Cá La Hán Nuôi Chung Với Cá Tai Tượng Châu Phi / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Cá Tai Tượng Châu Phi Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Tai Tượng Cảnh

Cá heo lửa còn được gọi là cá tai tượng châu Phi, du nhập vào nước ta những những năm 60 của thế kỷ trước và đã được nhân giống thành công cho tới ngày nay. Cá tai tượng châu Phi có thân dẹt, chiều dài gấp đôi chiều cao với cái mõm nhọn, miệng rộng, các tia vây đầu tiên thuộc vây bụng có dạng sợi , kéo dài về sau nên khi bơi nhìn rất uyển chuyển. Miệng tai tượng châu Phi khá rộng, vây đuôi tròn và đây là loài cá có kích thước lớn.

Cá tai tượng châu Phi sống trong các ao hồ nước ngọt ngoài tự nhiên. Sở hữu cơ quan hô hấp tốt nên chúng có thể sống được ở cả môi trường nước thiếu oxy, nước tù. Mặc dù có kích thước khá lớn nhưng đây lại là loài cá ăn thực vật. Cá tai tượng có thể ăn tất cả các loại thực vật mềm dưới nước và trên cạn, thậm trí cả những phụ phẩm.

Cá tai tượng châu Phi là giống cá ăn tạp, chúng có thể ăn cả thực vật và động vật nhưng khi trưởng thành chúng có xu hướng ăn thực vật nhiều hơn. Cá con khi mới nở được nuôi dưỡng bằng chính noãn hoằng bao phủ. Sau 1 tuần thì chúng có thể ăn các loại thức ăn bên ngoài như bo bo và trùng chỉ. Sau 2 tuần tuổi, cá heo lửa con đã cỏ thể ăn các loại bèo cám, sâu bọ,… Từ 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu ăn tạp. Nói chung, cá tai tượng châu Phi có thể ăn được bât kể thứ gì bạn thả xuống bể thuỷ sinh.

Là loài cá nước ngọt kích thước lớn, cá tai tượng châu Phi phát triển khá nhanh. Chúng có thể dài tới 15cm và nặng 450g sau 1 năm. Đến năm thứ 3 có thể nặng tới 3kg và chiều dài cơ thể tới 30cm. Ngoài nuôi làm cảnh, loài cá này cũng được sản xuất làm thương phẩm và là món ăn ưa thích của nhiều người.

Cá tai tượng châu Phi sinh sản thuần thục khi được 2 năm tuổi và đạt chất lượng tốt nhất từ tuổi thứ 3 trở đi. Loài cá này có cân nặng từ 2 tới 5kg. Mùa sinh sản của cá tai tượng diễn ra từ tháng 2 tới tháng 5 và có thể kéo dài hơn nếu được chăm sóc tốt với mật độ nuôi không quá dày. Mỗi lần đẻ được tối đa 5000 trứng và lặp lại quá trình này từ 40 ngày tới 2 tháng.

Thức ăn cho cá tai tượng châu Phi

Cá lúc nhỏ có thể ăn giun nước, các loài sinh vật phù du và thức ăn tổng hợp dạng viên. Nên lựa chọn các loại thức ăn có chứa nhiều anbumin, một chất có lợi cho cơ thể của cá. Mỗi ngày nên cho cá ăn 2 tới 3 lần vào khung giờ cố định.

Bạn cần nuôi cá tai tượng trong bể thủy sinh có kích thước đủ lớn và lắp đặt đèn chiếu sáng hợp lý. Ánh sáng sẽ giúp cá lên màu đẹp, đồng thời hạn chế khả năng phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây hại.

Môi trường sống của cá tai tượng châu Phi

Như đã nói ở trên, loài cá này có thể sống tốt mà không yêu cầu khắt khe về chất lượng nước. Tuy nhiên, việc bạn duy trì một môi trường sạch sẽ có thể thúc đẩy giúp cá phát triển tối đa thể chất một cách nhanh nhất. Có thể thay nước mỗi tuần một lần cho bể cá tai tượng.

Khi thay nước, bạn tiến hành thả ống hút xuống đáy bể để hút sạch các chất thải, cặn bã dư thừa trước. Tiếp theo rút dần lượng nước trong bể, đồng thời bổ sung nước mới. Đối với cá tai tượng châu Phi, bạn có thể sử dụng nước máy để nuôi cá. Tuy nhiên cần lắp đặt hệ thống lọc khí đảm bảo để khử trùng và loại bỏ clo.

Lưu ý, bể thủy sinh nuôi cá tai tượng châu Phi không nên trồng các loại thực vật hay rải cát. Chỉ cần rải một lớp sỏi với mật độ vừa phải để hạn chế chất bẩn lắng đọng. Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi cá tai tượng là 22 tới 26 độ C. Bạn cũng nên lắp đặt thêm nhiệt kế để theo dõi các chỉ số cho chính xác.

Cá tai tượng châu Phi giá bao nhiêu?

Tại nước ta, không khó để sở hữu được cá tai tượng châu Phi bởi loài cá này đã được nhân giống thành công từ rất lâu. Chỉ cần tới các cơ sở, cửa hàng kinh doanh cá cảnh là bạn có thể dễ dàng chọn được cho mình cặp cá ưng ý.

Cá tai tượng châu phi cỡ nhỏ có giá trong khoảng 50 nghìn đồng mỗi con

Cá heo lửa có kích thước trên 15cm sẽ có giá lên tới vài trăm nghìn.

Cá có kích thước 20cm, khoảng hơn 1 năm tuổi có giá không quá 400 nghìn đồng

Đặc biệt là những cá thể kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ sẽ có giá khá cao. Mức giá dao động nhiều tùy thuộc và nơi bán và thời điểm bán ra. Bạn cần liên hệ trực tiếp để nắm được giá thành cụ thể nhất.

Bài viết trên vừa chia sẻ với bạn những thông tin cần biết về loài cá tai tượng châu Phi. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tham khảo và lựa chọn cá cảnh cho bể thủy sinh của mình.

Cá La Hán Nuôi Chung Với Loại Cá Nào?

Nhắc đến nuôi cá cảnh thì người chơi nào cũng phải chú ý đến bể cá, môi trường nước, nhiệt độ, thức ăn … Vì không phải loại cá cảnh nào cũng dễ nuôi, cá La Hán cũng vậy. Tuy lớn nhanh và khỏe mạnh nhưng nếu bạn không chăm sóc đúng cách thì chúng sẽ không phát triển như ý muốn của bạn được. Ngoài ra, thêm một vấn đề nữa trong quá trình nuôi cá La Hán mà nhiều bạn thắc mắc, đó là việc cá La Hán nuôi chung với cá gì là thích hợp nhất.

Nuôi cá La hán cần phải có bí kíp?

Bắt nguồn từ ý thức bảo vệ lãnh thổ riêng, khu vực mà tự nó cho mình quyền tự do tung hoành để săn mồi, bảo vệ cho thế hệ sau mà sinh ra tính hung hãn đó.

Giai đoạn cá La Hán bước vào thời gian trưởng thành, cũng là lúc mà tính hung dữ của chúng được bộc lộ rõ nhất. Nếu ta nuôi chung chúng với nhau hoặc với loài cá khác thì thế nào con lớn cũng hành hung, đánh đuổi và thậm chí là ăn thịt con nhỏ hơn. Con mạnh sẽ đánh con yếu hơn, nếu không chết thì cũng … bị thương, và việc chăm sóc những con bị tổn thương đó cần rất nhiều thời gian và tâm sức. Vì lẽ đó mà tốt nhất khi cá La Hán bước vào giai đoạn trưởng thành, ta nên nuôi riêng mỗi con một hồ.

Cách nuôi cá La hán trưởng thành chung với nhau:

Phân chia lãnh thổ trong hồ, bể kính​

Nên tiến hành phân chia lãnh thổ trong hồ, bể kính bằng cách thả những viên sỏi, đá, cho từng con riêng. Tất nhiên để làm được điều này thì yêu cầu của hồ bạn phải rộng, khu vực lãnh thổ của chúng nên thoải mái một xí để có thể tự do lui tới. Khi có những viên đá, sỏi như vậy thì cá La Hán thường bơi lại và di chuyển chúng về lãnh thổ để tạo ra ranh giới riêng biệt giữa từng con, từ đó mà hạn chế tính hung hang, tranh giành lãnh thổ giữa chúng.

Trong một hồ kiếng lớn, bố cục phức tạp bằng những vật liệu như hòn giả sinh, cây thủy sinh, cố tình chia ô sẵn thì việc đánh nhau có thể thỉnh thoảng xảy ra, tuy nhiên ở một mức độ vừa phải, không đến nỗi quyết liệt nhưng việc nuôi chung nhiều con trong một hồ.

Những loài cá có thể nuôi chung với cá La hán: 1. Cá La Hán sống chung với Cá Chép.

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus, thuộc giống cá nước ngọt, cũng thuộc dòng cá kiểng do sở hữu thân mình thon thả, màu sắc đa dạng như Chép vàng, Chép bạc, Chép xanh, Chép đen … Cá chép trưởng thành cũng có kích thước đồng cỡ hoặc lớn hơn cá La hán, do bản tính hiền lành nên khi thấy động, có thể bị nguy hiểm là cá chép liền đổi hướng lùi nhanh ra khỏi ranh giới của cá La Hán.

2. Cá La Hán sống chung với cá Trê

Tuy không phải thuộc vào loài cá cảnh, nhưng việc nuôi chung cá La Hán với cá Trê cũng có những điểm lợi như : Cá Trê là loài cá ăn tạp, ăn thức ăn ở tầng đáy, khẩu phần là các loại thức ăn đã thối rữa do cá La Hán ăn thừa lắng động ở phần đáy. Nói cách khác, việc sống chung với cá Trê giúp cho phần hồ của cá La Hán trở nên sạch sẽ hơn, môi trường trở nên trong sạch hơn. Thêm điểm nữa là việc cá Trê chỉ hoạt động vào ban đêm, do đó mà tránh được việc động độ với cá La Hán vào ban ngày.

3. Cá La Hán sống chung với cá Lau Kiếng

Được mệnh danh như một chiếc máy hút bụi cho hồ cá, cá Lau Kiếng không những dọn sạch hồ, chùi kiếng hồ sạch sẽ, ăn rêu bám, chất thải của cá La Hán nuôi chung hồ.

Cá la hán được nuôi chung với các loài cá khác

Vì cá Lau Kiếng có công năng như vậy nên việc nuôi chung với cá La Hán là hợp lý và được khuyến khích.

Cá Lau Kiếng có nhiều loại : loại có kích thước nhỏ thì khi trưởng thành chừng 50cm là Microglanis poecilus, loại lớn hơn là Plecosmus Loricariidea, khi trưởng thành thì đạt chiều dài khoảng nửa mét và nặng tới vài kí lô.

Tốt nhất nên chọn cá Lau Kiếng có kích thước lớn, khoảng chừng bằng hoặc hơn cá La Hán. Tính vừa nhút nhát nhưng khi mới nhìn vào thì trông cũng hung dữ không kém.

Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại cá có thể nuôi chung với cá La Hán, tuy nhiên cũng phải dựa vào bản tính hoặc đặc điểm sống của chúng.

Giải Đáp Thắc Mắc Khi Nuôi Cá Tai Tượng Phi Châu

Lưu ý : Bài này sẽ được cập nhật thường xuyên và chỉ mang tính tham khảo .

-TTPC mới về sao nó cứ nằm yên một chỗ không chụi bơi là sao ?

– Kiểm tra xem cá có hiện tượng bị nhiễm bệnh hay sốc nước

– Điều chỉnh giảm bớt ánh sáng , tạo phông nền có phong cảnh giống tự nhiên .

– Thả từng nhóm cá từ 4-6 cá thể ttpc vào cùng 1 lần hoặc thả đan xen một vài loại cá khác vào cùng hồ tạo ra sự cạnh tranh về không gian sống .

-Cá ttpc nhà mình mua về 3 ngày rồi sao không chụi ăn uống dù thử bỏ đủ thứ thức ăn , nếu tình trạng này kéo dài cá có thể bị chết đói không ?

-Nhà nuôi có mấy con ttpc thấy chúng dữ quá suốt ngày cắn nhau trầy cả vảy có cách nào khắc phục hay không ?

Để giảm thiểu nguy cơ ta nên thả cá có cùng Size ( kích cỡ ) tốt nhất từ 6 cá thể trở lên ( bầy đàn đông sẽ phá vỡ tập tính lãnh địa )

Khi thả thêm cá ttpc mới cần phải theo dõi tránh trường hợp để cá cũ thường xuyên đuổi đánh mới dần dần hình thành tính hung dữ ( Bạo chúa ) sau này không sửa đổi được .

Thả thêm một vài loài cá khác ( nên là loại cá sống ở đáy để chúng phải luôn dè chừng trong sinh hoạt và ăn uống ) tạo sự cân bằng trong hồ bể làm cho cá bớt hung dữ hơn .

Cho cá ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn no vào buổi sáng mỗi ngày để cho cá giảm bớt tính linh hoạt, sự lười biếng kéo dài sẽ làm cá thay đổi tâm tính trở nên hiền lành và hòa họp với tất cả những thành viên còn lại .

-Cá ttpc có hiện tượng uể oải trên mình nổi nhiều chấm trắng vậy nó bị bệnh gì và cách chữa ra sao ?

Phương pháp điều trị ( Tham khảo ) : thay ngay 2/3 nước cũ như một cách loại bỏ bớt mật độ của vi khuẩn gây bệnh cũng như độc tố trong nước ( nếu có ) Bỏ muối ăn với nồng độ 5-10 phần ngàn ( 50-100gr muối NaCl vào 100 lít nước ) ngâm trong 24h sau đó mỗi ngày dần thay 1/3 nước mà không phải bỏ thêm bất kì lượng muối nào nữa .

Cách 2 : sau thay 2/3 nước cũ trong hồ bỏ thuốc FUNGUS CURE theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì .

Ngoài ra có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhưng liều lượng còn tùy thuộc vào tính chất của từng loại nước có trong hồ đòi hỏi phải có kinh nghiệm quan sát sử lý nên không trình bày ở đây .

-Cá ttpc mới thả không có dấu hiệu bệnh tật song tự nhiên yếu dần dẫn tới tử vong . Vậy cái gì đang xảy ra trong hồ của nhà mình vậy ? Có cách nào khắc phục hay không ?

Chọn mua những con cá khỏe mạnh . Khi thả nên mở miện bao nhúng lấy nước hồ vào cho chúng dần thích nghi khi đến môi trường mới

Hồ thả cá nếu là nước mới nên cần có thời gian sục khí để loại bỏ Clo ( nếu là nước máy ) loại bỏ khí độc bổ xung thêm oxy , tăng pH ( nếu là nước giếng khoan )

Không sử dụng phụ kiện như là các loại đá mi có thành phần chủ yếu là Cacbonnat Canxi ( CaCo3 ) san hô vụn san hô nhánh trải làm nền hoặc trang trí hồ bể vì Ion Canxi giải phóng nó sẽ làm pH nước tăng cao điều đó sẽ làm cho cá bị sốc pH , ngộ độc CO2 … nặng hơn có thể gây tử vong .

Cá mồi nếu không được sử lý sạch cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh tật cho cá nuôi trong hồ ( Hầu hết các loại bệnh )

-Cá bị nổi bụng đã lâu nhưng không chết Vậy nó bị bệnh gì có chữa được không ?

🔊 Trả lời : Hiện tượng cá bị nổi bụng không lấy được thăng bằng là hiện tượng vẫn thường gặp trong bể cá . Khi giải phẫu thì ta quan sát được bong bóng , khoang bóng cá to một cách bất bình thường bệnh này không thật sự phổ biến và gây hại tới việc sản xuất cá cảnh nên ít nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu , rất ít tài liệu đề cập tới loại bệnh này vì vậy chúng tôi không thể trả lời và cách điều trị cụ thể nào , bình thường sau một thới gian không tự phục hồi cách duy nhất vẫn là cách loại bỏ chúng .

-Cá ttpc cho ăn gì là lên màu đỏ hay màu vàng nhanh nhất ?

Các hợp chất có gốc astaxanthin thường được tích lũy trong thức ăn tự nhiên như tôm , tép cua , còng nếu sử dụng làm thực phẩm cho Tai tượng Phi châu nó sẽ giúp cho cá lên màu từ cam tới đỏ .Nhưng hiện nay trên thị trường người ta sử dụng Carophill thương mại trộn trực tiếp vào Thực phẩm giúp rút ngắn thời gian lên màu cho cá . Ngoài màu đỏ còn có loại màu vàng với cùng một tính năng .

-Nên cho cá ttpc ăn thức ăn nào là tốt nhất và thời gian nào nên cho chúng ăn ?

Thức ăn tự nhiên mang cảm giác thích thú khi ăn , nhất là với mồi sống vì chúng được sống thật với bản năng song loại thức ăn này thường mang theo mầm bệnh nơi khác vào trong hồ nuôi ,về lâu dài chúng có thể luôn đối mặt với rủi ro . Khi sử dụng nhóm mồi này cần chọn loại cá con khỏe mạnh và cần sử lý như ngâm làm sạch trước khi cho ăn . Ngoài ra thức ăn sống thường kích thích tính nhanh nhẹn và hung dữ nơi cá săn mồi hệ quả gián tiếp là chúng hay đánh nhau hơn.

Thức ăn viên có thể sạch nguồn bệnh nhưng nguồn protein thực vật và tinh bột làm chất phụ gia không thích hợp với hệ tiêu hóa của cá ttpc lắm thức ăn dư thừa thường gây đục hoặc làm hỏng nước vì thể phải kiểm soát tốt lượng thức ăn tránh dư thừa .

Thức ăn đông lạnh đóng gói do được chế biến một cách bài bản nó bổ xung hầu hết các loại chất thiết yếu cùng sắc tố giúp cá lên và giữ màu theo mong muốn , là thức ăn giàu dinh dưỡng không cần phải sử dụng nhiều , nhưng không phải con cá nào lần đầu cũng thích nên nhiều lúc phải tập cho chúng ăn từ từ . Thức ăn dư thừa cũng có thể làm hỏng nước .

Bình thường chúng ta có thể cho chúng ăn bất cứ khi nào thấy tiện và chúng có nhu cầu . Nhưng với cá ttpc nên cho ăn vào buổi sáng , theo kinh nghiệm giúp chúng hiền hơn do có một ngày lười hoạt động .

-Cá ttpc có bao nhiêu loại , màu sắc của chúng phụ thuộc vào yều tố di truyền hay do tác động của thức ăn ?

Do quá trình lai tạo hay đột biến tạo ra nhiều loại ttpc với kiểu hoa văn trên da vảy hoặc đuôi ,vây dài … Thêm vào đó cảnh sắc môi trường sống và sử dụng các loại ăn khác nhau nên tạo ra nhiều hình thái,cũng căn cứ vào đó người ta đặt cho chúng nhiều tên khác nhau như : Tiger oscar ,Black Oscar ,lemon oscar …( Cách đặt tên trên Catolog là kiểu đặt tên với mục đích thương mại ) Tựu trung lại ttpc chỉ có 3 dòng chính đó là ttpc đen , ttpc trắng abino và dòng lai giữa 2 loại này . Hoa văn tức là phần mô vảy tích lũy Carotenoi và phần còn lại là nền , ở nhiều bầy khác nhau có tỷ lệ nền và bông khác nhau do ảnh hưởng từ gen cá bố mẹ hoặc chọn cá làm giống theo xu thế . Vậy thức ăn có bổ xung Astasanthin ( Pink -Yellow ) chỉ dung nạp vào phần hoa văn với màu đặc trưng là đỏ ( vàng ) , hoa văn ít thì đỏ ít ngược lại hoa văn nhiều thì đỏ nhiều ( Lưu ý : khả năng dung nạp sắc tố ko phải là vô hạn , nếu dư thừa sẽ bị thải qua đường tiêu hóa ) Muốn hiểu rõ hơn hay vào tham khảo những bài viết trên web : duongbac.vn

-Nếu cho ăn thì kích cỡ nào nhanh lên màu nhất ?

-Khi cá có màu ngưng ăn trong bao lâu thì sẽ xuống màu .

Diện tích bông thường tỉ lệ thuận với nhu cầu bổ sung sắc tố .

Sự căng thẳng quá thái ( stress) hay dịch bệnh cũng ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa , tích tụ sắc tố .

Như vậy có thể đi tới kết luận :

– Cá ttpc ở mọi kích cỡ khi ăn Angel food có bổ sung sắc tố Pink -Yellow đều dễ dàng lên màu . Nếu cá có nhiều bông , cá lớn hoặc cá già tháng tuổi thì sẽ nhanh có màu hơn cá ít bông , cá non tháng .

– Đối với cá nhiều bông , full red , full yellow thì cần lượng sắc tố bổ sung nhiều hơn cá có ít bông .

– Khi cá đã có màu sắc nếu ngưng cho ăn Angel food thì cá nhỏ cá , non tháng sẽ mau xuống màu hơn do cá tiếp tục phát triển về khối lượng điều đó sẽ làm tăng thiết diện da dẫn tới giảm mật đô sắc tố trên da ( nhạt màu ). Còn đối với cá lớn cá già tháng ít chụi tác động bởi sự phát triển màu sắc sẽ duy trì được lâu hơn có thể trung bình là 6 tháng .

– Bản chất Astaxanthin là chất chống oxi hóa giúp sinh vật tích lũy nó đề kháng lại bệnh tật , sự bất lợi của môi trường .Nên khi thường xuyên bị stress , hay bị bệnh cơ thể cá sẽ tự động giải phóng Astaxanthin nhiều hơn vì thế nó sẽ mau mất màu hoặc lâu tích lũy so với cá bình thường .

-Em nghe trong hội có người họ bảo Angel food có thành phần carophyll nên tăng màu nhanh nhưng lại chậm lớn, nên đợi cho cá lớn rồi hãy cho ăn vậy có đúng không ?

🔊 Trả lời : Trước hết xin hãy tách ra thành 2 vấn đề :

– Thứ nhất : Mọi người hiểu như thế nào về Astaxathin ( Carophyll là Tên thương mại ) ? Mình xin nhắc lại Astaxathin vốn là một chất sản xuất để phục vụ con người thông qua những sản phẩm thực phẩm chức năng , dược phẩm . Ngoài ra nó được bổ sung trong chăn nuôi nhằm năng cao giá trị thương phẩm của thịt gia súc gia cầm và thủy sản . Nó có thể giúp cho vật nuôi bổ sung tăng sức đề kháng với bệnh tật và những sự thay đổi bất lợi của môi trường , giúp sản phẩm trứng ,thịt của chúng có giá trị hơn .

– Thứ 2 : Với thành phần cơ bản Angel food vốn là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho cá cảnh , nó bổ sung và cân đối các dưỡng chất giúp cho cá có đầy đủ năng lượng để hoạt động và và tích lũy cho sự phát triển tốt .

Cá TTCP màu vàng rực rỡ thật sự cuốn hút tất cá người chơi ngay từ cái nhìn đầu tiên . Nhưng để sở hữu được chúng bạn phải bỏ tiền ra tậu một con cá đã có sẵn màu sắc hoặc bỏ công chăm sóc một chú cá từ những ngày đầu mới về . bạn có thể tham khảo kinh nghiệm qua bài viết sau đây vì nó có nét tương đồng với Cá đĩa : BÍ QUYẾT GIÚP CÁ ĐĨA VÀNG TRỞ NÊN ĐẸP HƠN

-Em tính mua cá ttcp trên mạng nhưng không biết cách phân biệt hình ảnh màu sắc thật của cá trong clip hay hình ảnh có sử dụng đèn màu hay đã qua chỉnh sửa bằng Photoshop .Vậy có cách nào để phân biệt.

– Anh cho em hỏi cá ttcp nhà tôi mấy hôm nay làm biếng ăn có cánh nào cho nó háu ăn lại ?

– Ttcp nha minh 3 bua nay Nằm đáy bỏ ăn Khắc phục ntn vậy bạn ?

🔊 Trả lời : Cá tự nhiên lười hoặc bỏ ăn ít bơi lội là do cá được khỏe hoặc đang nhiễm một loại bệnh nào đó .

Trong đó có rất nhiều nguyên nhân :

– Sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng tới nước trong hồ như : Nhiệt độ xuống thấp hoặc tăng cao quá .

– Có sự biến động về biên đô giao động pH ( tăng cao hoặc giảm đột ngột )

– Chất lượng nước thay đổi theo chiều hướng xấu :

Do hàm lượng Ammoniac – Nitrit tồn đọng cao do Vi sinh , lợi khuẩn trong hồ không đủ số lượng .

– Cá bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc Amip từ nguồn thức ăn tươi sống có mang theo mầm bệnh như trùn chỉ , cá con , sâu …

– Cá bị rối loạn tiêu hóa do sử dụng loại thức không phù hợp .

– Cá bị ngộ độc Vitamin , khoáng chất bổ sung …

– Cá bị nhiễm khuẩn : Streptococcus iniae , agalactiae,Lactococcus ,Enterococcus, và Vagococcus….

– Cá bị nhiễm kí sinh : Động vật nguyên sinh …

Và còn rất nhiều nguyên nhân nữa , trong đó có những nguyên nhân chỉ người nuôi mới biết ( Thí nghiệm “bí mật “, ” nghiên cứu ” mới chưa nhà khoa học nào nghĩ tới )

Cách khắc phục : Trước hết các bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về nuôi chăm sóc cá . Luôn giữ nước trong hồ cân bằng và sạch sẽ , cho ăn các loại thức ăn phù hợp , thức ăn sạch ít mang mầm bệnh . Khi cá có hiện tượng không khỏe khẩn trương thay bớt nước ( có thể từ ½ – 2 ⁄3 thể tích ), bổ xung một ít muối ( vốc / 100lit nước ) ra tiệm cá cảnh nhờ tư vấn kinh nghiệm sử dụng những loại thuốc phù hợp …

-TTPC bị nấm ở miệng điều trị như thế nào ?

– Cá TTCP đang bị đục mờ mắt bỏ thuốc gì ?

-TTCP bị tưa đỏ rách tay bơi bị gì ? Bỏ thuốc sao a ?

-TTCP tự nhiên bị đỏ đuôi làm sao cho hết ?

-Cá bị chấm trắng đầy mình là bị gì ? Nên bỏ thuốc gì ?

Những câu hỏi ở trên là tình trạng phổ biến thường gặp ở những hồ nuôi cá TTCP làm cảnh trong nhà . Nguyên nhân đều do chất lượng nước quá xấu hoặc bệnh tật thâm nhập vào hồ qua quá trình bổ sung cá mới hoặc qua cá mồi sống có mang theo mầm bệnh … về nguyên nhân cơ bản cũng giống như trong (Câu trả lời 15 )

Những trường hợp này tương đối dễ điều trị nên Dương Bắc trả lời theo kinh nghiệm riêng ( Chỉ có giá trị tham khảo ) : Việc đầu tiên sẽ là thay 2/3 lượng nước trong hồ sau đó bỏ trung bình 1 vốc muối /100 lít nước thể tích . Mua thuốc chống nấm FUNGUS CURE ở những cửa hàng bán lẻ cá cảnh . Liều lượng sử dụng 1 gói /80 lít nước thể tích ngâm trong 48 h sau đó thay 1/2 rồi bỏ tiếp liều nhắc lại bằng 1/2 liều ban đầu .

Lưu ý :

– Dương Bắc ở Sài gòn nên không thói quen dùng sưởi ( Cho thời tiết mọi thời điểm trong năm ) nên không hướng dẫn sử dụng sười .

-Khi sử dụng thuốc chữa bệnh cho cá mọi người nên thận trọng và bình tĩnh , không sử dụng quá liều , không sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc vì có thể gây tác dụng ngược , ảnh hưởng tới mạng sống của cá .

(Sẽ được cập nhật thêm …… )

Cá La Hán Nuôi Chung Với Những Loại Cá Nào ?

Cá la hán nuôi chung với những loại cá nào ?

Với bản tính hung hăng thì cá La Hán chỉ có nuôi chung với một vài loại cá khác mà thôi!

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1515145456.jpg

ca chep , la hán nuoi chung, ca chui ho,ca chep la han nuoi chung ca chui ho

Với bản tính hung hăng thì cá La Hán chỉ có nuôi chung với một vài loại cá khác mà thôi!

Nói về La Hán chuyên cá lớn nuốt cắn cá bé là chuyện bình thường nếu các bạn nuôi nhiều con trong hồ , kể cả cá bột lên được 1 đốt tay thì tính cách vẫn hung hăng như thường Ngay chủ nuôi, mỗi khi có việc lại gần hồ cá, con cá bên trong vừa chợt thấy đã tiến nhanh về phía bóng người, và sẵn sàng phùng mang trợn mắt sẵn sàng đối địch. Nó phản ứng tức thời và bén nhạy với những cử động qua lại hay lên xuống của bàn tay chủ nuôi đứng bên ngoài. Nếu lúc đó ta thọc tay vào hồ, chắc chắn nó sẽ tấn công ngay. Nhiều người tự hỏi tại sao giống cá La hán có thân mình đẹp đẽ đó lại hung dữ hiếu chiến như vậy? Và họ đã tự tìm được câu trả lời hợp lý như sau: Do bản tính hiếu chiến tự nhiên thừa hưởng của tổ tiên là loài Cichlid truyền lại. Tổ tiên chúng trong đời sống hoang dã bên ngoài con nào cũng tự chiếm cho mình một lãnh địa riêng để có thức ăn đầy đủ mà sinh tồn, cũng là tổ ấm trong mùa sinh sản, đồng thời bảo vệ cho thế hệ tiếp nối.

Nói cách khác, chúng có tính bảo vệ lãnh thổ cao , sẵn sàng chiến đấu với những con cá khác bước vào lãnh thổ kể cả to hơn .

Với hiện tại khi nuôi cá La Hán trong hồ kính chật hẹp thì tính hiếu chiến của dòng này lại càng tăng thêm. Chúng ta cũng biết cá La hán mẹ luôn rất ham con, nó nuôi đàn con rất chu đáo. Vì thế, cá mẹ luôn cảnh giác trước những kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa của nó. Khi gặp cá lạ, nó sẽ biểu tỏ tính hung dữ bằng cách lao tới tấn công ngay.

Khi đã ở vào lứa tuổi trưởng thành, trong mình bản tính đã nổi dậy thì mỗi ngăn hồ chỉ nuôi được một con cá La hán mà thôi. Nếu nuôi hai con chung một hồ, dù một trống một mái thì con yếu sức sớm muộn gì cũng bị con kia cắn chết. Trong trường hợp can ngăn ra được thì con kia cũng ít nhiều bị thương tật, không tróc vả cũng rách vây, coi như sống dở chết dở. Nhiều người đã nuôi hai con chung nhau từ lúc còn nhỏ, với hi vọng là sau này chúng sống thân thiện với nhau nhưng cuối cùng cũng gặp thất bại thảm hại…

1. Cá la hán sống chung với cá Hồng két “cá hề” :

Khi chú cá La Hán được tầm 1-2 ngón tay người ta thường cho kè cá Hồng két vì con này khá “trâu” lì lợm để chú cá La Hán có thể sung hơn mau bung đầu , màu . Vẫn có trường hợp Hồng Két chết vì sự chênh lệch độ lớn , thế nên khi muốn nuôi nên chọn 1 chú Hồng két to hơn một chút để không dẫn đến tình trạng bị cắn chết . Và nuôi chung trong giai đoạn cá La Hán nhỏ hơn 2 ngón tay.

2. Cá La Hán sống chung với Cá Chép.

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus, thuộc giống cá nước ngọt, cũng thuộc dòng cá kiểng do sở hữu thân mình thon thả, màu sắc đa dạng như Chép vàng, Chép bạc, Chép xanh, Chép đen … Cá chép trưởng thành cũng có kích thước đồng cỡ hoặc lớn hơn cá La hán, do bản tính hiền lành nên khi thấy động, có thể bị nguy hiểm là cá chép liền đổi hướng lùi nhanh ra khỏi ranh giới của cá La Hán.

3. Cá La Hán sống chung với cá Trê

Tuy không phải thuộc vào loài cá cảnh, nhưng việc nuôi chung cá La Hán với cá Trê cũng có những điểm lợi như : Cá Trê là loài cá ăn tạp, ăn thức ăn ở tầng đáy, khẩu phần là các loại thức ăn đã thối rữa do cá La Hán ăn thừa lắng động ở phần đáy. Nói cách khác, việc sống chung với cá Trê giúp cho phần hồ của cá La Hán trở nên sạch sẽ hơn, môi trường trở nên trong sạch hơn. Thêm điểm nữa là việc cá Trê chỉ hoạt động vào ban đêm, do đó mà tránh được việc động độ với cá La Hán vào ban ngày.

4. Cá La Hán sống chung với cá Lau Kiếng

Được mệnh danh như một chiếc máy hút bụi cho hồ cá, cá Lau Kiếng không những dọn sạch hồ, chùi kiếng hồ sạch sẽ, ăn rêu bám, chất thải của cá La Hán nuôi chung hồ.

Vì cá Lau Kiếng có công năng như vậy nên việc nuôi chung với cá La Hán là hợp lý và được khuyến khích.

Mặt khác, bản tính của cá Lau Kiếng là nhút nhát cho nên chúng chỉ ló dạng khi thực sự yên tĩnh và cảm thấy môi trường sống chung quanh an toàn. Khi bị động thì nó sẽ lập tức tìm chỗ khuất để trốn ngay. Thêm nữa là giống như cá Trê, cá Lau Kiếng cũng là loài thường ăn mồi ở tầng đáy, nên việc động độ giữa chúng với cá La Hán là hiếm gặp.

Cá Lau Kiếng có nhiều loại : loại có kích thước nhỏ thì khi trưởng thành chừng 50cm là Microglanis poecilus, loại lớn hơn là Plecosmus Loricariidea, khi trưởng thành thì đạt chiều dài khoảng nửa mét và nặng tới vài kí lô.

Tốt nhất nên chọn cá Lau Kiếng có kích thước lớn, khoảng chừng bằng hoặc hơn cá La Hán. Tính vừa nhút nhát nhưng khi mới nhìn vào thì trông cũng hung dữ không kém.

Tổng quan về việc nuôi chung cá La Hán thì không cần thiết , nhưng nếu các bạn thấy hồ của mình hơi buồn vì chỉ có 1 con cá

Bạn Có Biết Cá La Hán Nuôi Chung Với Cá Gì?

Bản tính hung hãn dữ dằn của cá La Hán bắt nguồn từ ý thức bảo vệ lãnh địa riêng của nó, khu vực mà nó tự cho mình có quyền vùng vẫy, sinh tồn và bảo vệ cho thế hệ sau. Trong một bể cá có nhiều loại cá khác nhau thì chuyện đánh nhau, tranh chấp lãnh thổ hoặc con mồi là chuyện hết sức bình thường . Tuy nhiên để chung sống hòa bình là điều không dám chắc nhưng nuôi cá la hán với những giống cá sau đây thì mỗi con đều có thể né tránh được nhau:

1. Cá La hán sống chung với cá chép.

Cá chép là giống cá nước ngọt, có bản tính hiền, thường kiếm ăn ở tầng trên mặt nhưng hễ thấy tiếng động, hoặc có nguy cơ bị đối thủ chạm trán thì nó thường lùi nhanh khỏi ranh giới của cá La Hán.

2. Cá La hán sống chung với cá trê

Nếu bạn hỏi cá La Hán sống chung với cá gì là “hòa thuận lẫn nhau” thì cá trê cũng là một sự lựa chọn an toàn.

Cá trê là dòng cá ăn tạp, nó thích ăn những khẩu phần đã thối rữa do cá La hán ăn còn thừa lắng xuống đáy hồ. Nên nuôi cá trê cùng cá La Hán rất có lợi trong việc giúp môi trường sống sạch hơn. Cá trê có đặc điểm là chỉ thích xuất hiện vào ban đêm nên ban ngày nó có thể ẩn mình tránh sự truy đuổi của cá La hán.

3. Cá La hán sống chung với cá lau kính

Một trong nhưng điểm thuận lợi mà nuôi cá La hán sống chung với cá laukính là bản tính nhút nhát của cá lau kính. Chúng chỉ xuất hiện để làm công việc lau kiếng của mình khi môi trường xung quanh thật sự yên tĩnh. Khi có tiếng động, nó sẽ tìm noi trốn ngay. Hơn nữa, cũng như cá trê, nó sống ở tầng đáy nên khi nuôi chung với cá La hán, chúng cũng khó có cơ hội để trạm chán nhau.

Một điểm thuận lợi nữa là da cá lau kính khá dày, nên khi cá La Hán có cắn đuổi chúng cũng khó mà bị trầy xước. Tốt nhất là bạn nên chọn cá lau kiếng lớn hơn cá La Hán một chút hoặc ít nhất là bằng cá La Hán. Bản tính nó hiền lành nhưng vẻ bề cũng trông rất dữ dằn.

Tập tính của cá lau kính là dọn sạch các thức ăn thừa, hay rêu bám quanh bể cá nên nuôi cá lau kính cùng cá La Hán là vô cùng hợp lý.

Nuôi cá La Hán với cá gì? Chắc hẳn bạn đã tìm thấy câu trả lời rồi phải không. Hi vọng các bạn sẽ lựa chọn được những chú cá sống hòa thuận trong bể quá xinh đẹp của mình. Vậy nếu bạn tin tưởng và muốn tìm thêm những thông tin hay có vấn đề gì còn thắc mắc thì hãy đến với Chú Gióng để được giải đáp nha!