Cá Điêu Hồng Muối Chiên / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Chế Biến Cá Diêu Hồng Muối Sả Chiên Ngon Tuyệt

Thịt cá diêu hồng thơm ngọt, giàu dinh dưỡng lại ít xương nên bạn có thể dễ dàng đổi vị bữa ăn cuối tuần với món cá diêu hồng muối sả chiên ngon tuyệt cú mèo này.

Chế biến cá diêu hồng muối sả chiên ngon tuyệt

Nguyên liệu:

– 1 con cá diêu hồng

– Sả, ớt, tỏi

– Gia vị: Dầu ăn, muối, hạt nêm.

Cách làm: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá diêu hồng làm sạch, bỏ mang, vảy, nội tạng. Sau đó khía những đường chéo lên mình cá giúp cá dễ ngấm gia vị và để ráo nước. Bạn ướp cá với 1 thìa hạt nêm, ít tiêu để khoảng 5 phút cho thấm.

– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ; ớt bỏ hạt, băm nhỏ.

– Sả rửa sạch băm nhỏ.

– Gia vị cho món cá diêu hồng: Bạn cho tỏi, ớt, sả băm nhỏ, 1/2 thìa muối, 2 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm chấm chấm ngon, chút xíu nước, khuấy cho tan gia vị.

Bước 2: Chế biến cá diêu hồng muối sả chiên

– Bạn bắc chảo dầu nóng lên bếp, thả cá vào chiên. Khi thấy một mặt cá đã chín vàng, hơi cong mép cá thì nhẹ tay lật mặt sao cho cá không bị vỡ nát. Tiếp tục chiên cho đến khi cá chín vàng đều 2 mặt, dậy mùi thơm, để thật nhỏ lửa và gắp ra đĩa có giấy thấm dầu.

– Sau đó bạn bắc chảo cho ít dầu nóng, bạn phi thơm thật nhiều sả đảo đều. Sau đó bạn cho cá diêu hồng vào cùng với hỗn hợp gia vị đã trộn, rưới đều lên mặt cá. Bạn để thật vừa lửa, đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp và cho cá ra đĩa. Bạn có thể trang trí thêm rau xà lách, ớt tỉa hoa cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món cá diêu hồng muối sả chiên. Bạn sẽ cảm nhận được vị cay cay của sả, vị thơm mềm của thịt cá diêu hồng. Với cách chế biến vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, cá diêu hồng muối sả chiên là một món ăn vừa thơm ngon, dễ làm lại cực kỳ đưa cơm.

Kỹ Thuật Nuôi Cá Điêu Hồng

– Ao nên có hình chữ nhật trên 1.000 m2, sâu trên 1,5 m.

– Bờ bao phải cao hơn đỉnh lũ hàng năm từ 0,5 m trở lên. Mặt bờ trồng được hoa màu, kết hợp trồng cây dây leo như bầu bí, mướp để che mát phía tây, mặt bờ trồng rau muống vừa chống xói mòn, đồng thời là nguồn thức ăn xanh cho cá.

– Cống cần đặt ở đáy ao để rút nước khi thu hoạch hoặc xử lý thuốc, cống điều tiết nước theo thủy triều, khẩu độ cống đảm bảo thay đổi nước theo triều đạt 10 – 15% lượng nước ao trở lên.

2. Kỹ thuật nuôi

– Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cần tuân thủ qui trình chuẩn bị ao nuôi. Chú ý ngăn chặn phèn vào ao ở thời kỳ đầu ao mới đào và ở những cơn mưa đầu mùa, đồng thời hạn chế tối đa cá tạp, cá dữ vào ao.

– Mật độ thả nuôi: Tuỳ vào chất lượng ao, nguồn nước cung cấp và khả năng cung cấp thức ăn để quyết định mật độ thả từ 3 – 5 con/m2, cỡ cá giống từ 3 – 7cm.

– Chọn cá giống: Cần chọn cá ăn mạnh, bơi lội khỏe, màu sắc hồng tươi, đồng cỡ. Loại bỏ cá dị hình, màu nhợt nhạt, gầy ốm, bơi lội lạc đàn, cỡ quá nhỏ hoặc qua lớn. Nếu có điều kiện cần tìm nguồn gốc cá bố và mẹ, kỹ thuật sinh sản và ương nuôi của cơ sở sản xuất cá giống để có thêm cơ sở xác định con giống. Tốt nhất là tìm mua cá giống ở các cơ sở cá giống có uy tín.

– Thả cá giống ra ao: Thời điểm thả cá giống tốt nhất là lúc trời mát. Cho túi chứa cá vào nước ao trong 20-30 phút, tạo điều kiện cho cá quen dần với nhiệt độ môi trường nước ao, kết hợp sát trùng cá giống bằng kháng sinh (Aureomycin hoặc Oxytetracylin) nồng độ 10 – 15 phần triệu trong 5 – 10 phút. Sau đó kéo mạnh hai góc đáy túi cho cá ra ao toàn bộ.

– Cho cá ăn: Thức ăn cho cá rô phi đỏ thiên về nguồn gốc thực vật như cám, bắp xay nhỏ, bã đậu, bèo tấm, rau muống và thức ăn viên dạng nổi có hàm lượng đạm cao từ 28 – 32%. Thức ăn cần được nấu chín, nhồi dẻo tạo dạng viên cho vào sàn ăn (sàn ăn có kích thước 1 X 1 m, đặt cách mặt nước 0,4 – 0,5 m, tùy theo ao nhỏ hay lớn mà bố trí 2 – 4 điểm cho ăn). Nếu có điều kiện làm chòi cho cá ăn thì tốt hơn.

– Riêng rau muống, bèo ngoài phần nấu chín trong hỗn hợp thức ăn còn có thể cho ăn tươi rất tốt. Rau muống, bèo cần chặt nhỏ bằng miệng cá nuôi. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 8 – 9 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều. Ngoài thức ăn thực vật thì cần bổ sung thức ăn viên công nghiệp. Khẩu phần ăn ở 3 tháng đầu là 5 – 8% trọng lượng cá nuôi, các tháng về sau giảm dần đến 2 – 3% trọng lượng cá. Chú ý kiểm tra thức ăn trên sàn để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho thích hợp, tránh tình trạng thừa, thiếu thức ăn. Kết hợp làm vệ sinh sàn ăn và nơi ăn trong ngày.

3. Quản lý chăm sóc

– Kiểm tra nước: Đảm bảo độ sâu nước ao tối thiểu 1 m, nước có màu xanh nõn chuối, vàng nhẹ phù hợp với cá nuôi; nếu nước có màu tối, xám xịt có nhiều hữu cơ, khí độc sẽ gây hại cho cá nuôi; nước trong veo hoặc có váng phèn lớp mặt và tích tụ đáy ao cũng gây hại cho cá. Vào các tháng có nhiệt độ cao, oi bức kéo dài dễ gây hiện tượng cá sốc nhiệt độ, đồng thời chất hữu cơ phân hủy nhanh, tiêu tốn nhiều dưỡng khí và thải ra ao hồ nhiều loại khí độc. Trong những điều kiện như vậy, ao nuôi cá phải bổ sung nước định kỳ 5 – 7 ngày/lần, mỗi lần 15 – 20% lượng nước ao hoặc tháo bỏ 1/3 nước ao và bơm nước mới vào.

– Kiểm tra tu bổ cống bọng, lấp kín các nơi rò rỉ, hang hốc.

– Theo dõi tình trạng ăn mồi (mạnh hay yếu), bơi lội (theo đàn hay tách đàn), màu sắc cá (bình thường theo đặc trưng loài hay biến màu), những biểu hiện bất thường cho ta dấu hiệu cá suy yếu, cá chết vài con đến nhiều con trong ngày. Các trường hợp này cần nhờ cán bộ thủy sản xem xét và có hướng dẫn điều trị cụ thể.

4. Phòng và trị bệnh a) Bệnh do ký sinh trùng

– Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở ương giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus).

– Cách phòng trị: Ao ương và nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần bón: Formol nồng độ 25 – 30 ml/m3, trị thời gian dài và nồng độ từ 100 – 150 ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5 g/m3 trị thời gian dài và từ 20 – 50 g/m3 trong thời gian 15 – 30 phút, cách này trị một lần; muối ăn để phòng trị bệnh cho cá, nồng độ 1% trị thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.

b) Bệnh xuất huyết

– Bệnh do vi khuẩn Aemomas hydrophia hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá có dấu hiệu toàn thân xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện với cá rô phi đỏ nuôi bè.

– Biện pháp đề phòng là tránh thả cá nuôi và hạn chế thay nước lúc giao mùa. Nên định kỳ bón và khử trùng nơi cho cá ăn. Cách trị là bón vôi và khử trùng nước, có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cá, tỷ lệ tuỳ theo tình trạng bệnh.

c) Cá trương bụng do thức ăn

Thường xảy ra ở các ao, bè do cá ăn thức ăn tự chế không được nấu chín, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được thức ăn, bụng cá trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và chết rải rác. Biện pháp khắc phục là kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều chỉnh lại cho thích hợp. Nếu trường hợp nặng, thường xuyên có thể thay đổi thức ăn. Trong thức ăn nên bổ sung men tiêu hóa (các probiotie…).

d) Cá chết do mật độ nuôi thả dày

Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao, bè nuôi thâm canh với mật độ quá dày. Cá chết không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỷ lệ cá chết phụ thuộc vào mật độ và chất lượng nước. Mật độ thích hợp để nuôi cá thịt là 100 – 120 con/m3 nước có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau những cơn mưa lớn. Vì thế cần nuôi với mật độ vừa phải (50 – 70 con/m3 nước) và chất lượng nước phải sạch.

5. Thu hoạch

Thời gian nuôi từ 4 – 5 tháng là thu hoạch được, đến giai đoạn này cá đạt trọng lượng trung bình 0,5 – 0,6 kg/con, nếu có điều kiện nuôi tiếp đến tháng thứ 9 – 10 thì trọng lượng cá đạt khoảng 1 kg/con.

Theo Ky Thuat Nuoi Trong

Đồng Tháp: Giá Cá Điêu Hồng Tăng

Khoảng 1 tuần qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tại huyện Cao Lãnh có chiều hướng tăng trở lại, người nuôi phấn khởi vì có thể thu được lãi khá.

Hiện tại, cá điêu hồng thương phẩm loại 1 giá 29.000 – 30.000 đồng/kg; loại 2 – 3 khoảng 24.000 – 27.000 đồng/kg.

Theo nhiều chủ lồng bè nuôi cá điêu hồng thuộc xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, cùng kỳ năm trước, người nuôi cá điêu hồng gặp nhiều khó khăn do giá cá thường xuyên ở mức thấp, nhiều hộ không cầm cự được phải nghỉ nuôi. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá cá tăng trở lại và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi.

Hiện cá điêu hồng thương phẩm được mua tại bè với giá tăng khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Bên cạnh đó, sức tiêu thụ thời điểm hiện tại cũng tăng khoảng 10 – 20% so với năm ngoái. Hiện cá điêu hồng đang tiêu thụ tốt tại thị trường các tỉnh miền Đông.

Năm nay, chi phí cho 1kg cá từ lúc thả nuôi đến thu hoạch khoảng 27.000 đồng, với mức giá hiện tại người nuôi có thể lời từ 3.000 – 4.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận, nguyên nhân khiến giá cá điêu hồng tăng là do thời gian dài trước đây giá cá xuống thấp, người nuôi bị thua lỗ nên không dám thả nuôi nhiều khiến thị trường thiếu nguồn cung. Song song đó, mực nước năm nay thấp cũng làm giảm số lượng lớn cá thiên nhiên nên cá điêu hồng nuôi bè được giá.

Nhiều chủ bè nuôi cá nhận định, biến đổi khí hậu ảnh hưởng khá nhiều tới năng suất cá điêu hồng nuôi bè. Hiện năng suất cá khoảng 9 – 10 tấn/bè (loại bè 6x12m).

Ông Phan Văn Hòa – Giám đốc Hợp tác xã cá điêu hồng Bình Thạnh chia sẻ: “Giá cá điêu hồng nuôi bè tăng hơn 1 tuần trở lại đây. Tuy vậy, người nuôi cá điêu hồng vẫn đang lo lắng là giá thức ăn luôn ở mức cao khiến người nuôi cũng nặng lo về chi phí”.

Cùng với cá điêu hồng thương phẩm, hiện tại, giá cá điêu hồng giống đang giữ mức 27.000 – 28.000 đồng/kg (loại 30 – 35 con), tăng khoảng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với tháng trước.

Nuôi Cá Điêu Hồng, Nông Dân Lãi 25

Nông dân lãi 25-30 triệu đồng/bè

Những ngày này, dù giá cá điêu hồng có giảm nhẹ so với trước nhưng ND nuôi cá làng bè ven sông Tiền vẫn phấn khởi do tiêu thụ cá điêu hồng rất tốt, giá cá đang ở mức có lợi.

Ông Lê Minh Sang – ND nuôi cá điêu hồng thuộc cù lao xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, gần 1 tháng nay thương lái đã hạ giá 2.000-3.000 đồng/kg so với trước. Hiện thương lái đến tận bè thu mua cá cho ND với giá 38.000 đồng/kg đối với hình thức bắt cá ôxy (cá sống đựng trong bao nylon có bơm ôxy), còn thương lái bắt bằng ghe đục có khoang thông đáy bằng lưới để chứa cá có giá 37.000 đồng/kg.

Theo ông Sang, giá cá điêu hồng giảm thời gian qua là do đã bước vào mùa mưa, lượng cá đồng tại các chợ nhiều. Mặt khác, cá điêu hồng tới lứa thu hoạch nhiều hơn trước cũng góp phần làm cho giá cá giảm nhẹ. Hiện nay, cá điêu hồng được các thương lái tại địa phương, hoặc các thương lái từ chúng tôi xuống tận bè bắt rồi tập kết ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền (TP.HCM) để phân phối khắp cả nước. Dù giá cá giảm nhưng tình hình tiêu thụ vẫn bình thường do cá điêu hồng vẫn được ưa chuộng.

Theo nhiều ND ở TP.Mỹ Tho, chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè hiện nay ở mức 30.000-32.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với năm ngoái. Chất lượng cá giống ngày càng giảm, dịch bệnh tăng dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Tuy nhiên, với năng suất bình quân trên 5 tấn/ha và giá bán cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng có thể lãi từ 20-30 triệu đồng/bè (tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi).

Ông Nguyễn Văn An ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, từ đầu tháng 5.2014 đến nay, giá cá luôn dao động ở mức 32.000-40.000 đồng/kg, nông dân có lãi khá nhưng lượng cá thu hoạch không nhiều.

“Hiện nuôi cá điêu hồng thuận lợi về giá, thị trường tiêu thụ nhưng thực tế nông dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Giá cá bấp bênh, chất lượng cá giống giảm, môi trường ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ hao hụt cá cao, giá thành sản xuất thức ăn ngày càng tăng, nhất là gần đây các đại lý không cho mua thiếu thức ăn cá như trước nên chúng tôi thiếu vốn sản xuất…” – ông An chia sẻ.

Giá cá giống ổn định

Do nhu cầu thả của ND tăng nên giá cá điêu hồng giống gần đây vẫn ổn định. Ông Lê Văn Bảy – ND ương cá điêu hồng giống ở xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy cho biết, cá điêu hồng giống loại 30-50 con/kg vận chuyển đến tận bè có giá 30.000-32.000 đồng/kg.

Theo nhiều ND ương cá giống, cá điêu hồng giống thường được ương trong ao đất với diện tích ương từ 500m2 đến vài ngàn m2, độ sâu từ 1-1,2 m, mật độ thả 100-150 cá bột/m2. Cá bột thường được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp độ đạm từ 26-35%, hoặc thức ăn tự chế. Sau 2,5 tháng ương cá bột phát triển thành cá giống cỡ 30-50 con/kg với tỷ lệ hao hụt khoảng 30-40%.

Khi thu hoạch, có thể đạt từ 400-450kg/ha cá giống. Trừ chi phí đầu vào, tính ra mỗi vụ ương 2,5 tháng, người ương cá điêu hồng giống lãi từ 17.000-19.000 đồng/kg (khoảng 70-85 triệu đồng/ha).

Thanh Công Theo danviet.vn