Cá Vàng Có Mọc Đuôi Lại Không / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Một Loạt Động Vật Có Khả Năng Tự Mọc Lại Đầu, Đuôi Khi Bị Đứt

Từ khi còn nhỏ, hẳn ai cũng đã nghe hoặc tự mình thấy hiện tượng “thạch sùng đứt đuôi” chạy trốn. Đó là một đặc điểm nổi bật vô cùng kỳ thú ở loài động vật này: tự tái tạo đuôi và bỏ lại chúng khi thấy cần thiết.

Nhưng thạch sùng không phải là loài duy nhất có khả năng “siêu nhiên” này. Nhiều loài động vật không chỉ có thể tự phát triển lại những cái chân, đuôi… đã mất mà thậm chí có thể tái tạo lại cả đầu của mình.

Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Những chú cá ngựa vằn có khả năng đặc biệt tái tạo lại phần đuôi hay vây đã bị mất do bị tấn công hay tác động bởi yếu tố bên ngoài.

Loài cá dễ tìm thấy ở các địa điểm bán cá cảnh này nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang khả năng tự tái tạo đáng kinh ngạc.

Điểm đặc biệt là phần đuôi cá được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau, sắp xếp theo một cấu trúc vô cùng phức tạp. Chúng được ví như tay hoặc chân của con cá.

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra, sau khi bị mất đuôi, cơ thể con cá sẽ sản xuất ra một loại enzyme có tác dụng chuyển đổi tế bào sang trạng thái hoạt động, tái tạo và biến chúng về trạng thái giống tế bào gốc.

Vào năm 2012, các nhà khoa học Australia đã công bố một nghiên cứu tiết lộ rằng, cá ngựa vằn đã sử dụng một loại protein đặc biệt, được gọi là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi.

Cá ngựa vằn còn nổi tiếng với khả năng tái tạo da, tim.

Loại protein này đảm bảo cột sống của chúng có thể chữa lành mà không để lại tổn thương trên dây thần kinh đệm sau chấn thương.

Nổi tiếng nhất trong số những loài động vật có khả năng tự tái tạo có lẽ chính là loài thằn lằn. Nhiều giống thằn lằn có khả năng nổi trội là tự rụng đuôi khi gặp nguy hiểm và mọc lại nó chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.

Khác với một số loài kỳ nhông hay cá cũng có khả năng tái sinh, thằn lằn thực hiện quá trình này theo một cách khác hẳn.

Các mô có khả năng tái phát triển được phân bố khắp cơ thể – ở cơ, sụn, tủy sống và da ở phần đuôi. Điều này giúp đuôi của cá thể mọc lại hoàn hảo trong khi những loài động vật khác chỉ tập trung vào phần chóp đuôi.

Bằng cách nghiên cứu phần đuôi trong thời gian tái tạo, các nhà khoa học đã xác định được 326 gene được kích hoạt để tái tạo.

Với những nghiên cứu về quá trình tái tạo đuôi của thằn lằn, các chuyên gia phát hiện hầu hết những gene này tồn tại ở cơ thể người. Do đó, họ hi vọng rằng, trong tương lai chúng ta sẽ tìm được phương pháp để tự tái tạo bộ phận cho chính mình.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra loài sinh vật kỳ thú – giun dẹp với khả năng tái tạo lại phần đầu và biến thành hai cá thể riêng biệt khi bị “đứt đầu”.

Điều thú vị là càng đi sâu tìm hiểu, các nhà nghiên cứu càng khám phá ra nhiều điều bất ngờ về quá trình tự tái tạo ở loài vật tưởng chừng như đơn giản này.

Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu của MIT cấy một tế bào đặc biệt vào chú giun không may bị mất đầu và chết. Nhưng bằng khả năng tự tái tạo, chú giun này đã sống dậy chỉ nhờ vào một tế bào trưởng thành duy nhất.

Không những thế, chú giun này còn có thể khôi phục hoàn toàn trí nhớ sau khi bị mất đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trí nhớ của chú giun có thể được lưu trữ không phải trong não, mà là ở các tế bào phân bố trên khắp cơ thể. Khi đầu của chú giun mọc ra, trí nhớ cũng hồi phục trở lại như chưa bao giờ bị mất đi.

Với vẻ ngoài bông xù, người họ hàng của sứa này còn có sở thích là sống ký sinh trên lưng của loài ốc mượn hồn. Bởi vậy mà chúng được đặt cho cái tên khá thân thiện là lông ốc.

Lông ốc ký sinh trên lưng của ốc mượn hồn.

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng lông ốc là một loài thực vật hơn động vật. Tuy nhiên, cá thể này lại là một động vật bậc thầy trong việc tự tái tạo với khả năng mọc lại bất cứ phần cơ thể nào bị mất, không già đi về mặt sinh học và có thể tự nhân bản mình.

Lông ốc (tên khoa học là Hydractinia echinata) được coi như là một động vật phi thường với khả năng bất tử. Theo đó, nếu sinh vật này bị mất đi phần đầu, vài ngày sau, chiếc đầu mới sẽ mọc lại như bình thường.

Các chuyên gia lý giải rằng, sức mạnh trẻ hóa này trên thực tế có được nhờ vào một số tế bào gốc của loài động vật này luôn ở trong tình trạng phôi thai trong suốt cuộc đời.

Được biết đến như những tế bào gốc “đa năng”, khả năng phát triển của tế bào lông ốc là không cố định, tức là nó có thể biến đổi thành vô số loại tế bào khác nhau thay vào những tế bào bị mất đi.

Với nghiên cứu dựa trên cách tự tái tạo của loài động vật này, con người mong muốn mở khóa bí quyết bất tử cho chính mình.

Cách Chiên Cá Không Bị Nát Lại Ngon Vàng Giòn Hấp Dẫn

Cá chiên là món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình. Những miếng cá được chiên vàng ươm, giòn tan, bên trong chín mềm và thấm gia vị luôn khiến cho bữa cơm gia đình bạn thêm phần hấp dẫn. Bạn đã chuẩn bị cá tươi và tiến hành chế biến. Tuy nhiên, cá của bạn bị nát và không được vàng giòn. Đừng lo, mẹo chiên cá không bị nát của chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục ngay lập tức.

Cách chọn cá tươi

Để món ăn thơm ngon, nguyên liệu tươi là điều kiện tiên quyết. Món cá chiên cũng vậy, bạn muốn chế biến món cá ngon như nhà hàng, bạn nên biết cách chọn cá tươi ngon.

Đối với cá biển, cá tươi là những con có lớp da bên ngoài sáng, mắt trong, không bị đỏ hoặc thụt vào bên trong hốc mắt. Khi bạn dùng tay nhấn vào thân cá cảm nhận được độ sắn chắc và đàn hồi. Bạn chọn những con cá có mang màu đỏ tươi. Đối với cá sông, cá đồng, bạn phải chọn những con còn sống, không bị tróc vảy. Đặc biệt, chọn mua những con vừa được đánh bắt để cá có độ béo ngon.

4 cách chiên cá không bị nát

Mẹo chiên cá không nát là trước tiên bạn nên đun thật nóng chảo. Sau đó, bạn cho vào chảo một ít rượu nho đỏ hoặc rượu nếp, đợi rượu cạn thì bạn cho dầu ăn vào, đun sôi rồi cho cá vào chiên. Trong quá trình chiên, bạn thường xuyên múc dầu rưới lên phần mặt cá không tiếp xúc với đáy chảo để cá được chín đều, không bị khô.

Bạn nên chiên mỗi mặt cá thật vàng giòn rồi mới lật chiên mặt còn lại. Với cách này, thịt cá rắn chắc và sẽ không bị tách da hoặc nát. Cá chín vàng, bạn vớt ra đĩa có trải lớp giấy thấm dầu để món ăn không ngán.

Cách dùng gừng để chiên cá không bị nát như sau: trước khi cho dầu, bạn dùng một miếng gừng tươi chà xát mạnh đáy và thành chảo. Tiếp theo, bạn cho vào chảo một lượng dầu vừa đủ. Với mẹo này, dầu và gừng sẽ tạo ra lớp màng trơn giữa cá và chảo, giúp cá không bị dính đáy nồi. Như vậy, việc trở mặt cá sẽ dễ dàng hơn, cá cũng không bị nát.

Chiên cá trên lửa nhỏ

Trong quá trình chiên cá, cá chín đều, các mặt vàng giòn tan còn phụ thuộc vào độ lửa. Bạn chỉnh lửa nhỏ vừa trong suốt quá trình chiên, có thể đậy nắp nồi để đảm bảo dầu không bị bắn ra ngoài. Tuy nhiên, bạn lưu ý là không đậy nắp nồi kín vì hơi nước tụ và rơi xuống nồi sẽ làm dầu bắn mạnh.

Một cách chiên cá không bị nát và đậm đà hơn là dùng muối. Bạn đặt chảo lên bếp, thêm vào một lượng dầu ăn vừa đủ rồi rắc một lớp muối trải đều đáy chảo. Dầu nóng già, bạn cho cá vào chiên. Lớp muối sẽ giúp cá không bị dính vào đáy chảo. Nhờ vậy, cá sẽ không bị nát trong quá trình bạn lật mặt. Hơn nữa, vị mặn của muối thấm vào thịt cá sẽ giúp món ăn của bạn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn khi chiên cá, bạn hãy áp dụng cách chiên cá không bị bắn dầu. Cách thực hiện rất đơn giản: sau khi cá được sơ chế, bạn phải để thật ráo nước. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể dùng khăn thấm nhẹ bên ngoài thân cá. Với mẹo chế biến đơn giản này, bạn không cần lo lắng bị bỏng da do dầu bắn.

Cá Chép Vàng Có Ăn Được Hay Không?

Một số anh em khi câu được cá chép có hỏi. Cá chép vàng có ăn được không ? Hôm nay Farmvina xin đưa một số luận điểm mang tính hai chiều cho anh em tham khảo.

Cá chép vàng thuộc họ cá chép với tên khoa học Cyprinidae. Họ cá chép được coi là thực phẩm quan trọng trong và có thể coi là chủ yếu trong các dòng cá nước ngọt. Riêng về cá chép được coi là dòng cá có chất lượng thịt cao giàu chất dinh dưỡng. Chúng chưa nhiều lipid, protid, vitamin, vây cá có collagen. Không những ăn ngon mà chúng còn làm được thành một số loại thuốc trong y học cổ truyền.

Cá chép vàng có ăn được không

Một số anh em đã từng ăn cá chép vàng cho rằng thịt cá chép vàng không ngon bằng cá chép thường. Chất lượng thịt bở và nhẽo hơn cá chép thường dẫu là một chú chép vàng khủng thì chất lượng thịt vẫn kém hơn so với chất lượng thịt của những chú chép thường.

Tại sao lại có quan điểm không nên ăn cá chép vàng

Tại Việt Nam và các nước khu vực châu á có khá nhiều truyền thuyết về cá chép như cá chép vượt vũ môn hóa rông nên cá chép được coi là loài vật có tính tâm linh khiến nhiều người ngại vấn đề thịt cá chép.

Ngoài ra cá chép cũng rất hay được thả để tiễn ông công ông táo lên trời, tích cá chép quay lại trả ơn nên mọi người coi đó là loài vật có thể bước qua 2 thế giới rất huyền bí và tâm linh.

Ngoài ra cá chép còn hay được nuôi làm cảnh tại rất nhiều hộ gia đình, với tình cảm khi chăm chút chú cá nên dần dà mọi người cũng ngại ngần khi ăn cá chép chính những lý do đó đã khiến nhiều người nghi ngại và đặt câu hỏi cá chép vàng có ăn được không.

Câu Hỏi Thường Gặp

Cá chép vàng có ăn được không?

Một số anh em đã từng ăn cá chép vàng cho rằng thịt cá chép vàng không ngon bằng cá chép thường. Chất lượng thịt bở và nhẽo hơn cá chép thường dẫu là một chú chép vàng khủng thì chất lượng thịt vẫn kém hơn so với chất lượng thịt của những chú chép thường.

Tại sao lại có quan điểm không nên ăn cá chép vàng?

Tại Việt Nam và các nước khu vực châu á có khá nhiều truyền thuyết về cá chép như cá chép vượt vũ môn hóa rông nên cá chép được coi là loài vật có tính tâm linh khiến nhiều người ngại vấn đề thịt cá chép. Ngoài ra cá chép cũng rất hay được thả để tiễn ông công ông táo lên trời, tích cá chép quay lại trả ơn nên mọi người coi đó là loài vật có thể bước qua 2 thế giới rất huyền bí và tâm linh. Ngoài ra cá chép còn hay được nuôi làm cảnh tại rất nhiều hộ gia đình, với tình cảm khi chăm chút chú cá nên dần dà mọi người cũng ngại ngần khi ăn cá chép chính những lý do đó đã khiến nhiều người nghi ngại và đặt câu hỏi cá chép vàng có ăn được không.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Kỹ Thuật Nuôi Cá Vàng Ba Đuôi

Cá vàng ba đuôi rất dể sinh sản, đẻ nhiều và tỷ lệ sống rất cao ta có thể cho ép từng cặp hoặc cho ép theo bầy.

Cá vàng tróng có hình dáng thon đều cân đối, cá mái thì bụng to, đầu hơi nhỏ hình dáng không được cân đối đặc biệt khi sắp tới kỳ sinh sản thì bụng cá mái rất to có thể bị méo lệch về một bên nhìn rất rõ trong gióng như bị có tật do mang nhiếu trứng.

2. Chuẩn bị hồ cho cá sinh sản

– Cá trước khi sinh sản thì ta nên bắt nhốt riêng cá tróng và cá mái riêng ra và cho ăn đầy đủ trong vòng 1-2 tuần lễ, cá vàng nếu cho ăn đầy đủ thì nuôi khoang 6 tháng là có thể cho sinh sản được. Ta có thể cho ép chung 1tróng 1mái hoặc 1 trống nhiều mái hoặc một mái nhiều tróng hoặc nhiều mái nhiều trống. Trong sinh sản để kinh doanh thì người ta thường chọn phương pháp cho ép chung nhiều tróng nhiều mái nhưng thường thì con tróng phải nhiều hơn con mái.

– Sau khi chuẩn bị xong thi ta thả cá trong và cá mái vào trong hồ đẻ và cho ăn bình thường không cần phả che đậy nếu mặt hồ nhỏ thì ta phải bơm oxy khoang 1 vài ngày sau thì ta thấy cá trống đuổi theo cá mái rất dữ lúc đó là cá đang đẻ hoặc bắt đầu đẻ, khi bị rượt đuôi cá tróng sẽ cọ mình vào bụng cá mài thì cá mài sẽ đẻ trứng và cá trống sẽ sản sinh ra tinh trùng để thụ tinh cho những trứng đó, khi đẻ cá mái lội đến chổ có nhiều rong hoặc rễ lục bình khi trứng đẻ ra sẽ bám vào đó, cá đẻ trứng tất nhiều ta có thể nhìn thấy rất nhiều trứng tròn nhỏ bằng đầu chưng nhan trong suốt nằm rời rạc bám trên hồ, trên rong hoặc trên rễ lục bình.

3. Kỹ thuật cho cá ba đuôi sinh sản nhân tạo

– Ta có thê cho sinh sản nhân tạo băng cách chuẩn bị một cái tô hay một cái chén lớn, dưới đáy tô ta lót nhiều rong, tảo, rễ lục bình đổ nước săm sắp trước tiên ta bắt cá tróng một tay nhẹ nhang cầm cá đặt trong tô đã chuẩn bị trước tay kia dung ngón tay vuốt dọc theo bụng cá ta thất cá trống sẽ tiết ra rất nhiều dịch màu trăng như nước cơm vo làm cho tô nước trở nên đục, kế đó ta có bắt con mái cũng làm tương tự như vậy cá mái sẽ đẻ trứng vào tô làm song ta chỉ cần mang nguyên tô đó đặt vào một hồ rong sau vai ngày cá sẽ nở.

– Do cá vàng rất dê đẻ nên có khi chỉ cần thay nước hô thì chúng cung đẻ, ban đừng ngạc nhiên khi vùa thay nước hồ xong thì nước đã bị đục như nước vo gạo bạn hãy nhìn kỹ sẽ thấy cá trứng cá vàng trong hồ của bạn và đó là nguyên nhân làm cho hồ trở nên đục như vậy.

Nguồn: Hội cá cảnh Việt Nam.