Cá Đầu Vàng Đuôi Đen / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Psc.edu.vn

Cá Ba Đuôi Mắt Lồi Đen

CỬA HÀNG CÁ CẢNH THUỶ SINH TRUNG TÍN XIN KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH!!!

Tình trạng: Còn hàng

Nếu bạn đang muốn tìm mua một chú cá Ba Đuôi Mắt Lồi (Đen) đẹp, lộng lẫy mà vẫn chưa tìm được cửa hàng bán cá cảnh đẹp tại TPHCM, thì cửa hàng cá cảnh Trung Tín là địa chỉ đáng tin cậy để bạn chọn mua. Ngoài cá loại cá cảnh thì cửa hàng hiện đang bán rất nhiều mặc hàng khác nhau phục vụ cho việc thiết kế một hồ cá cảnh sinh động nhất.

Cá Ba Đuôi là một trong những loài cá được thuần hóa lâu đời nhất trên thế giới. Cá Ba Đuôi bắt đầu được nuôi từ thời nhà Tống Trung Quốc vào những năm 960 trước Công Nguyên sau đó được đem bán rộng rãi vào thời nhà Minh (1368-1644 sau Công Nguyên). Vào năm 1500 sau Công Nguyên, nó được đem sang Nhật Bản và có mặt tại châu Âu hơn 2 thế kỷ sau.

Đặc điểm của cá Ba Đuôi Mắt Lồi:

Cá thường rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động. Do đó, hãy đặt hồ cá ở nơi yên tĩnh ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng.

Kỹ thuật nuôi cá Ba Đuôi Mắt Lồi:

Bí quyết của cách nuôi cá sống lâu là tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc, không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … để tránh sóng điện từ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, tránh để bể nuôi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, khiến cho rêu nảy nở làm bẩn nước.

Không nên nuôi cá chung với những loài cá có kích thước quá nhỏ. Nếu cá nhỏ vừa mồm cá thì chúng sẽ bị thịt bởi cá là loài ăn tạp.

Không nên nuôi cá chung với những loài cá có tập tính rỉa vây cá lớn như cá Tứ Vân hay Diếc Anh Đào, các loài cá thuộc họ tetras. Cá Ba Đuôi Mắt Lồi (Đen) là loài cá bơi chậm, vây và đuôi dài, do đó dễ dàng trở thành nạn nhân bị rỉa vây.

Về thức ăn, trong tự nhiên, cá này ăn đủ thứ như rong rêu, cây thủy sinh, trứng của loài cá khác, ấu trùng, thậm chí là cả các loài cá nhỏ. Khi được nuôi làm cảnh, chúng vẫn ăn tạp, nhưng khẩu phần ăn có phần thay đổi một chút.

Chúng tôi phục vụtừ 8:00 đến 20h00 (T2 – T7) và 8:00 đến 16h00 (CN)

Liên hệ với chúng tôi qua số để được tư vấn tốt nhất. 0909.826.646

CẢM ƠN QUÝ KHÁCH

Điều Gì Xảy Ra Khi Một Con Cá Vàng Bắt Đầu Có Màu Đen?

Cá vàng sống tốt với nhau.

Cá vàng là một trong những loài cá dễ chăm sóc nhất trong bể cá gia đình, và chúng trông thực sự trang trí với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cam, bạc, trắng và đen. Theo thời gian, những màu sắc này có thể thay đổi, thường là do điều kiện trong bể cá.

Thay đổi màu sắc tự nhiên

Màu sắc cá vàng có thể thay đổi để đáp ứng màu sắc của môi trường xung quanh. Chúng có các loại tế bào khác nhau trong da và một số trong chúng tạo ra melanin, một sắc tố đen. Một môi trường tối, chẳng hạn như một chiếc xe tăng ở phía trước một nền tối hoặc có nhiều đá tối màu, có thể khiến cá sản xuất nhiều melanin hơn. Điều này hiện lên trong vây hoặc các bản vá trên cơ thể của mình.

Amoniac

Amoniac là sản phẩm phụ của thức ăn thối rữa và chất thải của cá trong bể, và nó có thể ảnh hưởng đến da cá vàng. Amoniac tự cháy không xuất hiện, nhưng khi nồng độ amoniac giảm, da anh lành lại và các mảng bị ảnh hưởng chuyển sang màu đen. Các mảng đen có thể xuất hiện trên vây hoặc các nơi khác trên cơ thể. Nồng độ ammonia cao liên tục không cho da anh ta thời gian để tự sửa chữa, vì vậy các mảng đen có thể không xuất hiện chút nào. Cố gắng không cho cá của bạn ăn nhiều hơn anh ta có thể ăn và thay nước thường xuyên.

Bệnh

Không bình thường nhưng cá vàng có thể chuyển sang màu đen do bệnh. Ốc nước mang một căn bệnh gọi là đốm đen. Trứng của một ký sinh trùng đào vào da cá và tự bảo vệ mình bằng cách hình thành một khối u cứng, sẫm màu. Điều này gây ra các mảng tối trên da cá. Bệnh không ảnh hưởng xấu đến cá trưởng thành, mặc dù chúng có thể biểu hiện kích thích bằng cách vỗ nhẹ vào cơ thể. Loại bỏ ốc ra khỏi bể cá phá vỡ vòng đời của ký sinh trùng.

Chăm sóc cá vàng

Có rất nhiều bể cá hấp dẫn có sẵn. Mua lớn nhất bạn có thể đủ khả năng. Diện tích bề mặt càng lớn, càng có nhiều oxy cho cá của bạn. Cá vàng sống tốt nhất ở nhiệt độ nước ổn định, vì vậy đừng để bể của bạn dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Cứ sau ba hoặc bốn tuần, thay thế khoảng một phần tư đến một phần ba nước bể. Để cho phép clo bay hơi và nhiệt độ đạt đến mức phòng, hãy để nước ngọt trong ba hoặc bốn ngày trước khi thêm nó.

Tags: Điều Gì Xảy Ra Khi Một Con Cá Vàng Bắt Đầu Có Màu Đen?

Cách Nuôi Cá Vàng 3 Đuôi

Cách nuôi cá vàng 3 đuôi

Với nhiều tên gọi khác nhau: cá tàu, cá vàng, cá ba đuôi, cá vàng 3 đuôi, … thuộc họ Cá chép – Cyprinidae. Cá vàng 3 đuôi có nguồn gốc ở Bắc Á và Đông Nam Á, Tuy nhiên, hiện nay cá được phân bố rộng rãi ở rất nhiều nước.

Chiều dài cá tối đa lên đến 12 – 13cm, cùng với việc sở hữa nhiều đặc tính: dễ nuôi, sử dụng nhiều loại thức ăn, màu sáng đa dạng, cấu tạo hình thể gây sự chú ý và thích thú của nhiều người, … nên sự phân bố cá khá rộng rãi trên toàn thế giới.

Cá vàng đã được nuôi trong bể cạn, non bộ, trong bể kính, trong hồ cá từ lâu ở nước ta, đã thích nghi với điều kiện sống

Thiết kế bể:

Cá vàng 3 đuôi có thể nuôi trong bể kiếng, ao cảnh hay bình cầu tùy thuộc vào chủng loại kiểu hình. Bể cá trải sỏi, với vài vật trang trí và cây thủy sinh tạo nơi trú ẩn cho cá. Cá cần nhiều ôxy và tạo nhiều chất thải, do đó bể nuôi và bề mặt cần đủ rộng. Nếu giữ cá trong bể cầu nên để mức nước ở vị trí có diện tích bề mặt lớn nhất.

Vị trí thích hợp để đặt bể cá:

Cá vàng 3 đuôi là loại cá rất nhạy cảm với âm thanh và tiếng động, vì vậy nên đặt bể cá ở nơi yên tĩnh không có tiếng động và ít người qua lại hay nói chuyện lớn tiếng, tuyệt đối không gây tiếng động mạnh làm cho cá bị sốc. Không đặt hồ cá gần các thiết bị điện như Tivi, tủ lạnh, máy vi tính, … Vì sóng điện từ sẽ lan truyền vào nước làm cá bị chấn động và chết sau một khoảng thời gian nhất định.

Chăm sóc:

Cá vàng rất háu ăn và thải nhiều phân, cần cung cấp sục khí và hệ thống lọc đủ mạnh để làm sạch bể và ổn định chất lượng nước.

Cá vàng sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh nếu được sống trong môi trường nước an toàn. Bạn nên thay nước và làm sạch bể cá kiểng thường xuyên. Nhưng mỗi lần bạn chỉ nên thay một phần nước để cá dễ dáng thích nghi được với môi trường sống mới

Thức ăn:

Cá ăn tạp từ trùn chỉ, giáp xác, côn trùng, thực vật đến mùn bã hữu cơ (chất đáy)… Bên cạnh mồi sống, cần bổ sung thức ăn viên để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho cá.

Khi cá bị bệnh

Như bất kì loại cá cảnh khác, cá vàng 3 đuôi cũng dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh. Hãy quan sát cá vàng của bạn thường xuyên để phát hiện ra bất kỳ nào thay đổi trong hành vi hay ánh mắt của chúng. Đây có thể là những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh đốm trắng và nấm vây. Hầu hết các loại bệnh ở cá vàng đều có thể được chữa trị bằng thuốc. Khi cho thuốc vào bể cá kiểng, trước hết hãy trộn đều nó vào một ly nước rồi từ từ đổ vào bể. Đôi khi phải cách ly con cá vàng bị bệnh trong một bể cá riêng để tránh lây nhiễm sang các con cá khác.

Mặc dù cá vàng 3 đuôi là loại cá cảnh khá đơn giản nhưng chúng cần được chăm sóc cẩn thận và chú ý trang trí bên trong cho đẹp. Hãy tham khảo ý kiến của các cửa hàng bán cá cảnh, sách hướng dẫn hay những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm để được tư vấn khi cần.

Lượng Giá Mô Hình Nuôi Cá 3 Đuôi Đầu Lân

Vừa qua, Trạm khuyến nông Bình Chánh -Bình Tân trực thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá mô hình “Nuôi cá 3 đuôi đầu lân thương phẩm hỗ trợ xã xây dựng nông thôn mới” tại hộ chị Nguyễn Thị Năm, ấp 1, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, chúng tôi Đến tham dự có đại diện các phòng ban Trung Tâm Khuyến Nông; các cán bộ kỹ thuật của Trạm; và các cán bộ xã, cùng đông đảo bà con nông dân mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.

Hiện nay, cá 3 đuôi đầu lân được xem là một trong các số loài cá cảnh có nhiều tiềm năng phát triển, do khả năng dễ thích nghi với môi trường, thị trường tiêu thụ ổn định và dễ mang lại hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ điều đó, Trạm khuyến nông huyện Bình Chánh – Bình Tân kết hợp với UBND và Hội Nông Dân 2 xã Tân Nhựt và Bình Lợi, cùng bà con nông dân thực hiện mô hình trình diễn “Nuôi cá 3 đuôi đầu lân thương phẩm hỗ trợ xã xây dựng nông thôn mới” tại 02 hộ ông Phan Văn Ngân (ấp 1, xã Bình Lợi) và hộ bà Nguyễn Thị Năm (ấp 1, xã Tân Nhựt), nhằm giới thiệu cho bà con nông dân ở địa phương biết về loài cá mới, mở rộng quy mô nuôi cá thương phẩm và dần hình thành vùng sản xuất cá 3 đuôi đầu lân, phát huy tốt hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Qua 06 tháng triển khai thực hiện (từ tháng 04 đến tháng 09/2015), với diện tích mặt ao 5.000m2/ 02 hộ. Trong đó, Khuyến nông đầu tư hỗ trợ 250.000 con giống và 1.500kg thức ăn, tương ứng số tiền là 37.500.000đ. Doanh thu dự kiến đạt được: Với tổng chi phí đầu tư: 77.500.000đ (con giống, thức ăn, khấu hao điện nước, thuốc…); Thu hoạch đợt 1 (vào tháng thứ 2 của vụ nuôi) cá dạt ( cá không đủ tiêu chuẩn được bán làm cá mồi) chiếm 55%, thu được 18.186.000 đồng (91.850 con x 6,6g/con x 30.000đ/kg); Thu hoạch đợt 2 (vào tháng thứ 3 của vụ nuôi) thu được 30.721.000đ (60.120 con x 12,5g/con x 30.000đ/kg); cá sau 6 tháng nuôi đạt chuẩn bán được: 105.210.000đ ( 15.030con x 7.000đ/con = 105.210.000đ) như vậy tổng thu sau khi trừ các chi phí, lãi được 76.617.000đ.

Chị Nguyễn Thị Năm, hộ trực tiếp tham gia mô hình, cho biết: “Cá 3 đuôi đần lân dễ nuôi, ít kén mồi. Đây là mô hình khá phù hợp từ khi tôi chuyển từ đất lúa sang sản xuất cá cảnh, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình”, chị Năm chia sẻ.

Kết quả buổi lượng giá, cho thấy mô hình bước đầu đã xây dựng và phát triển được nghề nuôi cá bền vững, tạo công ăn việc làm cho những lao động nông nghiêp trực tiếp và gián tiếp; cung cấp một lượng cá cảnh thương phẩm cho thị trường, góp phần vào chương trình phát triển cá cảnh trên địa bàn huyện. Đáp ứng được nhu cầu của người dân trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, theo chỉ dẫn của anh Nguyễn Nghiêm Anh Quốc – Cán bộ kỹ thuật Trạm Bình Chánh, người trực tiếp theo dõi mô hình cũng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng nguồn nước, vì đây là yếu tố quyết định sự thành công của mô hình. Bên cạnh đó, bà con nên chú ý đến việc ghi chép sổ nhật ký để từ đó có thể đút kết được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi, qua đó sẽ nâng cao được tay nghề nuôi, góp phần đa dạng hóa mô hình, tăng thêm thu nhập cho từng hộ nuôi giúp ổn định cuộc sống cho nông dân ở địa phương.