Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Rồng Nhỏ Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Rồng Nhỏ An Toàn

Nuôi cá rồng là một thú chơi sang trọng và đẳng cấp của nhiều dân chơi hiện nay. Đây là loại cá mang đến nhiều may mắn bởi nó có vẻ đẹp sáng bóng, kích thước lớn và cũng dễ nuôi. Cá rồng có kích thước lớn, thông thường có thể lên đến 1m. Cá rồng lớn khá dễ nuôi vì chúng ăn tạp, còn cá rồng nhỏ cần chăm sóc cầu kỳ hơn với các loại thức ăn nhỏ vì vậy bạn cần phải tìm hiểu cá rồng nhỏ ăn gì, thức ăn cho cá rồng nhỏ nên chọn loại nào thì an toàn.

Thức ăn cho cá rồng nhỏ

Loại cá rồng có một hàm răng lớn, khỏe và dài, miệng rộng. Chính vì vậy nó được mệnh danh là loại cá ăn tạp háu ăn nhất trong các loại cá cảnh. Khi cá rồng lớn đã đạt được kích thước nhất đinh thì chúng ăn được rất nhiều loại, kích thước lớn, kể cả thức ăn tươi sống còn động đậy như nhái, ếch. Tuy nhiên, cá rồng nhỏ thì không thể ăn mạnh bạo được như vậy.

Bên cạnh đó, bạn có thể cho chúng ăn cá xiêm, 3 đuôi, nhái con. Tuy nhiên, những loại này lại chứa nhiều sán, giun nên bạn cần nuôi cách ly ít nhất khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng. Nếu cho ăn luôn dễ khiến cá bị nhiễm bệnh giun sán gầy còi khó chữa. Nuôi cá rồng nhỏ cần cầu kỳ, kỳ công hơn cá rồng lớn vì phải đảm bảo hệ tiêu hóa của chúng.

Lưu ý khi cho cá rồng ăn

Cá rồng nhỏ háu ăn và ăn nhiều hơn cá rồng lớn vì chúng có tốc độ phát triển nhanh hơn cá rồng lớn. Do vậy, một ngày bạn phải cho ăn ít nhất 3 lần. Tuy nhiên, đặc tính của chúng là khá kén ăn và dễ bị bệnh lười ăn. Khi cho cá ăn không nên cho ăn quá no hoặc quá đói. Cá ăn quá no lần sau chúng sẽ chán ăn, dửng dưng với thức ăn làm bẩn nguồn nước. Nếu ăn đói thì chúng chậm lớn, bị còi cọc và màu sắc thì không đậm màu.

Chúng cũng lười ăn nếu chỉ cho ăn một loại. Bạn phải cho ăn xen kẽ các loại từ nhỏ để tránh trường hợp khan hiếm thức ăn chúng sẽ nhịn đói.

Làm Gì Khi Cá Rồng Bỏ Ăn

1. Các nguyên nhân khiến cá rồng bỏ ăn

Như đã nói ở trên thì ngay khi mới đem về, cá rồng của bạn cũng có thể bỏ ăn nhưng chỉ mất 1 thời gian ngắn. Điều này là:

Do bạn thả cá cảnh mới mua đột ngột vào bể

Do cá không thích ứng kịp thời với môi trường sống mới

Do trong bể cá của bạn có nhiều các loại cá nhỏ bơi nhanh hoạt động nhiều sẽ dẫn đến cá rồng bị stress

Do các kí sinh có màu trắng bám trên mình cá, phát triển làm cá khó chịu, cá bỏ ăn và rất ít bơi, thậm chí cá sẽ cong mình lại, không bơi và thả mình theo nước (cá bị bệnh đốm trắng).

Trong trường hợp cá rồng bỏ ăn như thế này, bạn phải kiểm tra lại nước xem có đảm bảo hay không. Sau đó kiểm tra tới máy lọc, để máy hoạt động 24/24 không nên để lọc phụt ra oxi (bởi nó có thể gây tress cho cá).

2. Cách chữa bệnh khi cá rồng bỏ ăn

Nếu cá rồng bỏ ăn do bị bệnh đốm trắng hoặc stress

Chữa trị cá rồng bị bệnh đốm trắng: bạn nên cho một ít muối vào bể cá, hoặc cho lên bông lọc nước, muối sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đốm trắng, đồng thời tránh được các loại bệnh khác và bạn nên để nhiệt độ trong bể cá vào khoảng 30- 32 độ C. Nếu không sợ tốn thời gian bạn nên ra hiệu cá cảnh tìm mua thêm thuốc chữa trị. Để chữa cá rồng bị stress bạn nên để cá tránh tiếp xúc với các loại cá nhỏ khác, không nên nuôi cùng cá nhỏ, nếu không cá nhỏ sẽ rỉa vây cá rồng lúc bị bệnh, điều này khiến cá càng bị stress trầm trọng hơn. Nên để cá rồng trong bể rộng ít nhất là 80x40x60cm vì cá rồng thích không gian rộng.

Nếu cá rồng bỏ ăn do các nguyên nhân khác

– Bạn cần duy trì đảm bảo chất lượng nước, tăng lượng muối giúp cá ổn định bằng cách khoảng 2- 3 ngày thì thay khoảng 10%- 20% nước tùy theo độ bẩn của nước. Mỗi lần thay thì cho thêm 1 ít muối, nếu lần đầu cho nhiều rồi thì cứ thế giảm dần (lưu ý không nên cho quá nhiều muối) – Cần tạo môi trường vận động cho cá: bật sủi oxi từ 4- 6h/ngày (nếu bể có cây cảnh thì nên bật cả đêm nhưng để ở chế độ sủi nhẹ). Hằng ngày bạn cho ăn khoảng 3- 4 con cá mồi để theo dõi dần dần. – Kiên trì cho ăn từng ít một các món khoái khẩu có thể được. Các thức ăn cho cá răng cũng rất đa dạng như:

Nhái hay ếch: chúng bao gồm rất nhiều chất đạm và là thức ăn tuyệt vời cho sự tăng trọng và tăng kích thước của cá rồng. Ếch và nhái được sử dụng tại các trại nuôi cá rồng khắp nơi trên thế giới cho cá bố mẹ nhanh chóng hồi phục và tăng sản lượng sinh sản. Ngoài ra ếch nhái cũng luôn có sẵn ở mọi nơi.

Tôm tươi: Chỉ nên cho cá rồng lớn ăn tôm vì các vẩy và những gai tôm rất nhọn có thể làm hỏng bao tử cá con gây ra rất nhiều loại bệnh khó chữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng loại thức ăn này cho cá nhỏ. Thì có thể lột vỏ và cắt các chân cũng như đầu nhọn của tôm, có thể băm thành từng mẩu nhỏ cho cá con dễ ăn.

Tôm đông lạnh: Rất nhiều và dễ dàng mua ở bất kỳ siêu thị nào, bạn có thể mua tươi hoặc đông lạnh, nhưng cần kiểm tra chỉ chọn loại còn tươi. Loại thức ăn này rất nhiều Antaxanthin và Carotene rất cần thiết cho cá rồng. Đặc biệt cá rồng huyết long sẽ mau chóng phát huy màu sắc. Vỏ tôm rất tốt để bổ sung thêm canxi cho cá.

Côn trùng: Đây là loại thức ăn được cá rồng ưa chuộng. Một khi ăn là chúng không muốn thay đổi khẩu vị nữa, vì lẽ đó bạn chỉ nên cho ăn dặm thêm mà thôi. Đừng cho ăn cùng với các thức ăn khác cùng lúc, cá rồng sẽ bỏ lại thức ăn khác làm hư nước. Khi cho ăn côn trùng cũng đừng cho ăn luôn cả đầu hoặc chân côn trùng, các thứ này cứng quá sẽ rất có hại cho cá, chẳng hạn như cá bị lồi hậu môn. Nếu gặp phải bệnh này thì cá sẽ rất lâu mới khỏi hoặc thức ăn có quá nhiều chất béo cũng gây ra hiện tượng này.

Sau khi đã tìm được nguyên nhân khiến cho cá rồng bỏ ăn thì bạn hoàn toàn có thể giúp chúng nhanh chóng thèm ăn trở lại bằng các phương pháp trên. Bạn cũng cần chú ý hơn đến môi trường sống của cá, đặc biệt là chất lượng nước.

Công ty TNHH TM & DV Bể Cá Tài Lộc – Cơ sở 01: 598 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội – Cơ sở 02: 317 Kim Ngưu, Hà Nội – Cơ sở 03: 704A, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội – Cơ sở 04: 445 Lạc Long Quân, Hà Nội Email: becatailoc@gmail.com Hotline: 091.530.2086- 094.328.3333

Cá Rồng Ăn Gì? Những Lưu Ý Khi Chăm Sóc Cá Rồng?

Trong số những loại thức ăn mà cá rồng ưa thích nhất, chắc chắn không thể bỏ qua tép tươi. Thế nhưng, vấn đề cần chú ý là khi cho cá rồng ăn tép cần đặc biệt cẩn trọng bởi dạ dày của chúng rất dễ chịu tổn thương do vỏ tép gây ra. Ngoài ra, các bạn cũng có thể đảm bảo an toàn hơn cho cá nếu lột vỏ trước khi cho chúng ăn, đây sẽ là một biện pháp khá hiệu quả bởi tép tươi là một nguồn thức ăn khá phổ biến, dễ kiếm cho cá rồng.

Đối với các loại cá cảnh nói chung và đặc biệt là cá rồng thì chắc chắn côn trùng luôn là món ăn ưa thích của chúng. Không những thế, khi được ăn côn trùng trong một khoảng thời gian nhất định thì cá rồng rất dễ bị nghiện và sau đó nó sẽ không muốn thử những loại thức ăn mới nữa. Do đó nên khi cho cá rồng ăn côn trùng thì chúng ta nên kết hợp giữa côn trùng cùng với một số loại thức ăn khác cho cá ăn.

Đó là những thức ăn chính mà mỗi người khi nuôi giống cá này có thể lựa chọn. Chọn thức ăn phù hợp, đồng thời chú ý chăm sóc đúng cách để giúp chú cá rồng mà chúng ta nuôi dưỡng có được quá trình phát triển tốt, sức khỏe như ý.

Bên cạnh việc xác định rõ ràng cá rồng ăn gì, người nuôi còn cần hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng dành cho cá rồng, đó chính là điều kiện cần thiết để người nuôi có thể kết hợp chuẩn xác giữa các loại thức ăn và mang lại hiệu quả cao nhất. Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho cá rồng, người nuôi cần đặc biệt chú ý tới khối lượng các thành phần trong thức ăn, đặc biệt là thức ăn cho cá rồng nhỏ.

Đối với cá rồng con, chúng ta nên cho chúng ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và không gây hại cho dạ dày. Đặc biệt là khi cho cá ăn tôm hoặc tép tươi, các bạn nên nhớ cần phải bóc vỏ, loại bỏ phần chân, râu một cách kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, khi chăm sóc cá rồng nhỏ thì chúng ta nên lựa chọn lươn, trạch là một trong những thành phần quan trọng bởi chúng giúp cho cá con phát triển rất nhanh chóng.

Ngoài việc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng hay lựa chọn thức ăn cá rồng ăn gì thì người nuôi luôn phải chú ý đến cách cho cá ăn bởi lẽ nếu làm sai cách thì chắc chắn hiệu quả mà thức ăn mang lại cho sự phát triển của cá rồng không thể đạt mức tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rằng cho cá ăn đúng cách sẽ là cách rất tốt để giúp cá khỏe mạnh hơn và đặc biệt là phát triển vẻ đẹp tự nhiên.

Như các bạn đã biết, côn trùng là một trong những loại thức ăn thích hợp nhất cho cá rồng, tuy nhiên khi cho cá ăn, chúng ta chỉ nên lựa chọn một số loại côn trùng như dế hoặc gián để cho cá ăn. Khi cho cá ăn các loại côn trùng này, chúng ta không cần lo lắng về việc thức ăn chứa giun sán hoặc thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường sống của côn trùng.

Tất nhiên, để có thể giúp cho cá rồng phát triển được vẻ đẹp thì chúng ta cũng cần có được cách cho cá ăn hợp lý. Để có có thể phát triển được màu đỏ tự nhiên, bắt mắt thì các bạn nên cho chúng ăn các loại thức ăn như tôm cả vỏ hoặc tép. Tất nhiên, loại thức ăn này chỉ hợp đối với cá rồng đã trưởng thành. Mặt khác, đối với cá rồng đã trưởng thành thì nhu cầu thức ăn của chúng sẽ nhiều hơn. Vì thế nếu người nuôi không chú ý điều này thì cá sẽ bị đói và trở lên gầy gò, ốm yếu.

Cách Chọn Cá Rồng Huyết Long Nhỏ

Đây là tiêu chí lựa chọn HL nhỏ đưa ra bởi các trại nuôi cá khác nhau trong cuốn IndoDragon 4:

4.Mr.A Heng ( chúng tôi Ardyka ): Phần lớn phụ thuộc vào chất lượng cá bố mẹ. PLJ do phương pháp chăm sóc sai và do gien di truyền. Để tránh PLJ, thực hiện cho ăn ổn định với lượng 5.Mr.Juhrion ( PD. Indo Aquarium ): Chọn những em cá có màu nâu đen trên thân và có vây và đuôi đỏ. PLJ đa phần do gien di truyền.6.Mr.Suwandi ( PT.Arwana ): Vây đuôim càng và các vây cần có màu giống như nhau. Nắp mang lên màu nhanh bao nhiêu chất lượng cao bấy nhiêu. PLJ do gien di truyền và do phương pháp nuôi sai.

1.Mr.Tris Tanoto ( PT.Munjul Prima Utama ): 100% phụ thuộc vào gien di truyền của cá bố mẹ. Màu của má (nắp mang) lên sớm bao nhiêu là chất lượng tốt bấy nhiêu. Trề môi (PLJ) là do gien di truyền hoặc do kỹ thuật nuôi sai lầm (ví dụ cho ăn mồi quá to).

2.Mr.Jap Khiat Bun ( chúng tôi Aquarium ): Phụ thuộc vào chất lượng cá bố mẹ và phương pháp nuôi dưỡng. PLJ do gien di truyền.

3.Mr.Walujan Tjhin ( PD.Citra Landak Lestari ): Ánh kim loại (xanh lá hay xanh tím) càng đậm thì chất lượng càng cao. Khi cá ở kích thước 20cm, em nào có ánh kim loại lên đến hàng số 6 thì đa phần là cá đực. PLJ do gien di truyền.cá Thức Ăn đúng và kích thước con mồi vừa phải.

7.Mr.Vincent Chong ( Imperial Arowana Breeding Farm,Singapore ): Vây và đuôi càng đỏ càng tốt và tốt hơn nữa là môi đỏ. Thân phải không có tì vết và có ánh kim loại mạnh. PLJ do gien di truyền, không cho ăn đủ và do bể nhỏ.

8.Mr.Hendri Leong ( Indo Dragon ): Cần phải biết cá bố mẹ. Cần có ánh kim loại rõ rệt. màu nâu đen trên thân và vây đỏ đậm. PLJ có thể do gien di truyền, do nuôi dưỡng sai. Để tránh PLJ cần cho cá ăn đều đặn và đủ.

http://arofanatics.com/forums/showthread.php?t=314130