Cá Mèo Hươu Cao Cổ / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Hươu Cao Cổ Ăn Gì? Ngủ Như Thế Nào? Có Bao Nhiêu Đốt Sống Cổ?

Hươu cao cổ là loại động vật chuyên ăn cỏ, chúng thường sống ở các đồng cỏ và các triền núi phân bổ khắp thế giới. Mặc dù nổi tiếng là vậy nhưng không phải ai cũng biết hết những điều thú vị về chúng. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về những chú hươu cổ dài này

Hươu cao cổ mệnh danh là loài động vật có chiếc cổ dài nhất giống y tên gọi của chúng. Hình ảnh hươu cao cổ vô cùng thân thuộc với con người nhất là với các em nhỏ.

Những chú hươu cao cổ được làm thành đồ chơi, gấu bông hay cả trong những bộ phim hoạt hình.

Hươu cao cổ được là loài động vật ăn cỏ có kích thước lớn nhất. Trong họ hươu cao cổ có khoảng 11 loài, tuy nhiên đã có khoảng 7 loài bị tuyệt chủng từ thời tiền sử.

Hươu cao cổ là loài động vật ăn cỏ di chuyển bằng 4 chân. Cơ thể của chúng rất săn chắc, cao lớn – xếp vào dòng những loài động vật cao nhất của thế giới.

Một chú hươu cao cổ trưởng thành có chiều cao lên đến 4.8 – 5.5 mét, cân nặng của chúng dao động khoảng 1.300kg đối với hươu đực.

Hươu cao cổ cái chỉ nặng khoảng 800 – 850kg. Chú hươu cao cổ nặng nhất thế giới có cân nặng là 2.000kg và cao 5,87 mét.

Hươu cao cổ có phần thân săn chắc, chiếc cổ cao – dài hơn so với tỷ lệ phần thân của chúng. Chiếc đầu nhỏ hơn so với tỷ lệ thân hình của chúng rất nhiều.

Phần mõm của hươu cao cổ dài và nhọn. Hàm chắc khỏe, răng hàm và răng cửa của chúng rất phát triển và cứng. Mắt to và có mi mắt có thể đóng mở mắt liên tục.

Đôi tai có kích cỡ trung bình và hơi vểnh lên. Trải dọc phần cổ của chúng là một chiếc bờm gần giống với chiếc bờm của những chú ngựa.

4 chân của hươu cao cổ rất khỏe và chia thành những móng guốc lớn. Đuôi dài và có lông ở phía cuối. Phần cổ của những chú hươu có thể dài đến 2.4m.

Màu sắc xen kẽ nhau giữa màu vàng, đen và được phân chia bởi màu trắng, trắng sữa hoặc vàng nâu. Trên lớp da là một lớp lông mỏng bao phủ toàn bộ cơ thể.

Sở hữu một chiếc cổ dài quá cỡ so với cơ thể, vì vậy, hươu cao cổ thường rất vất vả trong khi ngủ, cũng như uống nước.

Theo nghiên cứu từ những chuyên gia, hươu cao cổ là loài động vật có thời gian ngủ ít nhất trên thế giới. Trung bình, 1 ngày chúng chỉ ngủ khoảng 20 đến 30 phút.

Tuy nhiên, khi trưởng thành, loài hươu thường có tư thế ngủ đứng. Lúc này, chúng thường rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ để cảnh giác những mối nguy hiểm xung quanh.

Nghe có vẻ rất vô lý, tuy nhiên, sự thật thì loài hươu cao cổ chỉ có 7 đốt sống cổ.

Đây là đặc điểm chung của tất cả các loài động vật có vú như: Hổ, báo, hươu cao cổ,… và ngay cả con người cũng vậy.

Hươu cao cổ là loài sinh sản bằng hình thức đẻ con và phải có sự giao phối giữa con đực và con cái.

Thời gian mang thai của hươu cao cổ cái là khá dài, thường phải mất từ 400 – 460 ngày thì hươu cao cổ con mới được sinh ra.

Hươu cao cổ khi sinh con thường gặp bất lợi do đôi chân quá dài – có những trường hợp hươu con bị chết do bị rơi với độ cao quá lớn.

Hươu con sau khi sinh ra đã có hình dáng cơ thể giống với hươu trưởng thành. Những chú hươu cao cổ con khi sinh ra đã cao đến 1.7 mét.

Chỉ sau khoảng vài giờ sinh, những chú hươu cao cổ con có thể tự đi được và chạy xung quanh khu vực sống.

Hươu cao cổ cái bắt đầu chu kỳ sinh sản khi chúng được khoảng 5 tuổi, con đực khoảng 8 tuổi.

Chúng là dòng sống thành từng bầy đàn, chúng thường sống thành nhóm khoảng 8 – 10 con và giao tiếp cùng với nhau thông qua các tiếng kêu.

Hươu cao cổ là loài di cư, bởi khi mùa mưa lượng thức ăn dồi dào, tại hầu hết các đồng cỏ, thảo nguyên các bạn đều dễ dàng bắt gặp những chú hươu cao cổ đang ăn lá cây.

Khi đến mùa khô, chúng thường có xu hướng di chuyển đến các khu rừng cây bụi, rừng rậm mở….

Hươu cao cổ được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực Nam Phi, rải rác từ khu vực miền tây cho đến miền đông của châu Phi.

Tại các châu lục khác cũng có xuất hiện hươu cao cổ nhưng số lượng không nhiều.

Hươu cao cổ là loài động vật chuyên ăn thực vật. Chúng có đặc điểm ăn giống với trâu, bò… đó chính là thói quen nhai lại.

Thức ăn sau khi đã xuống đến dạ dày, chúng có thể ợ lên miệng để nhai lại rồi mới tiếp tục tiêu hóa. Hươu cao cổ có thể ăn được cả thực vật dưới đất và thực vật thân cao.

Thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu là cỏ và lá cây. Khi vào mùa hanh khô, số lượng lá cây ít đi chúng có thể ăn được cả vỏ cây.

Hươu cao cổ là loài động vật có kích thước cơ thể lớn, điều này khiến cho lượng tiêu thụ thức ăn trong ngày của chúng là vô cùng cao.

Trung bình, một ngày hươu cao cổ có thể tiêu thụ khoảng 34kg lá cây.

Môi trường sống của hươu cao cổ là ở trong rừng rậm và những cánh đồng thảo nguyên. Chính vì vậy, hươu cao cổ có mối quan hệ mật thiết với thực vật, động vật trong rừng và cả con người.

Khi hươu cao cổ ăn lá, đây là tác nhân giúp kích thích sự phát triển của cây, cùng với đó là tạo ra vòng eo cho những cây quá to.

Hươu cao cổ là loài động vật ăn cỏ có tính cách hiền lành. Khi sinh sống trong rừng không tránh khỏi việc đe dọa từ những loài thú chuyên ăn thịt.

Hươu cao cổ thường là thức ăn của những loài ăn thịt lớn như sư tử, hổ, chó sói và linh cẩu.

Ngoài những mối đe dọa, chúng còn gặp phải mối đe dọa ở dưới nước đến từ những con cá sấu (khi chúng đến các bờ sông để uống nước).

Đây là một trong những nguyên nhân gây sụt giảm số lượng cá thể loài hươu cao cổ.

Con người là một trong những tác nhân gây sụt giảm nghiêm trọng số lượng của hươu cao cổ hiện nay.

Hiện nay, những chú hươu trở thành mục tiêu của những thợ săn chuyên nghiệp. Tại sao hươu cao cổ lại bị săn bắt nhiều như vậy?

Hươu cao cổ sau khi được đánh bắt sẽ được phục vụ trong ngành y tế, thực phẩm, trang sức và đồ thủ công mỹ nghệ.

Vì việc khai thác trái phép không tuân thủ quy định đã khiến số lượng cá thể hươu cao cổ trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.

Để khắc phục điều này, chính phủ của các quốc gia cần làm thật nghiêm đối với những người đánh bắt trái phép hươu cao cổ.

Hơn nữa, phải có những chính sách để bảo tồn hươu cao cổ, bởi một số loài đang trên đà tuyệt chủng.

Không chỉ có săn bắt, việc con người tác động xấu đến môi trường khiến hàng năm xảy ra nhiều nạn cháy rừng.

Điều này làm giảm đáng kể số lượng loài hươu cao cổ sống trong môi trường tự nhiên.

+ Ở cự ly gần, hươu cao cổ có thể chạy rất nhanh, chúng có thể đạt vận tốc khoảng 60km/h. Tuy nhiên, khi chạy cự ly dài, hươu cao cổ chỉ có thể đạt được tốc độ khoảng 16km/h.

+ Mặc dù, có đôi chân rất dài, tuy nhiên đôi chân này không hề cân xứng với chiếc cổ. Điều này khiến hươu thường gặp nguy hiểm khi cúi xuống.

+ Hươu cao cổ rất ít khi thay đổi tư thế, chúng có thể đứng ngay trong lúc ngủ hay sinh con.

+ Chỉ khoảng 3 đến 4 tiếng sau khi sinh, hươu con đã có thể đứng dậy và đi lại, sau 1 tháng, chúng đã có thể ăn những chiếc lá đầu tiên.

+ Loài hươu cao cổ ngủ rất ít, chúng chỉ chợp mắt khoảng 20″ mỗi ngày.

Cá Hoàng Kim Mắt Mèo

Cá hoàng kim mắt mèo bởi nền da trơn vàng óng ánh trên cơ thể, ngoài ra chúng còn có tên gọi là cá mắt mèo, cá mèo mặt trời, cá thần kỳ. Chúng có thể đạt kích thước lên đến 45cm, chúng bơi lanh lẹn, khoẻ mạnh và dễ nuôi.

Đặc điểm của cá hoàng kim

Cá hoàng kim còn được biết đến với cái tên vô cùng nổi bật đó là cá hoàng kim sơn hỏa diệm. Loài cá này sống chủ yếu ở các con sông, suối ở châu Phi.

Chúng có thân hình thon dài, cơ thể được bao bọc bởi lớp da với lớp vảy khép kín, nhỏ.

Tùy thuộc vào từng loài, từng khu vực sinh sống mà chúng có những màu sắc khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các màu vàng, cam, đỏ, hay xen kẽ cam xanh lục,..

Vây của chúng có bề ngang lớn, đuôi dài, xòe ra như cánh quạt nan. Vây và đuôi có sự xen kẽ và kết hợp giữa các màu sắc khác nhau.

Trong đó, màu gốc của cá thể đực thường là màu nâu, xen kẽ các đốm đỏ, xanh trên cơ thể.

Tuy nhiên, tùy vào từng môi trường khác nhau làm chúng biến đổi, xuất hiện các hiện tượng đột biến làm thay đổi màu sắc ban đầu của chúng.

Giữa con cái và con đực có sự khác nhau rõ rệt. Trong đó, con cái thường nhỏ hơn, màu sắc nhạt và đơn điệu hơn. Chủ yếu là các màu trầm tối. vây tròn.

Trong khi con đực lại sặc sỡ, đậm hơn với vây đuôi hình lyre, vây dài hơn so với con cái.

Vây hậu môn của cá hoàng kim có các rìa ngoài màu cam hoặc nâu, cực kỳ nổi bật khi chúng bơi và di chuyển trong nước.

Cá hoàng kim thường đẻ trứng ở trong các bãi cây thủy sinh hoặc các bãi cát sỏi dưới mặt hồ.

Chúng thụ tinh ngoài và thường phát triển trứng sau khoảng 20 ngày. Nếu có môi trường sống tốt, chúng có thể phát triển và trưởng thành với số lượng lớn.

Tuy nhiên, trong môi trường tự nhiên, trứng chúng nở ra sẽ phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù và làm giảm đi số lượng cá đến tuổi trưởng thành.

Hướng dẫn cách nuôi cá hoàng kim

Cá hoàng kim là giống cá được lựa chọn làm cá cảnh. Vì vậy, đối với nhiều người chơi cá, thì chúng chính là một giống đáng nuôi và chăm sóc. Vậy làm thế nào để nuôi cá hoàng kim?

Cá hoàng kim là giống cá ăn tạp. Chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Trong đó, chúng thường ăn các loại thức ăn như côn trùng, muỗi, lăng quăng, trùn chỉ.

Hoặc ăn các loại tảo, rong, cây thủy sinh. Bạn cũng có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khô chuyên dụng cho cá cảnh như bánh mì,..

Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Tránh các hiện tượng dư thừa thức ăn gây ô nhiễm bể nuôi.

Bể nuôi cá hoàng kim

Bể nuôi cá hoàng kim bạn có thể lựa chọn tủ kính, ly thủy tinh, hũ sứ,.. hoặc có thể xây hồ cá cho chúng.

Tuy nhiên, loài cá này thường được nuôi trong nhà, vì vậy nên chọn bể nuôi có kích thước phù hợp, vừa phải để tạo nên không gian sống cho chúng.

Thông thường, bể nuôi cá cảnh thường có kích thước 0.8× 0.5× 0.5m. Bạn thường nuôi kết hợp các loại cá với nhau.

Trong bể nên thả các loài cây thủy sinh như tảo, rong hay bèo,.. Với lượng nước khoảng 60L để cho chúng có thể tự do hoạt động tốt nhất.

Mèo Bao Nhiêu Tháng Tuổi Có Thể Đẻ? Một Năm Mèo Đẻ Mấy Lứa?

Mèo Bao Nhiêu Tháng Tuổi Thì Có Thể Sinh Sản? Dấu Hiệu Khi Mèo Động Dục

Về cơ bản, một con mèo cái có thể mang thai ngay khi nó động dục. Mèo cái có biểu hiện động dục đặc trưng khi chúng khoảng 2 – 3.2 kg, hoặc giữa 5 đến 9 tháng tuổi. Các biểu hiện động dục đặc trưng có thể gồm: thích lăn tròn vật vã ra nền nhà và kêu to bất thường, nhiều khi to và dai đến mức gây khó chịu.

Ngoài ra, theo nhiều người nuôi mèo kinh nghiệm, cả mèo đực và mèo cái ở giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi thì gần như chắc chắn sẽ có các dấu hiệu động dục: thích đùa nghịch, vờn âu yếm nhau; mèo cái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên “là con gái”.

Trong cả vòng đời của mèo, từ 3 – 4 tuần tuổi là mèo đã bắt đầu thay những răng sữa đầu tiên, đến 6 tháng tuổi, mèo thay tiếp răng để có bộ nhai hoàn chỉnh. Sự hoàn chỉnh này cũng gần với lúc mà mèo bước vào giai đoạn có thể sinh sản. Có người nói rằng, thấy mèo con mọc răng là nó bước vào trang mới của cuộc đời: có khả năng sinh sản.

Từ 1 tuổi trở ra, cơ thể mèo mới thật sự hoàn chỉnh và bắt đầu lý tưởng cho việc phối giống vaf sinh sản.

Chu kỳ sinh sản trung bình của mèo cái là 21 ngày. Trong đó, nó có khả năng động dục khoảng 7 ngày. Nếu không gặp được mèo đực hoặc không mang thai thì mèo cái có thể động dục trở lại trong thời gian rất ngắn sau lần động dục gần nhất.

Với mèo sống ngoài tự nhiên hoặc mèo hoang, xuân – hè là mùa sinh sản phù hợp (để tăng cơ hội sống sót của mèo con). Tuy nhiên, mèo nhà, do sống trong điều kiện khí hậu ấm áp, ổn định, có thể động dục quanh năm (khác với chó, chỉ động dục 2 lần/ năm).

Làm Sao Để Mèo Cái Khỏe Mạnh và Đẻ Nhiều Con?

Cần bổ sung đủ dinh dưỡng trước trước kỳ động dục của mèo để nuôi trứng chín và sẵn sàng rụng khi đến kỳ. Trước khi động dục 2 tháng, nên cho mèo cái ăn HoneyChic for Cats để tăng dinh dưỡng cho trứng và kích trứng rụng nhiều, xem thông tin ở đây – https://petitvietnam.com/san-pham/honeychic-for-cats/

Chỉ nên dùng HoneyChic đúng liều lượng, không dùng quá nhiều để tránh mèo cái mang thai quá nhiều mèo con gây mệt mỏi và không đủ sữa cho con bú.

Khi nhận thấy mèo cái gần đến kỳ động dục thì cần giữ ở nhà, không cho đi đâu để tránh “lang chạ” với các anh mèo hàng xóm khác giống, dẫn đến giảm chất lượng đàn mèo con.

Thai kỳ trung bình của mèo cái là 55 – 71 ngày tùy từng giống mèo. Giai đoạn này, mèo mẹ thường ăn nhiều hơn và đặc biệt thích ăn các thức ăn giàu đạm. Bởi vậy, bạn cần lưu ý để bố trí khẩu phần ăn phù hợp cho mèo. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo mèo có một chiếc ổ ở nơi khô thoáng, ấm áp, yên tĩnh. Bạn có thể lót thêm khăn hoặc vải mềm vào ổ, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo (bằng phun thuốc, phơi nắng ổ, v.v).

Ở những giai đoạn sau (lúc sinh và nuôi con), nhìn chung là mèo có thể tự xoay sở được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm: Nếu khi sinh con mà mèo có biểu hiện như co thắt liên tục mà không bắt đầu sinh, nhìn thấy nhau thai hoặc đầu mèo con nhô ra nhưng mèo mẹ không tiếp tục sinh trong khoảng hai phút; hoặc trong giai đoạn nuôi con mà mèo mẹ bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì bạn nên nhờ cơ sở thú y can thiệp.

Một Năm Mèo Đẻ Mấy Lứa?

Như đã nói ở trên, mèo nhà có thể động dục quanh năm. Đó là lý do mà một năm mèo có thể sinh 3 – 4 lứa. Số con trung bình trong một xoay xung quanh con số 3. Nhưng nó thường có thể lên tới 6 hoặc nhiều hơn. Ngoại lệ có con sinh đến 19 mèo con một lứa (trường hợp của một mèo mẹ 4 năm tuổi ở nước Anh năm 1970).

Có trường hợp mèo 4 tháng tuổi đã động dục và mang thai.

Mèo lai giữa mèo lông dài và mèo lông ngắn thì quá trình động dục có thể đến sớm hơn mèo thuần chủng.

Mèo được thả tự do thì động dục sớm hơn mèo được nuôi giữ trong nhà.

Tâm trạng mèo thường rất tốt trước khi đến thời kỳ động dục.

Mèo dễ bị mất, thất lạc khi đi tìm bạn tình.

Âm đạo tiết dịch trong thời kỳ động dục không phải là hiện tượng bình thường ở mèo cái. Vì vậy, bạn nên đưa mèo đi khám thú y ngay nếu âm đạo mèo rỉ máu hoặc tiết dịch xanh vàng.

Giai đoạn từ 7 – 9 tháng tuổi, nếu không có nhu cầu nhân giống, tốt nhất là bạn nên thiến và triệt sản để phòng tránh nhiều bệnh sinh sản hoặc u, ung thư đường sinh dục cho mèo.

Không nuôi cùng anh chị em ruột, mẹ con khác nhau về tính biệt để phòng lai đồng huyết.

Từ 6 – 8 năm tuổi, mèo bắt đầu có biểu hiện “lão hóa”: Chậm chạp, vụng nuôi con, mắt và phản xạ kém, béo phì sinh học. Do đó, nếu muốn có những lứa mèo con tốt nhất, bạn nên tận dụng “giai đoạn vàng” về sinh sản của mèo (từ 1 tuổi đến trước thời kỳ lão hóa).

Cá Bảy Màu Moscow Cổ Điển?

Ghi chú:

Các hình 1.1.1, 1.1.2… là hình cá lúc khoảng hơn 1 tháng tuổi.

Các hình 1.2.1, 1.2.2…. là hình cùng bầy cá lúc gần 3 tháng tuổi. Tôi không phân biệt con nào là con nào nhưng phần lớn các cá thể khá tương đồng nên cũng không sao. Thực tế thì lúc đó tôi cũng không quan tâm tới bầy cá này lắm.

Các hình 2.1, 2.2… là thế hệ con (F2) của thế hệ 1 (F1)

Các hình chụp trong bài viết này từ một phép lai “chơi” để kiểm tra một đặc tính về vây, nhưng kết quả lại tạo thành những cá thể khá hấp dẫn. Tôi sẽ viết chi tiết phép lai này sau trong một bài viết khác.

Tôi chưa bao giờ nuôi dòng bảy màu dumbo. Tuy nhiên lâu lâu trong đám cá bảy màu có những con có vây ngực (vây bơi) khá to. Cách đây vài tháng xuất hiện một con vây ngực không những to mà còn có màu tím. Như các bạn đã biết, vây ngực cá bảy màu vốn trong suốt, nhưng người ta đã tạo ra các dòng lai có màu nổi bật trên vi ngực. Do vậy tôi muốn xem liệu màu và kích thước vây ngực có di truyền trực tiếp sang thế hệ sau hay không nên lai con đực này với một con mái. Kết quả là màu tím của vây ngực có di truyền nhưng tỷ lệ không cao, ban đầu chỉ có 1 con duy nhất có vây ngực màu tím. Kích thước vây thì không rõ ràng cho lắm vì phần lớn cá có vi ngực khá to nhưng không con nào có vây kéo dài như con cá cha.

Điều đáng nói là bọn cá con (thế hệ F1) rất giống với dòng Moscow nguyên thuỷ ban đầu, với cái đuôi kiểu mosaic (khảm), nửa sau thân hơi da rắn (không giống hoàn toàn dạng Moscow nguyên thuỷ), nửa thân trước sậm màu và có ánh kim. Hiện nay, phần lớn dòng Moscow có màu trơn (solid color), trừ khi bạn cố tình lai tạo khác đi như trường hợp dòng Green Moscow có gene grass của tôi ở bài trước. Như vậy là mặc dù tôi không có ý định làm dòng này, nhưng lại vô tình tạo ra nó. Đúng là ăn may!!! Bạn có thể so sánh các hình trong bài này với hình con Moscow nguyên thuỷ tại trang sau: https://moscowguppies.com/2010/03/23/moscow-guppy/

Hình 1.1.1. Con cá duy nhất trong bầy giống cá cha cả về hình dạng thân, vi, màu tím nhạt trên vi ngực. Cái đuôi hoa văn kiểu mosaic nhưng phân bổ màu lại hơi hơi kiểu medusa. Hình 1.1.2. Tất cả cá con còn lại (khoảng hơn 1 tháng tuổi) đều giống như hình trên Hình 1.1.3. Cận cảnh con ở giữa hình 1.1.2 Hình 1.1.4. Một con với màu sắc khá sặc sỡ dù mới hơn 1 tháng tuổi. Hình 1.1.5. Một con với màu xanh lục ánh kim trên thân. Phần lớn cá trong bầy có ánh xanh dương. Hình 1.2.1 Một cá thể trong bầy trên sau gần 3 tháng tuổi. Bộ vây đã phát triển tương đối nhưng theo “tiên đoán” của tôi, nó vẫn còn phát triển tiếp. 1.2.1bis. Cận cảnh phần cán đuôi của con cá trong hình 1.2.1. Hình 1.2.2. Một cá thể sau gần 3 tháng tuổi với ánh xanh dương ở phần trước thân. Hình 1.2.3. Một cá thể khác rất giống với con trên hình 1.2.2. Nói chung, màu xanh dương phần trước thân chiếm ưu thế trong đàn F1, màu xanh lục rất hiếm. Hình 2.1. Một con trong thế hệ tiếp theo (F2) của bầy lai trên. Con này cũng hơn 1 tháng, với màu xanh lục ưu thế ở phần trước thân. Cái đuôi mosaic không còn đẹp bằng thế hệ F1. Hình 2.2. Một con khác ở thế hệ tiếp theo (F2) cũng với màu xanh lục ở phần trước thân, kiểu mosaic trên đuôi gần giống con trên hình 2.1. Hình 2.3. Một con khác với màu xanh dương ở nửa trước thân, gần như giống hệt thế hệ F1 trước đó.