Cá Rồng 6 Sừng Ăn Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Rồng Cửu Sừng (Bichir)

Cá rồng cửu sừng thuộc họ Polypteridae, chi Polypterus (chi này mang ý nghĩa là “nhiều vây”, tương tự với vẻ ngoài của chúng). Giống cá này được tìm thấy trong các hệ thống sông nhiệt đới tại châu Phi. Cá cửu sừng được mệnh danh “quái vật hóa thạch” vì vẻ ngoài gai góc cùng tập tính hung dữ của chúng.

Cá rồng cửu sừng khá khó nuôi. Vì vậy chúng được ưu tiên cho những người chơi có kinh nghiệm. Chúng có một chế độ ăn nghiêm ngặt và đòi hỏi điều kiện bể phải phù hợp. Về giá cả, một chú cá cửu sừng có giá khoảng 100.000-150.000đ/con. Ngoài ra cũng có những mẫu đẹp và hiếm có giá lên đến vài triệu đồng.

Ngoại hình như khủng long thời cổ đại

Cá rồng cửu sừng có hình dáng rất cổ xưa, giống với những hóa thạch sống. Chúng có khoảng 60 triệu năm tiến hóa độc lập, mang đặc điểm của tổ tiên các loài cá có vây là cá phổi và tetrapod. Ngoài chức năng đặc biệt từ phổi, cá cửu sừng còn có vảy và hàng vây độc đáo trải dọc sống lưng.

Có tất cả 12 loài trong chi Polypterus, tất cả đều mang những đặc điểm tương tự. Thân cá mảnh khảnh và thon dài như rắn, khắp thân phủ đầy gai và vây lưng. Vây lưng bố trí liên tiếp và trải dọc đến tận đuôi. Nhìn qua không khác nào sừng trên lưng của khủng long thời cổ đại.

Thị lực của loài cá này không được tốt. Bù lại, chúng có cặp râu mũi nhô ra có thể xác định chính xác nguồn gốc của mùi, từ đó định hướng được xung quanh. Con cái và con đực trưởng thành có thể phân biệt thông qua các đặc điểm về ngoại hình. Con cái thường có kích thước lớn hơn. Trong khi đó, con đực có vây lưng rộng và dày hơn.

Các dòng cá cửu sừng nổi bật

Dinosaur Bichir (Cửu sừng xám): Đây là một trong những loài cá cửu sừng nhỏ nhất với chiều dài chỉ khoảng 35cm. Chúng có thân hình trụ dài, vây lưng có răng cưa và vây ngực bản lớn dùng để điều hướng khi di chuyển. Giống này thường có lớp da màu xám. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng sẽ bắt gặp những chú cá Dinosaur Bichir có màu hồng, trắng hoặc xanh.

Ornate Bichir (Cửu sừng hoa): Loài này còn có tên gọi khác là Polypterus Ornatipinnis. Điểm nổi bật nhất của chúng là hoa văn màu vàng trên lưng, thân, vây và cả đầu. Về cơ bản, màu thân của Ornate Bichir có thể là nâu sẫm hoặc xám. Đây là một trong những dòng cá rồng cửu sừng có kích thước lớn nhất, với chiều dài lên đến 60cm hoặc hơn.

Delhezi Bichir: Hay còn gọi là Polypterus Delhezi. Loài này có toàn thân màu xám, điểm thêm các đốm màu xanh lá cây hoặc vàng.

Saddled Bichir (Cửu sừng hoàng đế): Dòng cá này thậm chí còn lớn hơn cả Cửu sừng hoa, với chiều dài lên đến 76cm. Hàm dưới của Saddled Bichir lớn hơn hàm trên. Thân cá được bao phủ bởi màu trắng vàng và các dải tối màu dọc thân.

Albino Bichir (Cửu sừng bạch tạng): Giống Albino mang đặc điểm điển hình là màu trắng bạch tạng, đôi mắt đỏ đầy ma mị. Cộng thêm bề ngoài gai góc cổ xưa, Albino Bichir trở thành xu hướng đối với người chơi cá cảnh có gu lạ.

Không chỉ biết bơi, chúng còn biết đi

Cá rồng cửu sừng là loài săn mồi với tính khí khá hung hăng. Chúng là cư dân quen thuộc ở phần đáy, dành phần lớn thời gian loanh quanh dưới thềm bể. Ngoài ra, cá rồng cửu sừng còn có một đặc điểm vô cùng kỳ lạ: Chúng biết đi bộ. Thật vậy, dòng cá này có thể sử dụng vây ngực và đuôi để chậm rãi “đi bộ” xung quanh.

Phát hiện thú vị này thôi thúc các nhà khoa học nuôi cá rồng cửu trên đất liền. Điều này dựa trên đặc tính của phổi và khả năng biết đi của chúng. Nếu thành công, đây sẽ là bước đột phá có việc nghiên cứu loài động vật tiền sử đầu tiên sống trên đất liền.

Thiết lập bể cá, chế độ ăn và chăm sóc

Thiết lập bể cá

Do được tìm thấy ở môi trường nước ngọt tại châu Phi và hệ thống sông Nile, cá rồng cửu sừng khá quen thuộc với bùn. Chúng thích nghi tốt với điều kiện thiếu oxi và nước nông.

Để chuẩn bị bể kính, bạn nên giữ nước ở nhiệt độ 22-24 độ C, độ pH trong khoảng 6.5 – 7.5. Chất nền thích hợp nhất thường là cát. Hoặc bạn có thể chọn sỏi nhỏ để dễ dàng vệ sinh. Cá rồng cửu sừng không yêu cầu cụ thể về các chi tiết trang trí. Do vậy bạn có thể thỏa sức sáng tạo ra một bể cảnh theo ý mình. Ngoài ra, dòng cá này cũng không yêu cầu khắt khe về bộ lọc, bộ sục khí hoặc đèn led điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên trang bị một bộ lọc nước để đảm bảo môi trường nước trong bể được vệ sinh thường xuyên.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên đậy lưới thật chặt trên miệng bể. Vì chúng có thể nhảy hoặc bò ra khỏi bể kính.

Chế độ ăn và chăm sóc

Cá rồng cửu sừng thích ăn động vật có xương sống nhỏ, động vật giáp xác, côn trùng và các loài cá nhỏ khác. Chúng có xu hướng thích ăn đồ sống hơn là thực phẩm dạng viên cho cá. Loài cá này ưa thích cuộc sống về đêm. Bởi vậy bạn có thể cho cá ăn vào tối muộn, tắt đèn và thả thức ăn xuống đáy bể.

Cá rồng cửu sừng có sức khỏe tốt. Do đó bạn chỉ cần giữ bể kính sạch sẽ và lọc nước, thay nước định kỳ là mọi chuyện đều tuyệt vời.

Bạn cùng bể

Cá cửu sừng sẽ chỉ ôn hòa với những loài có kích cỡ ngang ngửa hoặc lớn hơn chúng. Bởi vậy bạn có thể nghĩ đến các giống như: cá tai tượng châu Phi, cá hồng két, cá la hán,… Bạn cũng nên lưu ý, cá rồng cửu sừng khá chậm rãi, chúng ăn rất từ tốn. Bởi vậy những chú cá nhanh nhảu hơn có thể cướp mồi và khiến cá cửu sừng bị đói.

Bạn cũng có thể nuôi vài chú cá rồng cửu sừng cùng lúc. Khi đó chúng sẽ nghiễm nhiên trở nên hòa đồng với đồng loại. Tuy nhiên, bạn cần một bể lớn với dung tích trên 500 lít để chúng thỏa sức bơi lội.

Nhân giống cá cửu sừng

Riêng cá cửu sừng, chưa có nhiều thông tin về việc nhân giống loài này trong môi trường nuôi nhốt. Các dòng cá cửu sừng khác nhau đòi hỏi các điều kiện về nước khác nhau để sinh sản. Tuy nhiên không có thông số cụ thể nào được đưa ra.

Bên cạnh đó, nếu bạn mua cá con, cũng rất khó để phân biệt được khác biệt giữa con đực và con cái.

Nuôi Quái Thú “Khủng Long 6 Sừng” Làm Cảnh

KHPTO – Giới đam mê sưu tầm hàng độc, lạ chúng tôi đang nuôi loài vật có thân hình kỳ quái giống khủng long 6 sừng làm cảnh. Dù mang thân hình bò sát có 4 chân, nhưng chúng hoàn toàn sống trong nước, quái vật nước đó là Axolotl – loài kỳ nhông Mexico, chúng được xếp vào nhóm những động vật kỳ lạ và độc đáo nhất hình tinh.

Axolotl khác với hầu hết các loài động vật, là loài lưỡng cư có thân hình bò sát (giống kỳ nhông, có 4 chân) nhưng hoàn toàn sống trong nước. Dù thân hình kỳ quái nhưng chúng thật sự dễ thương và mang những đặc tính đặc biệt. Đó là khả năng tái sinh kỳ diệu các bộ phận của cơ thể chúng, nếu bị tấn công, Axolotl sẵn sàng hy sinh một số bộ phận để trốn thoát, theo thời gian, bộ phận mới sẽ mọc ra nhanh chóng. Axolotl có thể tái tạo hàng trăm lần như thế để tồn tại. Một tính năng vô cùng đặc biệt khác là Axolotl không bao giờ trưởng thành, là một loài kéo dài tính trạng thơ ấu, ấu trùng loài này không thể trải qua giai đoạn biến thái, do đó con trưởng thành vẫn ở trong nước và có vây ngoài. Giống như con nòng nọc nhưng không bao giờ biến thành cóc hay ếch.

Axolotl từng gây sốt nhiều nơi trên thế giới và giới chơi cá cảnh, thú kiểng Việt Nam với tên gọi “khủng long 6 sừng”. Nhiều người đã có cơ hội sở hữu loài vật kỳ quái này. “Khủng long 6 sừng” là loài lưỡng cư quyến rũ, chúng thu hút người chơi bởi có dáng vẻ của những con quái vật nhỏ bé thời tiền sử. Đầu của nó to lớn, mắt không có mí, chân chưa phát triển hoàn toàn và có móng dài mỏng. Gọi là “khủng long 6 sừng” là do ở đầu của nó mọc 3 cặp cuống mang, giống như những cái sừng hút khí oxy từ nước.

Axolotl là dạng ấu trùng của loài kỳ nhông, nhưng lại khác với những động vật lưỡng cư khác ở chỗ, nó có khả năng sinh sản ở trạng thái ấu trùng. Nó có màu xám hoặc nâu, có những cá thể bị albino màu trắng mắt đỏ và mang màu hồng đỏ, chúng có nhiều màu sắc như vàng, hồng, xanh… trông rất đẹp mắt. Tuy giống bò sát nhưng không thể đưa nó ra khỏi nước và bò trên mặt đất.

Tuy thân hình kỳ quái nhưng Axolotl rất dễ nuôi làm cảnh. Hồ nuôi Axolotl đủ rộng, bố trí thêm “rừng thủy sinh” và một số gốc cổ thụ trông huyền bí hơn. Thiết kế giống hồ nuôi cá cảnh, có máy lọc nước (không dùng máy lọc mạnh) và cần thay nước khi dơ (7 ngày/lần, thay 20% lượng nước trong hồ). Nếu không có máy lọc thì 2 ngày phải thay 20% lượng nước trong hồ. Không nên thay hết tất cả nước trong một lần, nếu sử dụng nước máy phải được khử clor bằng cách dùng các dung dịch khử clor có bán ở tiệm cá cảnh, pH phù hợp với chúng là 6,5 – 7,5. Nếu dùng sỏi lót đáy hồ thì nên dùng loại sỏi thô, không dùng sỏi nhỏ chúng lầm tưởng là thức ăn và nuốt.

Là loài ăn thịt, chúng thích ăn trùn, sâu bọ và cá nhỏ. Trong môi trường nuôi, có thể cho nó ăn thịt cá hồi, trùn huyết đông lạnh hoặc còn sống, trùn đất, bo bo, tép nhỏ cho tới khi lớn. Trong hồ không nên nuôi chung với cá vì cá thích rỉa mang tai của nó trong khi nó đang ngủ. Hồ nuôi nên bố trí nơi râm mát, ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng vào. Nhiệt độ của nước trong hồ nên giữ cho mát từ 14 – 20 độ C (không bao giờ để vượt quá 24 độ C). Không cần có hệ thống chiếu sáng, hồ nên được bố trí ở chỗ khuất ánh sáng sẽ tốt hơn.

Axolotl có nguồn gốc từ nhiều hồ, chẳng hạn như hồ Xochimilco ở Mexico, được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học do khả năng tái tạo chân tay của chúng.

Quần thể tự nhiên của loài này đang cực kỳ nguy cấp. Chúng được công bố bởi CITES và Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) là một loài nguy cấp. Axolotl được xem là quái vật nước do thân hình kỳ lạ, mang nhiều bí ẩn như khả năng tái sinh tuyệt vời các bộ phận cơ thể nên các nhà khoa học đang nghiên cứu

liệu chúng có thể áp dụng cho con người hay không! Ngoài ra, Axolotl cũng có khả năng chống ung thư cao. Vì vậy, ngoài mục đích nuôi làm cảnh, chúng còn được nuôi cho mục đích nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm.

Loài Axolotl kỳ lạ thu hút nhiều người nuôi làm cảnh, tuy thân hình dị thường nhưng chúng hiền lành và thân thiện. Axolotl được cung cấp số lượng lớn ở cơ sở cá cảnh Châu Tống và các cơ sở cá cảnh khác tại chúng tôi với giá từ 150.000 – 400.000 đồng/con tùy kích cỡ và màu sắc.

Cá Rồng Ăn Gì? Thức Ăn Cho Cá Rồng Và Cách Cho Cá Rồng Ăn

Cá rồng là một trong những loài cá cảnh có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài việc chú ý đến khẩu phần ăn, bạn còn phải đảm nhận cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho chúng. Vậy cá rồng ăn gì, thức ăn cho cá rồng và cách cho cá rồng ăn đúng kỹ thuật? Tất cả điều này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đó là những thức ăn chính mà mỗi người khi nuôi giống cá này có thể lựa chọn. Chọn thức ăn phù hợp, đồng thời chú ý chăm sóc đúng cách để giúp chú cá rồng mà chúng ta nuôi dưỡng có được quá trình phát triển tốt, sức khỏe như ý.

Ngoài việc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng hay lựa chọn thức ăn cá rồng ăn gì thì người nuôi luôn phải chú ý đến cách cho cá ăn bởi lẽ nếu làm sai cách thì chắc chắn hiệu quả mà thức ăn mang lại cho sự phát triển của cá rồng không thể đạt mức tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rằng cho cá ăn đúng cách sẽ là cách rất tốt để giúp cá khỏe mạnh hơn và đặc biệt là phát triển vẻ đẹp tự nhiên.

Nếu cá rồng còn nhỏ, chiều dài thân mình chỉ dưới 15cm thì nên cho ăn ba bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.

Nếu cá rồng có chiều dài thân mình từ 20cm đến 40cm, mỗi ngày ta cho chúng ăn hai bữa, vào cữ sáng và chiều.

Còn loại cá đã trưởng thành, thân mình có kích thước từ 40cm trở lên, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.

Có điều ta nên cho cá ăn đúng giờ quy định để tập thói quen cho chúng, hễ đến bữa ăn là biết nôn nao chờ đợi vì trong bụng cơi đói đã đến lúc cồn cào thôi thúc. Và, điều này cũng tạo cho ta thói quen không cho cá ăn thất thường, nhớ lúc nào là cho ăn lúc ấy khiến cá nuôi ngày đói ngày no, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng.

Cá rồng rất háu ăn nên mỗi bữa ăn của chúng chỉ diễn ra khoảng mười phút là cùng. Chỉ nên cho cá ăn đủ no mà thôi và nên thả thức ăn vào hồ từ từ. Khi bụng đã no nê, cá rồng thường ợ lên một tiếng lớn đủ cho ta nghe thấy. Khi cá đã ăn no rồi thì chúng sẽ quay lưng lại với số thức ăn còn thừa. Vì vậy, ta nên cung cấp cho cá khẩu phần ăn vừa đủ, như vậy vừa không phí phạm thức ăn, lại giữ cho môi trường nước trong hồ được trong sạch.

Có lẽ cũng cần nói thêm về cách săn mồi của cá rồng ngoài tự nhiên. Ngoài tính năng động sẵn có, cá rồng còn sở hữu được đôi râu kỳ diệu ở hai bên khoé miệng, được coi là cơ quan thăm dò sóng nước để phát hiện đúng lúc sự xuất hiện của con mồi nằm về hướng nào mà vồ đến bắt ăn. Nhờ đó mà dù đang trong vùng nước tối đen cá rồng vẫn tìm được đủ mồi mà ăn.

Khi phát hiện được hướng con mồi xuất hiện, cá rồng liền phóng nhanh đến tóm lấy. Cách săn mồi của cá rồng rất nhanh nhảu và hung bạo. Nhiều người nuôi cá rồng thường tỏ ra thích thú về bản năng vồ chụp con mồi của chúng, giống như những chiếc máy bay tiêm kích, cứ nhắm vào hướng địch mà lao tới một cách dũng mãnh khiến con mồi không còn cách nào để mong tìm đường trốn thoát kịp.

Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng.

Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao như thức ăn hỗn hợp, các loại vitamin cá rồng để đảm bảo cho sự phát triển.

Cá Dĩa

Bật Mí Bí Mật Kinh Khủng Của Cá Khủng Long 6 Sừng Axolotl

Kỳ giông Mexico hay khủng long sáu sừng, cá Axolotl là một loài kỳ giông kéo dài tính trạng thơ ấu, có quan hệ gần gũi với kỳ giông hổ. Ấu trùng loài này không thể trải qua giai đoạn biến thái, do đó con trưởng thành vẫn ở trong nước và có vây ngoài.

Loài này cũng được gọi là ajolote. Loài này có nguồn gốc từ nhiều hồ, chẳng hạn như hồ Xochimilco ở dưới Thành phố Mexico.Kỳ giông Mexico được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học do khả năng tái tạo chân tay của chúng. Quần thể tự nhiên của loài này đang cực kỳ nguy cấp.

Kỳ giông Mexico là bản địa của hồ Xochimilco và hồ Chalco ở trung tâm México. Thật không may cho axolotl, hồ Chalco không còn tồn tại và hồ Xochimilco chỉ còn là một phế tích của trước kia, hiện tại chủ yếu là kênh rạch.

Nhiệt độ nước trong hồ Xochimilco hiếm khi tăng lên trên 20 °C , mặc dù có thể giảm xuống 6-7 °C vào mùa đông, và có thể thấp hơn.

Quần thể tự nhiên chịu áp lực nặng nề do sự phát triển của Thành phố México. Axolotl hiện nay có tên trong Sách Đỏ hàng năm về các loài bị đe dọa của Tổ chức Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên IUCN.

Các loài cá không bản địa, như cá rô phi châu Phi và cá trắm/chép/mè/trôi châu Á, gần đây cũng được đưa vào vùng nước này. Những con cá này ăn axololt non như nguồn thức ăn chủ yếu của nó.

Thỉnh thoảng có thể cho ăn tim bò, nhưng đây không phải là thức ăn tốt cho con vật này, bởi vì protein của động vật có vú làm cho nó khó tiêu hóa. nó còn nhỏ có thể cho ăn bo bo hoặc tép nhỏ cho tới khi lớn.

Khung long 6 sừng dùng mũi để tìm thức ăn, khi tìm thấy thức ăn nó sẽ nuốt xuống bao tử. Đây là nguyên nhân vì sao người ta không nuôi những con vật khác nhỏ hơn nó, ngoại trừ những con cá to lớn bởi vì những con vật nhỏ bé sẽ bị nó nhanh chóng hóa kiếp.

Những con cá thích rỉa mang tai của nó trong khi nó đang ngủ, làm cho nó dể bị nhiễm trùng, không nên nuôi với cá.

Nhiều loài lưỡng cư có thể tái tạo, nhưng khả năng tái tạo lại cơ thể như Axolotl thì không loài nào sánh bằng. Chúng có thể tái sinh gần như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm cả tủy sống, hàm và các chi. Khi một bộ phận được tái tạo, nó sẽ không để lại sẹo hoặc bất kỳ dấu hiệu nào.

Khi bị tấn công bởi những kẻ săn mồi, chúng sẵn sàng hy sinh một số bộ phận để trốn thoát, bộ phận mới sẽ mọc ra rất nhanh và Axolotl có thể tái tạo hàng trăm lần. Mỗi lần như vậy, bộ phận mới vẫn hoạt động vô cùng hoàn hảo.