Cá dầm xanh, anh vũ Hà Giang sống ở tầng đáy của các sông, suối nước trong, nước chảy xiết, nơi nhiều rạn đá, nhiều tảo đáy như những khe đá của sông Gâm huyện Bắc Mê. Cá di cư theo mùa, theo độ trong của nước, khi nước đục cá thường ở trong hang và cả mùa xuân, hè. Nhờ cặp môi sừng nên cá ăn chủ yếu là rêu đá, tảo..
Ruột cá rất dài, gấp 10 lần chiều dài thân. Cá tăng trưởng chậm, nhưng con lớn nhất đạt tới 5 – 6 kg. Cá sinh sản từ năm thứ hai, chúng đẻ nơi đáy có đá, lắm hang hốc. Cá anh vũ có hình dạng rất giống cá dầm xanh (rầm xanh) nên rất dễ nhầm lẫn nếu không biết cách phân biệt. Cá dầm xanh giống như cá anh vũ nhưng có nhiều ở các sông, giá rẻ hơn. Đặc điểm dễ nhận biết cá anh vũ là ngoài miệng cá dày giống miệng lợn, cá anh vũ có vảy óng ánh màu ửng đỏ còn cá dầm xanh thì ửng xanh. Cá Anh Vũ hay còn có tên gọi khác là cá Tiến Vua, theo Đại Việt sử lược (viết thế kỷ 14) và Đại Việt sử ký toàn thư (viết thế kỷ 15) thì hồi Hùng Vương thứ ba, hiệu là Hùng Quốc Vương, một ngư dân lặn bắt ở sông Lô được một con cá lạ, mình vảy xanh óng ánh, bụng vảy trắng, vây đỏ, miệng giống miệng lợn. Thấy lạ, người này bèn mang lên tiến vua. Khi ăn, nhà vua thấy loài cá này thịt vừa ngọt đậm, lại có mùi thơm hơn mọi loài cá khác, ăn xong thấy người khoan khoái, đầu óc minh mẫn hẳn lên như một liều thuốc bổ. Nhà vua cho đây là một loài cá hiếm bèn chỉ dụ, từ đó trở đi lạc dân nào bắt được loài cá có hình thù như vậy phải mang tiến vua. Loài cá này thân dày, thuôn dần về phía đuôi có hai đôi râu. Thân cá có màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Miệng phía dưới, rạch ngang, có môi dưới rộng hình tam giác, với nhiều gai thịt tròn nổi. Vẩy cá thẳng tắp chứ kho so le như các loại cá khác. Các nhà ẩm thực học đều đánh giá thịt cá Anh Vũ rất cao: trắng, quánh và thơm ngon hơn bất cứ loài cá nào của sông nước. Trong con cá Anh Vũ, phần tuyệt nhất là cái khối sụn môi. Cái khối sụn này chẳng những rất giòn mà tương truyền chữa được rất nhiều bệnh. Cá chỉ sống ở nơi nước xiết, nên thịt rất săn chắc lại có tính ôn, có thể chữa các bệnh nóng nhiệt, táo bón và bồi bổ thận, hoàn. Vì sống ở vùng nước xiết, nên cá có cái miệng cực khoẻ để bám vào vách đá, hàng giờ cạo rêu đá ra ăn nên miệng bành ra như mõm lợn.
21/02/2017