Cá Rồng Blue Base High Back / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Ấn Tượng Đặc Biệt Của Cá Rồng Kim Long Hight Back

01:56:30 – 27/06/2018 –

Cá rồng kim long hight back cũng là một trong những thú nuôi được nhiều người yêu thích bởi chiếc lưng gù độc đáo và màu vàng kim tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Nếu đã là dân chơi sành sỏi trong nghề nuôi cá cảnh thì chắc hẳn bạn sẽ biết đến loài cá rồng kim long hight back- điểm nhấn chính của dòng họ kim long hồng vỹ. Quá trình chăm sóc cho chú cá này cũng không quá khó khăn nếu bạn nắm rõ kĩ thuật nuôi vô cùng đơn giản sau đây.

1. Sơ lược về cá rồng kim long hight back

– Cá rồng kim long hight back có tên gọi khác là “kim long hồng vĩ” hay “kim long Indonexia” do chúng có xuất xứ chủ yếu từ đảo Sumatra của Indonexia trong các ao, hồ nhỏ dọc theo con sông Siak, đoạn chảy qua vùng Pekanbaru, tỉnh Riau và dọc theo con sông Batanghari, đoạn chảy qua khu bảo tồn Berbak, tỉnh Jambi. Cá rồng kim long hight back có 3 loại là: “green-based”, “blue-based” và “gold-based” tùy vào màu sắc ở tâm vảy của cá.

Không giống với các loại cá rồng khác, cá rồng kim long hight back gây ấn tượng bởi chiếc lưng hơi gù và 1/3 vây lưng phần chóp có màu sậm, phần vây lưng còn lại, vây đuôi và vây hậu môn màu hanh đỏ hay nâu. Khi còn non, cá có màu hơi ửng vàng nhưng khi trưởng thành, tức đạt kích thước khoảng từ 28-34 cm, màu sắc của chúng sẽ phát triển tối đa và cá có màu vàng sậm.

Những con cá có chất lượng tốt nhất được gọi là “cao lưng” (highback) kim long với màu sắc phát triển lên đến hàng vảy thứ năm nhưng không bao giờ vượt quá lưng, màu trên nắp mang và viền vảy nổi rõ ngay cả khi cá còn non, độ khoảng 15 cm. Vây của chúng có màu đỏ sậm. Cá rồng kim long hight back cũng là loài có sức chịu đựng tốt, tuy nhiên vì chúng hơi hung dữ nên thường được nuôi riêng rẽ. Giá của loài cá này cũng không quá đắt đỏ so với cá rồng chất lượng cao nên là lựa chọn của nhiều gia đình với hi vọng có nhiều tài lộc.

2. Kĩ thuật nuôi cá rồng kim long hight back

– Thiết kế bể cá: Dung tích bể nuôi (kích cỡ bể) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển và tăng trưởng về hình dáng của chú rồng yêu quý. Về căn bản, một ngôi nhà lý tưởng để nuôi cá rồng phải có kích thước tối thiểu là: 1,2m (Dài) x 0,6m (Rộng) x 0,6m (cao) hoặc lớn hơn càng tốt. Nếu dung tích bể quá nhỏ sẽ khiến chú cá bị còi cọc, còng lưng, hay dáng bị tròn lại (bonsai).

– Yêu cầu nhiệt độ: từ 28 đến 32 độ. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng nhất để không làm cho mầm bệnh phát triển, tiêu trừ vi khuẩn và làm cho cá thèm ăn hơn.

– Yêu cầu độ pH: từ 6.5 đến 7.5. Độ pH là yếu tố rất quan trọng đối với cá, do vậy trước khi thay nước bạn nên chú ý đến độ pH phù hợp nhất.

– Yêu cầu về nước: Trước khi thả cá vào bể, bạn phải để nước qua đêm để khử hết các loại hóa chất như: chlorine/chloramines có trong nước máy, đây là những chất có thể gây hại cho cá nếu có nồng độ quá cao. Cẩn thận không được dùng xà bông hay bột giặt để vệ sinh hồ. Chỉ cần một ít cũng có thể làm chết cá. Sau đó, giữ mực nước thấp đủ để chú cá rồng của bạn có thể thoải mái bơi lội. Mực nước thấp giúp cá rồng kim long hight back không phải dùng quá nhiều sức lực và có điều kiện nghỉ ngơi đôi chút khi mới về “nhà mới”. Ngoài ra, việc di chuyển chú cá một quãng đường xa cũng khiến chúng bị stress và rất dễ bị bệnh tật tấn công (do hệ miễn nhiễm bị suy giảm). Bạn có thể thay nước từ 1- 2 lần/tuần tùy vào kích cỡ của cá và cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc: nhiều cá trong hồ, dung lượng hồ nhỏ thì cần thay nước nhiều hơn.

– Thức ăn: cá rồng kim long hight back cũng là loài không kén ăn với thức ăn chủ yếu là côn trùng, cá nhỏ và cả ếch nhái. Với cá có kích thước nhỏ hơn 25 cm nên cho cá ăn 1 ngày từ 2-3 lần và 70% phải là thực phẩm tươi sống thì cá mới sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, sau khi thả cá vào hồ mới, đừng vội cho ăn. Chờ 2-3 ngày sau khi chú cá đã quen với môi trường sống mới thì mới bắt đầu cho ăn. Lý do là vì việc vận chuyển và thả vào một môi trường mới khiến chú cá rồng bị stress nên có thể không tiêu hóa được thức ăn và rất sợ hãi. Do vậy, nếu cho ăn ngay càng làm cho cá bị stress nặng thêm và làm suy yếu hệ miễn nhiễm. Ngoài ra, thức ăn thừa còn gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh nhiều vi khuẩn có hại.

3. Lưu ý khi nuôi cá rồng kim long hight back

– Nên đặt bể cá ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại để không làm cá bị stress, đồng thời cũng nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng để cá lên màu đẹp hơn.

– Nếu độ pH của cá hơi cao thì bạn có thể pha thêm nước đen để làm dịu độ pH và tạp môi trường tự nhiên cho cá.

– Với thức ăn cho cá, bạn nên mua dế và gián do người nuôi để tránh ngộ độc thuốc diệt côn trùng, còn nếu muốn cho cá có màu đỏ đẹp hơn, bạn nên cho cá ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ.

– Cần thường xuyên vệ sinh bể cá để loại bỏ thức ăn thừa tránh gây bệnh cho cá.

Cá Bảy Màu Blue Topaz (Không Nhiễm)

Đặc điểm sinh học:

– Chiều dài cá (cm):3 – 6cm

– Nhiệt độ nước (C):24 – 28

– Độ pH:7,0 – 8,5

– Tính ăn: Ăn tạp

– Hình thức sinh sản: Đẻ con

– Tuổi thọ của cá bảy màu có thể kéo dài đến 2-3 năm.

Kỹ thuật nuôi:

– Hình thức nuôi:Ghép

– Nuôi trong hồ rong: Có

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

– Yêu cầu lọc nước: Trung bình

– Yêu cầu sục khí: Trung bình

– Loại thức ăn:Tảo, bobo, artemia, trùng chỉ, cám, …

Sinh sản: Một con cá bảy màu cái có thể sinh đẻ theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/ 1 lần. Mỗi lần, số lượng cá con dao động từ 20 – 80 con. (Có thể lai tạo cá bảy màu trong cùng 1 bể với nhau để tạo ra loại cá bảy màu độc đáo theo ý thích riêng)

Trong quá trình quan sát cá bảy màu cái, nếu thấy bụng cá lớn và xuất hiện chấm đen đậm gần tuyến sinh dục của cá thì có nghĩa là cá sắp đẻ, nên bắt cá mẹ ra 1 hồ riêng vì cá lớn có thể ăn cá con mới đẻ.

Để đảm bảo tỷ lệ cá bảy màu con sống sót cao, nên bỏ rong rêu vào bể để cá con lẩn trốn và đây cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu của cá bảy màu con. Sau 2-3 ngày có thể cho ăn artemia ấp nở hoặc bóp nát cám công nghiệp cho cá ăn.

Chăm sóc: Cá dễ nuôi , khỏe mạnh, thích ứng nước từ ngọt đến lợ, ưa độ mặn 5 – 10‰. Cá bảy màu rất thích nước cũ nhưng phải là nước sạch và an toàn cho cá. Chỉ cần thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 1/3 tới 1/2 hồ. Trong nước nên cho ít muối.

Mua ngay Thêm vào giỏ hàng

Giá cả hợp lý

Sản phẩm chính hãng

Vận chuyển nhanh chóng

Bảo mật thông tin

Cá Koi Sanke – Sanke High Quality Koi

Mô tả

Cá Koi Sanke, một trong ba loại cá Koi phổ biến nhất. Cá Koi Sanke sở hữu những đặc điểm chung của cá Koi nhật bản và những khác biệt riêng về màu sắc.

Kích thước hồ cá tối thiểu: 1000 gallon

Mức độ chăm sóc: Dễ dàng

Tính cách: Hòa Bình

Điều kiện nước: 36-90◦F, KH 2-12, pH 6,8-7,2

Kích thước tối đa: 90 cm

Màu sắc: Đen, Đỏ , Trắng

Chế độ ăn: Ăn tạp

Xuất xứ: Nhật Bản

Họ: Cyprinidae

Dòng cá Koi Sanke chất lượng cao này theo tiếng Nhật Bản còn được gọi là Taisho Sanshoku hay SanKe, có nguồn gốc xuất xứ tại Nhật Bản, được nhiều nước trong khu vực Châu Á nhân giống trong các trại cá.

Cơ thể cá Koi Sanke được đặc trưng bởi ba màu cơ bản, màu trắng tinh khiết, điểm thêm màu đỏ (hi) và màu đen (sumi). Cá Koi Sanke là một trong ba phân loại koi phổ biến nhất của Nhật Bản, gọi chung là Gosanke, bao gồm Kohaku, Showa và Sanke. Tại Mỹ Gosanke thường được gọi là Big Three. Trong việc đánh giá và phân loại phẩm chất cá Koi, mức chất lượng AAA là mức cao nhất mà một con cá có thể đạt được. Thông thường, những cá thể AAA, được lai tạo từ những cặp bố mẹ có phẩm chất tốt nhất Châu Á. Giống như những con cá Koi khác, tuổi thọ trung bình của cá Koi Sanke từ 25 tới 35, nhưng cũng có những cá thể đặc biệt có thể đạt tuổi thọ hơn 200 năm. Cá Koi Sanke của Nhật Bản có chất lượng và đương nhiên là mức giá cao nhất. Đó là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và lai tạo. Sở hữu một hồ Koi có chất lượng cao, luôn là khát khao cháy bỏng đối với người chơi cá Koi.

Cá Koi Sanke sinh trưởng và phát triển trong một hồ cá Koi có thể tích lớn hơn 1000 Gallon nước, nền tốt, ít các loại cây thủy sinh, bởi chúng sẽ phá cây, gây ảnh hưởng tới chất lượng nước trong hồ. Cần một hệ thống lọc chuyên nghiệp để duy trì và phẩm chất của những con cá có chất lượng cao này.

Cá Đực có thể dễ dàng được phát hiện nhờ đặc điểm bên ngoài, phần hậu môn của cá đực có xu hướng lõm vào và còn có thể phân biệt bằng những chấm trên đầu. Cá cái mỗi lần sinh sản hơn 1000 trứng, cá con nở trong vòng từ 4 tới 7 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. Cho chúng ăn trùn chỉ, bo bo đông lạnh trong 3 tới 4 tuần đầu tiên. Sau đó thay dần các loại thức ăn viên chuyên dụng. Màu sắc cá sẽ phát triển từ 3 tới 12 tuần.

Kích thước trung bình trên thị trường: Trung bình: 10 tới 15 cm, Lớn 20 tới 25 cm.

“Phục Chế” Lại Dòng Bảy Màu Xanh Nhật (Japan Blue)

Dòng bảy màu Japan Blue hiện nay không còn là “mốt” ở Việt Nam nữa nhưng nó vẫn là một dòng cá khá lý thú. Tôi mua lại một đàn nhỏ từ một bạn chán dòng này vào năm 2013. Sau nhiều năm, do một số nguyên nhân tôi không giữ dòng này nữa, những cá thể còn lại được để cho một người quen nuôi.

Đến cuối năm 2017, người bạn này không muốn nuôi cá bảy màu nữa. Tôi thu gom đám “tàn quân” còn lại và trong số cá bảy màu đó có một hồ nhỏ gồm bốn-năm cá thể dạng như sau:

Rõ ràng đây là một dạng của dòng Half-black tuxedo, nhưng cá đực có hoa văn trên đuôi khá lạ lùng, hơi hơi giống kiểu mosaic.

Tôi cũng không quan tâm đến ba con cá này lắm. Một thời gian sau trong hồ xuất hiện một con cá con và lúc lớn lên nó trông như sau:

Thật là bất ngờ, đây có vẻ là một con đực dạng Japan Blue. Tôi kiểm tra lại với người bạn này thì mới biết rằng trước đây anh ấy nuôi một hồ Blue Japan ở trên kệ ngoài trời, phía dưới là một hồ nhỏ Half-black tuxedo. Tôi đoán là trời mưa tràn hồ tầng trên và một số con Blue Japan trôi xuống hồ Half-black!!! Anh bạn này cũng không quan tâm gì mấy đến cái hồ nhỏ chỉ có vài ba con cá!

Tôi quyết định tách riêng con đực này và ghép nó ngược trở lại với hai con mái ở trên.

Đám cá con từ hai con mái này với con đực dạng Japan Blue trên có ba dạng:

Dạng kiểu hoang dã multicolor

Có vẻ như dòng Japan Blue đã xuất hiện trở lại từ một dạng Half-black lai với Japan Blue do một sơ sót khi nuôi!!!

Khoảng 2 tuần sau loạt hình từ hình 6 đến 9, cá con đã phát triển màu nhiều hơn và một số mới xuất hiện màu, tôi tiến hành chụp hình lại.

Con cá ở hình 7 đã phát triển màu thành như sau:

Một số con trước đây chưa lên màu cũng đã xuất hiện dạng Japan Blue:

Con cá trên cùng trong hình 6, nhìn ban đầu có vẻ như sẽ là Japan Blue nhưng sau hai tuần lại trở thành dạng “hoang dã” với cái đuôi hơi hơi kiểu grass:

Con cá ở hình 9 sau hai tuần vẫn giữ nguyên kiểu màu sắc:

Cá mái cũng một số có dạng Japan Blue, một số dạng Half-black. Tuy nhiên với hai cá thể dạng multicolor như trên, một số cá mái dạng Blue Japan có lẽ sẽ có kiểu gene multicolor.

Sau loạt hình này, tôi sẽ tách riêng những con cá có dạng Blue Japan, và hy vọng “phục chế” lại được dòng cá này!!!

Ghi chú: Japan Blue là dòng cá có nguồn gốc hoang dã từ Nhật, được phát hiện tại tỉnh Kanagawa vào cuối thập niên 80, lần đầu nó được mô tả trên tạp chí cá cảnh của Nhật vào năm 1994. Ở châu Á, Japan Blue đôi khi còn được gọi bằng tên Aquamarine. Dòng cá này chính là “thủy tổ” của dòng Topaz hiện nay vẫn còn “hot” ở Việt Nam. Tên đầy đủ của dòng Topaz là RRE Albino Japan Blue Neon Tuxedo.