Cá Dìa Hấp Lá Giang / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cách Nấu Cá Dìa Lá Giang Ngon Miệng Đậm Đà

Cá dìa rất dễ chế biến, và nướng, hấp, nấu canh, chiên gì cũng ngon cả. Trông bên ngoài là vậy, chứ ấy có thớ thịt trắng ngần, dai như thịt gà ta và mùi thì rất thơm. Với tiết trời luôn oi nóng, đến bữa cơm mà có món canh chua lá giang nấu với cá dìa thì chẳng ai chê được.

Nguyên liệu chuẩn bị

Cách nấu cá dìa lá giang đậm đà hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà chỉ cần qua vài bước thực hiện và các nguyên liệu quen thuộc sau

2 con cá dìa

1-2 muỗng tỏi phi

1 muỗng mắm

1 trái ớt

Muối

Bột ngọt

Đường

Hành lá,ngò gai, ngỗ, lá é trắng

Cách nấu cá dìa lá giang ngon miệng đậm đà

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu sẵn sàng. Cho cá dìa vào nấu với ít muối hoặc nếu nhà không có bé ăn cùng món này thì, giã 3 trái ớt xanh cho vào

Bước 2: Rồi cho lá giang vào luôn nha, đợi lá giang chín chuyển sang vàng úa thì sẽ ra nhiều chất chua, lúc này nêm thêm 1 muỗng mắm, đường, muối cho vừa khẩu vị nha. Rồi cho thêm tỏi phi vào, tắt bếp nêm thêm hành lá, ngò gai, ngỗ

Bước 3: Có thể ăn với bún hoặc cơm, kèm thêm chén muối ớt xanh hay là mắm mặn dầm ớt đều ngon!

Bạn nghĩ cách nấu cá dìa lá giang trong bao lâu thì hoàn thành? Cách làm Cá Dìa Nấu Lá Giang rất khó khăn? Chỉ cần qua 3 bước xử lý 8 nguyên liệu cần chuẩn bị bên trên bạn sẽ thấy việc nấu cá dìa nấu lá giang không những không khó mà còn đơn giản ngoài sức tưởng tưởng của bạn.

Theo hoccachlam.com

Cá Điêu Hồng Hấp Lá Nhàu

+ Tên ” cá Điêu hồng” được dịch từ tiếng Trung Quốc để chỉ một loài cá thuộc họ cá tráp ở biển (Plectorynchus). Người ta gọi cá rô phi đỏ là “cá điêu hồng” vì chúng có hình dạng và màu sắc giống nhau.

+ Từ năm 1997, rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay chúng đã phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của ta và là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.

+ Như vậy, cá điêu hồng cũng chỉ là cá rô phi có màu đỏ. Sau khi đã có dòng cá rô phi đỏ, người Đài Loan phát triễn mạnh nuôi dòng cá này với cá được sử lý hoặc lai cho cá toàn là đực. Từ đó Rô phi đỏ từ Đài Loan đã được du nhập sang nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á và cũng được phát triển với các hình thức nuôi thâm canh hoặc quảng canh.

Nhàu là loại cây trái hoang dã nhưng có nhiều công dụng quý tốt cho sức khỏe, mời bạn cùng tìm hiểu:

_ Nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc. Các bộ phận của cây nhàu được dùng làm thuốc là và thường được dùng tươi hay khô. Người ta thu hái nhàu quanh năm (thu hái lá nhàu tốt nhất vào mùa xuân, quả nhàu vào mùa hạ).

_ Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng.

_ Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra trái nhàu còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng. Quả nhàu khô còn được dùng ngâm rượu.

_ Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường lá nhàu dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá nhàu thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá nhàu thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g lá nhàu sắc uống.

_ Lá nhàu tươi 3-5 lá, bạn rửa sạch nấu với nửa lít nước còn lại 200ml chia 2 lần uống/ngày.

_ Lá nhàu khi nấu ăn vừa tạo hương thơm nồng hấp dẫn cho món hấp, vừa có tác dụng chữa các chứng mụt nhọt, trị sốt, ho… món ăn này sẽ đem lại khẩu vị mới cho thực đơn sức khỏe bổ dưỡng của bạn.

_ Lá nhàu có công dụng thật tốt cho sức khỏe vì vậy cá điêu hồng hấp lá nhàu là món ăn thật ngon và bổ dưỡng:

* Lá nhàu non: 7 – 10 lá. * Cá điêu hồng con to: 400-600 gram.

* 1 cái tô to, 1 nồi đun. * Hành lá, Ớt , Tỏi phi, Tiêu, đường, Nước tương, Dầu ăn, dầu mè, nước màu dừa…

1./ Cá điêu hồng mua về con còn tươi, làm sạch, để ráo nước.

2./ Dùng dao khứa vài đường trên mình cá. Tiến hành ướp cá với tỏi bằm, tiêu, 1 muỗng canh nước tương, chút đường để thấm khoảng 15 phút có thể thêm một ít nước màu dừa.

3./ Lá nhàu đem rửa sạch, cắt nhỏ, nhuyễn. Phi ít tỏi.

4./ Cho cá vào 1 cái đĩa sâu lòng, cho chút dầu ăn vào, tiến hành hấp cho cá gần chin rồi cho lá nhàu xắt nhuyễn vào, hấp vài phút cho vừa chín. Sau đó rắc ít tỏi phi.

5./ Tiến hành làm hỗn hợp gồm: dầu mè, nước tương, đường và chút nước nấu thành sốt, nêm lại chút hạt nêm. Tiến hành đun sôi hổn hợp rồi rưới lên mình cá.

+ Cá điêu hồng hấp lá nhàu dùng ăn với cơm nóng hoặc quý ông có thể nhâm nhi vài chai rượu thuốc vừa trò chuyện.

Ngoài hấp lá nhàu thì cón các món ngon từ cá diêu hồng:

Cá diêu hồng chiên xù.

Cá diêu hồng hấp.

Cá diêu hồng kho.

Cá diêu hồng sốt chua ngọt.

Cá diêu hồng sốt cà chua.

Cá diêu hồng nấu ngót.

Cá diêu hồng om dưa.

Cá điêu hồng nướng muối ớt.

cá điêu hồng sốt cà chua.

Cá điêu hồng hấp nấm.

Cá điêu hồng chưng tương.

Một số kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất:

# Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, bạn cần lưu ý các điểm cơ bản sau:

# cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá điêu hồng sống trong mọi tầng nước.

# Nguồn thức ăn của cá điêu hồng: Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữu cơ, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loại cám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,… các nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản (nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,….) hay các phấn phẩm lò giết mổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấp cho cá nuôi.

# Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5 – 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏ đều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.

# Lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát. Nước trong ao gồm màu sắc và mùi vị nếu bạn thấy nước bẩn thì cần phải thay nước sạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.

# Ao nuôi cá điêu hồng: phải được thực hiện các bước cải tạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bón vôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15 kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vào ao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữ vào ao nuôi.

# Chọn ao nuôi cá điêu hồng có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8 – 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết. Mật độ nuôi cá điêu hồng: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghép với nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phi vằn… Nếu bạn chỉ nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 – 8 con/m2.

# cá điêu hồng nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được, vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con. Nếu cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếu không đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôi tiếp 1 – 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.

Cá Dìa Nướng Lá Chuối Ăn Một Lần Nhớ Mãi

Đến hè, các con tôi được nghỉ học, cả nhà mới có dịp về quê ngoại để vui chơi và ăn những món “đặc sản” mà tôi có cảm giác chỉ có quê ngoại mới ngon đáo để. Ninh Thuận, có những dải biển dài thật đẹp, nước biển thì trong xanh, từng đợt sóng vỗ rì rào, thầm thì như mời gọi…

Cá dìa nướng lá chuối ngon đáo để

Với những ai xa quê, đi đâu và làm gì có lẽ sẽ không thể quên cảnh những đứa trẻ đầu trần chân đất trong đó có tôi, mỗi ngày sau khi đi học xong đều chạy ra biển, biển như thể mời gọi, như rất chiều lòng người…

Biển luôn ưu ái những đặc sản ngọt ngào cho những trẻ em nghèo vùng biển bọn tôi. Trong tất cả các loại như hàu nướng, tôm nướng mọi hoặc cá nướng muối ớt… món nào cũng ngon nhưng tôi vẫn thích nhất là cá dìa bông nướng lá chuối, bởi thịt cá dai, vị rất ngọt.

Sáng tinh mơ, tôi và mẹ đi ra biển, vừa ngắm bình minh và được thấy cảnh tấp nập của những người con xứ biển khệ nệ bưng những thúng cá to, tươi roi rói vào bờ, cảnh cười nói, mua bán thoáng cái đã xong.

Mẹ cùng tôi mua về một mớ cá tươi các loại nào là cá dìa, cá kiếm, cá liệt… ôi toàn những loại cá tôi thích. Tôi nghĩ trong bụng ở Sài Gòn tìm đâu ra cá tươi mà lại rẻ như thế này.

Về nhà, mẹ tôi lại bắt tay vào việc sơ chế cá ngay, mẹ nói cá dìa ngon nhất là từ độ tháng 4 đến tháng 6, đây là giai đoạn cá trưởng thành nên thịt cá săn chắc và thơm ngon hơn. Cá dìa có thịt trắng và dai nên thường là nướng mọi, với muối ớt, mỡ hành hoặc hành lá bọc trong lá chuối được xem là ngon nhất…

Cá dìa nướng lá chuối giòn tan, thơm phức

Vừa nói mẹ nói tôi giả ít muối ớt, còn mẹ thì dùng dao khứa vài nhát lên mình cá để khi ướp gia vị sẽ thấm vào mình cá khi ăn sẽ đậm đà và ngon hơn, sau đó mẹ lấy 1 ít bột ngọt, ít muối ớt đã giả nhuyễn ướp trên mình cá tầm 5 phút, sau đó mẹ lại để cá vào trong lá chuối, thêm ít đầu hành và quấn lại đem nướng trên bếp than.

Vị thơm lừng của cá, xen lẫn vị cay nồng của ớt xiêm tất cả như quyện vào nhau cùng với hương thơm đặc trưng của lá chuối, làm dậy nên một mùi thơm quyến rũ không thể cưỡng lại được. Thịt cá dìa ngọt lịm, trắng tươi, ăn một miếng, thòm thèm muốn ăn miếng nữa. Ngày xưa, khi chị em tôi rỉa thịt cá xong, còn xương và đầu cá mẹ lại đem nướng vàng, ăn vào, giòn tan thơm phức.

Người Lao động

Nồng Nàn Canh Chua Cá Dìa, Cá Dò Vò Lá Me Non

Canh chua gần như món truyền thống của người Việt. Mỗi miền mỗi khác, tận dụng những cây trái quanh mình để tăng độ ngon của tô canh nóng hổi.

Với người Ninh Hòa, thường thì cái nào ra cái đó. Đắng phải đắng nghét, chua thì chua lè, ngọt phải ngọt lịm, cay thiệt xé họng, còn mặn luôn chát chúa. Nên canh chua thường rất chua, không ngọt như người miền Nam hay nấu.

Lạ ghê, trời càng nóng, canh chua càng ngon mới ác. Một chén cơm, hai chén cơm, ba chén cơm vẫn chưa thấy đã.

Hình như bất kì cá, thịt, cây cỏ nào, qua bàn tay tài hoa của các dì, các mẹ, đều có thể trở thành tô canh chua quyến rũ. Với mỗi loại thịt, cá đồng hay cá biển, tùy từng mùa mà họ chọn me trái, lá me, lá giang hay khế cho phù hợp. Còn không sẽ trớt quớt thấy ghê.

Để canh chua thêm đậm đà nhất định phải ăn kèm nước mắm nhỉ dầm ớt xanh. Nhưng tuyệt hảo phải là muối é trắng. É trắng mọc nhiều ở miền Trung, sống khỏe trên vùng đất khô cằn, nóng bỏng. Giã é với muối hột và ớt xanh mới ngon. Muối hầm rất gắt và đắng. Còn ớt đỏ lại làm phai đi màu xanh của lá. Nội nhìn chén muối thôi là xốn xang nơi đầu lưỡi. Không có canh chua thì bốc cơm nguội chấm muối ăn cũng no đến cành hông.

Với cá trầu, không cần môn, bạc hà, đậu bắp hay hành ngò chi hết. Chỉ khế chua, bắp chuối, ngổ và é là đủ làm lòng dậy sóng. Canh chua cá trầu có màu trắng đục nhờ nước khế và mủ của bắp chuối. Húp một muỗng, vị chua và chát ngây ngất mấy tầng mây. Gà tơ nấu canh chua lá giang ăn ngon muốn xỉu. Chẳng é ngổ giá hành chi cho rườm rà, cứ nắm lá giang và con gà là có nồi canh ngon thấy mấy ông trời.

Với người Ninh Hòa, cá lạt được coi là lộc của trời bởi thịt dai và béo. Với hai khúc cá là nồi nước ngọt ngay. Chấm vào muối é hay nước mắm dầm ớt, ngon đến nỗi chẳng biết trời trăng mây nước là gì. Cá bóp nhìn như cá thu nhưng thịt dai hơn nhiều.

Đặc biệt, có lớp da dày, nhám nhưng không tanh. Bao tử cá bóp dai và giòn, thuộc loại xưa nay hiếm. Nhiều tiền chưa chắc có mà ăn. Canh chua cá bóp tưởng chua, nhưng ăn một hồi đâm ngọt. Gắp thịt cá ra dĩa, lấy đũa xắn làm tư, nhai một hồi, nhất là lớp da, có cảm giác như đang ăn miếng kẹo dẻo không bằng.

Có nhiều loại cá cơm, như cơm than, cơm săn, cơm đổng, to cỡ ngón út, bụng trong ngần nhìn thấy ruột. Nấu canh chua lá me hay ngổ có tí giá với măng chua, nhai nguyên con, xương mềm, ruột đắng. Rẻ nhưng ngon không kém những loài cá đắt tiền khác. Béo nhất, sang nhất và mắc nhất là canh chua cá mú. Thỉnh thoảng mới thấy người ta bán ở chợ bởi nó mắc như vàng, ít người dám mua về ăn lắm.

Nhưng ngon nhất, đã nhất, mặn mòi nhất phải kể tới canh chua cá dìa hay cá dò tuyệt đỉnh.

Cá dìa và cá dò sống ở vùng nước nước lợ xà hai, trong đầm, trong phá. Thịt ngon và thơm hơn cả thịt gà. Hai con bề ngoài y chang nhau, làm hồi nhỏ cứ lộn hoài. Lớn lên mới biết, cá dìa có đốm hoa văn lấm tấm ngoài da, còn cá dò thì trơn tru láng ỏn. Chắc nhờ mớ hoa văn đó mà dìa mắc gấp đôi dò. Cá mới bắt lên, còn tươi, làm ruột sạch, gói vô lá chuối non, kèm ớt xanh giã dập dập, đem nướng với than, ta nói trở thành thiên hạ đệ nhất. Lai rai vài xị đế, thấm vô cùng.

Dìa hay dò gì xương cũng độc như nhau. Làm không cẩn thận, đâm vô tay, trời ơi nhức kinh hồn phát đảm. Phải nặn sạch máu, ngâm vô rượu đòn may ra mới hết chứ không nó làm mủ, lở loét thấy ghê. Tốt nhất là nhờ mấy chị hàng cá làm giùm.

Họ quen tay quen chân, khi móc mang, làm ruột sẽ biết đường mà tránh và không làm vỡ mật để khỏi thấm vô thịt đắng nghét. Cá rất tanh, phải cắt hết rún và rửa bằng nước muối. Nấu xong phải ăn liền khi nóng chứ không nuốt chẳng trôi, ói ra cái một.

Để ăn được món ngon cũng cực trần thân.

Một đời ngang dọc, đi tám hướng mười phương, ăn không biết bao nhiêu tô canh chua đủ vị Tây Tàu, Nam Bắc, nhưng để thấy thèm hoài như cá dìa cá dò vò lá me thì hơi bị hiếm. Nồi canh chua đơn giản lắm. Cá sau khi làm sạch, khỏi cần tao bởi sợ hư lớp da mỏng bên ngoài.

Bắc nước cho sôi, thả nắm lá me vò dập, chớp mắt là chín vàng, ra chất chua dìu dịu. Bỏ cá vô. Nước sôi dạo nữa, nhắc xuống, nêm gia vị và ít ngổ là rung đùi sung sướng. Bữa nào không có lá me non thì nấu bằng me chín kèm tí măng chua, bạc hà, é, ngổ. Hương vị không thanh thoát bằng, nhưng độ ngon thì cũng một chín, một mười không hơn kém.

Múc một tô canh để đó. Lấy đũa gắp cá ra. Rảy cho ráo nước rồi bỏ vô dĩa mắm dầm ớt hay muối é trắng. Trở nhanh mặt cho thấm. Bới chén cơm, lua ít hột dạo đầu cho miệng mồm bớt lạt. Dẻ cá, quệt mắm, nhai thiệt chậm, để từng thớ thịt tươi mềm tan trên đầu lưỡi. Mười lần như chục, cứ thắc mắc hoài, hổng biết sao cá sống trong nước lợ nhưng thịt lại dai và ngọt ngào đến vậy.

Quậy tô canh, lá me úa vàng lềnh bềnh giữa váng mỡ. Quẹt mồ hôi, húp miếng nước. Vị chua nhẹ nhàng như níu mãi hồn người.

Lạ ghê, trời càng nóng, canh chua càng ngon mới ác. Một chén cơm, hai chén cơm, ba chén cơm vẫn chưa thấy đã. Phút chốc, mấy con cá chỉ còn lại xương. Bẻ đầu, hút tủy trong hốc mắt. Vỗ đùi cái đét. Mới hay ăn trăm ngàn món ngon vật lạ, chưa chắc bằng tô canh chua cá biển xứ mình.

Hình như bất kì cá, thịt, cây cỏ nào, qua bàn tay tài hoa của các dì, các mẹ, đều có thể trở thành tô canh chua quyến rũ.

Béo nhất, sang nhất và mắc nhất là canh chua cá mú. Thỉnh thoảng mới thấy người ta bán ở chợ bởi nó mắc như vàng, ít người dám mua về ăn lắm.

É trắng mọc nhiều ở miền Trung, sống khỏe trên vùng đất khô cằn, nóng bỏng.

Cá dìa và cá dò sống ở vùng nước nước lợ xà hai, trong đầm, trong phá. Thịt ngon và thơm hơn cả thịt gà. Hai con bề ngoài y chang nhau, làm hồi nhỏ cứ lộn hoài. Lớn lên mới biết, cá dìa có đốm hoa văn lấm tấm ngoài da, còn cá dò thì trơn tru láng ỏn.

Múc một tô canh để đó. Lấy đũa gắp cá ra. Rảy cho ráo nước rồi bỏ vô dĩa mắm dầm ớt hay muối é trắng. Trở nhanh mặt cho thấm. Dẻ cá, quệt mắm, nhai thiệt chậm, để từng thớ thịt tươi mềm tan trên đầu lưỡi. Mười lần như chục, cứ thắc mắc hoài, hổng biết sao cá sống trong nước lợ nhưng thịt lại dai và ngọt ngào đến vậy.

Nguyễn Hữu Tài(thực hiện)