chắc rằng sẽ không là vấn đề đối với chúng!

Chúng cũng thích nước có tính axit, độ pH thích hợp là 6,0-6,5.

5. Cá Tam Giác (Harlequin Rasboras)

Cá tam giác còn có tên tiếng anh khác là Trigonostigma Heteromorpha, chúng là một trong những ứng cử viên có thể sống chung với cá betta! Cá tam giác tương đối nhỏ có nguồn gốc từ nhiều nước có phần giống cá betta hoang dã, có nghĩa là chúng có thể sống với nhau một cách tự nhiên!

Cá tam giác không có màu sắc quá rực rỡ để thu hút sự chú ý không mong muốn từ một loài khác, không biết cắn vào vây cá khác, và yêu cầu về nước giống môi trường nước mà cá betta sinh sống.

Nước ngọt, nước có tính axit là tốt nhất.

Một nhóm 6 đến 8 chú cá tam giác có thể sống với một con cá betta trong một 10 gallon (38 lít) nước mà không vấn đề.

Theo bạn thì sao?

Bạn đã thử thêm một loài cá khác vào bể cá betta của bạn trước đây chưa? Loài cá nào khác mà bạn nghĩ có thể sống chung bể với cá betta?