Cá Dìa Hấp Nấm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Diêu Hồng Hấp Nấm

Cá diêu hồng hấp nấm

Written by Chang Chang and from Overblog

Cá Diêu Hồng Hấp vừa giữ được vị ngọt của cá vừa có vị ngọt của nấm hòa quyện tạo sự hấp dẫn khó tả của món ăn này. Cùng tìm hiểu cách làm ngay thôi nào.

Nguyên liệu làm cá Diêu Hồng hấp nấm

-    1 con cá diêu hồng 1kg

-    50 nấm mèo trắng

-    50g nấm bào ngư

-    2 củ hành tây

-    4 muỗng canh nước tương

-    2 muỗng cà phê muối tiêu

-    1 muỗng cà phê đường

-    1 muỗng canh dầu mè trắng

-    1 muỗng nhỏ gừng cắt sợi

-    1 trái ớt sừng cắt khoanh

-    1 trái ớt sừng cắt sợi

-    Đầu hành lá chẻ sợi ngâm nước, cọng hành lá chần nước sôi.

-    2 miếng giấy nhôm dài 55cm, rộng 30cm

Cá Diêu Hồng hấp nấm

Cách làm cá Diêu Hồng hấp nấm

-    Cá diêu hồng làm sạch, rửa, để ráo, khuấy đều 2 muỗng canh nước tương + muối + tiêu + đường + ½ muỗng canh dầu mè, cho các vào ướp 2 giờ, luôn trở cá để cá ngấm đều gia vị.

-    Nấm mèo trắng ngâm nước nóng nở mềm, rửa ráo, cắt gốc. Nấm bào ngư rửa nước muối pha loãng. Rửa lại nước sạch, vắt ráo nhẹ tay. Hành tây cắt múi cam. Dùng lá hành đã chần nước sôi cột các đầu hành chẻ sợi thành một bó.

-    Lót 1 miếng giấy nhôm vào đĩa thủy tinh, xếp cá diêu hồng vào giữa, trải gừng và ớt cắt sợi lên trên, cho nấm mèo trắng vào góc đĩa, dùng giấy nhôm đậy kín đĩa cá. Hấp trên lửa lớn 10 phút. Đem ra, mở giấy, cho hành tây rưới nước tương và dầu mè vào, đậy lại hấp tiếp 5 phút.

-    Bóc bỏ giấy bọc cá, gắp bỏ gừng và ớt cắt sợi, trang trí nấm bào ngư + ớt sừng cắt khoanh + hành lá, dọn dùng nóng với tương ớt.

Share this post

To be informed of the latest articles, subscribe:

Cách Làm Cá Dìa Hấp Thơm Ngon Đơn Giản

Cách làm cá dìa hấp cực thơm ngon và đơn giản nhà nhà đều thích với vị ngọt của cá tạo nên hương vị thanh đạm, ngọt ngọt và hấp dẫn cho thực khách. Chính vì thế nên hôm này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách làm món ăn ngon hấp dẫn này nha, hãy theo dõi siêu đầu bếp là tôi đây thực hiện xem nào.

Các nguyên liệu cần có làm cá dìa hấp

Cá dìa: 600g.

Dứa: 1/3 quả.

Nấm bào ngư: 20g.

Hành củ tây: một củ.

Cà chua: một củ.

Dưa chuột: 1 trái.

Gừng: 1/3 củ.

Sả cây, ớt.

Chanh, ngò, hành lá.

Gia vị: mắm, muối iod, hạt nêm, dầu ăn hào, dầu mè, tương ớt cay.

Công thức làm cá dìa hấp

Bước 1: Sơ chế cá và Nguyên liệu

Cá khi mua về làm sạch, rửa thật sạch, để ráo, khứa xiên trên mình cá.

Cà chua rửa sạch sẽ, bổ múi cau.

Cần tây nhặt sạch, mang đi rửa thật sạch, căt khúc.

Nấm cắt vứt phần gốc, mang đi rửa thật sạch.

Thơm xắt khúc vừa ăn.

Dưa chuột thái chỉ.

Gừng tươi rửa cho thật sạch, thái từng sợi.

Sả rửa cho thật sạch, xắt lát.

Hành lá rửa cho sạch, cắt thành từng miếng.

Bước 2: ướp cá

Rót dầu hào, dầu thực vật mè, tương ớt cay, mè vàng, hạt nêm, nước mắm, gừng tươi vào đĩa đảo đều.

Đặt cá vào một chiếc dĩa sâu lòng, rưới các thành phần hỗn hợp trên lên cá. Sử dụng gang tay nilon sát đều lên cá cho cá ngấm gia vị. Để khoảng 15 ph.

Bước 3: Hấp cá

Cho những gia vị đã chuẩn bị vào tô cá, trang trí cho đẹp mắt sau đó đặt vào nồi hấp, hấp chừng 20 ph. Cá chín thì bắc đĩa ra là có thể gặm nhấm.

5/5

(1 Review)

Bệnh Nấm Cá Và Cách Xử Lý Hồ Cá Bị Nấm

Bệnh nấm cá là một trong số những dạng bệnh khá phổ biến khi chơi cá cảnh và thủy sinh. Đây là một trong số những bệnh khiến đàn cá của bạn có thể bị tèo ngay chỉ sau một đợt bùng phát bệnh này.

Bệnh nấm cá là gì?

Bệnh nấm cá là một loại bệnh rất phổ biến ở các dòng cá trong khu vực nhiệt đới. Đây là một dạng vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước của cá, những tế bào này sẽ xâm nhập vào cơ thể của cá và gây bệnh cho cá cảnh mỗi khi đàn cá của bạn bị stress, bị bệnh hay thay đổi các yếu tố môi trường xung quanh.

Dạng bệnh này tiềm tàng như virus cảm cúm ở cơ thể con người vậy, chỉ cần cơ thể yếu là chúng bắt đầu phát bệnh chỉ sau 1 ngày.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm cá rất đa dạng và khó lường, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính sau đây:

Cá mang bệnh sẵn từ ngoài tiệm thủy sinh, cá cảnh.

Bể bẩn, không vệ sinh bể thủy sinh cá cảnh

Cá bị thương, yếu hoặc đang mắc các dạng bệnh khác.

Sức khỏe của cá yếu do chế độ ăn không tốt.

Cá bị stress

Thay đổi các yếu tố môi trường trong hồ thủy sinh đặc biệt là thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Cách chữa bệnh nấm trắng cá cảnh

Nếu bạn nhìn thấy cơ thể những chú cá của mình lốm đốm những chấm nhỏ màu trắng, đây chính là biểu hiện của việc cá của bạn đã bị phát bệnh nấm trắng. Hãy chữa trị ngay trước khi đàn cá của bạn bị kiệt sức và chết với loại bệnh nguy hiểm này.

Hiện nay, có khá nhiều dòng thuốc có thể hỗ trợ chúng ta trị các dòng bệnh nấm trắng ở cá cảnh như: Bio kock 2, tetra nhật….hay đơn giản như muối hột cũng là một phương thuốc hiệu quả để trị bệnh nấm ở cá.

Chúng tôi đã sử dụng muối hột để chữa bệnh nấm ở cá đơn giản, và bạn có thể xem video bên dưới.

Lưu ý: cách này không khuyến khích cho các bể thủy sinh, vì muối có thể gây ảnh hưởng tới cây thủy sinh trong hồ nhà bạn.

Tăng nhiệt độ lên 30 độ

Tăng nhiệt độ là các hiệu quả nhất để chữa bệnh nấm cá, vi khuẩn nấm sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường có nhiệt độ trên 30 độ. Bạn có thể tìm mua một sản phẩm sưởi cho hồ cá ở các tiệm thủy sinh và về nhà sử dụng để trị bệnh nấm cho cá và kết hợp với các sản phẩm thuốc bên dưới.

Bio Knock 2

Bio Knock 2 là dòng thuốc trị nấm của Thái chai đen được sử dụng cho cá cảnh cả trong nước biển và nước ngọt. Nó có tác dụng chữa bệnh tất cả các loại nấm cho cá như nấm trắng, nâm thân. Đặc biệt nhất là sát trùng cho cá, dùng hiệu quả cho các loại cá cảnh như: Neon, Guppy, Betta, La Hán, …

Cách sử dụng: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.

Tetra Nhật

Tetra Nhật là sản phẩm chuyên dụng để trị các dạng bệnh như nấm và các bệnh ngoài da cho cá. Đây là một sản phẩm thuốc đã khá lâu đời và được nhiều người nuôi cá cảnh tin tưởng sử dụng, đặc biệt là người chơi cá betta.

Cách dùng:

Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại.

Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh.

Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.

Muối hột

Cách xử lý hồ cá bị nấm

Sau khi bạn đã chữa trị đàn cá của bạn khỏi, hãy tính đến việc vê sinh và khử khuẩn bể cá của bạn bằng các dòng sản phẩm như: Bio Knock 2, Tetra nhật hoặc thêm 1 chút muối hột nho nhỏ vào hồ để có thể diệt khuẩn và phòng chống các bệnh nấm cá.

Định kỳ vệ sinh, hút phân cá để đảm bảo môi trường nước trong hồ thủy sinh, cá cảnh luôn tốt nhất có thể.

Cải tạo hệ thống lọc, vi sinh…của bể là cách tốt nhất giúp môi trường sống của cá được tốt nhất, từ đó giúp giảm thiểu lượng vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong môi trường nước, từ đó sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cá.

Cho ăn thức ăn tốt và chế độ ăn phù hợp giúp cá có thể phát triển khỏe mạnh hơn và tăng sức đề kháng với các dạng bệnh.

Video chia sẻ về 2 dòng thức ăn rất tốt cho cá cảnh, thức ăn này giúp tăng sức đề kháng và giúp cá vượt qua các loại bệnh thường gặp.

Tổng kết

Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và sức đề kháng của cá để có thể vượt qua được mọi loại bệnh – Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.

Bệnh Nấm Mang Trên Cá

Bệnh nấm mang trên cá Ảnh: Internet

Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.

Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930. B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ. B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.

Dấu hiệu bệnh lý

Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

Triệu chứng bệnh nấm mang

– Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.

– Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

Có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý đã mô tả, kiểm tra các bệnh phẩm lấy từ mang cá bệnh dưới kính hiển vi từ đó phát hiện các sợi nấm và bào tử phát triển trong các tơ mang. Phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E, để phát hiện ra các thể sợi và bào tử của nấm và quan sát sự biến đổi bệnh lý trong tổ chức mang cá bệnh. Phương pháp phân lập cũng có thể được áp dụng để xác định chính xác giống loài tác nhân gây bệnh.

Phòng bệnh nấm mang ở cá

– Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10 kg/100 m2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.

– Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

– Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

Trị bệnh

– Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH)2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m2.

– Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao.

– Hòa tan Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.