Cá Rồng Bị Chấm Đỏ Ở Đuôi / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Mú Đỏ Chấm Sao (Chấm Xanh)

* Được đánh bắt tự nhiên.

* Cá không “cháy”, không vàng ố.

* Giao hàng tận nơi, nhanh chóng. Thanh toán dễ dàng, linh hoạt.

* Xuất xứ: đảo Phú Quý.

* Thịt trắng, dai, ngọt và hương thơm đặc biệt.

* Gói kín, bảo quản trong đông lạnh.

Bạn đã biết gì về cá này?

Mú đỏ chấm sao (chấm xanh) là sản phẩm thuộc hạng “cao cấp”, chúng luôn là loại cá được ưu chuộng hàng đầu trong các loại cá biển, đứng bậc cao nhất trong tất cả các loại cá Mú vì thịt trắng, ngọt, dai và hương thơm đặc biệt. Vị thịt của chúng rất ngọt và chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, rất tốt cho thai phụ, giúp tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi, lấy lại sức khỏe niên thiếu, cũng như tăng cường sự mạnh mẽ cho phái mạnh.

Giá trị dinh dưỡng của nó?

Cá Mú đỏ là loại thực phẩm ít chất béo, giàu Omega-3, giàu vitamin, protein, khoáng chất. DHA có trong cá rất tốt cho sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, giảm viêm nhiễm, chứng đau khớp, giúp làm giảm nồng độ cholesterol, ngăn chặn chứng Alzheimer, chứng mất trí nhớ ở người già. Và cũng là loại thức ăn kiêng cho người béo phì.

Hiện trên thị trường cá Mú đỏ (nhất là chấm sao), có khá nhiều dòng với chất lượng hoàn toàn khác nhau, dẫn đến giá thành cũng không giống nhau. Nếu như bạn là một người tiêu dùng bình thường thì khó có thể phân biệt được đâu là dòng nuôi nhốt, đâu là dòng câu tự nhiên, đâu là dòng lặn (gần bờ, xa bờ) tự nhiên. Nhưng với sản phẩm của chúng tôi, Quý khách cứ yên tâm, chúng tôi chỉ có một dòng chất lượng nhất (dòng đánh bắt tự nhiên). Chúng tôi lấy chất lượng để làm nên uy tín với chiến lược kinh doanh lâu dài, mà trước tiên là lời cam kết như đã nói cùng sự nghiêm túc thực hiện tốt mới thành công vì sự tin tưởng mà đã hân hạnh được khách hàng ủy nhiệm.

Làm món gì ngon?

Cá được hấp với một ít gừng, hành hoa, nước tương và phải canh lửa sao cho vừa chín tới thì mới còn đủ mùi vị của cá. Lớp da cá đỏ tươi, béo giòn sừn sựt, sớ thịt dai trắng phau, hương cá thơm lừng càng nhai càng ngọt mà không ngậy. Cá còn được làm gỏi, nấu cháo… món ăn nào cũng không được dùng nhiều gia vị thì mới giữ đúng vị của loại cá này. Cá Mú đỏ chấm sao với hương vị độc đáo quả thực xứng danh là hải sản hàng đầu của biển từ bấy lâu nay.

Do đặc thù, sản phẩm này của chúng tôi được các ngư dân đánh bắt trong ngày với số lượng khá hạn chế, vì vậy nhiều lúc Quý khách cần liên hệ đặt hàng trước mới có thể thưởng thức được hương vị của loại cá này. Ngoài ra chúng tôi còn có các loại cá Mú khác nhau, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết.

Cá Rồng Đỏ Ở Nam Côn Sơn

Premier Oil của Anh quốc đã thông báo thêm tin tốt lành về các hoạt động thăm dò của hãng tại Việt Nam. Theo đó, mỏ Cá Rồng Đỏ có thể là tiềm năng dầu mỏ mới của nước ta.

Nhà thăm dò và sản xuất dầu khí Premier Oil của Anh quốc đã thông báo thêm tin tốt lành về các hoạt động thăm dò của hãng tại Việt Nam.

Premier cho biết: tại giếng khoan thăm dò mỏ Cá Rồng Đỏ thuộc lô 07/03 ngoài khơi Việt Nam, hãng đã khảo sát hai khu dầu đầu tiên và thấy lưu lượng dầu cả hai khu gộp lại là 3.265 thùng một ngày, cộng thêm lượng khí đốt 8,1 triệu feet khối tiêu chuẩn thông qua một van tiết lưu 48/64′. Không có tý nước nào được sinh ra ở cả hai khu.

Premier có 30% lợi tức tại giếng khoan này ở mỏ Cá Rồng Đỏ và đứng ra khai thác lô 07/03 bao phủ 4.915 ki lô mét vuông bồn trũng Nam Côn Sơn và ở ngay cạnh lô 12W (cũng có hai mỏ dầu Chim Sáo và mỏ Dừa của Premier). Pitkin Petroleum, Pearl Oil và Pan Pacific Petroleum giữ 70% còn lại.

Simon Lockett, CEO của Premier phát biểu: “Chúng tôi lấy làm mừng vì đã gặp được hydrocarbon, cả dầu và khí trong giếng dầu đầu tiên ở lô 07/03. Điều này khích lệ chúng tôi rằng chúng tôi có một mỏ hydrocarbon đang hoạt động nằm trong vùng thăm dò rộng lớn thuộc bể Nam Côn Sơn. Với rất nhiều chỉ dẫn và triển vọng trong khu vực này và với diện tích cộng gộp chúng tôi có được, chúng tôi trông đợi sẽ có một chương trình khảo sát địa chấn và khoan sau thành công này”.

Hiện giờ, Premier Oil đang lên kế hoạch khảo sát 3D để xác định tiềm năng tài nguyên các vỉa dầu thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ và các kết cấu kế cận. Dự kiến giếng thăm dò thứ 2 sẽ có mặt tại lô 07/03 vào quý IV/2009./ (thanhhuong 25-06-2009)

Theo Vietinfo / Proactiveinvestors

Cá Rồng Đỏ: Chính Hãng Repsol Bị Tq ‘Gây Áp Lực’?

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 30/3/2018, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore) và thành viên nghiên cứu khách mời thuộc Think Tank Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, London) cũng nêu quan điểm cho rằng trong trường hợp Repsol rút ra khỏi dự án, Việt Nam có thể có các phương án thay thế khác mà chẳng hạn đến từ Mỹ, Nga hay trong khu vực.

TS. Hà Hoàng Hợp: Có nguồn tin nói rằng là phía đối tác Repsol chịu tác động của Trung Quốc và có đề nghị phía Việt Nam cho tạm dừng dự án khoan dầu lại.

Về phía Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, người ta cũng đồng ‎ý thôi. Thế nhưng trước khi đồng ‎ý, người ta cũng có ý kiến xin phép ở đâu đó, cấp trên nữa thì bảo rằng đó là việc của doanh nghiệp. Người ta đồng ý cho tạm dừng, nhấn mạnh tạm dừng, không phải dừng toàn bộ hay là hủy, chứ không thể hủy được.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem BBC Tiếng Việt: Các nguồn tin nói rằng ngoại trưởng Trung Quốc, ông Vương Nghị theo kế hoạch thăm Việt Nam. Liệu ông Vương có nhắc tới câu chuyện Cá Rồng đỏ này không? Và nếu có nhắc tới thì sẽ thế nào và phản ứng Việt Nam có thể ra sao?

TS. Hà Hoàng Hợp: Tôi nghĩ là có rất nhiều chuyện mà hai bên, tức là phía Việt Nam và Trung Quốc trao đổi với nhau. Nội dung trao đổi với nhau như thế nào thì không được biết. Nhưng nếu có trao đổi về chuyện như là ở Biển Đông, tức là với những chuyện cụ thể hơn nữa về mỏ này, mỏ kia thì tôi hiểu rằng ở đây không có gì để xảy ra nhượng bộ.

Tất cả những chỗ ấy là những chỗ thuộc thềm lục địa của Việt Nam, nó không nằm ở trong bất kỳ vùng tranh chấp nào cả, thì việc đặt ra một việc để ép nhau là một điều vô lý, không ai có thể chấp nhận được.

Đường lối ngoại giao, đối nội của Việt Nam rất rõ. Những người Việt Nam ở đó hiểu rằng chỗ nào là chỗ giới hạn cuối cùng người ta không thể vượt qua được, bởi vì vượt qua là phản lại đường lối ấy thì không thể vượt qua được.

‘Lùi một bước, tiến ba bước’?

TS. Hà Hoàng Hợp: Tôi hiểu là người ta đang tiến hành rồi chứ không phải là dừng lại hay người ta không làm gì cả. Thông tin mà ở chỗ khác có thì tôi thấy nó cũng không được đúng, với hiểu biết của tôi là nó không đúng, không trùng khớp với hiểu biết của tôi.

Người ta đang làm một cái gì đó ở đó và làm điều đó rõ ràng là khó mà có một bên khác can thiệp vào được, bởi vì đấy là người ta làm một cách hợp pháp và không vào một vùng nào để bất kì một bên thứ ba nào có quyền nói năng vào đấy cả.

Nhất là khi mà hai bên Việt Nam và Mỹ đã thống nhất, đã nói với nhau rất rõ tại hội nghị thượng đỉnh Apec ở Đà Nẵng, thì người ta không có lý do gì để dừng lại cả.

BBC Tiếng Việt: Trở lại dự án Cá Rồng Đỏ, có ‎ý kiến cho rằng đây là bước lùi ‘thậm tệ, tai hại,’ nhưng cũng có ý kiến cho rằng biết đâu đây là câu chuyện ‘lùi một bước để tiến ba bước‘ của Việt Nam, quan điểm của tiến sĩ thế nào?

TS. Hà Hoàng Hợp: Thứ nhất, nếu có nhượng bộ gọi là lùi, mà lùi vô điều kiện, thì cái đấy tôi nghĩ là một điều cực kỳ vô lý, không thể xảy ra được. Còn nếu bước lùi xảy ra đúng như thế, mà gọi là một bước lùi thậm tệ, thì nó không đúng lắm. Nó không đúng vì nó tạo dừng chứ không phải người ta bỏ hẳn đi đâu. Gọi là thậm tệ nếu như người ta phải dừng lại toàn bộ và người ta bỏ mỏ đó đi và giao cho một bên nào đó làm thì không phải, cho nên nói thậm tệ là không đúng.

Thứ hai, ngược lại nói đó là một bước lùi để tiến đến ba bước thì tôi cũng không muốn dự đoán theo hướng này. Người ta tạm dừng và người ta sẽ làm. Đấy là cách người ta nói ra ở trong nội bộ là như thế, nên chắc là nói là để tiến hai, ba bước thì chắc cũng không quá, nhưng tạm ngừng để người ta tính một cách nào đấy để người ta tiến lên như bình thường, thì đấy là khả năng thực tế nhất mà chắc cũng là ý định của người ta.

Có phương án thay thế?

TS. Hà Hoàng Hợp: Theo tôi hiểu thì Repsol cũng chỉ xin tạm dừng thôi. Còn nếu như tiếp theo, họ đồng ‎ý không làm nữa, thì việc xử lý hợp đồng giữa họ với nhóm PVN và Yinson (Malaysia) xảy ra rất sớm thôi, nếu họ không làm nữa, việc xử lý hợp đồng để thôi sẽ rất là nhanh thôi. Nếu họ không làm nữa thì chắc chắn nhóm liên doanh này, người ta sẽ phải mời một đối tác khác vào, mà có rất nhiều đối tác mạnh có thể vào để làm việc này. Rất nhiều đối tác mạnh.

BBC Tiếng Việt: Ông có thể cho ví dụ?

TS. Hà Hoàng Hợp: Từ Mỹ, từ Nga, từ đâu đấy, thậm chí trong khu vực có Petronas. Rất nhiều các công ty khoan dầu có thể vào, bởi vì đây là đi khoan thuê chứ không phải là làm chủ, khoan thuê và hưởng hoa hồng.

Nên kỳ vọng vào COC?

TS. Hà Hoàng Hợp: Lúc đầu mọi người lạc quan một cách hơi thái quá. COC lần này là do Trung Quốc đặt ra, sáng kiến của Trung Quốc nói là bây giờ chúng tôi đưa ra một dự thảo và ASEAN cùng chúng tôi bàn, cố làm sao trong năm 2018 này ký cho xong. COC là một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lý, các bên phải k‎ý vào để tuân thủ. Và các bên không ký vào, ở bên ngoài ASEAN, Trung Quốc, cũng phải tuân thủ.

COC nếu có một nội dung thật tốt, tức là bao gồm tất cả các vấn đề từ trước đến nay xảy ra ở trên biển Đông, đặc biệt là các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, quyền chủ quyền, rồi các tuyên bố thực tế ở trên biển đều phải đưa vào COC. Nếu như COC không đưa vào các yếu tố, nhân tố đó, ví dụ như không đưa vào các việc tranh chấp, không đưa vào các việc về chủ quyền, việc sát nhập, thì không ai người ta gọi đó là COC cả.

Hiện nay đang ở mức độ đàm phán, Trung Quốc nhất quyết không muốn đưa những nhân tố đó vào. Ngoài Trung Quốc, một số nước ở trong ASEAN không đồng ‎ý đưa những điều ấy vào. Nếu mà như thế, mà Việt Nam cứ cố đưa vào, mà theo cách đó Việt Nam là đúng, thì rất có khả năng là không ký được COC. Và nếu COC này không tiến đến, không đưa được các nội dung đó vào, thì COC này chẳng khác gì DOC [Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông] ký năm 2002 cả, cho nên không nên kỳ vọng quá lớn vào COC.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

TS. Hà Hoàng Hợp: Cả một chuỗi sự kiện thực tiễn từ khi mà ông Donald Trump lên làm Tổng thống ở Mỹ, mấy tháng đầu ông không đả động đến Đông Nam Á, Biển Đông cả. Nhưng sau đó nối l việc tuần tra, ông đã ra lệnh cho nối lại tuần tra về tự do hàng hải ở trên Biển Đông và những cuộc tuần tra ấy xảy ra với tần suất lớn hơn tần suất mà trước đây ở các đời Tổng thống trước người ta làm.

Cho nên, nếu nhìn theo sự kiện mà nói, có một thời kỳ lắng đi… một vài tháng, sau đó lại nối lại, thế nhưng có một khác biệt là nếu nói về sự kiện, con số thì cho đến nay thì việc tiếp tục thực hiện chính sách tái cân bằng của đời Tổng thống trước, tức là ông Obama, thì hải quân Mỹ đã đưa một lực lượng hải quân và thiết bị vào châu Á – Thái Bình Dương lớn hơn cả kế hoạch, chính sách của thời trước. Cho nên không có cách gì để nói bây giờ người ta làm ít hơn trước cả.

TS. Hà Hoàng Hợp: Tôi không có lời khuyên gì hết, nhưng tôi nghĩ rằng không thể có khả năng xảy ra lớn trong thời gian tới cả. Bởi vì nếu bảo Trung Quốc lần tập trận vừa rồi là họ giương oai, diễu võ hay để họ dọa ai, thì cũng không có cở sở lắm vì tập trận hải quân họ báo trước, báo trước cho tất cả mọi nước. Có việc họ đưa tàu sân bay của họ vào tập trận thì họ không báo. Còn đầu tiên họ cử mấy chiếc SU-35 bay ra biển, họ cũng không báo. Bây giờ tính chất tập trận đã rõ là họ hợp đồng tác chiến giữa hải quân, không quân và phòng không ở ngoài biển.

Có những cái Trung Quốc không nói ra, nhưng có thể người ta biết, ví dụ như phối hợp giữa hải quân và cảnh sát biển như thế nào, giữa hải quân mà nhìn thấy ở trên mặt nước và từ vệ tinh thế nào với tàu ngầm thì có lẽ họ chẳng nói làm gì cả.

Từ góc độ của một người làm phân tích, tôi hiểu rằng là không có gì phải lo ngại về chuyện họ tập trận cả. Họ cũng không làm gì để cho người khác sợ cả. Nó cũng giống như cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật, giữa Mỹ với Nam Hàn, nó không phải để đe dọa bên nào, không phải để đe dọa ai cả.

Còn sắp tới tôi không tin có điều gì đột biến hay là khác thường xảy ra, ít nhất là từ nay đến tháng Chín…”

Việt Nam ‘Bỏ Cá Rồng Đỏ’ Ở Biển Đông

Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.

Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

Đây là tin không ai ngờ, bởi vì các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc khoan thương mại đã diễn ra.

Có thể Trung Quốc xem diễn tiến này là thắng lợi quan trọng.

Quyết định của Việt Nam dường như cho thấy sự phô trương sức mạnh của Hoa Kỳ tại Biển Đông trong thời gian gần đây đã không làm thay đổi các tính toán chiến lược của Việt Nam.

‘Trả giá đắt’

Kể từ 2009, Việt Nam đã tìm cách thăm dò, phát triển mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ.

Một phần của dự án Cá Rồng Đỏ, giàn khoan có tên Ensco 8504, theo dự kiến lẽ ra khởi hành từ Singapore tới địa điểm khoan vào hôm thứ Năm.

Địa điểm đặt giàn khoan nằm trong Lô 07/03, nơi Việt Nam và các công ty con của Repsol trước đó từng ước tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.

Hãng đã thuê công ty Yinson của Malaysia cung cấp một bể chứa dầu nổi (Floating Production Storage and Offloading – FPSO) tại địa điểm này trong 10 năm, với chi phí ước tính trên 1 tỷ đô la.

Hơn nữa, Repsol đã thuê hãng Keppel FloaTEC của Mỹ xây một giàn kỹ thuật (production platform) để phục vụ cho địa điểm này với mức chi phí có lẽ là hàng chục triệu đô la.

Theo nguồn tin BBC có được, nhìn chung, Repsol và các đối tác trong dự án (gồm Mubadala Petroleum và PetroVietnam) nhiều khả năng bị thiệt hại khoảng 200 triệu đô la.

Repsol và các công ty liên đới hiện chưa hồi đáp các câu hỏi của BBC về những diễn biến mới nhất này.

Đây là lần thứ hai Repsol bị yêu cầu ngưng hoạt động khoan.

Lô 07/03 nằm ngay cạnh Lô 136/03, nơi mà Repsol bị chính phủ Việt Nam yêu cầu ngưng hoạt động khoan thăm dò hồi tháng Bảy năm ngoái.

Hồi đó, có tin nói quyết định được đưa ra sau khi Trung Quốc dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam ở vùng nước nông gần đó, Bãi Tư Chính.

Các tường thuật từ tháng 07/2017 nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch là những người đưa ra quan điểm rằng việc khoan thăm dò ở Lô 136/03 phải dừng lại để tránh đối đầu với Trung Quốc.

Có thể những toan tính giống vậy cũng đã tác động tới quyết định lần này.

Đã có một số quan điểm trong khu vực cho rằng cách tiếp cận cứng rắn hơn của ông Donald Trump đối với Trung Quốc cùng thái độ hành xử quyết liệt hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông có thể tạo ra những khoảng không chính trị để chính phủ các nước Đông Nam Á vững tâm bảo vệ quyền trên biển một cách hiệu quả hơn.

Chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam hồi cuối năm ngoái cùng các cuộc trao đổi sau đó giữa ông với giới lãnh đạo Việt Nam dường như cho thấy chính phủ hai nước đang hợp tác để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.

Các nước khác trong khu vực cũng rất muốn khai thác nguồn trữ lượng dầu khí ngoài khơi của mình.

Malaysia, Brunei và Philippines đang đều bị áp lực từ phía Trung Quốc trong việc phải chấp nhận “khai thác chung” trong các khu vực mà theo Công ước Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) là hoàn toàn thuộc quyền của các nước đó.

Cho đến nay, toàn bộ các quốc gia Đông Nam Á đều chống lại áp lực này.

Việt Nam đã chọn phát triển các mỏ khí một mình, và kết quả là đã bị Trung Quốc đe dọa về quân sự.

Nay, với việc lần thứ hai Hà Nội phải xuống thang, người ta đang đặt câu hỏi về khả năng khai thác ngoài khơi của Việt Nam.

Giờ đây người ta sẽ đồn đoán về số phận của dự án khí Cá Voi Xanh của Exxon Mobil ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam.

Tuy nhiên, dự án này nằm gần bờ hơn và do đó có thể sẽ không khiến cho Trung Quốc tức giận.