Cá Heo Sông Dương Tử / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Heo Sông Dương Tử (Baiji)

Tên gọi

Cá heo sông Trung Quốc hay còn có tên khác là Baiji, cá heo sông Dương Tử, cá heo vây trắng hay cá heo cờ trắng là một loài cá heo đặc hữu, phân bố ở hạ lưu sông Dương Tử, Trung Quốc.

Thông tin mô tả

Cá heo sông Trung Quốc hay còn được gọi là baiji có màu xanh xám nhạt trên lưng và màu trắng ở phần bụng. Vây lưng của nó màu xám nhạt có hình tam giác giống như một lá cờ khi bơi, tạo nên tên gọi cá heo ” cờ trắng ” của nó.

Cá heo có một cái mõm dài và có xu hướng tăng lên về kích thước, hàm có khoảng 31 đến 36 răng hình nón.

Cá heo cái có kích thước lớn hơn cá heo đực. Con cái có chiều dài từ 1,85 đến 2,53 m và nặng từ 64 đến 167 kg. Con đực có chiều dài từ 1,41 đến 2,16 m và nặng từ 42 đến 125 kg.

Giống như các loài cá heo sông khác, Baiji có đôi mắt nhỏ và tầm nhìn kém. Do có tầm nhìn kém, Baiji chủ yếu dựa vào sonar – các tín hiệu siêu âm để điều hướng. Hệ thống sonar cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nó, giúp tránh né kẻ thù, phối hợp nhóm và thể hiện cảm xúc. Phát xạ âm thanh được tập trung và định hướng bởi hình dạng của hộp sọ. Sau đó chúng được thu nhận và phân tích bởi một cơ quan melon nằm trên trán của cá heo. Melon xử lý thông tin về khoảng cách, hình dạng và kích thước. Tần số đỉnh của các lần truyền là từ 70 kHz đến 100 kHz.

Vận tốc thường của cá heo dao động trong khoảng 30 đến 40 km/h, nhưng khi gặp phải nguy hiểm, vận tốc của Baiji có thể lên tới 60 km/h.

Cá heo đực đạt đến độ trưởng thành để sinh sản sau 4 năm và cá heo cái sau 6 năm.

Baiji sinh sản trong khoảng nửa đầu năm, đỉnh điểm là từ tháng Hai đến tháng Tư. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 10 đến 11 tháng và khoảng thời gian sinh là 2 năm một lần. Cá heo non mới sinh thường dài khoảng 80 đến 90 cm và được bố mẹ chăm sóc trong vòng 8 đến 20 tháng.

Chế độ ăn

Cá heo sông Dương Tử là loài ăn tạp, chế độ ăn của chúng chủ yếu là các loài cá nước ngọt.

Baiji là loài đặc hữu của sông Dương Tử, Trung Quốc. Nó có thể được tìm thấy ở khu vực từ cửa sông, vùng giữa và vùng hạ lưu sông Dương Tử, các hồ Dongting và Poyang và một đoạn nhỏ về phía nam của sông Tiền Đường. Tuy nhiên, khoảng 12% dân số thế giới sống và làm việc trong khu vực lưu vực sông Dương Tử, gây nên áp lực lớn lên dòng sông. Việc xây dựng Đập Tam Hiệp, cùng với các dự án đập lớn nhỏ khác, dẫn đến việc môi trường sống của Baiji ngày càng bị thu hẹp.

Tình trạng

Vào những năm 1950, số lượng cá heo được ước tính là 6000 con, nhưng đã giảm nhanh chóng trong 5 thập kỷ tiếp theo. Chỉ còn vài trăm con được phát hiện vào năm 1970. Sau đó, con số này giảm xuống còn 400 con vào thập niên 1980 và sau đó là 13 vào năm 1997. Loài cá heo này có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất Thế giới, theo Sách kỷ lục Guinness, Baiji được nhìn thấy lần cuối vào tháng 8 năm 2004. Hiện nay, Baiji được cho là đã bị tuyệt chủng.

Văn hóa dân gian

Theo dân gian Trung Quốc, có một cô gái trẻ xinh đẹp đã sống với cha dượng của mình trên bờ sông Yangtze. Nhưng cha dượng cô là một người tà ác và tham lam. Một ngày nọ, ông đưa cô lên một chiếc thuyền với mục đích bán cô trên thị trường. Tuy nhiên, trên sông, ông ta trở nên mê đắm vẻ đẹp của cô và có gắng tận dụng lợi thế đó. Nhưng cô đã tự giải phóng mình bằng cách lao xuống sông, nơi một cơn bão lớn đang đến và đánh chìm con thuyền. Sau khi cơn bão qua đi, mọi người nhìn thấy một con cá heo xinh đẹp – hiện thân của cô gái – và được gọi là “Nữ thần của Dương Tử”. Vì vậy các Baiji trong khu vực Dương Tử được coi là một biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng.

Hình ảnh

Video

Bao Tử Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Dương

Bao tử cá ngừ đại dương

3

(60%)

1

vote

Bao tử cá ngừ đại dương tại Bình Dương

Bao tử cá ngừ đại dương là một trong nhưng bộ phận được đánh giá là ngon của cá ngừ đại dương. Bao tử cá ngừ đại dương có màu nâu, có mùi đặc trưng của cá.

Bao tử cá ngừ sau khi được lấy ra từ bụng cá, được làm sạch, hút chân không và cấp đông. Bao tử cá ngừ được vận chuyển từ Phú yên vào Bình Dương để đưa đến tay người tiêu dùng.

Bao tử cá ngừ đại dương được coi là món ăn khoái khẩu của nhiều người sành ẩm thực, bao tử dai dai, giòn giòn, sựt sựt rất hấp dẫn.

Bao tử cá ngừ đại dương chứa rất nhiều chất dinh dương. Đặc biệt là vitamin, chất khoáng và sơ. Giúp bổ sung một số vi chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa bệnh về xương, mắt.

Bao tử cá ngừ đại dương được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như gỏi bao tử cá ngừ, bao tử cá ngừ hầm tiêu xanh, bao tử cá ngừ hầm nước cốt dừa, bao tử xào sả ớt, bao tử nướng sa tế…

Gỏi bao tử cá ngừ đại dương:

Hành tây cắt mỏng, cà rốt bào sợ cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15 phút. Bao tử cá ngừ luộc với gừng với gia vị lần đầu luộc nguyên miếng, lần hai cắt mỏng vừa ăn. Làm mắm gỏi. Trộn bao tử với mắm gỏi trước 15 phút cho thắm rồi cho hành tây,cà rốt, rau thơm vào trộn. Cuối cùng trộn thêm đậu phộng. Ăn kèm với bánh tráng nướng.

Bao tử hầm nước cốt dừa:

Bao tử làm sạch, cắt miếng vừa ăn ướp gia vị; hành, tỏi, với một ít ngũ vị hương. Sau đó hầm bao tử với ½ nước cốt . Hầm khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó cho thêm ½ nước cốt dừa còn lại sôi tắt bếp ăn kèm với bánh mì.

Hải sản sạch Phú Yên chuyên cung cấp bao tử cá ngừ đại dương tại Bình Dương và một số vùng lân cận. Ngoài bao tử cá ngừ đai dương chúng tôi còn cung cấp tất cả các bộ phận của cá ngừ đại dương: cá ngừ đại dương phi lê, lườn cá ngừ, mép cá ngừ, trứng cá ngừ….

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 542 A Huỳnh Văn Lũy, P Phú Mỹ, Tp Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Hotline: 0978 671 886 – 0166 2020 117

Web: haisansachbinhduong.com

Bài viết khác:

Cách chế biến bao tử cá ngừ đại dương

Cá ngừ đại dương phi lê

Lườn cá ngừ đại dương

Trứng cá ngừ đại dương

Gân cá ngừ đại dương

Cá Sư Tử Loài Cá Xâm Lấn Nguy Hiểm Nhất Đại Dương

Nghiên cứu mới về bản chất ăn thịt của cá sư tử đỏ (cá Mao Tiên), một loài sinh vật xâm lấn Thái Bình Dương đang tàn phá các quần thể cá bản địa tại các vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương, dường như cho thấy cá sư tử không đơn thuần là một động vật ăn thịt mà chúng giống như “kẻ hủy diệt” trong một bộ phim nổi tiếng.

Kết quả của hành vi đó được gọi là “đáng báo động ” đã được công bố bởi Kurt Ingeman, một nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon, tại cuộc họp thường niên của Hội sinh thái học Mỹ.

Phần lớn các loài cá săn mồi bản địa bị thu hút khi số lượng con mồi đông đảo, khi đó các cuộc tấn công dễ dàng và tiết kiệm năng lượng nhất để đuổi theo và ăn thịt các loài cá khác, đây là kết luận của một nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi tiến sĩ, nhà sinh thái học nghiên cứu về cá Michael Webster của trường Đại học bang Oregon. Khi số lượng các con mồi giảm, các động vật săn mồi bản địa thường dời đi các vùng khác, nơi mà việc săn cá dễ dàng hơn.

Nghiên cứu mới này cũng kết luận rằng, so với các loại cá săn mồi khác, thường xuất hiện tại một khu vực ngay cả khi số lượng con mồi trong khu vực đó suy giảm, và trong một số trường hợp chúng có thể ăn những con cá cuối cùng gây tuyệt chủng.

Chúng có những đặc điểm kỳ lạ để làm được điều đó, và giống như kẻ hủy diệt, chúng đơn giản là sẽ không dừng lại cho tới khi con mồi cuối cùng bị tiêu diệt.

“Cá sư tử có vẻ là kẻ xâm lấn sau chót”, Ingeman, một ứng cử viên tiến sĩ tại Khoa Sinh học tổng hợp trong trường Đại học Khoa học thuộc Đại học bang Oregon cho biết. “Hầu như mọi thứ mà chúng ta biết thêm về loài này đó là các đặc điểm làm chúng trở thành một động vật ăn thịt đáng gờm hơn. Và giờ thì ta thấy rõ ràng rằng, chúng vẫn săn mồi thành công ngay cả khi chỉ có vài con mồi. Hành vi này là bất thường và đáng báo động”.

Nghiên cứu này được tiến hành trên các rạn san hô tự nhiên trải rộng ở Bahamas, nhằm đánh giá tỷ lệ tử vong của cá fairy basslet, một loài cá cảnh phổ biến và là một con mồi phổ biến của cá sư tử.

Tỉ lệ ăn thịt được so sánh giữa các rạn san hô có cá sư tử xâm lấn và các rạn san hô chỉ có các loài săn mồi bản địa, và thông qua một loạt các mức về quần thể cá fairy basslet.

Ingeman nhận thấy khi con mồi hiện diện tại một khu vực có mật độ cá thấp, tỷ lệ tử vong do cá sư tử gây ra là cao hơn gấp 4 lần so với các loài cá săn mồi khác như cá mú cỡ trung bình hoặc cá chìa vôi. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này rất quan trọng vì cá fairy basslet sống trong các quần thể bản địa nhỏ, dễ dàng bị tổn thương dẫn đến sự tuyện chủng địa phương.

Nó cũng cho thấy cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của một quần thể một cách thông thường cũng có thể bị thay đổi.

“Cá rạn san hô thường ẩn trong các hốc đá và khe hở để phòng vệ, và với số lượng lớn, sẽ xảy ra một cuộc tranh giành chỗ trú ngụ”, Ingeman nói. “Những sinh vật săn mồi bản địa chủ yếu lợi dụng tình huống này bằng cách bắt cá tại nơi những con cá không có chỗ trú ẩn. Khi số lượng con mồi giảm, mất nhiều năng lượng để bắt được con mồi hơn, vì vậy những kẻ săn mồi thường rời tới các khu vực khác”.

Vì điều này mà các nhà khoa học gọi là săn mồi “phụ thuộc mật độ” (density-dependent), các quần thể cá mồi bản địa có xu hướng co hẹp khi quá lớn, phát triển khi chúng quá nhỏ, và hiếm khi bị xóa sổ hoàn toàn.

Tuy nhiên cá sư tử có những thuận lợi của một loài xâm lấn, nó không cần phải di dời đi nơi khác để dễ săn mồi hơn. Những loài cá khác có thể không nhận biết nó là một loài ăn thịt, và vì thế những con mồi có tỉ lệ tử vong cao ngay cả khi chỗ trú ẩn phong phú. Loài cá này cũng là những tay thợ săn rất hiệu quả, chúng có các gai độc để tự bảo vệ bản thân và có thể sống sâu dưới đáy đại dương. Chúng chịu đựng tốt một loạt các điều kiện môi trường nước khác nhau, sinh sản nhanh, ăn nhiều loại cá khác nhau và có thể ăn cả nhiều loài cá quý hiếm.

Ingeman cho biết, hiện vẫn chưa rõ là liệu áp lực tiến hóa có thể giúp những con cá bản địa ở Đại Tây Dương thích nghi nhằm kháng cự tốt hơn với cá sư tử hay không.

Igeman nói: “Ở đây có một áp lực mạnh đối với chọn lọc tự nhiên với kết quả thể hiện cuối cùng”. “Chúng ta đã biết cá có thể học hỏi và thay đổi hành vi của chúng, đôi khi chỉ qua vài thế hệ. Nhưng chúng ta chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh điều này đang diễn ra ở các quần thể cá bản địa ở Đại Tây Dương”.

Sự xâm lấn của cá sư tử tại Đại Tây Dương được cho là bắt đầu từ những năm 1980 và hiện nay chiếm giữ một diện tích rộng hơn so với diện tích nước Mỹ.

Cố vấn của Ingeman, Mark Hixon, và các tác giả khác đã chứng minh cá sư tử có thể quét sạch hơn 90% nhiều loài cá bản địa tại một số khu vực đã bị thiệt hại nặng.

Cá Heo Sông Nam Á Và 6 Điều Đặc Biệt Cần Biết

Thông tin cơ bản về cá heo sông Nam Á

Trong Thế giới động vật, Cá heo sông Nam Á là loài cá nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy trong khu vực Nam Á và được chia thành hai phân loài: Susu ( phân loài cá heo sông Hằng) và Bhulan ( phân loài cá heo sông Ấn).

Thông tin mô tả

Cả hai phân loài của cá heo sông Nam Á có hình dáng giống hệt nhau. Chúng có thể dễ dàng được xác định bởi cái mõm dài – một đặc điểm riêng của tất cả các loài cá heo sông. Mõm của chúng có thể dài khoảng 21 cm, đạt đến 20% chiều dài của cơ thể. Cá heo cái trưởng thành có mõm dài hơn cá heo đực.

Cá heo sông Nam Á có hàm răng dài và sắc nhọn, có thể nhìn thấy ngay cả khi miệng của chúng bị đóng lại. Khi răng già bị mòn và phẳng hơn.

Chúng có đôi mắt cực kỳ nhỏ và thiếu một thấu kính khiến cho chúng bị mù. Cá heo sử dụng khả năng định vị lại để xác định phương hướng và săn lùng. Đôi mắt của chúng hoạt động như một máy dò ánh sáng.

Da lưng có màu xám nâu, cá heo không có vây lưng, thay vào đó là một khối nhỏ hình tam giác.

Cá heo cái có kích thước lớn hơn cá heo đực. Chiều dài của loài này dao động từ 2 đến 4 m và trọng lượng của chúng từ 51 đến 89 kg.

Môi trường sống

+ Cá heo sông Hằng

Cá heo sông Hằng là một loài cá nước ngọt sống trong vùng nước lầy của sông Hằng, Brahmaputra, Meghna, Karnaphuli và sông Sangu.

Chúng tập trung ở các kênh đào, khúc sông uốn cong và các nhánh sông hội tụ.

Trong đợt gió mùa, phạm vi của chúng được mở rộng và chúng di cư đến các nhánh khác. Và khi đến mùa đông khô, chúng lại quay trở lại các kênh sông lớn hơn.

Bởi có phạm vi phân bố rộng nên cá heo sông Hằng có thể chịu được nhiệt độ từ 8oC đến 33oC.

+ Cá heo sông Ấn

Cá heo sông Ấn thường xuất hiện ở kênh sông sâu nhất của sông Ấn ở độ sâu hơn 1 m. Môi trường sống ưa thích của chúng là vùng nước có dòng chảy chậm, các kênh có chướng ngại và các hợp lưu.

Sinh sản

Cá heo đực và cái đạt đến độ trưởng thành có đủ khả năng sinh sản sau 10 năm. Mùa sinh sản thường xảy ra quanh năm nhưng đỉnh điểm là từ tháng Mười đến tháng Ba. Thời gian mang thai kéo dài từ tám đến mười tháng. Cá heo cái sinh một cá heo con duy nhất và chúng phụ thuộc vào mẹ cho đến khi được 12 tháng. Sau khi cai sữa, cá heo con có thể sống độc lập.

Tập tính

Loài cá này có một đặc điểm khác biệt với các loài các heo khác ở chỗ chúng có thể bơi ở hai bên. Cá heo sông Nam Á là loài sống đơn độc, ngoại trừ cá heo mẹ và cá con. Thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thấy một đàn có từ 3 đến 10 con.

Cá heo mù nhưng có thể phát hiện được ánh sáng. Chúng có một hệ thống sonar phát triển, còn được gọi là sự định vị bằng tiếng vang ( sóng âm). Cá heo gửi âm thanh hoặc nháy xung dưới dạng tiếng vọng cung cấp cho những con khác trong loài thông tin về khoảng cách, hình dạng và tốc độ.

Chế độ ăn

Những con cá heo sông Nam Á là những kẻ săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái sông nơi chúng sinh sống. Chúng có thể ăn được hầu hết các loài ở đáy sông và chế độ ăn của chúng bao gồm động vật giáp xác, cá, động vật thân mềm và thực vật thủy sinh.

Phạm vi và số lượng

+ Cá heo sông Hằng

Các phân loài sông Hằng được tìm thấy ở Đông Ấn Độ, Nepal và Bangladesh trong các hệ thống sông Karesun – Brahmaputra – Meghna và Karnaphuli – Sangu. Phạm vi của chúng đã giảm dần kể từ thế kỷ 19 do ô nhiễm, công nghiệp hóa và các hoạt động xây dựng.

Số lượng cá heo sông Hằng được ước tính khoảng 1200 đến 1800 theo IUCN.

+ Cá heo sông Ấn

Các loài cá heo sông Ấn được tìm thấy ở Pakistan trong hệ thống sông Ấn. Phạm vi phân bố của nó kéo dài từ đồng bằng sông Ấn đến chân núi Himalaya bao gồm khoảng 3400 km sông. Hiện nay phạm vi của nó bị suy giảm do việc xây dựng các hệ thống thủy lợi trong các nhánh sông.

Số lượng cá heo sông Ấn được ước tính khoảng 965 cá thể theo IUCN.

Album Ảnh