Bạn đang xem chủ đề Cá Rồng Đà Nẵng được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Cá Rồng Đà Nẵng hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn đã biết gì về tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng chưa?
Tượng cá chép hóa rồng nằm ở vị trí nào?
Tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng được đặt ở bờ phía Đông của sông Hàn thơ mộng, nằm giữa đoạn cầu sông Hàn và cầu Rồng. Bạn chỉ cần di chuyển ra phía đường Trần Hưng Đạo tới đoạn cầu Tình yêu là sẽ đến nơi, bức tượng này nằm ngay dưới chân cầu, rất dễ thấy.
Về yếu tố phong thủy, bức tượng nằm ở trung tâm thành phố, hợp nhất bởi các yếu tố: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài mà trời đất hợp lại. Công trình mang ý nghĩa to lớn về sức mạnh và niềm tin với một cuộc sống thịnh vượng, phồn vinh mà người dân đã đặt vào đó.
Ý nghĩa của biểu tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng
Trong văn hóa Á Đông luôn coi trong biểu tượng cá chép bở có nhiều ý nghĩa sâu chúng tôi quan niệm dân gian, cá chép hóa rồng luôn là linh vật tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền và may mắn. Ngày nay, quan niệm này vẫn như vậy, hơn nữa còn được xem là sự lanh lợi, linh hoạt. Rồng trong phương Đông lẫn phương Tây đều được xây dựng dựa trên hình ảnh khủng long vừa có thể bay lên trời, vừa có thể lặn xuống biển.
Tương truyền, ngày xưa trên trời có một cuộc thi tuyển rồng của trời, tất cả các con vật từ khắp nơi đều đến tham gia và mỗi con đều phải vượt qua cửa Vũ Môn. Thế nhưng trong một tháng trời không có con vật nào trải qua được thử thách khốc liệt này. Cho đến khi có một con cá chép ngậm một viên gọc rồi xuất hiện, sau nhiều lần kiên trì cá chép đã qua khỏi Vũ môn và hóa thành rồng. Từ đó, cá chép hóa rồng lưu truyền từ đời này đời nọ. Và bức tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng cũng được dựng lại rõ nét hình ảnh về tín ngưỡng, truyền thống về niềm tin, sự nỗ lực sẽ đem đến thành công.
Tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng – công trình điểm tô cho “thành phố đáng sống”
Sự độc đáo thể hiện ở bức tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng
Cá chép hóa rồng Đà Nẵng được xây dựng và điêu khắc bởi những nghệ nhân làng đá Non Nước. Công trình là sự kết hợp của 5 tấm đá thạch trắng cao 7.5 m, nặng 200 tấn cùng mồ hôi công sức của các bàn tay khéo léo của các nghệ nhân hơn 3 tháng trời.
Cấu trúc bức tượng gồm phần đầu rồng với những chi tiết được khắc thuộc về thời nhà Lý. Phần thân rồng được tái hiện bằng những nét khắc hình chiếc vảy tinh tế, sống lưng là lớp vây cách điệu như lưng rồng. Phần chân rồng tái hiện hai bàn tay cách điệu đối xứng nằm trên lớp sống nhấp nhô.
Đây không chỉ là bức tượng đơn thuần, tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng còn được lắp đặt hệ thống phun nước từ phía đầu rồng, tái hiện một cách sinh động và trọn vẹn hình ảnh tưới nước để phổ độ chúng sinh của cá chép được hóa rồng. Hình ảnh này còn làm biểu tượng cho bến du thuyền, điểm tô cho cảnh quan của bến, khẳng định giá trị khu vực sông Hàn và cảnh đẹp Đà Nẵng nói chung.
Tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng trở thành điểm hẹn của du khách
Cùng với cầu tình yêu, tượng cá chép hóa rồng đã tạo nên thú vị, lý tưởng cho du khách khi đến với thành phố của dải đất miền Trung này. Dù bất cứ thời điểm nào trong ngày, bức tượng vẫn nổi bật một nét đẹp riêng, khiến ai đi ngang qua cũng không thể không nén lại để chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên nó.
Không những thế, nếu đứng ở chân tượng cá chép bạn còn có thể ôm trọn thành phố vào tầm mắt. Trước mắt là dòng sông Hàn hiền hòa, thấp thoáng là những chiếc du thuyền đủ sắc màu, xung quanh là những nụ cười thân thiện của người dân sẽ làm bạn thấy ấm lòng hơn. Nhưng có lẽ thích nhất vẫn là khoảnh khắc được tận mắt trong thấy cầu rồng phun lửa, phun nước.
Những điểm chơi gần tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng
Do nằm ở trung tâm thành phố nên gần tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng còn có rất nhiều điểm đến khác cho bạn thỏa sức tham quan, vui chơi và mua sắm.
– Cầu Tình yêu: Sát ngay đó là cây cầu Tình yêu – địa điểm vui chơi Đà Nẵng được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Tuy chỉ có một đoạn ngắn nhưng được trang trí bởi rất nhiều trái tim đỏ lung linh tạo nên không gian cực kỳ lãng mạn.
– Chợ đêm Sơn Trà: Đây là chợ đêm lớn thứ nhì của Đà Nẵng, nơi hội tụ hàng chục gian hàng từ áo quần, giày dép, quà lưu niệm đến ẩm thực. Chỉ cần di chuyển vài bước chân là bạn đã có thể khám khu chợ đêm sầm uất, náo nhiệt này.
Với những tín đồ thích sự yên tĩnh hơn thì có thể chọn các quán cà phê ven sông trên đường Trần Hưng Đạo có view hướng ra sông để vừa nhâm nhi vừa ngắm nhìn thành phố về đêm. Đơn giản vậy thôi nhưng sẽ là một kỷ niệm khó quên đấy.
Một số lưu ý khi tham quan tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng
– Thời điểm đẹp nhất để ngắm tượng cá chép hóa rồng Đà Nẵng là vào ban đêm. Lúc này ánh đèn sáng rực đủ màu sẽ khiến khung cảnh trở nên huyền bí hơn.
– Mặc dù công trình này đã có mặt trên đất Đà Nẵng gần 5 năm nhưng vẫn luôn thu hút rất nhiều du khách, nếu muốn chụp hình bạn phải kiên nhẫn chờ đợi.
– Khi tới đây, các bạn chú ý không xả rác bừa bãi cũng đừng leo trèo lên bức tượng.
– Nếu đi xe máy bạn có thể gửi xe ở những điểm đối diện, giá vé 5.000 VNĐ/lượt rồi đi bộ qua đường tham quan.
Cá Chép Hóa Rồng Đà Nẵng
Bến thuyền Đà Nẵng và biểu tượng cá chép hóa rồng đang dần dần hoàn thiện.Chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh đâu đó hình ảnh của một Singapore trù phú. Nhưng đây là một hình thức học tập của Đà Nẵng theo mô hình du lịch tân tiến của các nước trên thế giới rất đáng ngợi khen.
Tượng Cá chép hóa rồng bên bờ sông Hàn nặng 200 tấn được đúc từ 5 khối đá cẩm thạch trắng, khai thác từ huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An). Cá chép đầu rồng bằng đá cao gần 8 m bên sông Hàn
Tượng Cá Chép Hóa Rồng
Đầu tượng cá chép được lấy ý tưởng hình ảnh rồng thời Lý, có vòi phun nước xa hàng mét. Đuôi cá được điêu khắc cách điệu 2 bàn tay đặt đối xứng, mang ý nghĩa hòa bình, thịnh vượng, tình đoàn kết.
Tượng Cá chép hóa rồng đang được lắp đặt tại bến du thuyền ở bờ đông sông Hàn (TP Đà Nẵng) do công ty cổ phần DHC-Marina làm chủ đầu tư. Được đúc từ 5 khối đá cẩm thạch trắng tự nhiên, khai thác, vận chuyển từ huyện miền núi Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Tổng khối lượng của tượng gần 200 tấn, chỉ riêng phần đầu rồng đã lên đến hàng chục tấn. Tượng được thiết kế hướng ra sông, đặt trên khối đế cao 4,3 m ghép từ các phiến đá chẻ. Chỉ riêng phần đầu rồng đã có khối lượng lên đến hàng chục tấn. Công trình quy mô này hứa hẹn sẽ cùng với Cầu Rồng Đà Nẵng trở thành những biểu tượng du lịch tại thành phố; góp phần phát triển ngành du lịch của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sự khéo léo của nghệ nhân Đá mỹ nghệ Non Nước
Theo Nghệ nhân Nguyễn Hùng, ở làng đá mỹ nghệ Non Nước cho biết, đây là lần đầu tiên trong 28 năm làm nghề, ông thực hiện công trình lớn và mang đậm tính nghệ thuật như tượng Cá chép hóa rồng. Hơn 30 nghệ nhân và thợ lành nghề tham gia chế tác tượng trong khoảng 3 tháng.
Dự kiến, việc lắp đặt tượng Cá chép hóa rồng hoàn thành trong tuần này. “Bức tượng này góp phần tạo thêm điểm nhấn kiến trúc ở khu vực phía đông sông Hàn”, và tạo khu vui chơi trong dịp Lễ hội ánh sáng và pháo hoa Đà Nẵng chủ đầu tư cho biết. Hãy tham quan Đà Nẵng để trải nghiệm sự thú vị của nơi này. !
Được hoàn thiện từ năm 2016, tượng Cá chép hóa rồng bên bờ sông Hàn thành phố Đà Nẵng đã trở thành một biểu tượng du lịch mới. Hàng ngày, số lượng du khách đến tham quan địa điểm này vô cùng đông đúc. Và cho đến nay, con số đó vẫn chưa hề thuyên giảm.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt kiến trúc, tượng Cá chép hóa rồng còn là biểu tượng của sự khát khao về một cuộc sống thịnh vượng và phồn vinh. Ghé thăm biểu tượng mới này, du khách còn có cơ hội khám phá những địa điểm thú vị xung quanh đó.
Ý nghĩa của Cá chép hóa rồng trong dân gian
Văn hóa Á Đông luôn coi trọng biểu tượng Cá chép hóa rồng bởi ý nghĩa sâu xa của nó. Cá chép hóa rồng theo quan niệm dân gian tượng trưng cho sự nỗ lực, kiên trì và may mắn. Ngày nay, quan niệm này vẫn được giữ nguyên. Hơn nữa, còn được ví là sự linh hoạt, lanh lợi khi biết tận dụng cơ hội để đạt được thành công.
Rồng trong dân gian phương Đông và cả phương Tây được xây dựng dựa trên hình ảnh khủng long, có thân dài, bốn chân và một đôi cánh. Riêng đối với phương Đông, rồng không có cánh nhưng có thể bay lên trời và lặn xuống biển sâu. Người phương Đông quan niệm rồng là con vật của trời. Rồng giúp làm mưa cho chúng sinh trồng trọt, đồng thời mang đến điềm lành và sự bình an.
Tương truyền, trong một cuộc thi tuyển rồng của trời, tất cả các con vật đều đến tham gia. Để hóa được thành rồng, mỗi con vật đều phải vượt qua cửa Vũ Môn thành công. Trong một tháng trời, không có con vật nào có thể hoàn thành được những thử thách đưa ra, cho đến khi một con cá chép miệng ngậm một viên ngọc xuất hiện. Lúc ấy, mây gió ào ào, sấm sét vang trời, cá chép một mạch vượt qua cửa Vũ Môn thành công và hóa rồng.
Từ đó, câu chuyện cá chép hóa rồng được truyền từ đời này qua đời nọ. Câu chuyện đó cũng là một bài học về sự kiên trì và may mắn.
Sự độc đáo của tượng Cá chép hóa rồng ở Đà Nẵng
Tượng Cá chép hóa rồng ở Đà Nẵng có trọng lượng đạt đến gần 200 tấn. Tượng được đúc từ 5 khối đá cẩm thạch trắng tự nhiên. Đây là loại đá quý có chất lượng cao và đường vân vô cùng đẹp mắt. Với chiều cao 7,5 mét bên bờ sông Hàn, tượng Cá chép hóa rồng nổi bật giữa thành phố như một viên ngọc sáng, sinh động và tràn đầy năng lượng.
Để hoàn thành bức tượng này, các nghệ nhân của làng đá mỹ nghệ Non Nước đã chế tác liên tục trong vòng 3 tháng. Tượng Cá chép hóa rồng mang hình dáng đầu rồng thân cá. Đầu rồng được điêu khắc theo hình tượng con rồng ở thời nhà Lý đầu tiên. Đây cũng được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của nước ta. Thân cá được điêu khắc tỉ mỉ với lớp vảy dày, cứng cáp. Phần đuôi mang dáng hình của hai bàn tay đối xứng. Toàn bộ các chi tiết trên bức tượng Cá chép hóa rồng đều được điêu khắc tinh xảo. Sự tỉ mỉ ấy bao gồm cả phần đế tượng cao đến 4,3 mét.
Vị trí đắc địa của tượng Cá chép hóa rồng
Tượng Cá chép hóa rồng được đặt tại đường Trần Hưng Đạo, ngay bên bờ sông Hàn. Từ cầu Rồng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh Cá chép hóa rồng phun nước sừng sững giữa trời. Đồng thời, trong cùng một cụm địa điểm du lịch, Cầu tình yêu cũng là một nơi thú vị. Nơi đây thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan mỗi ngày. Con số này tính đến nay vẫn chưa hề thuyên giảm. Vì vậy, tượng Cá chép hóa rồng đang dần trở thành một biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng.
Vị trí đặt tượng được xem là một trong những nơi đắc địa nhất của thành phố Đà Nẵng. Đây là trung tâm hình bát giác theo ý nghĩa phong thủy của người dân địa phương. Nó hội tụ của tám yếu tố càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài. Vì vậy, tượng Cá chép hóa rồng thể hiện mong muốn sự phát triển thịnh vượng và may mắn của thành phố biển.
Một số lưu ý khi tham quan tượng Cá chép hóa rồng
Cùng với tượng Cá chép hóa rồng, Cầu tình yêu nằm ngay bên cạnh cũng là một nơi địa điểm thú vị. Du khách không nên bỏ qua khi đến tham quan nơi đây. Từ đỉnh quan sát ngay tầng trên tiệm cafe Molly, du khách có thể thu trọn vào tầm mắt một không gian vô cùng ấn tượng. Đấy là sự kết hợp hùng vĩ của Cá chép hóa rồng và sự lãng mạn của chiếc cầu khóa tình yêu.
Hơn nữa, từ đây, du khách còn có thể ngắm màn trình diễn phun lửa và nước của cầu Rồng. Đây là một công trình đạt nhiều giải thưởng quốc tế về thiết kế. Với hình dáng một con rồng vàng bay ra biển lớn, cầu Rồng là biểu tượng của sự phát triển nhanh chóng và hưng thịnh của thành phố.
Thời điểm đẹp nhất để ngắm tượng Cá chép hóa rồng là vào ban đêm. Khi ấy, ánh đèn sáng rực đủ màu sắc sẽ khiến khung cảnh càng huyền bí hơn. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Cá chép hóa rồng với nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa riêng biệt, thể hiện những khát khao của người dân địa phương.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Cá Rồng Đà Nẵng xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!