Cá Lia Thia Sông / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Lia Thia , Cá Lia Thia Đồng

Cá lia thia, loài cá có kích thước nhỏ ,nhưng màu sắc đẹp, hiếu chiến, vừa là sinh vật nuôi làm cành vừa làm thú vui tiêu khiển .

1.Cá lia thia đồng đặc tính sinh học

-Cá lia thia có nhiểu chủng loại như: cá lia thia xiêm, cá lia thia phướng, cá lia thia đồng. Các loại cá lai : xiêm lai phướng ,xiêm lai đồng.Các loại giống mới Beta, Hamoon….Nhưng nhìn chung cá lia thia là loài cá cảnh, cá chọi có kích thước cơ thể nhỏ, trung bình chiều dài thân khoản 6cm-8cm.Có một số loài cái lia thia kích thước lớn trên 8cm.

-Thức ăn tự nhiên cho cá lia thia cũng khá đa dạng, từ rong rêu, các động vật nhiệm thể, đến các loài cá nhỏ hơn, lăng quăng , trùng trĩ…

– Cá lia thia có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như : Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Riêng chỉ Thái Lan là có đầu tư sâu và chuyên sâu nuôi dưỡng và lai tạo loại cá này. Nên thường cá lia thia cũng thường hay gọi là cá Xiêm.

– Cá lia thia thường sống trong các ao nước nhỏ và thường đẻ trứng vào mùa mưa. Loài cá này rất hiếu chiến khi gặp các con đực cùng loài . Khi chiến đấu cá sẽ phùn mang, thay đổi màu sắc và tấn công đối thủ bằng hàng răng sắc nhọn

Ảnh cá lia thia đồng

Cá lia thia cơ bản gồm 3-4 loại gồm :

Cá lia thia đồng : loài cá này có nguồn gốc bảng địa ở Việt Nam, sống trong các khu đồng ruộng, các ao nước nhỏ ven các kênh rạch. Trước kia sống nhiều khắp miền Tây, nay chỉ tìm thấy cá lia thia đồng tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp Mười. Loài cá này có thân nhỏ so với các giống khác, màu sắc thông thường màu nhạt đến khi chọi nhau thì lên màu rất đẹp. Nhưng sức chiến đấu kém, chỉ chọi nhau được 5-10 phút. Nhưng đặc điểm nổi bật loài cá này là dễ nuôi và sẽ chăm sóc.

Cá lia thia xiêm : loài cá có nguồn gốc từ Thái Lan, được lại tạo từ nhiều loài giống cá lia thia, nên loài này có ưu điểm nổi trội như : kích thước to, vảy dày, mỏ dày và răng sắc nhọn. Đặc biệt loài cá này chọi rất lâu có khi lên đến 3-4h mà vẫn chưa có kết quả thắng thua. Loại này có nhược điểm là sống ngoài tự nhiên kém và kém thức ăn.

Cá lia thia phướng : loài cá này chủ yếu nuôi làm cảnh, vì có màu sắc đa dạng, sặc sỡ, màu sắc đẹp, có tay bơi dày, vay cá dài to và đẹp cá cũng sống khá lâu từ 2-4 năm. Vì thân hình to và đồ sộ nên chậm chạp trong chiến đấu. Loại cá này cũng có các dòng như beta, fancy, dumboo.

Cá lia thia tàu : loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng giống cá xiêm, nhưng có vảy cứng, sặc sở . Nhưng giá thành loại cá này cao .

6.Cách ép cá lia thia đồng

Chọn giống bố mẹ

Chọn môi trường ép cá

Cho tiến hành giao phối

Nuôi cá sao khi nở

Nuôi cá đến khi trưởng thành và tách bầy

7.Cách nuôi và chăm sóc cá lia thia đồng

Khi cá từ 1-2 tháng tuổi, nên cho cá ăn các loại thức ăn bột và tự nhiên như: trứng nước, lòng đỏ trứng luột chín. Nuôi cá trong các chậu sành có kích thước nhỏ, để nơi có ánh sáng trung bình . Trong chậu bỏ thêm rong và bèo cho cá con có nơi bám và chổ che chắn.

Sau khi cá được hơn 2 tháng tuổi có thể cho ăn các loại thức ăn có kích thước to hơn như : lăng quăng, trùng trĩ, thịt các loại thủy sản sống như tôm và tép. Lúc cá 3-5 tháng tuổi các đã to bằng ngón tay. Lúc này có thể tách bầy để tránh cho các con cá chọi nhau gây tổn thương cho cơ thể.

Sau 5-6 tháng có thể nuôi riêng cá theo từ chậu . Kích thước chậu cao tầm 15-20cm và đường kín từ 10-15cm. Cá có thể ăn được các loại thức ăn tổng hợp và kích thước khoản 1mm. Thường xuyên luyện tập cho ca kình bóng trước gương và kình với các con cá khác.

Thức Ăn Cho Cá Lia Thia

– Bo bo có kích thước tương đương với cá lia thia bột. Mặc dù bo bo mới nở có kích thước chỉ bằng một nửa nhưng chúng lớn rất nhanh. Quan sát trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học phát hiện thấy số lượng bo bo có kích thước nhỏ dưới 0.5 mm là không đáng kể. Mặt khác khi xuất hiện với mật độ cao, chuyển động giật cục của bo bo ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cá dẫn đến số lượng của chúng bị sụt giảm.

– Ấu trùng artemia có kích thước thước khá nhỏ, khoảng 0.5 mm, nhưng chúng chỉ sống được khoảng vài giờ trong môi trường nước ngọt.

Vì vậy trên thực tế, hai loại thức ăn nêu trên không thích hợp để nuôi cá lia thia bột. Bài viết này nhằm giới thiệu hai loại thức ăn đặc biệt nhỏ và thường được sử dụng để nuôi cá con mới nở rất hiệu quả: đó là trùng cỏ (infusoria) và trùn giấm (vinegar eel).

Trùng cỏ (infusoria) là những sinh vật nguyên sinh hiện diện ở hầu hết các vực nước như ao, hồ, sông và biển. Chúng có kích thước rất nhỏ và là thức ăn vô cùng quan trọng cho cá bột mới nở. Trong ngành chăn nuôi thủy hải sản ở các nước công nghiệp phát triển, người ta thường phân lập và nhân giống đại trà một số loại trùng cỏ như trùng bánh xe (rotifer) và trùng đế giày (paramecium). Những sinh vật này thuộc về một nhóm trùng cỏ quan trọng gọi là mao trùng (ciliates).

Trùng cỏ có kích thước nhỏ nhất (khoảng dưới 200 micro mét) so với các nguồn thức ăn khác như bo bo, artemia và trùn giấm. Thực ra, bo bo và artemia mới nở cũng rất nhỏ nhưng chúng tăng trưởng rất nhanh và trở nên quá to để cá bột có thể ăn được. Như vậy, trùng cỏ là thức ăn thích hợp nhất đối với những loại cá bột có kích thước nhỏ chẳng hạn như cá lia thia, betta.

Ngoài tự nhiên, trùng cỏ hiện diện và tập trung nhiều ở ven bờ ao hồ, kênh rạch, cống rãnh và ruộng lúa; chúng thâm nhập vào cả các hòn non bộ và chậu cảnh qua nguồn thực vật thủy sinh hay thức ăn mà chúng ta mang vào đó. Thức ăn của chúng là vi khuẩn, vi tảo và các loại mùn bã hữu cơ lơ lửng trong nước. Đấy là những nguồn “con giống” mà chúng ta có thể tận dụng để “ươm nuôi trùng cỏ tại gia”.

Có nhiều phương pháp ươm nuôi trùng cỏ, trong loạt bài viết về nguồn gốc của Plakat Thái tác giả Precha đã khuyên nên bỏ một ít rau muống ao vào chậu ép cá và để ở chỗ tối một thời gian, khi cá con ra đời thì nguồn thức ăn trùng cỏ đã sẵn sàng. Bạn sẽ tự hỏi là con giống trùng cỏ ở đâu mà có? Trùng cỏ luôn hiện diện trên bề mặt thực vật thủy sinh (ở đây là rau muống), khi thực vật bị phân hủy bởi vi khuẩn (hiện tượng thối rữa), lượng vi khuẩn sẽ bùng phát và là nguồn thức ăn dồi dào cho trùng cỏ. Trùng cỏ sinh sôi thật nhiều và đến lượt chúng trở thành nguồn thức ăn cho cá bột mới nở.

Trong bài này tôi xin giới thiệu một phương pháp ươm nuôi trùng cỏ cấp tốc (1-2 ngày) và đơn giản, tôi đã thử nghiệm nuôi cá lia thia mang xanh (Betta imbellis) trong hồ kiếng 1 m x 0.4 m x 0.4 m và không hề thả rong (có nghĩa cá bột phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn từ bên ngoài cung cấp). Kết quả thu được rất khả quan, sau 2 tuần số lượng bầy cá tăng trưởng và đủ lớn để ăn bo bo xấp xỉ 200 con. Bạn có thể chuẩn bị loại thức ăn này ngay khi cá vừa đẻ trứng chứ không cần phải bắt đầu trước đó cả tuần!

– Một ly nước lấy ở hòn non bộ, nơi có nhiều rêu xanh. Đây là nguồn trùng cỏ giống.– Một nắm lá xà lách xay nát bằng máy xay sinh tố.– Một vài viên men cơm rượu. Hầu như bất cứ khu chợ nào ở Việt Nam cũng có bán men cơm rượu, bạn cứ mua ở các cửa hàng tạp hóa (thử hỏi không có cơm rượu làm sao chúng ta có thể “diệt sâu bọ”!) . Men cơm rượu có chứa nhiều vi khuẩn, tôi hy vọng nó sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy lá xà lách. Nếu có nhà khoa học nào khẳng định rằng vi khuẩn lên men cơm rượu không hề có tác dụng thúc đẩy việc phân hủy lá xà lách thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 1 ngàn tiền mua men cơm rượu! Dẫu sao, đây chỉ là suy luận của riêng tôi, tôi không dám khẳng định rằng nó thực sự có tác dụng.

Cách Nuôi Cá Lia Thia Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Lia Thia

Cách nuôi cá lia thia và kỹ thuật nuôi cá lia thia, nhiều người luôn đặt ra câu hỏi về cá lia thia, cá xiêm và cá betta…Cá betta là tên gọi chung hai dòng cá cảnh và cá đá, cá xiêm và cá lia thia có họ hàng với nhau nên cách nuôi của chúng giống nhau.

Cách nuôi cá lia thia và kỹ thuật nuôi cá lia thia

Cá lia thia hay còn gọi là cá lia thia Betta thuộc phân họ cá cờ Macropodinae của cá Betta.Cá betta hay Betta splendens là loài cá hoang dã phân bố ở vùng Đông Nam Á bao gồm các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ngoài môi trường tự nhiên, chúng cư ngụ trong ruộng lúa, ao, đầm… nói chung là ở tất cả những vùng nước nông và tĩnh. Nhiệt độ thích hợp đối với cá betta từ 27 đến 30 độ C, nước mềm, có độ pH trung hoà hay hơi acid.

Cách nuôi cá lia thia và kỹ thuật nuôi cá lia thia, cá lia thia thuộc một chi của cá Betta

Cá đực thường chọn những vị trí được che chắn tốt như trong các bụi lúa, rong hay bên dưới lá rụng… để làm tổ bọt và dẫn dụ cá cái đến đẻ trứng. Mỗi đợt sinh sản, cá cái đẻ hàng trăm trứng, trứng nở sau khoảng 1 ngày. Cá bột mới nở được cá cha chăm sóc trên tổ bọt thêm khoảng 3 ngày nữa cho đến khi chúng bắt đầu bơi tự do và bước vào đời sống tự lập.

1. Bể nuôi cá betta

Trên thị trường, có rất nhiều hồ thiết kế riêng cho betta.

Chọn một bộ thích hợp để cá phát triển và khỏe mạnh,tránh những rủi ro có thể. Không nuôi cá betta chung với một số loài cá khác. Vì cá betta bản chất là một loài cá sinh ra để chiến đấu,chúng sẽ giết những con cá hiền hơn.

Cách nuôi cá lia thia, cá lia thia xanh

Cá betta nhiệt độ thích hợp từ 24-27 độ. Tránh để đá lổm chởm hoặc đồ trang trí vì như vậy có thể làm rách vây,trầy xước cá. Có thể trồng một số cây thủy sinh,một số loại bèo,lục bình.

2. Cho thêm nước vào bể

Nước nên được khử CLo trước khi cho vào bể. Clo và chloramines trong nước máy có thể gây hại cho cá betta, cũng như giết chết tất cả những vi khuẩn có lợi.

Cá betta rất năng động và có thể nhảy qua 3.5 inchs( 7.5 cm)

3. Thả cá betta vào bể

Khi thả betta vào môi trường mới,chúng ta không nên vội vàng cho vào ngay, mà chậm rãi, cẩn thận để bịch cá vào hồ.

Cách nuôi cá lia thia, khi thả cá betta vào bể nên chậm rãi, cẩn thận vào bịch cá vào trước

Để cá thích nghi với môi trường và nhiệt độ xung quanh và tránh shock nước.

4. Thức ăn của cá betta

Trong môi trường tự nhiên betta thường ăn các ấu trùn hay các côn trùng nhỏ. Nhưng khi chúng ta sở hữu 1 con betta thì không cần theo lí thuyết phức tạp chỉ cần cho cá ăn trùn chỉ , cung quăn, bobo,….bay thức theo công thức tổng hợp, chúng ta cũng cần phải chú ý rằng dạ dày betta rất nhỏ chỉ bằng 1 hạt đậu. Nên mỗi lần cho ăn với số lượng rất ít như 10 con cung quăn hay vài cọng trùn chỉ là vừa ta có thể chia ra 3 cử hay tốt nhất là 2 cử cho một ngày.

1. Khi mua cá về

Trước khi bạn cho cá vào một ngôi nhà mới thì cách tốt nhất không riêng gì betta mà cho tất cả các loài cá ta nên cho túi cá nổi trên mặt hồ khảng 10-15 phút để cá thích nghi được sự thay đổi nhiệt độ cũng như ph , dh,…

Kỹ thuật nuôi cá lia thia, dạ dày của cá betta rất nhỏ nên thức ăn của chúng là trùn chỉ, thức ăn tổng hợp…

Một đều mà ta cần nhớ là tuyệt đối không sử dụng nước trong túi cá cho luôn vào bể mà ta nên bỏ đi cho dù nước đó là nơi ta mua cá thân quen.

2. Sinh sản

Cá betta có tuổi thọ khá ngắn 2-3 năm tuổi đôi khi chăm tốt cá có thể đến 4 năm tuổi. Nhưng cá đến tháng thứ 6 trở lên là ta có thể tiến hành sinh sản cho chúng.

Việc chọn lựa một con cá trông và mái tiêu chuẩn để cho ra một bậy con tốt thì còn phụ thuộc vào việc chọn cá cha mẹ có tốt không, vì thế có cách chọn lựa sau:

Cá trống: Càng lớn tướng càng tốt , màu sắc phải thật chuẩn của loại, vây vảy không được rách hay nhợt nhạt màu sắc, vây bụng và vây lưng xòe phải rộn, không dị tật, mang tính hung hăng càng cao càng tốt.

Cách đầu tiên là xem trên nhà của cá trống có bọt nổi không, nếu con nào bọt nổi thì con đó đang ”sung” và ta đã thành công 35% rồi vì tính khí cá trống quyết định rất cao trong việc tạo dựng cá con.

Cá mái: Cũng giống như cá trống , nhưng cá mái cũng cần chú ý đến ”bụng” xem bụng chúng to tròn chứa, tốt nhất là bắt cá lên lồng bàn tay xem hậu môn có ” mụn trắng” chưa,nếu có thì cá mái đã sẵn sàng.

Kỹ thuật nuôi cá lia thia, loài cá betta có nhiều màu sắc đẹp lạ mắt

Chuẩn bị nơi sinh sản:

Chọn nhà cho betta sinh sản khá dễ dàng, chúng ta có thể dùng một chậu hoa kiểng bán kính 40cm hay hồ xi măng dày 50x25x25 là được. Đầu tiên ta nên cho ca 1mái vào trước sau đó cho cá trống vào một keo nhỏ rồi cho cá vào bể ép chung với cá mái sau 1 ngày thì ta thả cá trống và mái chung 1 bể (làm vậy cho cá trống hay cá mái không tấn công nhau quá nhiều). Nhưng trước khi ép ta nên cho cả 2 con ăn thật no là thật đủ chất dinh dưỡng. Đến ngày thứ 2 sau vài pha rượt đuổi cá trống sẽ nhả bọt và hết lòng ve vãn lôi cuốn con mái đến tổ bọt sinh sản. Khi cá mái đã đồng tình thì cả 2 con sẽ đến dưới bọt cuộn tròn nhau và cá mái ”xịt” trứng ra liền đó cá trống thực hiện nhiệm vụ cho trứng. Sau khi cá mái sinh sản xong thì cá trống liền đánh đuổi cá mái đi chổ khác, lúc này ta nên tách cá mái ra nơi khác và tẩm bộ lại sau 10 ngày hay 20 ngày ta có thể cho sinh sản tiếp.

Đặt Betta của bạn trong ca hoặc thau chứa đầy nước cũ trong khi rửa hồ.Thay 1/3 nước,bơm nước đã khử clo vào hồ.

Thức Ăn Ương Cá Lia Thia

– Ấu trùng artemia có kích thước thước khá nhỏ, khoảng 0,5 mm, nhưng chúng chỉ sống được khoảng vài giờ trong môi trường nước ngọt.

– Vì vậy trên thực tế, hai loại thức ăn nêu trên không thích hợp để nuôi cá lia thia bột. Bài viết này nhằm giới thiệu hai loại thức ăn đặc biệt nhỏ và thường được sử dụng để nuôi cá con mới nở rất hiệu quả: đó là trùng cỏ (infusoria) và trùn giấm (vinegar eel).

1. Trùng cỏ – Trùng cỏ ( infusoria) là những sinh vật nguyên sinh hiện diện ở hầu hết các vực nước như ao, hồ, sông và biển. Chúng có kích thước rất nhỏ và là thức ăn vô cùng quan trọng cho cá bột mới nở. Trong ngành chăn nuôi thủy hải sản ở các nước công nghiệp phát triển, người ta thường phân lập và nhân giống đại trà một số loại trùng cỏ như luấn trùng ( rotifer) và trùng đế giày ( paramecium). Những sinh vật này thuộc về một nhóm trùng cỏ quan trọng gọi là mao trùng ( ciliates).

– Trùng cỏ có kích thước nhỏ nhất (khoảng dưới 200 micro mét) so với các nguồn thức ăn khác như bo bo, artemia và trùn giấm. Thực ra, bo bo và artemia mới nở cũng rất nhỏ nhưng chúng tăng trưởng rất nhanh và trở nên quá to để cá bột có thể ăn được. Như vậy, trùng cỏ là thức ăn thích hợp nhất đối với những loại cá bột có kích thước nhỏ chẳng hạn như cá lia thia, betta.

– Ngoài tự nhiên, trùng cỏ hiện diện và tập trung nhiều ở ven bờ ao hồ, kênh rạch, cống rãnh và ruộng lúa; chúng thâm nhập vào cả các hòn non bộ và chậu cảnh qua nguồn thực vật thủy sinh hay thức ăn mà chúng ta mang vào đó. Thức ăn của chúng là vi khuẩn, vi tảo và các loại mùn bã hữu cơ lơ lửng trong nước. Đấy là những nguồn “con giống” mà chúng ta có thể tận dụng để “ươm nuôi trùng cỏ tại gia”.

– Có nhiều phương pháp ươm nuôi trùng cỏ, trong loạt bài viết về nguồn gốc của Plakat Thái tác giả Precha đã khuyên nên bỏ một ít rau muống ao vào chậu ép cá và để ở chỗ tối một thời gian, khi cá con ra đời thì nguồn thức ăn trùng cỏ đã sẵn sàng. Bạn sẽ tự hỏi là con giống trùng cỏ ở đâu mà có? Trùng cỏ luôn hiện diện trên bề mặt thực vật thủy sinh (ở đây là rau muống), khi thực vật bị phân hủy bởi vi khuẩn (hiện tượng thối rữa), lượng vi khuẩn sẽ bùng phát và là nguồn thức ăn dồi dào cho trùng cỏ. Trùng cỏ sinh sôi thật nhiều và đến lượt chúng trở thành nguồn thức ăn cho cá bột mới nở.

2. Trùn giấm Trùn giấm là loại giun tròn cực nhỏ ( nematode) sống trong môi trường giấm ăn. Đây là thức ăn tuyệt vời cho cá bột bởi vì chúng có xu hướng bơi tung tăng khắp hồ nên kích thích cá bột đuổi theo để ăn và nhờ vậy mà vây của cá mau phát triển. Mặt khác loại thức ăn này hầu như không cần phải tốn công sức để chuẩn bị như với artemia hay bo bo. Điểm khó khăn duy nhất là làm sao thu hoạch được chúng. Có hai cách mà người ta thường sử dụng để thu trùn giấm:

a) Cách thứ 1 – Khi phát triển quá nhiều, trùn giấm có xu hướng tụ lại ở mép bình giấm. Chúng ngoe nguẩy liên tục và quấn với nhau thành mảng tạm gọi là bọt giấm. Chúng ta có thể sử dụng ống hút (loại có bán ở các tiệm thiết bị y tế) để hút một mảng bọt giấm và nhỏ vào bồn nuôi cá. Để tránh hút theo quá nhiều giấm, hãy điều chỉnh để đầu hút đụng vào mảng bọt giấm và nhả nhẹ núm cao su cho đến khi mảng bọt đi vào ống hút thì nhấc lên. Một mảng nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến độ pH của bồn và cung cấp hàng ngàn con trùn giấm làm thức ăn cho cá con. Mảng giấm có khả năng bị chìm xuống đáy bồn vì vậy chúng ta nhỏ giọt giấm vào ống nghiệm chứa sẵn một ít nước hồ, lắc nhẹ vài phút để bọt giấm tan ra và nhỏ vào nhiều vị trí khác nhau trong hồ để dàn đều thức ăn cho bầy cá con.

– Người ta nhận thấy bình càng nhám thì bọt giấm càng nhiều nên trước khi nuôi giấm người ta dùng giấy nhám chà mặt trong của bình! Vật liệu dùng để nuôi giấm là táo tây xay vụn, bọt giấm thường xuất hiện sau khi bắt đầu nuôi một tuần. Nếu bạn cho đẻ nhiều lứa cá thì số lượng bình nuôi dấm cũng phải nhiều tương ứng.

– Sử dụng một cái bình có cổ (bên trái là chai giấm ăn).

– Đổ dấm đầy gần đến cổ bình.

– Cho vào một miếng bông lọc (loại sử dụng để lọc cho hồ cá) nhưng đưòng đẩy bông quá sâu để nó khỏi lọt luôn xuống bình dấm. Đổ thêm một ít nước vào bình và để qua đêm (nên sử dụng nước cũ như nước hồ cá).

– Trùn giấm sẽ chui lên lớp nước phía bên trên để thở. Dùng ống hút lớp nước phía trên mặt bông đem đi nuôi cá bột.

– Lưu ý: Cách này thu hoạch hầu hết trùn giấm trong dung dịch vì vậy sau khi thu hoạch cần đổ giấm trở lại bồn cũ và nuôi tiếp trong vài tuần cho đến khi trùn sinh sôi trở lại.

Thức ăn ương cá lia thia, Nguồn: Diendancacanh.com.