Cá Rồng Bị Mất Vảy Có Mọc Lại Không / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Một Loạt Động Vật Có Khả Năng Tự Mọc Lại Đầu, Đuôi Khi Bị Đứt

Từ khi còn nhỏ, hẳn ai cũng đã nghe hoặc tự mình thấy hiện tượng “thạch sùng đứt đuôi” chạy trốn. Đó là một đặc điểm nổi bật vô cùng kỳ thú ở loài động vật này: tự tái tạo đuôi và bỏ lại chúng khi thấy cần thiết.

Nhưng thạch sùng không phải là loài duy nhất có khả năng “siêu nhiên” này. Nhiều loài động vật không chỉ có thể tự phát triển lại những cái chân, đuôi… đã mất mà thậm chí có thể tái tạo lại cả đầu của mình.

Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học.

Những chú cá ngựa vằn có khả năng đặc biệt tái tạo lại phần đuôi hay vây đã bị mất do bị tấn công hay tác động bởi yếu tố bên ngoài.

Loài cá dễ tìm thấy ở các địa điểm bán cá cảnh này nhìn tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang khả năng tự tái tạo đáng kinh ngạc.

Điểm đặc biệt là phần đuôi cá được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau, sắp xếp theo một cấu trúc vô cùng phức tạp. Chúng được ví như tay hoặc chân của con cá.

Sau nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra, sau khi bị mất đuôi, cơ thể con cá sẽ sản xuất ra một loại enzyme có tác dụng chuyển đổi tế bào sang trạng thái hoạt động, tái tạo và biến chúng về trạng thái giống tế bào gốc.

Vào năm 2012, các nhà khoa học Australia đã công bố một nghiên cứu tiết lộ rằng, cá ngựa vằn đã sử dụng một loại protein đặc biệt, được gọi là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi.

Cá ngựa vằn còn nổi tiếng với khả năng tái tạo da, tim.

Loại protein này đảm bảo cột sống của chúng có thể chữa lành mà không để lại tổn thương trên dây thần kinh đệm sau chấn thương.

Nổi tiếng nhất trong số những loài động vật có khả năng tự tái tạo có lẽ chính là loài thằn lằn. Nhiều giống thằn lằn có khả năng nổi trội là tự rụng đuôi khi gặp nguy hiểm và mọc lại nó chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.

Khác với một số loài kỳ nhông hay cá cũng có khả năng tái sinh, thằn lằn thực hiện quá trình này theo một cách khác hẳn.

Các mô có khả năng tái phát triển được phân bố khắp cơ thể – ở cơ, sụn, tủy sống và da ở phần đuôi. Điều này giúp đuôi của cá thể mọc lại hoàn hảo trong khi những loài động vật khác chỉ tập trung vào phần chóp đuôi.

Bằng cách nghiên cứu phần đuôi trong thời gian tái tạo, các nhà khoa học đã xác định được 326 gene được kích hoạt để tái tạo.

Với những nghiên cứu về quá trình tái tạo đuôi của thằn lằn, các chuyên gia phát hiện hầu hết những gene này tồn tại ở cơ thể người. Do đó, họ hi vọng rằng, trong tương lai chúng ta sẽ tìm được phương pháp để tự tái tạo bộ phận cho chính mình.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra loài sinh vật kỳ thú – giun dẹp với khả năng tái tạo lại phần đầu và biến thành hai cá thể riêng biệt khi bị “đứt đầu”.

Điều thú vị là càng đi sâu tìm hiểu, các nhà nghiên cứu càng khám phá ra nhiều điều bất ngờ về quá trình tự tái tạo ở loài vật tưởng chừng như đơn giản này.

Vào năm 2011, các nhà nghiên cứu của MIT cấy một tế bào đặc biệt vào chú giun không may bị mất đầu và chết. Nhưng bằng khả năng tự tái tạo, chú giun này đã sống dậy chỉ nhờ vào một tế bào trưởng thành duy nhất.

Không những thế, chú giun này còn có thể khôi phục hoàn toàn trí nhớ sau khi bị mất đầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trí nhớ của chú giun có thể được lưu trữ không phải trong não, mà là ở các tế bào phân bố trên khắp cơ thể. Khi đầu của chú giun mọc ra, trí nhớ cũng hồi phục trở lại như chưa bao giờ bị mất đi.

Với vẻ ngoài bông xù, người họ hàng của sứa này còn có sở thích là sống ký sinh trên lưng của loài ốc mượn hồn. Bởi vậy mà chúng được đặt cho cái tên khá thân thiện là lông ốc.

Lông ốc ký sinh trên lưng của ốc mượn hồn.

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng lông ốc là một loài thực vật hơn động vật. Tuy nhiên, cá thể này lại là một động vật bậc thầy trong việc tự tái tạo với khả năng mọc lại bất cứ phần cơ thể nào bị mất, không già đi về mặt sinh học và có thể tự nhân bản mình.

Lông ốc (tên khoa học là Hydractinia echinata) được coi như là một động vật phi thường với khả năng bất tử. Theo đó, nếu sinh vật này bị mất đi phần đầu, vài ngày sau, chiếc đầu mới sẽ mọc lại như bình thường.

Các chuyên gia lý giải rằng, sức mạnh trẻ hóa này trên thực tế có được nhờ vào một số tế bào gốc của loài động vật này luôn ở trong tình trạng phôi thai trong suốt cuộc đời.

Được biết đến như những tế bào gốc “đa năng”, khả năng phát triển của tế bào lông ốc là không cố định, tức là nó có thể biến đổi thành vô số loại tế bào khác nhau thay vào những tế bào bị mất đi.

Với nghiên cứu dựa trên cách tự tái tạo của loài động vật này, con người mong muốn mở khóa bí quyết bất tử cho chính mình.

Bị Mất Điện Làm Sao Để Cá Không Bị Chết ?

Một trong những điều tồi nhất mà không người nuôi cá nào muốn gặp phải là bể cá cảnh bị mất điện. Dù chỉ vài ngày hay trong 1 giờ, điều này vẫn có thể hủy hoại bể cá cảnh của bạn và có thể giết chết những chú cá cảnh nếu bạn không kịp thời có những bước cấp cứu kịp thời trong thời gian cúp điện.

Trường hợp này có thể khiến những người mới nuôi cá cảm thấy nản, nhưng sẽ chẳng có điều gì xảy ra nếu bạn đã có sự chuẩn bị tinh thần để để cứu bể cá cảnh khi mất điện.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện các kỹ thuật xử lý khi có sự cố mất điện xảy ra.

1.Rút phích cắm của bộ lọc nước

Với bộ lọc tràn, đặc biệt là các bộ lọc tràn cũ, có thể hút nước từ bể cá cảnh và rò rỉ lượng nước trong bể này ra khỏi bộ lọc khiến cho lượng nước bị hao hụt.

Bên cạnh đó, các hoạtchất độc hại như amoniac và hydrogen sulfide có thể tích tụ trong bộ lọc nước của bạn nếu bị mất điện trong một thời gian dài. Khi có điện trở lại, các hoạt chất này sẽ bị đưa trở lại vào bể cá cảnh của bạn và có thể làm chết những sinh vật trong bể cá, đặc biệt là các loài nhạy cảm như tôm kiểng.

Để xử ký tình huống này, bạn phải rửa sạch bộ lọc nước và tất cả các phụ kiện của nó trước khi khởi động lại hệ thống điện trong bể.

Đối với bộ lọc nước dạng nhỏ giọt, bạn phải đổ nước trong đó đi và bọc lại bằng túi nhựa để giữ ẩm cho thiết bị. Còn đối với những bộ lọc tầng sôi, bạn cần duy trì ¼ – ½ nước trên cát và tháo toàn bộ nước ra khỏi bộ lọc.

Trong lúc điện mất cho tới khi có lại mà bạn vắng nhà, bạn cần thay nước 25-50% nước trong bể cá để hạn chế rủi ro do các độc tố tích tụ trong bộ lọc nước của bạn khi mất điện.

2.Cung cấp oxy cho bể cá cảnh

Sau đó là cung cấp oxy cho bể cá cảnh của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tạo dao động cho nước để sản xuất mức oxy tối thiểu dành cho cá cảnh. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng pin dự phòng cho máy bơm nước để phòng trường hợp như thế này.

Tiếp đến bạn cần làm để cấp cứu những chú cá cảnh khi mất điện là duy trì nhiệt độ nước của bể cá cảnh. Thủy tinh là một vật liệu cách điện không tốt nên nhiệt độ nước sẽ bị giảm nhanh.

Vào mùa đông lạnh quá trình này có thể xảy ra nhanh chóng và gây nguy hiểm cho những chú cá. Những chú cá cảnh sẽ tự điều chỉnh giảm thân nhiệt mình từ từ để thích nghi, nhưng không thể giảm đột ngột như môi trường bên ngoài được.

Điều nhanh nhất bạn có thể làm để cứu cá cảnh sắp chết do mất nhiệt là đặt một tấm chăn lên phía trên và xung quanh bể cá cảnh.

Bên cạnh đó, còn có một số lưu ý khác về bể cá mà bạn cần biết khi mất điện:

– Lúc này bạn không nên cho cá ăn. Thực ra, cá cảnh có thể sống được mà không cần thức ăn trong vòng 3 – 5 ngày. Nếu bạn định cho cá ăn, hãy cho một lượng nhỏ. Bởi nếu cá không ăn hết, lượng thức ăn thừa sẽ hút phần oxy trong bể.

– Cá cảnh cần lượng oxy rất lớn. Bởi vậy, để giữ oxy trong bể cá cảnh ở mức cao, bạn có thể nhốt riêng những chú cá cảnh này vào một chỗ khác.

Việc mất điện sẽ khiến cho cá cảnh bị thiếu khí và các vi khuẩn có lợi. Lý do này sẽ khiến cho lượng ammoniac trong nước tăng độ biến, dẫn đến tình trạng cá cảnh bị chết.

Nuôi Cá Rồng Bị Chết Có Sao Không

Bể cá nhỏ nhưng lượng cá lại quá nhiều, bể không có máy sục khí (máy sủi khí), máy lọc nước hoặc có các máy trên nhưng công suất yếu, cá đông quá không đủ để cung cấp oxy. Vì vậy, việc chọn lựa bể cá không chỉ mang đến ý nghĩa phong thủy mà còn mang đến sự sống cho cá. Để đảm bảo bạn nên chọn bể cá vừa phải và số cá cũng vừa phải, nên tăng cường máy sục khí, máy lọc để giúp cá đầy đủ oxy.

Bể nuôi cá nhỏ, trong khi máy sục khí hoặc máy lọc công suất quá lớn, điều này sẽ làm cá mệt, lâu dần gây chết cá. Ngoài ra, nếu sức hút của máy lọc quá mạnh, cá yếu có thể bị hút vào ống lọc mà không thoát ra được.

Khi cho cá ăn, thấy cá đớp lia lịa tưởng cá đói nên cứ đổ thêm nhiều thức ăn.Thực ra là cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết. Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nên cho lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị thừa, làm ô nhiễm nước.

Nếu cho cá ăn giun cần bỏ vào giỏ giun có nhiều lỗ thưa, giun sẽ thò ra từ các lỗ này, cá bơi lên đớp từng con giun 1, sẽ không bị ăn quá nhiều thức ăn 1 lúc. Giun để trong giỏ hợp vệ sinh, không bị rơi vãi đọng dưới đáy bể, chui vào cát sỏi, để lâu gây hỏng nước. Đối với dạng thức ăn khô dạng viên tròn to thì khi cho vào nước thức ăn sẽ nở ra càng to, cá ăn vào bụng, thức ăn nở ra nhiều sẽ gây phình bụng, chướng bụng. Nên ngâm thức ăn 3 – 4 phút mới cho cá ăn, để thức ăn nở hết.

Cá rồng của bạn có thể mắc một số bệnh thường gặp ở cá mà bạn không biết như bệnh nấm , bệnh đường ruột , ký sinh trùng, lở loét… Nguyên nhân là do chất lượng nước trong bể kém dẫn đến mầm bệnh phát triển cũng có thể do khi bạn thả cá mới có chứa mầm bệnh vào trong bể làm lây bệnh cho cá trong bể của bạn.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần chú ý đến dấu hiệu bất thường ở cá như có các nốt đỏ hoặc trắng, cá bơi lờ đờ không nhanh nhẹn thì bạn chú ý thật kỹ các biểu hiện để tìm ra bệnh; sau đó mua các loại thuốc về chữa trị. Cá mới mua về nên thả riêng hoặc nếu thả chung thì phải dùng thuốc để phòng bệnh lây lan.

Các bệnh của cá rồng

Nguyên nhân này thường hay gặp ở mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mà trong bể không có sưởi dẫn đến cá bị chết rét. Trong bể có sưởi nhưng do mất điện hoặc sưởi hỏng nhiệt độ nước trong bể xuống quá thấp dẫn đến cá chết rét đây là nguyên nhân mà nhiều người dù chơi cá có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn gặp phải. Thay nước mới vào bể mà nhiệt độ giữa nước trong bể và nguồn nước chênh lệch nhau nhiều làm cá sock nhiệt mà chết. Ngoài ra, cá rồng cảnh chết còn có thể do một số nguyên nhân khác như: thiếu ánh sáng, nước nuôi không phù hợp, cá nuôi không phù hợp,…

Clo là chất tẩy có khả năng làm sạch nước, tuy nhiên chất này có trong nước dùng để nuôi cá thì hoàn toàn không tốt vì chất này sẽ khiến các bạn bị chết . Đây là nguyên nhân mà khiến các các thể cá chết nhiều nhất.

Như các bạn đã biết ở trên, cá rồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong phong thủy, không chỉ là loại cá đẹp mà nó còn mang đến nhiều tài lộc cho gia đình. Cũng chính vì vậy, mà việc nuôi cá rồng bị chết có sao không khiến gia chủ thường rất lo lắng, không biết đây có phải là điềm báo gì, hên hay xui?

Cá rồng cảnh cũng như các loài vật khác, nhưng trong phong thủy một số loài vật có khả năng vô hình, dường như có thể điềm báo những chuyện sắp xảy ra cho chúng ta biết. Cũng như con chim lợn kêu là điềm báo nhà sẽ có người chết, chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm, kiến vào nhà là điềm báo trời sắp mưa,… Cá rồng chết cũng vậy, nếu chết không có nguyên nhân gì có thể đây là một điềm báo xui, chẳng lành đến gia đình.

Tuổi thọ cá rồng

Những Cách Giúp Cá Không Chết Khi Bị Mất Điện

Một trong những điều tệ nhất mà không người nuôi cá nào muốn gặp phải là bể cá bị mất điện. Cho dù chỉ trong một giờ hay nhiều ngày, điều này vẫn có thể hủy hoại bể cá của bạn và có thể giết chết những chú cá nếu bạn không kịp thời có những bước “chữa cháy” trong thời gian cúp điện.

Làm thế nào để cấp cứu giúp cá không chết khi mất điện?

Tình huống này có thể khiến những người mới nuôi cá cảm thấy e ngại, nhưng sẽ chẳng có điều gì xảy ra nếu bạn đã có sự chuẩn bị để cứu hồ cá khi mất điện.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện các bước và thủ thuật khi có sự cố mất điện xảy ra.

Rút phích cắm của bộ lọc

Một số bộ lọc tràn, đặc biệt là các mẫu cũ, có thể hút nước từ bể cá và rò rỉ lượng nước này ra khỏi bộ lọc khiến cho lượng nước bị hao hụt.

Ngoài ra, các chất độc hại như amoniac và hydrogen sulfide có thể tích tụ trong bộ lọc của bạn nếu bị mất điện trong một thời gian dài. Khi có điện trở lại, các chất này sẽ bị đưa trở lại vào bể cá của bạn và có thể làm chết những sinh vật trong bể, đặc biệt là các loài nhạy cảm như tôm kiểng.

Việc đầu tiên cần làm khi mất điện là rút phích cắm của bộ lọc

Để tránh trường hợp này, bàn cần rửa sạch bộ lọc và tất cả các phụ kiện của nó trước khi khởi động lại.

Bước tiếp theo bạn cần làm là bảo vệ bộ lọc sinh học bằng cách đặt các bộ phận như bánh xe sinh học, đá ceramic trong bể và để chúng chìm dưới nước.

Đối với bộ lọc dạng nhỏ giọt, bạn cần đổ nước trong đó đi và bọc lại bằng túi nhựa để giữ ẩm cho thiết bị. Còn đối với bộ lọc tầng sôi, bạn cần duy trì ¼ – ½  nước trên cát và tháo toàn bộ nước ra khỏi bộ lọc.

Nếu trong khoảng thời gian từ lúc điện mất cho tới khi có lại mà bạn không có ở nhà, bạn cần thay nước 25-50% nước trong bể để hạn chế rủi ro do các độc tố tích tụ trong bộ lọc của bạn khi mất điện.

Cung cấp oxy cho bể cá

Bước tiếp theo là cung cấp oxy cho bể cá của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tạo dao động cho nước để sản xuất mức oxy tối thiểu dành cho cá. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng pin dự phòng cho máy bơm để phòng trường hợp như thế này.

Các loại máy sủi khí oxy chạy pin có giá dao động từ khoảng 50.000 đến 1.500.000 đồng tùy thuộc vào hãng sản xuất. Một số loại có đi kèm một bộ sạc điện, vì vậy khi pin yếu đi, bạn có thể sạc lại nó nếu bạn có một máy phát điện.

Có hai loại máy bơm sử dụng pin: loại chạy pin D-cell và loại chạy pin cục 12 volt.

VS 960 là loại máy sủi oxy dùng pin được nhiều người đánh giá cao.

Máy sủi oxy chạy pin VS 960

– Giá bán: 152 nghìn vnđ (

đã giảm giá 16%

)

– Máy chạy bằn nguồn pin AA – Dùng dự phòng khi bị mất điện thời gian kéo dài

Nếu bạn không có pin dự phòng, bạn có thể dùng phương pháp thủ công để cứu hồ cá khi mất điện. Bạn cần một chiếc cốc hoặc xô nhỏ và đổ đầy nước vào đó. Sau đó, từ khoảng cách khoảng 15cm so với mặt nước trong bể, bạn đổ cốc/xô nước vào để tạo bong bóng.

Một cách sáng tạo khác mà nhiều người nuôi cá đang áp dụng là gắn ống khí với một máy bơm đạp chân. Sau đó, họ lắp một airstone ở đầu bên kia và đạp cho máy bơm chạy trong vài phút để tạo ra oxy.

Trong trường hợp bạn không thể thực hiện theo các phương pháp trên, bạn có thể tạo oxy bằng cách đơn giản nhất là dùng tay hoặc một chiếc que để khuấy nước trong hồ.

Hãy luôn nhớ rằng: Điều tồi tệ hơn cả khi mất điện là sự suy giảm  hàm lượng oxy trong bể cá của bạn.

Duy trì nhiệt độ nước

Điều tiếp theo cần làm để cấp cứu cá cảnh khi mất điện là duy trì nhiệt độ nước của hồ. Thủy tinh là một vật liệu cách điện kém nên nhiệt độ nước sẽ bị giảm nhanh.

Thiết bị đo nhiệt độ nổi bật:

Máy đo nhiệt độ, nhiệt kế điện tử bể cá

– Giá bán: 255 nghìn vnđ

– Thiết kế nhỏ gọn; siêu mỏng; thời trang – Đồng hồ kỹ thuật số hiển thị ngay trên bề mặt – Thích hợp Sử dụng cho bể cá nuôi tại nhà

Trong mùa đông lạnh quá trình này có thể xảy ra nhanh chóng và gây nguy hiểm cho những chú cá. Chúng sẽ tự điều chỉnh giảm thân nhiệt mình từ từ để thích nghi,  nhưng không thể giảm nhanh như môi trường bên ngoài được.

Điều nhanh nhất bạn có thể làm để cứu cá sắp chết do mất nhiệt là đặt một tấm chăn lên phía trên và xung quanh bể cá.

Nhiệt kế đo nhiệt độ nước trong bể cá

Hãy chắc chắn rằng bóng đèn trong bể đã được tắt hoặc tháo ra. Đặc biệt là nếu bạn sẽ không thể về nhà trước lúc có điện trở lại, bởi sức nóng từ bóng đèn có thể tạo ra một đám cháy trên tấm chăn.

Nếu bạn có bất kỳ nguồn tạo nhiệt nào có thể thay thế cho điện như khí đốt, dầu hỏa, củi, … bạn cũng có thể làm nóng nước với một chiếc chảo trong vài phút. Nhưng cần nhớ là không nóng đến một điểm sôi, nếu không những chú cá của bạn sẽ bị … chín.

Bạn cần sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước trong chảo và sau đó đổ lượng nước này vào bình nhựa hoặc lọ thủy tinh và đặt vào bể cá. Đây là một hình thức ”câu giờ” và bạn cần phải thực hiện nhiều lần trong thời gian mất điện để ngăn nhiệt độ trong bể thay đổi quá nhanh.

Nếu muốn chắc ăn hơn, bạn có thể áp dụng cách phủ kín toàn bộ hồ. Cách này không quá phức tạp mà lại là một trong những biện pháp tốt nhất để giảm sự mất nhiệt ở mức tối thiểu.

Bạn cần mua Styrofoam (polystyrene) – một loại nhựa mềm, nhẹ, thường màu trắng, dùng để giữ nhiệt. Sau đó, cắt Styrofoam  theo kích thước phù hợp với hồ cá của bạn và dán các mép lại. Cách làm này sẽ giúp ngăn không khí lạnh tràn vào và làm giảm nhiệt độ của nước.

Một cách khác cũng khá hay ho là bạn có thể sử dụng chăn lưới giữ nhiệt (thermal blanket) – kiểu chăn có kết cấu đan theo dạng mắt lưới. Cách này thì đắt hơn nhưng lại khá thuận tiện, vì nó thường được sản xuất theo cuộn và bạn chỉ cần cắt nó đúng kích thước là được. Chăn lưới giữ nhiệt thường được sử dụng để giữ nhiệt cho nước trong bể cá, đặc biệt là trong trường hợp bạn đặt hồ cá của mình ở dưới tầng hầm lạnh.

Sử dụng màng bọc cũng là một cách giữ nhiệt tốt cho hồ cá của bạn. Loại vật liệu này có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi cửa hàng.

Bạn cũng cần lưu ý cách nhiệt phần đáy của bể cá. Ngay cả khi nó được lót bằng một mảnh gỗ mỏng hoặc đế kim loại, thì bạn cũng cần cách nhiệt phần đáy nếu ngân sách cho phép. Bạn cần đục một lỗ ở đỉnh bể cá để gắn ống khí, cách này sẽ giúp thông khí trong bể  khi không có điện.

Lưu ý: Việc tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột là một điều cực kỳ quan trọng đối với người nuôi cá cảnh, điều này sẽ giúp giảm những thiệt hại cho cá khi có sự cố mất điện.

Lưu ý khác

Ngoài ra, còn có một số lưu ý khác về bể cá mà bạn cần biết khi mất điện:

– Bạn không nên cho cá ăn lúc này. Thực ra, cá có thể sống được mà không cần thức ăn trong vòng 3 – 5 ngày. Nhưng nếu bạn muốn cho chúng ăn, hãy cho một lượng nhỏ. Bởi nếu cá không ăn hết, lượng thức ăn thừa sẽ hút oxy trong bể. Mà bạn biết rồi đấy, lượng oxy trong bể lúc này đã ở mức rất thấp.

Không nên cho cá ăn quá nhiều khi bị mất điện

– Một vài loại cá có nhu cầu về oxy rất cao. Vì vậy, để giữ oxy trong bể ở mức cao, bạn có thể nhốt riêng những chú cá này vào một chỗ khác.

Lưu ý: Không bao giờ cho cá ăn quá nhiều hoặc nhốt quá nhiều cá trong bể khi mất điện, nếu không, nguồn oxy lúc này sẽ bị cạn kiệt đáng kể.

– Nếu bạn đang dùng các loại dược phẩm hoặc muối cho bể cá, hãy cất chúng ngay lập tức. Trong trường hợp đã được dự báo trước là sẽ mất điện (do bão chẳng hạn), bạn nên thay 40-50% nước trong bể để ngăn tình trạng nước bị ngâm thuốc.

Nếu điện bị mất đột ngột và bạn không biết khi nào mới có trở lại thì sau 2 tiếng bạn nên thực hiện các thao tác đã hướng dẫn ở trên. Bạn cũng nên liên hệ văn phòng điện lực ở địa phương để biết khi nào có điện trở lại.

Việc mất điện sẽ khiến cho cá bị thiếu khí và các vi khuẩn có lợi. Điều này sẽ khiến cho lượng ammoniac trong nước tăng độ biến, dẫn đến tình trạng cá bị chết.

Nguyên Nhân Gây Xù Vảy Ở Cá Rồng, Cá Rồng Bị Nhiễm Độc

Thông thường đây là một thông số mà rất ít người chơi cá rồng quan tâm. Nhất là với các bạn sinh sống trong miền Nam, Vietnam, nơi mà khí hậu chỉ có 2 mùa mua nắng, và không có 4 mùa rỏ rệt . Nhân tiện mùa đông đang sắp đến về tại các thành phố/tỉnh phía Bắc, và nhiệt độ của thời tiết đang giảm sút, xin có đôi dòng tản mạc vê tầm quan trọng của nhiệt độ của nước và các tác hại của nó đối với cá rồng.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá rồng sẻ xảy ra tại 3 nơi:

1. Hệ thống miễn dịch của cá

Hệ thống miễn nhiễm của các loài sinh vật trong đó có cá nói chung, và cá rồng nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá. Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miễn nhiễm của cá rồng là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá. Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẽ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C, và khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mốc nhiệt độ này… thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẻ theo đó mà giảm theo. Sự tác hại của nhiệt độ nước sẻ thấy rõ rệt khi cá vùng nhiệt đới, mà trong đó có cá rồng, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống. Tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống ~ 12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt . Đây là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể hồ cá rồng của các bạn giảm sút, thì các mầm mống bệnh cũng theo đó mà gia tăng.

2. Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể Ảnh hưởng của nhiệt độ vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cá rồng. Tất cả các chất xúc tác (enzymes) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hữu cơ phức tạp của cơ thể, cùng với việc phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể, cũng như việc tạo lập các hợp chất phức tạp từ các chất hoá học đơn giản hơn trong vệc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Các chất xúc tác rất cần thiết sẽ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm ra khỏi tầm nhiệt độ thồng thường mà cá rồng đòi hỏi, nếu tình trạng tiếp tục kéo dài. Nếu quá nóng… thì các chất xúc tác sẽ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hữu hiệu được. Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất và các điện phân trong cơ thể là thận sẻ có vấn đề.

Nguyên nhân tạo ra hiện tượng xù vẩy không chỉ gói trọn quanh quẩn trong việc thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng tương hỗ loại bỏ phần dung dích dư thừa như thận, và khi các cơ quan này bị nhiểm trùng, thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy. Đây cũng chính là lý do khi bị nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường đi đôi. Hy vọng là các bạn giờ đây đã thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của nhiệt độ đối với cá rồng, mà điển hình là các nguyên lý dẫn đưa đến tình trạng xù vẩy. Một khi ta thông hiểu nguyên lý tạo bệnh và có phương cách can thiệp kịp thời và đúng mức… thì bệnh lý phải thuyên giảm thôi.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên dưỡng khí oxygen và độc tố ammonia a. Khi nước có nhiệt độ cao, thì hàm lượng của dưỡng khí oxygen hòa tan trong nước sẽ có sự liên hệ tỷ lệ nghịch. Nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hòa tan trong nước giảm. Đặc biệt là trong các hồ cộng đồng có nhiều cá rồng sinh sống. Chỉ với bao nhiêu đấy oxygen hoà tan trong nước, giờ đây có nhiều cá hơn thì số lượng dưỡng khí có để cho các con cá tiêu thụ trong hồ sẻ giảm sút đi khá nhiều.