Cá Lia Thia Bột / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Lia Thia , Cá Lia Thia Đồng

Cá lia thia, loài cá có kích thước nhỏ ,nhưng màu sắc đẹp, hiếu chiến, vừa là sinh vật nuôi làm cành vừa làm thú vui tiêu khiển .

1.Cá lia thia đồng đặc tính sinh học

-Cá lia thia có nhiểu chủng loại như: cá lia thia xiêm, cá lia thia phướng, cá lia thia đồng. Các loại cá lai : xiêm lai phướng ,xiêm lai đồng.Các loại giống mới Beta, Hamoon….Nhưng nhìn chung cá lia thia là loài cá cảnh, cá chọi có kích thước cơ thể nhỏ, trung bình chiều dài thân khoản 6cm-8cm.Có một số loài cái lia thia kích thước lớn trên 8cm.

-Thức ăn tự nhiên cho cá lia thia cũng khá đa dạng, từ rong rêu, các động vật nhiệm thể, đến các loài cá nhỏ hơn, lăng quăng , trùng trĩ…

– Cá lia thia có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như : Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Riêng chỉ Thái Lan là có đầu tư sâu và chuyên sâu nuôi dưỡng và lai tạo loại cá này. Nên thường cá lia thia cũng thường hay gọi là cá Xiêm.

– Cá lia thia thường sống trong các ao nước nhỏ và thường đẻ trứng vào mùa mưa. Loài cá này rất hiếu chiến khi gặp các con đực cùng loài . Khi chiến đấu cá sẽ phùn mang, thay đổi màu sắc và tấn công đối thủ bằng hàng răng sắc nhọn

Ảnh cá lia thia đồng

Cá lia thia cơ bản gồm 3-4 loại gồm :

Cá lia thia đồng : loài cá này có nguồn gốc bảng địa ở Việt Nam, sống trong các khu đồng ruộng, các ao nước nhỏ ven các kênh rạch. Trước kia sống nhiều khắp miền Tây, nay chỉ tìm thấy cá lia thia đồng tại các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Đồng Tháp Mười. Loài cá này có thân nhỏ so với các giống khác, màu sắc thông thường màu nhạt đến khi chọi nhau thì lên màu rất đẹp. Nhưng sức chiến đấu kém, chỉ chọi nhau được 5-10 phút. Nhưng đặc điểm nổi bật loài cá này là dễ nuôi và sẽ chăm sóc.

Cá lia thia xiêm : loài cá có nguồn gốc từ Thái Lan, được lại tạo từ nhiều loài giống cá lia thia, nên loài này có ưu điểm nổi trội như : kích thước to, vảy dày, mỏ dày và răng sắc nhọn. Đặc biệt loài cá này chọi rất lâu có khi lên đến 3-4h mà vẫn chưa có kết quả thắng thua. Loại này có nhược điểm là sống ngoài tự nhiên kém và kém thức ăn.

Cá lia thia phướng : loài cá này chủ yếu nuôi làm cảnh, vì có màu sắc đa dạng, sặc sỡ, màu sắc đẹp, có tay bơi dày, vay cá dài to và đẹp cá cũng sống khá lâu từ 2-4 năm. Vì thân hình to và đồ sộ nên chậm chạp trong chiến đấu. Loại cá này cũng có các dòng như beta, fancy, dumboo.

Cá lia thia tàu : loại này có nguồn gốc từ Trung Quốc cũng giống cá xiêm, nhưng có vảy cứng, sặc sở . Nhưng giá thành loại cá này cao .

6.Cách ép cá lia thia đồng

Chọn giống bố mẹ

Chọn môi trường ép cá

Cho tiến hành giao phối

Nuôi cá sao khi nở

Nuôi cá đến khi trưởng thành và tách bầy

7.Cách nuôi và chăm sóc cá lia thia đồng

Khi cá từ 1-2 tháng tuổi, nên cho cá ăn các loại thức ăn bột và tự nhiên như: trứng nước, lòng đỏ trứng luột chín. Nuôi cá trong các chậu sành có kích thước nhỏ, để nơi có ánh sáng trung bình . Trong chậu bỏ thêm rong và bèo cho cá con có nơi bám và chổ che chắn.

Sau khi cá được hơn 2 tháng tuổi có thể cho ăn các loại thức ăn có kích thước to hơn như : lăng quăng, trùng trĩ, thịt các loại thủy sản sống như tôm và tép. Lúc cá 3-5 tháng tuổi các đã to bằng ngón tay. Lúc này có thể tách bầy để tránh cho các con cá chọi nhau gây tổn thương cho cơ thể.

Sau 5-6 tháng có thể nuôi riêng cá theo từ chậu . Kích thước chậu cao tầm 15-20cm và đường kín từ 10-15cm. Cá có thể ăn được các loại thức ăn tổng hợp và kích thước khoản 1mm. Thường xuyên luyện tập cho ca kình bóng trước gương và kình với các con cá khác.

Cách Nuôi Cá Betta (Lia Thia, Xiêm) Bột Ít Bị Chết Nhất

Đặc biệt, nếu cá betta bột không những sống sót mà còn phát triển tốt và sở hữu bộ vây thướt tha nữa thì quả thực là cực kỳ sung sướng. Và đây chính là thành tựu không nhỏ của các anh em chơi cá betta.

Vậy làm thế nào để nuôi cá betta mới sinh ít bị chết nhất, nuôi cá betta bột như thế nào cho hiệu quả nhất? Lưu ý khi cho cá betta thụ tinh

Sau khi cá trống ép hết trứng, trứng được đưa lên tổ bọt, bạn nhìn thấy cá mái nằm một góc thành hồ và bụng xẹp xuống thì nhanh chóng vớt cá mái ra. Sau khi cá con nở tầm khoảng từ 3 đến 4 ngày, bạn cũng vớt cá trống ra.

Bên cạnh đó, trong khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột có kích thước rất nhỏ, chỉ tầm khoảng 1mm, và sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới bụng nên không cần nguồn thức ăn từ bên ngoài.

Tuy nhiên, sau đó, khối noãn hoàng teo lại, đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng dự trữ của chúng sắp cạn kiệt. Điều này cho bạn biết rằng cá betta bột bắt đầu cần nguồn thức ăn từ bên ngoài và bạn hãy chuẩn bị cho cá betta bột nguồn thức ăn phù hợp.

Thức ăn cho cá betta bột

Ở giai đoạn này, cá betta bột vẫn còn khá nhỏ để có thể ăn được các nguồn thức ăn tươi sống như trùn chỉ, bo bo… Bettaviet gợi ý cho các anh em một nguồn thức ăn phù hợp cho các betta bột chính là thảo trùng. Anh em thực hiện theo các bước sau:

Lấy một chén nhựa nhỏ và bỏ vào một ít lá xà lách, để khoảng 3 ngày sẽ xuất hiện những con thảo trùng nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Mỗi giọt nước trong chén xà lách đó có rất nhiều thảo trùng, và bạn nên lấy khoảng 2 muỗng cà phê nước trong chén xà lách đó, bỏ vào cho cá betta bột ăn.

Sau đó, bạn có thể cho cá ăn thêm trùn chỉ, cá được 1 tuần tuổi thì cho ăn ấu trùng tôm. Khi cá ăn no, phần bụng cá sẽ béo lên và có màu hồng, điều này rất khả quan và có nghĩa là các chú cá betta bột của bạn đang lớn hơn theo từng ngày. Tuy nhiên, nên lưu ý không cho cá ăn quá nhiều, cách tốt nhất là cho cá ăn một ít sau đó tăng dần lên.

Được khoảng 4-5 tuần tuổi, bạn có thể vớt hết cá con ra một hồ khác. Với thể tích từ 4 đến 5 lít có thể nuôi được tầm 25 cá con. Khi cá được 2,5 tháng thì bạn nên chuẩn bị nhiều hũ nhựa khác nhau để tách bầy cho chúng. Cá trống nên được tách riêng, như vậy sẽ giúp cá trống phát triển tốt và nhanh hơn.

Chơi Cá Lia Thia Đồng

Lia thia là loại cá nhỏ có vảy, con trưởng thành dài khoảng 4cm kể từ miệng cho đến chót đuôi, bề ngang 1cm không kể lúc giương hai kỳ lên để dọa đối thủ. Đặc tính của giống cá này là rất hung hăng, không như con mái có màu tai tái không có vẻ gì đặc biệt, con cá trống màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Hễ hai con trống gặp nhau là chắc chắn sẽ có một trận thư hùng quyết liệt, phải có một con bỏ chạy mới thôi. Giống như trong trò chơi với loài dế, khi hai con cá lia thia trống thư hùng với nhau người ta không dùng từ đấu mà gọi là “đá”: đá cá.

Những thập niên giữa của thế kỷ trước, trong các trò chơi có con vật tham gia, nhóm trẻ chúng tôi coi trò đá cá lia thia đồng là nhất, trên cả đá dế. Nhất hạng vì bắt chước người lớn chúng tôi cũng tìm nguồn cá tốt, sàng lọc để tìm con đá hay, rồi cũng học kỹ thuật nuôi vỗ cho cá khỏe mạnh, hung hăng…

Chúng tôi thích đá cá lia thia đồng vì nhiều lẽ, trước hết là loại cá này khỏi phải mua- nó có rất nhiều trên các cánh đồng, chịu khó ra đồng tìm bắt là có thể có những con ưng ý. Thứ đến là bọn cá này chỉ cần tranh hùng trong một thời gian ngắn, lâu lắm là hơn chục phút là có thể phân định thắng thua, không như lũ cá lia thia Xiêm của người lớn thích chơi, chúng rất lì lợm nên nhiều trận kéo dài cả buổi…

Ngày ấy, các cánh đồng trồng lúa hai bên con lộ giữa của cù lao Dài quê tôi (cù lao Quới Thiện, Thanh Bình thuộc huyện Vũng Liêm), sau các trận mưa đầu mùa là nước đã xăm xắp mắt cá chân, cá lia thia đồng không biết từ đâu nương theo nước lên đồng nhiều vô kể. Buồi sáng, xách rổ ra đồng, dùng chân giậm vào các đám cỏ lác đã được phát nằm xăm xắp trên nước và lấy rổ chặn thì sẽ có ngay vài “trự” vừa trống vừa mái. Nhưng loại này thường chưa đủ tuổi để đá, chỉ có nước đem đi… khô! Muốn có các con lia thia chiến thì phải mất nhiều công sức hơn: kiên trì lội ruộng tìm các con đóng bọt làm ổ bên các gốc lác, góc bờ. Ở mỗi ổ như vậy, chắc chắn sẽ có một con trống và một con mái trưởng thành. Chúng xây tổ uyên ương để tính chuyện duy trì nòi giống, lúc đó nhiệm vụ con trống rất nặng nề: phải đủ dữ tợn để bảo vệ được giang sơn của mình. Vậy cũng chưa ngon, muốn có con thật chiến thì nhẹ nhàng vớt một con trống ở ổ này để sang ổ gần đó. Tức khắc sẽ có một cuộc huyết chiến xảy ra, con thắng trận là con cá được chọn. Mỗi con như thế được túm trong một chiếc lá môn đem về nhà nuôi. Kỳ công như vậy nhưng một buổi sáng chúng tôi cũng chọn cho mình vài con như thế. Cá đá hay còn tùy giống và cánh đồng nó sống. Thuở ấy, chúng tôi có thông tin là các cánh đồng ở Giồng Keo, gần thị trấn Ba Vát (Mỏ Cày, Bến Tre) luôn có cá hay và rủ nhau đến đó tìm cá, dù phải đi đò qua sông Cổ Chiên rồi lội bộ hàng chục cây số nữa. Mà đúng thật, lũ cá trên các cánh đồng này thường đá ăn đứt các con cá vớt trên cánh đồng quê tôi. Sau đó, qua người lớn, bọn con nít chúng tôi mới vỡ lẽ, sở dĩ nhiều con cá chúng tôi vớt được tại các cánh đồng Giồng Keo đá hay vì chúng là cá lai Xiêm, nên kế thừa đặc tính là dữ dằn và đặc biệt lì đòn của mẹ cha. Theo các cha chú, Giồng Keo thời ấy có nhiều “trường đá cá” ăn thua lớn. Những con cá bị thua được hắt xuống ruộng trước khi về nhà là nguồn cội cho lũ cá lai cho bọn trẻ chúng tôi. Con cá lia thia lai có màu sắc cũng hơi khác con cá lia thia đồng, có chút “nghề chơi” là nhận ra ngay. Từ đó, chúng tôi qui ước với nhau: cá lai thì đá với cá lai, nếu con lai đá với con cá đồng thì phải có thỏa thuận riêng, như là “chấp nước” (con cá đồng được ở trong keo của nó, còn địch thủ phải vớt từ keo khác sang, dĩ nhiên là con bị vớt sẽ mất sức hơn con tại chỗ) hoặc “chấp xác” (con cá đồng lớn hơn con cá lai). Lia thia là loại cá nhỏ có vảy, con trưởng thành dài khoảng 4cm kể từ miệng cho đến chót đuôi, bề ngang 1cm không kể lúc giương hai kỳ lên để dọa đối thủ. Đặc tính của giống cá này là rất hung hăng, không như con mái có màu tai tái không có vẻ gì đặc biệt, con cá trống màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Hễ hai con trống gặp nhau là chắc chắn sẽ có một trận thư hùng quyết liệt, phải có một con bỏ chạy mới thôi. Giống như trong trò chơi với loài dế, khi hai con cá lia thia trống thư hùng với nhau người ta không dùng từ đấu mà gọi là “đá”: đá cá. Con cá lia thia có một điều hết sức đặc biệt là con cá trống nào đá bị thua thì màu của nó cũng thay đổi, không còn “mun” đen như trước mà trở nên tai tái và nổi lờ mờ các sọc hai bên hông như sọc dưa gan, chưa hết hễ gặp lại đối thủ vừa thua là bỏ chạy trối chết. Có lẽ vì đặc tính này, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược vừa qua, cán bộ, chiến sĩ cách mạng nào bị đánh giá là “sọc dưa” là coi như khó được giao nhiệm vụ.

Bọn trẻ chúng tôi xem cá đá nhau rất “máu”, nhất là trong trận đấu có con cá của mình hay “phe mình”. Khi hai con cá địch thủ được thả vào chung một cái keo thì vừa nhận ra nhau chúng lập tức phùng mang, giương kỳ vờn nhau. Đó cũng là lúc các con mắt chúng tôi banh ra hết cỡ. Thông thường có một con sẽ xông lên cắn mạnh vào đối thủ, có khi mạnh đến nỗi làm nước reo lên một tiếng “tỏn”, cùng lúc ông chủ của nó cũng hét lên một tiếng khoái trá khiến ông chủ của con cá bị cắn thiếu điều muốn đứng tim! Con cá kia cũng không vừa, liền cắn một phát trả miếng. Hai con tiếp tục vờn rồi lại xông vào đá (cắn) nhau, các con cá dữ thường nhè đầu đối thủ mà cắn. Thích nhất là khi con cá nhà đớp được một mảng đuôi hay kỳ của đối phương, dĩ nhiên con bị đả thương như thế sẽ mất sức chiến đấu, chưa kể hình dáng te tua trông xấu tệ! Cao trào là khi hai đối thủ đối mặt đấu sức với nhau qua miếng “khấu miệng”: hai con dùng miệng cắn vào miệng nhau, cố sức dìm địch thủ xuống. Con yếu sức sẽ là con mau mắn ngoi lên ngớp không khí trước sau khi chúng nhả miệng nhau ra, cũng là lúc phơi bụng cho đối phương đánh “tỏn” một miếng ra trò nếu con kia còn sức. Miếng độc là miếng cắn đứt một phần vi của đối phương, bởi khi mất một phần vi thì sự di chuyển sẽ không còn linh hoạt, thậm chí nghiêng hẳn một bên nếu vi bị đứt nhiều. Chỉ hơn khoảng 10 phút sau là trận đấu kết thúc, con thua sẽ là con chạy có cờ trước sự truy đuổi của địch thủ, mình mẫy nó lúc này nhợt nhạt với mấy cái “sọc dưa”. Lúc thắt ngặt, lũ trẻ chúng tôi cũng đem con thua về o bế lại để chơi tiếp, nhưng thường là nó bị hất xuống mương cho đã đời một kiếp lang thang bất hạnh của một con cá “rót” (thua).

Thú chơi cá lia thia không chỉ là lúc đem cá đi đá mà còn những lúc nuôi dưỡng cho cá sung độ. Tìm thức ăn gì để cá mạnh khỏe và hung hăng, nhất là dưỡng cho bộ răng phải luôn luôn sắc như dao cạo. Muốn thế phải luôn thay đổi thức ăn cho mấy con cá cưng, từ lăng quăng non đến trùn chỉ, kẹt lắm mới là một con nhện chân dài thường giăng tơ ở các góc nhà… Lại còn phải thay nước một tuần mấy lần. Xem cá lia thia “đá bóng” cũng rất thích: hai con cá lia thia sung mãn trong hai cái keo để khít nhau được ngăn cách bằng một mảnh giấy. Khi kéo mảnh giấy đi, hai con cá vốn rất hung hăng thấy nhau tức thì phùng mang, giương kỳ vờn nhau- mỗi con một cách trông rất đẹp, lắm con hung hăng cắn cả vào thành keo, khiến ông chủ phải dừng cuộc chơi ngay vì sợ cá bị… hư răng!

Lia Thia Quen… Nồi Đất

Chuyện vợ chồng quen hơi thì nhiều người biết, còn đám cá lia thia hạp nồi đất chắc ít người phố thị được nếm!

Thật ra, nồi đất có thể giúp chế biến nhiều món ngon, nếu bạn khéo nấu. Đến nay, nhiều chuyên gia ẩm thực danh tiếng vẫn không thể giải thích “tận ngọn” do đâu nồi đất khiến món ăn hấp dẫn hơn. Có thể lắm, sản vật của tự nhiên thì nên dùng những dụng cụ cũng trong tự nhiên để chế biến thì ngon hơn, thắm hơn bởi chúng đồng điệu… từ bùn đất.

Những chân ruộng miệt Tiền Giang phơi gốc rạ, khiến lũ cá tép phải rút nhanh xuống kênh, vũng, ao để sinh tồn. Chớp cơ hội này, nhiều người vội đặt thời – một dụng cụ bắt các loại cá nhỏ, tép, hoặc kéo lưới mắt nhỏ bắt bầy lia thia lượn lờ kia.

Cá tươi rói, đầu bếp chỉ cần lựa bỏ rong rêu, chà nhẹ tay với ít muối cho sạch nhớt, rồi “gửi” cho nồi đất. Người thích kho quéo, kẻ muốn kho lạt với nhiều sả, ớt bằm… nồi đất cũng đảm đương tốt. Chờ khoảng 15 phút, đã có món ngon.

Ấn tượng nhất là cuốn bánh tráng dẻo, gói căng muỗng lia thia kho lạt thắm màu hổ phách với ít dưa leo, tía tô, giấp cá… Tinh dầu sả ngát hương, rau mùi, dưa nghe giòn, vị cá thơm ngọt mà hết cuốn này sang cuốn khác… chưa mỏi tay. Có người thích ướp gia vị lên lia thia rồi đem tẩm bột năng ép thành miếng chiên giòn, ăn với rau sống, rau mùi cũng ngon.

Nhàn du, bạn có thể ghé lại quán Tạ Hiền, gần chùa Vĩnh Tràng ở thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang thưởng thức những món vừa kể. Giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng một phần. Bằng không, ở các chợ vùng ven Sài Gòn cũng thường xuyên có cá lia thia, lòng tong hay thài bai… Bạn chớ xem thường các loài cá bé tăm này, có thể chế biến những món quen mà lạ và ngon ngoài sức tưởng tượng từ con cá quê nghèo này.