Cá Diếc Nuôi / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Bệnh Nuôi Cá Diếc: Hướng Dẫn Nuôi An Toàn

Để tránh dịch bệnh và giúp tăng năng suất, mật độ nuôi cá, bạn nên dùng ống tạo oxy đáy để cung cấp oxy và cải thiện môi trường nước. Xem tại:

Ống xốp tạo oxy nuôi thuỷ sản (nanotube / aerotube)

1. Bệnh nấm mang

Nguyên nhân: Nấm mang.

Triệu chứng lâm sàng: Cá bị bệnh trên mang có chấm ban xuất huyết, ứ huyết hoặc thiếu máu, thành mang hoa. Khi nghiêm trọng cá bị bệnh, tia mang nát, hoại tử, thiếu máu cao độ, mang có màu tro xanh. Cá bị bệnh không ăn, bơi chậm, thở khó, chức năng hô hấp suy yếu mà chết.

Phương pháp dự phòng:

Vệ sinh triệt để ao, trước khi thả cá giống dùng vôi bột và bột tẩy (dipterex) tiến hành tiêu độc ao.

Phải đảm bảo chất nước ao tốt.

Mùa bệnh lây nhiễm, dùng chlorine dioxide 8% và vôi bột, lượng dùng 1 lần là 0,3 – 0,5g/mét khối hoặc 20 – 30g/mét khối, xả toàn ao, 15 ngày 1 lần.

Phương pháp trị liệu:

Dùng culpric phosphate, bột pherous phosphate, nhiệt độ nước cao hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần 0,6 – 0,7g/mét khối, xả toàn ao một lần, khi nhiệt độ nước thấp hơn 30 độ C, lượng dùng 1 lần là 1g/mét khối, xả toàn ao một lần.

Ngày thứ nhất, dùng sodium diosulfate, lượng dùng 1 lần 1 – 1,5g/mét khối nước, xả toàn ao một lần; ngày thứ 2, dùng bột sodium triechloris cyanurate 3%, lượng dùng 1 lần 0,3 – 0,45g/mét khối, xả toàn ao 1 lần. Cách ngày lại dùng lại 1 lần, đồng thời dùng Natri vitamin C, mỗi kg thức ăn một lần cho thêm 0,7 – 1,5g, trộn đều thức ăn, một ngày 1 – 2 lần, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

2. Bệnh mây trắng

Nguyên nhân: Khuẩn đơn bào giả thối (peseudomonas fonloder)

Triệu chứng lâm sàng: Thời kỳ đầu, bề mặt cá diếc bị bệnh xuất hiện vật niêm dịch màu trắng dạng chấm nhỏ, sau đó hình thành một màng mỏng màu trắng, trùm lên phần đầu, phần lưng và đuôi cá xuất huyết chân vây, vây thủng, rụng vảy, hậu môn sưng đỏ. Cá bị bệnh ở trạng thái tê mê, bơi gần bờ, đáy lưới, bơi chậm, ngưng ăn, chết dần.

Quy luật dịch bệnh: Chủ yếu phát sinh ở cá diếc nuôi lồng bè nước chảy chậm hoặc nước gầy hoặc cá diếc nuôi ở ao nước chảy kinh doanh chiều sâu, tỷ lệ chết lên đến trên 60%. Mùa bệnh từ tháng 4 đến 6, nhiệt độ nước 6 – 18 độ C dễ phát bệnh, khi trên 20 độ C, bệnh có thể tự khống chế.

Phương pháp dự phòng:

Sau khi phát bệnh, dùng chlorine dioxide nồng độ 0,1 – 0,2mg/mét khối xả vào ao hoặc lưới bè, hoặc dùng chlorine dioxide 0,15g/mét khối xả toàn ao 1 lần. Khi bệnh nặng cách ngày lại dùng 1 lần, đồng thời cho ăn thêm thuốc kháng khuẩn.

Dùng sodium triechlorisocyanurate, lượng dùng 1 lần là 0,38g/mét khối xả toàn ao (hoặc lưới bè) 1 lần.

3. Bệnh chấm trắng (bệnh Bạch điểm)

Nguyên nhân: Giun đa túc (myriapod)

Triệu chứng lâm sàng: Khi vi trùng gây bệnh ký sinh lượng lớn, mụn chấm trắng phủ đầy bề mặt, vây và mang, phần ổ bệnh xuất hiện viêm bề mặt, vây nát nứt nẻ, cá thân gầy yếu, chậm chạp, thở khó, kiệt sức mà chết.

Quy luật dịch bệnh: Từ cá bột cho đến cá lớn đều phát bệnh, nhưng chủ yếu là cá bột, cá giống. Mật độ cao càng dễ phát sinh. Mùa lưu hành là đầu đông cuối xuân, nhiệt độ nước dưới 10 độ C hoặc trên 26 độ C không phát bệnh.

Phương pháp dự phòng:

Triệt để tiêu độc ao nuôi, phơi khô đáy ao, tiêu diệt trứng giun trong bùn.

Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm môi trường nước tốt, nâng cao sức miễn dịch của cá.

Khi thả cá giống xuống ao, dùng dung dịch potassium permanganate nồng độ 10 – 15g/mét khối ngâm 15 – 30 phút.

Phương pháp trị liệu: Gừng tươi, một lần dùng nước gừng 4g/mét khối xả toàn ao, cách ngày 1 lần, dùng liền 2 lần. Cách chế biến: 1kg gừng tươi cho vào 4 lít nước, nấu còn 2 lít nước gừng.

4. Bệnh giun bào tử dính

Nguyên nhân: Giun điển bào

Triệu chứng lâm sàng: Vi trùng sinh bệnh ký sinh ở trong thịt phần lưng sau đầu cá diếc, sinh nở trong sợi cơ và thay thế sợi cơ (musclefiber), gây ra u bướu nổi lên, dùng tay sờ chỗ bị bệnh có cảm giác mềm, giống như da cá sắp bị rách ra.

Quy luật lưu hành: Lưu hành vào cuối hạ đầu đông. Chủ yếu nguy hại cá diếc 1 tuổi.

Phương pháp dự phòng: Giống bệnh giun điển bào cá chép hoang dã.

Phương pháp trị liệu: Giống bệnh giun điển bào cá chép hoang dã.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Diếc Tăng Năng Suất Hiệu Quả Cao

Cá diếc có tên khoa học là Carasius auratus, là loại cá nước ngọt, cùng họ với cá chép. Cá diếc có kích thước nhỏ, lớn chậm hơn cá chép. Thịt cá diếc thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Loài cá này có đầu và đuôi thuôn, miệng hướng lên trên, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Vây lưng dài nhỏ dần về phía đuôi. Vây đuôi xòe hai thùy nhọn xiên bằng nhau. Toàn thân có màu bạc, bụng màu nhạt hơn phía lưng. Ở Việt Nam, cá diếc là loại sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao.

Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thịnh, do cá có kích thước nhỏ, lớn chậm nên ít được nuôi hơn so với một số loài cá nước ngọt khác. Tuy nhiên, cá diếc có ưu điểm là có thể nuôi ở những nơi có mực nước thấp như ruộng lúa, nhất là những vùng ruộng trũng.

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi gần nguồn nước sạch để chủ động thay nước mới vào ao như: sông ngòi, ao hồ, mương, giếng khoan, giếng đào; Đất không bị chua hoặc mặn, không có chất độc hại cá, là đất thịt hoặc đất pha cát; Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát để thuận lợi khi thu hoạch và công tác cải tạo ao;

Trước khi thả cá cần cải tạo lại ao độ sâu bùn không quá 25cm, nước sâu 1,5m trở lên. Mỗi ao đặt một dàn cho ăn, trên lắp 1 máy cho ăn tự động, máy tăng oxy. Đồng thời phải có bút máy đo pH để đo và canh chỉnh độ pH cho nước ao.​

Sau khi cải tạo xong có thể bón lót phân chuồng đã ủ mục để tạo thức ăn ban đầu cho cá con, với lượng 50 – 60 kg/100m2. Sau khi bón lót và lấy nước vào ao để khoảng 3 – 4 ngày mới thả cá.

Thức ăn

Một trong những mấu chốt quan trọng của nuôi thâm canh cá diếc là nuôi bằng thức ăn có chất lượng cao, còn nuôi thức ăn thông thường giá trị thấp không thể cho năng suất cao được, sử dụng thức ăn như cám, bột đậu tương, thức ăn có hàm lượng đạm 38-40%, hệ số chuyển hóa cao, có thể giúp cá lớn nhanh, chất lượng thịt tốt. Nên viên hạt thức ăn nhỏ vì miệng cá diếc nhỏ.

Ở nhiệt độ 20-30 độ C, cho ăn 2,6% trọng lượng cá/ngày đối với cá dưới 85g. Ở nhiệt độ 24-29 độ C cho ăn nhiều hơn, ở 30-32 độ C cho ăn bằng mức 20-30 độ C.

Tuyển chọn giống

Chất lượng cá giống là một trong các tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất. Do vậy khi chọn con giống thả nuôi cần phải đạt các tiêu chuẩn con giống khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ, không bị xây xát; bơi lội nhanh nhẹn, hoạt bát, bơi lội dưới mặt nước và thích bơi ngược dòng nước nhẹ;

Màu sắc cá sáng tươi, da nhiều nhớt; Mua giống ở các cơ sở sản xuất giống uy tín và đảm bảo chất lượng, giống đã qua kiểm tra chất lượng con giống.

Biện pháp quản lý môi trường ao nuôi:

Thay nước: Thay nước theo định kỳ (hàng ngày, tuần, tháng) tùy theo mức độ nhiễm bẩn của ao. Mỗi lần thay 20 – 30% (50%) lượng nước trong ao. Tăng mực nước theo sự tăng trưởng của cá. Mực nước ao nuôi tốt nhất nên giữ ở mức ổn định 1,5 – 1,8m nhằm tránh sự biến động nhiệt độ trong ngày đêm.

Phòng bệnh tổng hợp

Cá nuôi trong ao bị bệnh là do sự tác động của 3 yếu tố: Môi trường nước ao nuôi xấu; Cá bị yếu; Trong ao có nhiều mầm bệnh. Do cá sống trong nước nên khó quan sát và theo dõi để chẩn đoán chính xác dịch bệnh. Khi bị bệnh, cá thường bỏ ăn, nếu trộn thuốc vào thức ăn để chữa bệnh thường không có hiệu quả. Vì vậy chữa bệnh cho cá thường rất khó khăn và phức tạp. Môi trường nước lại là môi trường dễ lây lan bệnh, nên khi nuôi phải phòng bệnh cho cá. Lấy phương châm “Phòng bệnh là chính, chữa bệnh là phụ”.

Phòng bệnh là áp dụng các biện pháp để hạn chế mầm bệnh, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cá và quản lý môi trường nuôi trong sạch.

Khi nguồn nước lấy vào phải sạch, ao nuôi phải quang đãng, xung quanh ao không có cây cối rậm rạp. Trước khi thả cá, phải xử lý ao và tẩy đáy ao đúng quy trình kỹ thuật, phơi đáy ao và tẩy bằng vôi bột với lượng 10-12kg/100m2. Vớt hết thức ăn thừa (nhất là cỏ, lá) trước khi cho cá ăn lần mới.

Cá giống phải khoẻ mạnh, không bị xây xát, không dị hình. Không thả cá giống quá nhỏ; Cá nuôi phải thật khỏe mạnh, mật độ nuôi vừa phải, tỷ lệ ghép thích hợp để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao và tránh không để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi,

Tránh làm cá bị sốc: cá giống mới mua về cần để cá có thời gian quen dần với nước ao bằng cách té nước ao vào thung, chậu đựng cá giống hoặc ngâm cả túi cá xuống ao 15 phút cho nhiệt độ trong túi và nước ao cân bằng nhau, rồi mới thả cá ra ao. Tránh gây xáo trộn môi trường trong quá trình nuôi.

Chữa Bệnh Bằng Cá Diếc

Ngoài việc hỗ trợ chữa tiểu đường, cá diếc còn có tác dụng tốt với những người bị xơ gan, viêm loét dạ dày, viêm thận…

: Cá diếc một con khoảng 250 gr, 50 gr hạt tía tô. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng. Hạt tía tô tán nhỏ, cho vào bụng cá, hấp cách thủy. Ăn ngày một lần, 15 ngày là một đợt điều trị. Cần ăn 3 – 4 đợt, sẽ cho kết quả tốt.

Hay buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc một con khoảng 250 gr, làm sạch. Sa nhân, gừng tươi, hạt tiêu mỗi vị 3 gr đã phơi khô, tán nhỏ. Trộn thịt cá diếc với bột trên rồi cho vào nồi, đổ 400 ml nước đun đến khi còn 100 ml thì chia làm hai lần uống trong ngày. Viêm thận mãn tính: Cá diếc một con khoảng 300 gr, 15 gr chu sa, 15 gr phèn chua. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng, phèn chua tán bột mịn cho vào bụng cá cùng với chu sa. Lấy lá chuối bọc cá lại, sau đó lấy đấy sét bọc kín cá đem nướng trên than hồng. Khi đất khô đỏ thì lấy cá ra, tán bột mịn, chia uống ba lần trong ngày cùng 100 ml nước sôi để nguội pha cùng 50 ml rượu.

Xơ gan: Cá diếc hai con khoảng 350 gr, 10 gr hồng hoa. Cá diếc làm sạch, hồng hoa cho vào túi vải mỏng. Cho tất cả vào nồi cùng 400 ml nước, đun nhỏ lửa đến khi chín rồi ăn cá, uống hết nước. Ăn liền trong 15 ngày, mỗi ngày một lần.

Hen suyễn: Cá diếc ba con khoảng 300 gr, 100 gr bán hạ chế, 70 gr gừng khô. Cá diếc làm sạch, bỏ nội tạng, cho vào nồi đất sấy khô, tán bột mịn cùng bán hạ chế, gừng khô. Mỗi lần uống 4 – 5 gr cùng nước sôi để nguội đã pha thêm lượng rượu bằng 20% lượng nước. Uống ngày ba lần, điều trị nhiều ngày sẽ cho kết quả tốt.

Viêm loét dạ dày: Bong bong cá diếc rửa sạch, gián ròn bằng dầu vừng rồi tán thành bột. Uống mỗi lần 5 – 6 gr, ngày uống hai lần.

Công Dụng Của Cá Diếc

Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.

Một số món ăn, bài thuốc từ cá diếc:

Cháo cá diếc, táo đỏ: Cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.

Dùng cho các chứng bụng lạnh đau do tràng vị bất hòa, chống nôn mửa, chân tay phù thũng….

Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng trong 3 – 5 ngày.

Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.

Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g.

Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm).

Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.

Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.

Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.

Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát.

Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu.

Ngoài các món trên, các bạn có thể thực hiện CÁ DIẾC KHO, CÁ DIẾC RÁN… để ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Theo bepque.com