Cá Dìa Bầu Ăn Được Không / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Psc.edu.vn

Có Bầu Ăn Cá Diếc Được Không

Có bầu ăn cá diếc được không? Cá diếc được xem là một trong 8 loại cá nước ngọt có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn cá diếc có tác dụng chống buồn nôn, mệt mỏi, phù nề, chậm tiêu và an thai.

Có bầu ăn cá diếc được không?

Cá diếc là loại cá trắng nước ngọt, có thân dẹt hai bên. Mỗi con cá diếc trưởng thành có độ dài từ 15 – 30cm, đầu và đuôi thon, mắt có viền màu đỏ, lưng nhô cao. Ở Việt Nam, cá diếc là loài thủy sản sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hoặc vùng núi cao.

Do thịt trường cá biển xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam nên cá diếc không được người dân sử dụng phổ biến như cách đây khoảng 2 thập kỷ. Tuy nhiên, cá diếc vẫn được các nhà khoa học xếp trong danh sách các loại cá nước ngọt ngon và bổ dưỡng. Cá diếc không chỉ được sử dụng làm thực phẩm mà còn được chế biến thành các bài thuốc đông y chữa bệnh an toàn, hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Đông y, cá diếc có vị ngọt, tanh, tính bình. Ăn cá diếc có tác dụng kiện tỳ, bổ vị điều khí, trừ thấp, phòng chống lạnh bụng, chống tiểu chảy, tiêu thũng… Ngoài ra, ăn cá diếc còn có tác dụng cầm máu, giúp ngon miệng hơn, trị viêm đại tràng mãn tính, thúc đẩy quá trình tạo sữa ở sản phụ sau sinh.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt cá diếc lành tính và chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng như: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như: B1, axit nicotinic… Như vậy có thể thấy thịt cá diếc chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người.

Có bầu ăn cá diếc được không? Cá diếc là loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cá diếc cũng được xem là một loại thực phẩm tuyệt vời đối với phụ nữ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: bà bầu nên tăng cường ăn cá diếc trong thời kỳ mang thai, nhất là trong những tháng đầu.

Tính đến thời điểm hiện tại cả Đông y và y học hiện đại đều đồng nhất quan điểm: cá diếc là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển trí tuệ, thể chất của thai nhi.

Bà bầu trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai ăn cá diếc có tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn thiếu để thai nhi phát triển ổn định. Đồng thời ăn cháo cá diếc còn có tác dụng chống buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi do ốm nghén.

Hàm lượng protein trong cá diếc có thể không nhiều bằng một số loại thịt trắng nhưng hàm lượng này đủ để cơ thể bà bầu hấp thụ và chuyển thành dưỡng chất giúp thai nhi phát triển ổn định. Thêm nữa, với hàm lượng sắt vừa đủ giúp bà bầu bổ sung thêm lượng sắt còn thiếu trong những tháng đầu mang thai.

Ở những tháng cuối các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bà bầu nên tăng cường ăn món ăn từ cá diếc. Bởi thịt cá diếc có chứa một số vi chất có tác dụng chống phù nên hiệu quả.

Ngoài ra, bà bầu ăn cá diếc còn giúp hỗ trợ, phòng chống một số bệnh lý nguy hiểm như: trĩ, lao, đái tháo đường, kiết lị…. Những bà bầu có thân nhiệt cao cũng có thể ăn cá diếc để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.

Đối với thai nhi, thịt cá diếc được xem là món ăn giúp thai nhi phát triển trí tuệ rất tốt. Bởi trong thịt cá chép có chứa nhiều vitamin nhóm B và một số dưỡng chất khác giúp phát triển hệ thần kinh và thể chất hiệu quả.

3 cách chế biến cháo cá diếc cho bà bầu Cháo cá diếc chống buồn nôn, mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai

– Chuẩn bị: cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi thái khoảng 6 lát.

– Cách chế biến:

Bước 1: Lấy lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch, thái mỏng. Cá diếc mổ bụng, bỏ nội tạng, rửa sạch.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đổ nước sấp mặt cá, đung nhỏ lửa trong khoảng 2 – 3 giờ là được.

Bước 3: Khi các nguyên liệu đã chín mềm, bà bầu cho thêm gia vị cho vừa miệng, chia ăn vài lần trong ngày.

– Tác dụng: món cháo này giúp kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ âu, tốt cho thai phụ tỳ hư khí trệ, kém ăn, chậm tiêu, ngực bụng đầu trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng, tiểu tiện kéo dài…

Cháo cá chép cho thai phụ tỳ vị yếu

Có bầu ăn cá diếc được không? Cháo cá diếc là món ăn đại bổ cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai

– Chuẩn bị: cá diếc 50g, bạch truật 10, gạo tẻ 30g.

– Cách là m:

Bước 1: Cá diếc mổ bụng, đánh vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch. Gạo vo sạch.

Bước 2: sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá diếc vào nấu thành cháo. Đun nhỏ lửa trong khoảng 2 – 3 tiếng là được.

Bước 3: Cho thêm gia vị vừa ăn, có thể chia thành vài bữa trong ngày.

– Công dụng: kiện tỳ hòa vị, cầm môn. Món cháo này tốt cho bà bầu hay mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng.

Cháo cá diếc cho thai phụ bị phù nề

– Chuẩn bị: cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành, gia vị.

– Cách làm:

Bước 1: Cá diếc mổ bụng, đánh vẩy, bỏ nội tạng, rửa sạch với nước.

Bước 3: Khi chín bắc xuống ăn nóng, có thể ă 1 – 2 bữa trong ngày.

– Công dụng: lý khí ôn vị, tiêu thũng, cầm nôn. Bà bầu ăn cháo cá diếc giúp chống nôn mửa, giúp tinh thần thoải mái, giảm phù nhũng.

Có Bầu Ăn Cá Basa Được Không

Cá basa hay còn gọi là cá giáo, cá sát bụng. Cá basa thuộc giống cá da trơn có giá trị kinh tế cao. Giống cá này được nhiêu ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cá basa được nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2011 Việt Nam dự tính xuất cảng khoảng 1,2-1,3 triệu tấn cá tra, trị giá khoảng 1.45-1.55 tỷ US$.

Cá basa nuôi thường ăn tạp (50% cám, 30% rau và 20% cá nhỏ hặc bột cá). Sau 10 – 11 tháng nuôi bè, cá đạt trọng lượng từ 800 – 1500gr/con. Cá sinh trưởng trong tự nhiên thường tăng trưởng nhanh hơn cá nuôi nhốt.

Cá basa không chỉ có giá trị kinh tế cao mà thịt cá còn sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên, trước đây người Việt Nam ít biết đến giá trị dinh dưỡng của loài cá này. Cách đây hàng chục năm, người nước ngoài cực kỳ ưa chuộng cá basa bởi biết rõ về giá trị dinh dưỡng của nó. Nhiều công trình nghiên cứu còn chỉ ra, giá trị dinh dưỡng của cá basa không thua kém gì các loại cá biển sâu, nhất là mỡ cá. Trong thành phần mỡ cá basa có nhiều axit béo không no (tỉ lệ này chiếm đến hơn 80%).

Có bầu ăn cá basa được không, giá trị dinh dưỡng của cá basa tương đương với cá biển

Đặc biệt, trong mỡ cá basa không có cholesterol xấu nên rất tốt cho máu và sức khỏe con người. Đối với phụ nữ, thường xuyên ăn cá basa thì nguyên tố sắt trong loài thủy sản này rất dễ được đồng hóa, giúp cho thân hình thon thả hơn. Mỡ cá basa không gây béo cho phụ nữ.

Hiện nay các sản phẩm dầu cá basa nguyên chất rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi sản phẩm này hội tụ đầy đủ các dưỡng chất có tự nhiên trong mỡ cá tra, basa như: Omega 3, 6, 9, EPA, DHA, các Vitamin A, E và các khoáng vi lượng thiết yếu cho cơ thể để dùng trong bữa ăn hằng ngày thông qua việc chiên xào, nấu nướng.

Khi nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng chứa trong cá basa, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ sinh học thực phẩm trường Đại Học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh nhận thấy: trong loài cá này có chứa hàm lượng DHA, chất đạm cao, đồng thời chứa EPA và ít béo, ít cholesterol.

Cá basa còn chứa đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như Omega 3, 6, 9, EPA, DHA, các Vitamin A, E và các khoáng vi lượng thiết yếu cho cơ thể. Omega 3 là những chất giúp phát triển trí não, võng mạc, chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, xương cơ khớp…

Theo đông y, cá basa có vị ngọt, tính bình. Ăn cá basa có tác dụng bổ huyết, sinh tân, ích khí, giảm đau nhức. Đối với trẻ bị còi, chậm lớn thì có thể ăn cá basa để bổi bổ sức khỏe. Người thường bị nhức mỏi khớp, yếu sinh lý, tóc bạc sớm cũng có thể ăn cá basa để bồi bổ sức khỏe.

Một số món ăn chế biến từ cá basa có tác dụng chữa bệnh như: canh cá basa om hoa chuối, cá basa om riềng mẻ, lẩu cá basa, canh chua cá basa, canh cá basa hoa thiên lý…

Phụ nữ nên ăn cá basa trong thời kỳ mang thai

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn cá basa trong thời kỳ mang thai. Tính đến thời điểm hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh cá basa có hại cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra, cá basa không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có chứa đầy đủ các axit tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, thịt cá basa giàu DHA cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đồng thời nó giúp chuyển hóa cholesterol lưu thông mạch máu, giảm chứng rối loạn đập tim, giảm tiền sản giật ở bà bầu.

Có bầu ăn cá basa được không, bà bầu ăn cá basa giúp con thông minh hơn

Mặt khác, trong cá basa chứa rất nhiều sắt. Hàm lượng sắt này giúp bà bầu chống lại tình trạng thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt khi mang thai. Đồng thời giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh ổn định.

Trong những tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên tích cực ăn cá basa bởi đây là thời kỳ hình thành hệ thống não bộ của bé. Ăn cá basa giúp bổ sung một lượng omega-3 cực lớn cho thai nhi.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, bà bầu có thai nhi chậm phát triển thì tăng cường ăn cá basa, các loại vitamin, khoáng chất trong thịt cá có tác dụng hỗ trợ sự tăng trưởng, phát triển ổn định của thai nhi.

Có bầu ăn cá basa được không, cách nấu canh chua cho cá basa

Tuy nhiên, trước ăn cá basa bà bầu cần chú ý: thịt cá bổ béo, thơm ngon nhưng những bà bầu có hiện tượng béo phì, thừa cân thì không nên dùng. Thêm nữa, khi chế biến để cá hết mùi tanh thì nên rửa sạch bằng nước ấm, mổ bụng lấy sạch màng trắng và rửa qua cá với dấm hoạc chanh.

Bà Bầu Ăn Cá Cam Được Không?

Bà bầu ăn cá cam được không?

Bà bầu ăn cá cam có tốt không?

Cá là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì không phải loại cá nào cũng tốt cho thai nhi. Nằm trong danh sách những thực phẩm nên hạn chế trong thời kì mang thai đối với mẹ bầu, cá cam là loại cá được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn ở mức độ vừa phải.

Những lợi ích từ cá cam đối với bà bầu như:

Cá cam giúp giảm nguy cơ đột quỵ, tim mạch

Cá cam biển có chứa hàm lượng vitamin E, vitamin A cùng một số hàm lượng protein, hàm lượng chất béo lại không có. Các chất này cực kỳ tốt cho bạn bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, tăng cơ và tiết giảm lượng mỡ tích tụ trong người.

Các chất vitamin E và vitamin A có trong thịt cá cam còn giúp làn da của chị em phụ nữ được sáng hơn, căng mọng hơn, tránh được hiện tượng lão hóa da sớm. Đồng thời, làm giảm tàn nhang và nếp nhăn.

Cá cam biển giúp sáng mắt và thông minh hơn

Bên cạnh các chất dinh dưỡng kể trên, cá cam còn chứa nhiều DHA và vitamin A. Đây là các khoáng chất cực kỳ tốt cho việc kích thích sự phát triển của hệ thống dây thần kinh, nếp nhăn cùng vùng xám có trong vùng não. Vitamin A có trong cá cam biển, sẽ bổ trợ khả năng thị lực của bạn, tránh nguy cơ bị lão hóa mắt sớm.

Để đảm đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời kì mang thai thì chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung cá vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Trung bình mỗi tuần ăn 1-2 bữa cá là tốt nhất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé.Nếu muốn bổ sung Omega-3 nhưng không muốn ăn cá thì các mẹ bầu có thể ăn thêm trứng, sữa, trái cây, ngũ cốc. Câu hỏi bà bầu có nên ăn cá cam đã được giải đáp cặn kẽ, cá không phải hoàn toàn không tốt đối với phụ nữ mang thai nhưng các mẹ bầu cần cẩn trọng đối với loại thực phẩm này.

Có Bầu Ăn Cá Chỉ Vàng Được Không

Cá chỉ vàng là loại cá nước mặn, sống gần bở. Đây là loại cá có giá trị kinh tế khá cao. Cá chỉ vàng thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tại Việt Nam, cá chỉ vàng được bán nhiều ở các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh,…

Cá chỉ vàng được khai thác quanh năm bằng vây, mành, vó, lưới kéo đáy… Cá chỉ vàng có thể được sử dụng để ăn tươi hoặc ăn khô. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của cá chỉ vàng không cao hơn nhiều nhiều.

Xét về giá trị dinh dưỡng, so với các loại cá biển khác thì cá chỉ vàng có giá trị dinh dưỡng thấp hơn một chút. Người dân Việt không chú trọng sử dụng cá chỉ vàng vào mục đích ăn để mang gia dinh dưỡng cho cơ thể. Thông thường, cá chỉ vàng được phơi khô, nướng thơm hoặc là gián để làm món ăn phụ, món nhậu.

Nhưng do được tẩm ước thơm, ngọt, nên nhiều người cực kỳ ưa chuộng món ăn ngày. Với người bình thường, ăn cá chỉ vàng khô không gây ra nhiều nguy hại, song với bà bầu, cá chỉ vàng chưa chắc đã là thực phẩm an toàn tuyệt đối.

Có bầu ăn cá chỉ vàng được không, cá chỉ vàng chứa nhiều phẩm màu có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bản thân cá chỉ vàng tươi không có nhiều nguy hiểm cho bà bầu. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến hoặc làm khô các loại cá này không còn nguyên giá trị dinh dưỡng. Bởi chính phương pháp chế biến thực phẩm làm xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hại.

Thêm nữa, việc sử dụng màu thực phẩm, các chất phụ gia trong bảo quan làm xuất hiện nitrit và nitrat. Đây là hai chất nếu đưa vào cơ thể nhiều có thể gây ung thư.

Với bà bầu, nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều chất này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng không nỏ đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các phơi khô không đúng kỹ thuật có thể là nguyên nhân làm xuất hiện mầm bệnh listeria gây nguy hại cho thai nhi.

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn đưa ra khuyến cáo, bà bầu không được ăn cá chỉ vàng phơi khô có màu vàng đầm. Bởi đại đa số loại cá này đã bị nhuộm phẩm tạo màu rất nguy hiểm cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Thêm nữa, mỗi tuần bà bầu không nên ăn cá biển quá 3 lần vì nó có thể gây nguy hại cho bào thai bởi hàm lượng thủy ngân trong máu tăng cao.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bà bầu nên ăn các loại cá tươi sống. Đồng thời nên mua cá ở những cơ sở địa chỉ uy tín nhằm bảo đảm cá không sử dụng các chất phụ gia trong bảo quản hoặc chế biến.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn cá

Đối với cá chỉ vàng khô, trước khi mua bà bầu cần chú ý nên chọn mua cá chỉ vàng khô được phơi, chế biến theo đúng công nghệ hiện đại để đảm bảo không sử dụng các chất hóa học trong bảo quản. Cá vàng nên mua ở các tỉnh ven biển.

Khi chọn, nên chọn những con có màu vàng nhạt, thân dẹp. Bởi đây là cá vàng được phơi tự nhiên. Những con cá có màu vàng óng, dày thịt là những con được ướp phẩm màu, chất bảo quản.

Chỉ nên sử dụng cá chỉ vàng không để trong vòng 1 tháng đổ lại. Bởi với việc bảo quản không đúng cách cá chỉ vàng khô có thể bị nhiễm khuẩn. Đây là cơ hội cho những loài vi khuẩn vi trùng có cơ hội phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu.

Có bầu ăn cá chỉ vàng được không, mỗi tháng chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần cá chỉ vàng

Khi ăn cá chỉ vàng cần sơ chế sạch theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Việc làm này giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngoài ra, 1 tháng chỉ nên ăn cá chỉ vàng từ 1 – 2 lần.

Đối với các loại cá khác nó chung, khi ăn bà bầu cần nấu chín kỹ, không ăn gỏi cá hay các loại hải sản tươi sống khác. Bởi các món cá này chưa được làm chín bằng nhiệt độ thích hợp thì sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây hại cho sức khỏe.

Thay vì ăn các loại cá khô không rõ nguồn gốc bà bầu có thể chuyển sang sử dụng cá chép, cá thu. Cá chép được xem là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp phát triển trí tuệ trẻ nhỏ.

Mẹ Bầu Ăn Hải Sản Có Tốt Không? Mẹ Bầu Có Được Ăn Mực Không?

Khi mang thai, dinh dưỡng và thực phẩm là vấn đề đáng quan tâm nhất của các mẹ bầu bởi có những thực phẩm cần bổ sung nhiều nhưng có những loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn trong thời gian mang thai. ” khi mang bầu có được ăn hải sản không? ” bà bầu ăn mực được không?”, ” bà bầu ăn cá thu được không “… là những thắc mắc và lo lắng của nhiều mẹ bầu. Vậy đâu là giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này.

Mẹ bầu ăn hải sản có tốt không?

Tuy nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang bầu nên hạn chế ăn hải sản do lo ngại lượng thuỷ ngân có trong một số loại hải sản sống trong vùng ô nhiễm, nhưng hải sản lại là một nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Những lợi ích của hải sản với phụ nữ mang thai bao gồm:

Phụ nữ ăn cá trong 3 tháng đầu giúp giảm nguy cơ sinh non

Omega- 3 giúp giảm nguy cơ bệnh trầm cảm sau sinh

Mẹ bầu ăn nhiều cá giúp tăng trí thông minh cho trẻ, thậm chí nếu không bổ sung cá vào thực đơn khi mang thai sẽ làm chậm quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy mẹ bầu khi ăn hải sản sẽ sinh ra con thông minh hơn và có kỹ năng phát triển tốt hơn các mẹ khác không ăn hải sản.

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên mẹ bầu nên ăn 340g hải sản nấu chín mỗi tuần. Tuy nhiên cần chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lựa chọn thực phẩm tươi và phải được nấu chín trên 100 độ C, đồng thời hạn chế ăn cá đóng hộp vì có chứa hàm lượng thuỷ ngân vượt qúa quy định.

Mẹ bầu nên và không nên ăn những loại hải sản nào? Cần chú ý gì khi ăn hải sản?

Vì những lợi ích trên, mẹ bầu hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại hải sản như tôm, cua, cá hồi Alaska, cá đối, cá tuyết, cá mòi, cá da trơn, cá hương, mực, bạch tuộc, ốc, sò, hến… rất tốt cho thai nhi.

Ngược lại, rất nhiều loại hải sản có chứa thuỷ ngân mẹ bầu cần tránh xa như: cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá cờ, cá tráp cam, cá kình, cá mập… Thuỷ ngân là một chất vô cùng độc hại, khi tích tụ trong cơ thể sẽ gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi và gây ra những dị tật nguy hiểm.

Mẹ bầu cũng không nên ăn hải sản chế biến sống như gỏi cá, sashimi, sushi.. vì chúng có chứa vi khuẩn salmonella và vibrio vulnificus gây ngộ độc với các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, đau bụng… Nên chọn các loại hải sản tươi vì khi hải sản đã chết sẽ bị vi khuẩn xâm nhập rất nhanh và làm biến chất, tạo ra các độc tố đối với sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.

Mẹ bầu có ăn được mực không?

Mực là một trong những loại hải sản khoái khẩu của nhiều người, vậy mẹ bầu có nên ăn mực? Sự thật là mực ống được xem là loại hải sản an toàn mẹ có thể ăn trong thời gian mang thai vì chúng có ít thuỷ ngân và hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cần chú ý tại sao bà bầu không được ăn mực quá 150g mỗi tuần. Vì đây là mức an toàn và có lơị cho thai nhi theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Vậy bà bầu có nên ăn mực khô? Câu hỏi này bắt nguồn từ những quan niệm cho rằng ăn mực khô trong thời gian đầu của thai kỳ sẽ dễ sảy thai hay con không thông minh. Tuy nhiên những quan niệm này là thiếu khoa học, thực tế là bà bầu ăn mực khô rất tốt cho cơ thể và thai nhi bởi có nhiều dinh dưỡng như: protein, omega-3, sắt, kẽm, mangan, selen, vitamin B, iot…

Tuy nhiên, các mẹ phải thật cẩn thận khi lựa chọn mực khô vì trong quá trình chế biến, mực khô có thể chứa hàm lượng cadmium vượt mức cho phép; không được nướng quá cháy, cần ăn ngay khi vừa nướng xong… Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn mực bị sảy thai nhưng các mẹ cũng nên hạn chế ăn mực khô trong 3 tháng đầu mang bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Khi ăn mực, mẹ bầu cũng nên theo dõi phản ứng của cơ thể có bị nhạy cảm với hải sản hay mực không.

Mẹ bầu có được ăn sò lông không?

Ngoài hải sản, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung các loại hoa quả vào thực đơn hàng ngày của mình để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, tránh các dị tật bẩm sinh mà còn giúp cho việc sinh nở của mẹ trở mẹ dễ dàng hơn, tránh sinh non. Vậy bà bầu nên ăn hoa quả gì?