Cá Rồng Đẻ / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản. Có Phải Cá Rồng Đẻ Con Bằng Miệng?

Cá rồng là loại cá cảnh phong thủy rất đẹp. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa tốt cho gia chủ. Từ giàu sang phú quý, trấn an gia trạch cho tới trừ ta ma… Bởi vậy cá rồng không những được các đại gia săn đón. Mà bất kỳ người yêu cá cảnh nào cũng muốn sở hữu một chú cá trong nhà. Do vậy cá rồng luôn thuộc top các loại cá cảnh có giá cao nhất tại Việt Nam. Vậy để nhân giống cá rồng có khó không? Mời các bạn tìm hiểu trong bài viết cách nuôi cá rồng sinh sản.

Thường thì để cá rồng bắt cặp với nhau là khá khó. Chúng có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất cao. Bạn nên nuôi chung ít nhất 6 con cá rồng từ nhỏ. Hoặc nếu không được thì cần thả chúng vào bể cùng một lúc. Để không có con nào có cơ hội phát triển bản năng xác định lãnh thổ sớm hơn. Nếu thấy cá có dấu hiệu phản ứng mạnh cần tách chúng ra ngay. Tránh tới việc cá đánh nhau đến chết.

Để xác định cá bắt cặp hay chưa ta cần quan sát xem. Cá trống, mái có bơi song hành với nhau không? Chúng có đánh đuổi các con cá khác ra xa hay không? Sau đó mới bắt những con cá còn lại ra khỏi bể. Thường thì quá trình bắt cặp sẽ diễn ra từ 1 đến 2 tháng.

Dấu hiệu nhận biết khi cá trống, cá mái sinh sản

Nếu bắt cặp, cá trống và cá mái sẽ bắt đầu bơi song hành theo đường tròn. Tiếp đó cá trống sẽ rượt đuổi và cắn vây cá mái để kích thích cá mái đẻ trứng. Thường thì cá mái sẽ bị các tổn thương ở vùng vây hậu môn, vùng huyệt và vùng nắp mang. Do cá đực đang ra sức kích thích nó. Sau đó bụng cá mái sẽ chứa đầy trứng và ngày càng lớn cho tới khi cá mái đẻ.

Ta nên bố trí bể nước có lượng nước khoảng 700 lít nước trong một bể lớn. Nên chú ý gắn thêm dàn lưới nhựa trên nóc bể tránh cá nhảy ra khỏi bể. Tiếp đó ta nên tạo một vùng đẻ trứng trong bể như các hốc gỗ, đá. Tránh để những viên sỏi có kích thước giống trứng. Cá trống sẽ tưởng nhầm nuốt phải gây thương tích cho cá. Khi làm bể cá rồng đẻ cũng nên để bể ở một nơi kín đáo. Tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình cá mái đẻ trứng.

Nhiều người lầm tưởng rằng cá rồng đẻ bằng miệng. Liệu có phải hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu cách cá rồng sinh sản.

Tới thời điểm giao phối. Cá trống và cá mái sẽ bơi song hành và cọ vào nhau. Có khi đứng bất động. Sau đó chúng ngừng bơi nhưng vẫn cọ vào nhau. Tới khi cá cái đột ngột co thắt và đẻ trứng. Cá trống sẽ là tập phóng tinh trùng để thụ tinh cho trứng.

Mỗi lần cá mái sẽ đẻ khoảng 60 trứng. Sau khi thụ tinh xong cá đực sẽ lập tức ngậm hết số trứng đó vào trong miệng để ấp. Ta cũng nên tách cá mái khỏi cá đực. Vì trong giai đoạn này cá mái sẽ rất hay rượt cá trống.

Như vậy cá rồng hoàn toàn không đẻ con bằng miệng. Chỉ là chúng có tập tính ấp trứng trong miệng mà thôi.

Ngoài ra nếu muốn tăng tỷ lệ sống cho cá rồng con. Ta có thể tách cá bột ra khỏi miệng và ấp riêng. Nhiệt độ nước duy trì khoảng từ 28 đến 29 độ C. lượng oxy hòa tan khoảng 5ppm(mg/l). Độ pH duy trì ổn định 5-7 pH. Theo cách nuôi cá rồng sinh sản này thì tỉ lệ ươm cá bột thành công khoảng từ 90- 100%.

Xem Cá Bảy Màu Đẻ Con

Đại đa số chúng ta đều cho rằng các loài cá chỉ có thể đẻ trứng, tuy nhiên cũng có những loài cá có thể đẻ con, mà trong đó cá bảy màu là một ví dụ.

Với màu sắc sặc sỡ, đặc tính hoạt bát và rất dễ nuôi, cá bảy màu đã trở thành loài cá cảnh được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người đã từng nuôi cá bảy màu, hắn ít ai lại không trải qua một kinh nghiệm thú vị trước hiện tượng “đẻ con” của loài cá này.

Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu.

Những hình ảnh về hiện tượng “đẻ con” ở cá bảy màu

Cách chăm sóc cá bảy màu con

Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata, là một loài thuộc họ Poeciliidae (cá khổng tước). Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào hệ thống sông hồ của rất nhiều quốc gia trong vai trò của một tác nhân chống sốt xuất huyết, vì đây là loài diệt bọ gậy.

Giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế ” điểm an toàn” cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi.

Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 – 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ.

Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ “trôi giạt” vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 – 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột.

Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy… Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động… đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh.

Cách Nuôi Bồ Câu Nhanh Đẻ. Cho Bồ Câu Ăn Gì Để Nhanh Đẻ Trứng?

đã và đang trở thành người bạn của nhiều người chăn nuôi. Bồ câu đem lại lợi nhuận tốt, giá trị dinh dưỡng cao, nuôi chim bồ câu cũng khá dễ. Vậy nếu muốn tăng năng suất để bồ câu đẻ nhiều hơn bình thường thì phải làm sao, nên cho bồ câu ăn gì để mau đẻ trứng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con kỹ thuật nuôi bồ câu mau đẻ.

Trước tiên để chim đẻ trứng chúng ta cần phải ghép đôi chúng, chọn những con đực khỏe mạnh, ít bệnh tật, lanh lợi; các con cái cũng phải khỏe mạnh, lông bụng dày mượt, không dị tật đuôi nhọn; nên chọn những con đã được ghép đôi và có khả năng sinh sản tốt.

Sau khi ghép xong thì chim mẹ sẽ đẻ trong ổ, cần cho chim mẹ quen nhanh với chuồng trại sớm bằng cách làm sẵn tổ cho chim. Tổ được làm bằng rơm rạ khô sạch dài để lót. Sau đó dùng một ít rơm khô thêm vòng lại sao cho vừa với đường kính của ổ. Nơi bồ câu đẻ ấp trứng thì tránh ồn ào, giảm tầm nhìn chuyển động, ánh sáng để chim chuyên tâm đẻ trứng.

Lưu ý thêm là bà con không được làm ổ quá nhỏ vì sẽ làm giảm sự thoải mái khi đẻ làm thời gian đẻ trứng lâu hơn hoặc chim xoay trở dễ làm vỡ trứng. Ổ đẻ có thể là hộp vuông cạnh 25cm, rổ tròn đường kính 25cm; chiều cao khoảng 15cm, 7-8 dưới đáy là rơm rạ vải (nền ổ đẻ). Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ổ để hạn chế mầm bệnh thời gian đẻ nhanh hơn. Nếu trứng đẻ bị vỡ thì bồ câu sẽ đẻ lứa tiếp vào khoảng nửa tháng sau., nếu bình thường thì khoảng 40-60 ngày bồ câu cho ra 1 lứa mới.

Nếu bà con nào có kinh phí nhiều hơn và muốn thu lợi ích tốt hơn bà con có thể mua máy ấp trứng khi chim đã đẻ trứng để tỉ lệ trứng nở cao và thay vào đó là dùng trứng giả bỏ vào tổ để chim đẻ nhiều lứa hơn. Cách này một vài hộ đã áp dụng và thu được 30-40 lứa chim mỗi năm.

Khi nuôi bồ câu đẻ cần đảm bảo lượng thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho chim lúc ở tổ. Trong quá trình đẻ cần theo dõi thời gian đẻ trứng.

Khi chim đẻ nên cho chim ăn nhiều đậu cụ thể là đậu xanh, gạo lức, lúa ngô, thóc,… tuyển chọn; giảm các loai thực phẩm cám cò để chim mau phục hồi khả năng sinh sản và có sức khỏe tốt hơn nhằm duy trì được nhiều lứa đẻ.

Yêu cầu thức ăn phải sạch, chất lượng tốt. Khi cho ăn có thể kết hợp các loại thức ăn với nhau nhưng ưu tiên vẫn là những thức ăn kể trên. Cho chim ăn 2 lần/ ngày (sáng và chiều cách nhau khoảng 8 tiếng), cho chim ăn đúng quy định để chim sinh đẻ tốt trong thời gian này. Cần theo dõi thường xuyên để bổ sung thức ăn cho chim cũng như các biểu hiện xấu trong thời gian sinh đẻ nhằm kịp thời xử lí.

Cá Bảy Màu Đẻ Con Hay Trứng?

Cá bảy màu là 1 trong số ít các loại cá sinh sản theo hình thức noãn sinh. Cá mẹ sẽ giữ các trứng thụ tinh trong bụng và giữ cho trứng phát triển dần thành cá con. Phôi trứng sau khi được thụ tinh sẽ dần phát triển thành cá con trong bụng cá mẹ và chờ đủ thời gian để có thể đẻ ra. Cá con lấy chất dinh dưỡng từ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng.

Điều kiện sinh sản của cá bảy màu

Cá bảy màu rất dễ nuôi, chúng có sắc màu sặc sỡ nên được rất nhiều người ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người mới bắt đầu hoặc chưa tứng nuôi cá bao giờ sẽ không biết được cá bảy màu đẻ con hay trứng. Đối với các loại cá cảnh thông thường thì chúng thường đẻ trứng như cá vàng, cá betta, cá chuột … nên có thể bạn cũng sẽ nghĩ cá bảy màu cũng đẻ trứng. Nhưng sự thật là cá bảy màu đẻ con. Cá con đẻ ra khá lớn và khỏe. Chúng có thể tự tìm kiếm thức ăn và bơi để tìm chỗ trú ẩn an toàn ngay sau khi được sinh ra.

Cá bảy màu sinh sản khá dễ dàng trong mọi điều kiện nuôi. Bạn có thể nuôi chúng trong các bể kính nhỏ trong nhà, các bể thủy sinh, các bể cá xi măng ngoài trời hay các thùng xốp. Nhiệt độ tốt nhất để cho cá bảy màu phát triển và sinh sản là từ 24 – 28*. Cá thường sinh sản vào buổi đêm hoặc lúc sáng sớm. Không phải ai cũng có cơ hội để chứng kiến tận mắt quá trình sinh sản của chúng.

Do cá bảy màu đẻ con nên tỉ lệ cá con sống sót khá cao. Cá con sinh ra có thể tự bơi và tìm kiếm thức ăn sau 1 – 2 ngày mà không cần cá bố mẹ chăm sóc. Khác với cá betta, cá con sau khi nở từ trứng được cá trống chăm sóc 5 – 7 ngày mới có thể tự tìm kiếm thức ăn. Vì vậy mà lượng cá con betta dù nhiều nhưng bị hao hụt lớn.

Khoảng cách giữa 2 lần sinh

Cá bảy màu nếu được chăm sóc tốt và cho ăn đều đặn sẽ sinh sản rất nhanh. Mỗi lần đẻ cách nhau từ 3 – 4 tuần. Mỗi lần đẻ từ 30 – 50 cá con. Số lượng cá con phụ thuộc vào kích thước của cá mẹ và lần đẻ của chúng. Lần đẻ đầu tiên cá sẽ chỉ đẻ 10 – 30 con. Lần đẻ thứ 2 sẽ từ 30 – 50 con. Cá mẹ sau khi đẻ lần đầu tiên kích thước sẽ to lên rất nhanh. Một số cá bảy màu mái khi đạt kích thước cực đại có thể to gấp 3 4 lần cá trống.

Chú ý khi chăm sóc cá bảy màu con

Cá bảy màu có thể ăn cá con nên cách tốt nhất chúng ta nên tách cá mẹ ra khi chúng chuẩn bị sinh sản và chuẩn bị 1 bể riêng với rong để cho cá mẹ đẻ và cá con có chỗ trú ẩn ngay khi được sinh ra. Cá mẹ sau khi sinh sản bạn có thể bắt chúng lại bể nuôi cũ, và giữ cá con ở bể đẻ mà các bạn đã chuẩn bị.

Chu kỳ mang thai và sinh sản của cá bảu màu mái trưởng thành là khoảng từ 3 – 4 tuần. Bạn có thể nhớ lần sinh sản trước của cá để tính được thời gian cho lần sinh sản kế tiếp. Việc tách cá mái gần ngày sinh của chúng sẽ giúp bạn giữ được số lượng cá con và đảm bảo cá sinh sản được tốt nhất.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội