Cá La Hán Lai Rô Phi / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới

Cách Nuôi Cá La Hán Lên Màu, Lên Đầu Cá La Hán

Kinh nghiệm nuôi cá la hán lên màu

Có rất nhiều loại thức ăn lên màu cho cá la hán, tuy nhiên trước một rừng thức ăn nhiều người e ngại không biết chọn lại nào tốt nhất. Với xu hướng thích màu tự nhiên vì vĩnh cửu người chơi cá đang tự học cách lên màu cá theo tự nhiên. Để có màu tự nhiên bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm sau:

Nuôi cá la hán lên màu tự nhiên với thức ăn tươi sống (tép, trùng vĩ, cá con), bạn có thể học cách nuôi bobo cho cá ăn để chung cấp thức ăn cho cá. Tùy theo độ tuổi của cá, với cá bột (cá con) sau khi nở hai ngày nên cho ăn trứng Artemia. Trứng Artemia có chất lượng tốt, bảo đảm dinh dưỡng cho cá con. Cho ăn trứng là cách ngăn ngừ các ký sinh trùng – mối đe dọa thường xuyên của cá con. Trước khi cho ăn cần ấp cho trứng nở. Cách cho ấp trứng đã được hướng dẫn sau hộp Artemia. Khi một tuần tuổi, cho cá ăn trùng vĩ đông lạnh, được bán tại các cửa hàng chuyên bán cá kiểng. Giá cả trùng vĩ cũng khá mềm, tiết kiệm lại rất sạch và đảm bảo dinh dưỡng. Khi cá 1,5 tháng cho cá ăn thức ăn tươi sống như tép, cá con. Tuy nhiên với tép nên tỉa bớt râu để tránh làm rách miệng cá khi cá ăn. Khi cho ăn không nên cho cá ăn quá nhiều vì cá có thể bị sình bụng.

Lên màu cho cá trưởng thành

Với cá đã trưởng thành, ta có thể lên màu bằng cách: Chu kì 1 tháng nên thả cá mái vào kè với cá trống, có thể kè bằng cách ngăn kiếng cho trống mái mỗi con 1 ngăn, kè trong vòng 1-2 ngày. Sau đó vớt ra hoặc có thể kè bằng cách trực tiếp thả cá mái vào chung cá trống. Tuy nhiêm với cách kè này chỉ có thể thả cá mái trong vòng 1-2 giờ rồi vớt ra. Với chú cá trống sau khi được gặp gỡ cá mái sẽ tăng kích thích tố trong cơ thể, giúp màu sắc cá đẹp hơn. Khi chọn cá nên chọn cá bố mẹ khỏe, đẹp, màu sắc sáng, không bệnh, trong thời kì sinh sản sung mãn. Sung mãn nhất là thời gian giao mùa từ mùa nắng chuyển sang mùa mưa hoặc ngược lại.

Bằng thức ăn tươi

Tương tự như cách lên màu có thể áp dụng cho cách nuôi cá La Hán để lên đầu. Tuy nhiên cần lưu ý, trong chiếc đầu gù của cá La Hán có đến 80% là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung nhiều đạm để cá mau lên gù. Thức ăn nhiều đạm thường là trùng huyết đông lạnh, tôm, tép, thịt bò…Với những loại này nên cho ăn đúng liều lượng và điều độ. Ngoài ra nên bổ sung thêm thức ăn viên để lên gù.

Bằng cách thả cá mái

Cách cho kè này tương tự như cách cho kè lên màu. Lưu ý trong thời gian cho kè, đầu cá trống sẽ xẹp xuống nhưng sau khi vớt cá mái ra đầu sẽ lên rất nhanh.

Bằng cách soi gương

Ngoài cách cho kè với cá mái, có thể cho kè với chính nó bằng cách đặt gương trên vách hồ. Chú cá sẽ sung mãn hơn, kích thích các hormon và dễ lên đầu. Một kinh nghiệm nhỏ chúng tôi muốn chia sẽ với người chơi cá: Với người mới bắt đầu chơi nên bắt đầu từ chú cà rẻ đến chú cá mắc hơn. Nên mua cá đã trưởng thành vì tỉ lệ lên màu, lên đầu cao hơn cá con. Chúc ạn thành công với cách nuôi cá La Hán lên màu, lên đầu.

Cá La Hán Trân Châu

Cá la hán Trân Châu là kết quả lai tạo chéo giữa thế hệ thứ nhất của loài Cá La Hán với loài Cishlasoma Robertsoni. Cá La Hán Trân Châu có đặc điểm rất dễ phân biệt đó là: gần phần đầu có những hoa văn đen như đốm trân châu mực. Châu là các hoa văn màu ánh kim lục, dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương, Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.

So với La Hán đời đầu dòng cá la hán trân châu có nhiều “châu” hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá cảnh đẹp phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

Rồng đỏ (RD) hay nền đỏ

Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau.

Cá la hán trân châu nền xanh hay Rồng xanh (BD).

Vẫn có chút màu đỏ hay hồng ở phần ức nhưng màu xanh chủ đạo, ít châu. Rồng xanh rất gần với cichlid thuần (Trimac).

Phân dòng cá la hán kim cương

Đặc điểm chung của phân dòng này là mặt vàng, nhiều châu, đa số có ức màu kem thay vì đỏ. Châu trên thân thường dính, hoa văn không rõ ràng. Những con đời đầu là “kim cương phúc lộc thọ – KCPLT”, những con châu quấn đầu là “nữ hoàng kim cương – NHKC”, những con lai với king kamfa gọi là “king kim cương – KKC”. Do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên dòng kim cương ngày nay hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.

Cá la hán trân châu-malau (ZZmalau)

Phân dòng lai giữa Trân Châu với Kamalau để cải thiện về châu, màu và vây. Tuy nhiên phân dòng này vẫn mang đặc điểm đặc trưng của Trân Châu La Hán (và có nguồn khẳng định nó không bao giờ đạt chất lượng của Kamalau chính hiệu).

Những đặc điểm trên cơ thể cá la hán trân châu

*Đầu gù: La Hán Trân Châu có cái đầu gù lớn nhất so với hai dòng còn lại, cái đầu gù rất dễ nhìn thấy cho dù cá chưa trưởng thành.

*Mắt: hai mắt cách xa nhau, mắt có màu đỏ và có đường kính lớn.

*Miệng: môi khá dày và thường trể xuống, môi trên tương đối ngắn. Miệng luôn mở ra.

*Thân hình: thân hình tròn trịa, các cơ lưng tạo thành một vùng u ngay bên dưới vây lưng.

*Hoa Văn: hoa văn hai bên đầu và trên trán thường rõ ràng và sắc nét hơn cá La Hán bình thường. Những đốm ngọc trai trên trán thường nhô ra ngoài.

*Vây lưng: vây lưng trải dài ra và tạo thành một góc khoảng 50° với mình cá.

*Vây đuôi: vây đuôi có hình cánh quạt dài, có thể gập lại dễ dàng nếu bể cá có kích thước nhỏ. Vây đuôi có những chấm nhỏ như hạt ngọc trai rất đẹp.

* Cá tính: ở trạng thái bình thường cá rất hiền, nhưng khi bị kích thích thường tỏ ra rất hung hăng.

Đặc điểm về sinh trưởng và sinh sản của cá

La Hán Trân Châu sinh sản khá dễ dàng, ti lệ cá con sống rất cao. Khả năng đẻ mỗi lần khoảng 100 – 600 trứng.

La Hán Trân Châu có đặc điểm là khi trưởng thành màu sắc và hoa văn trên cơ thể không thay đổi bao nhiêu so với lúc cá còn nhỏ.

Mô Hình Nuôi Ghép Cá Rô Phi Lai Xa Dòng Isarel Theo Hướng An Toàn Đạt Hiệu Quả Cao

Đây là mô hình thuộc “Chương trình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2015”.

Năm 2014, mô hình được triển khai tại các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang và thị xã Chí Linh với quy mô 13ha, có 34 hộ tham gia, thực hiện theo công thức nuôi ghép (tính cho 1ha): cá rô phi (20.000con), cá mè (500con), cá chép (1.000con) và cá trắm cỏ (1.000con).

Khi tham gia mô hình các hộ trong vùng triển khai mô hình được tham gia tập huấn về mục tiêu, nội dung và mức hưởng lợi từ mô hình; quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu chuẩn bị ao ương đến thời điểm thu hoạch thích hợp. Trước khi nhập giống, các hộ nuôi được các bộ kỹ thuật hướng dẫn và giám sát quá trình xử lý đáy ao (tát cạn, phơi ao xử lý bằng vôi bột, lọc và đưa nước vào ao…).

Theo đánh giá kết quả tại hội thảo, cá khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, cá bị mắc bệnh duy nhất 1 lần tại 2 hộ của mô hình (ở 2 điểm huyện Chí Linh và Tứ Kỳ, nguyên nhân do không chủ động được nguồn nước nên nước bị ô nhiễm), nhờ được phát hiện và chỉ đạo điều trị kịp thời nên sau 5 ngày cá đã khỏe mạnh, cá có tỷ lệ đồng đều cao, trọng lượng đạt trên 0,7kg/1con (nhập giống ngày 27-29/4/2014, trọng lượng 400con/kg).

Qua đánh giá hiệu quả kinh tế tại thời điểm Hội thảo, 1 ha mô hình cho tổng thu 575 triệu đồng, trừ các khoản chi phí và công lao động cho lợi nhuận 118,312 triệu đồng/ha.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Bột – Phó Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ cho biết: “Mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel theo hướng an toàn một lần nữa đã khẳng định được tính ưu việt, phù hợp với điều kiện của huyện Tứ Kỳ nói riêng và của tỉnh Hải Dương nói chung. Trong quá trình theo dõi và mở rộng sản xuất cho thấy cá rô phi lai xa dòng Isarel cho chất lượng thịt thơm ngon, giống lại không sử dụng hóc môn chuyển giới tính vào sản xuất nên rất an toàn cho người sử dụng, mô hình cho hiệu quả kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Đồng thời, mô hình cũng nâng cao nhận thức, trình độ dân trí. Đó là những kết quả không nhỏ góp phần xây dựng nông thôn mới”.

Theo Trần Cảnh, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương,